13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cảm giác không được tôn trọng có thể khiến bạn buồn bực và khó mà nhớ được những ưu điểm tuyệt vời của mình. Mặc dù quan trọng là giữ thái độ tích cực và không vội đánh giá ai đó khi còn nghi ngờ, nhưng việc nhận biết các dấu hiệu thiếu tôn trọng sẽ giúp bạn tự bảo vệ bản thân và nâng cao lòng tự trọng. Dù đó là các biểu hiện tinh vi khó nhận ra hay các dấu hiệu cảnh báo thường thấy của các hành vi thiếu tôn trọng, chúng tôi sẽ mách cho bạn biết phải để ý những gì và làm sao để được đối xử tôn trọng như bạn xứng đáng được nhận.

1

Họ không công nhận nỗ lực của bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hãy tự hỏi mình “Mình có được đánh giá đúng không?”
    Những người thiếu tôn trọng thường phớt lờ những nỗ lực của bạn khi làm việc nào đó. Thậm chí họ còn cướp công và chiếm thành quả của bạn.[1] Hãy hiểu rằng bạn có giá trị của bạn và xứng đáng được công nhận vì những gì bạn đã đóng góp. Hãy ghi một danh sách những thành công và những điểm tích cực làm nên con người bạn, bất kể họ có nói gì. Sau đó, hãy nói cho người thiếu tôn trọng kia biết về cảm xúc của bạn.
    • Khi ở nơi làm việc, bạn hãy nói với sếp về những gì bạn đã đạt được, làm sao để họ phải nghĩ về những điểm mạnh của bạn và công nhận bạn có giá trị: “Em mong là anh nghĩ đến những ưu điểm của em và những gì em đóng góp cho công ty. Trong 3 tháng qua, nhóm của em đã hoàn thành…”[2]
    • Với bạn đời hoặc bạn bè, hãy cho họ biết cảm giác tổn thương của bạn bằng câu có chủ ngữ là “Tôi”: “Em thấy buồn và hơi thất vọng nữa vì anh không biết công em ngày nào cũng nấu cơm cho anh ăn.”
    Quảng cáo
2

Họ không hoàn thành lời hứa.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Để ý đến những lời hứa không bao giờ thực hiện.
    Đôi khi bạn bè, cấp trên và bạn đời của bạn cũng kẹt vì bận bù đầu bù cổ với công việc và các trách nhiệm khác. Tuy nhiên, nếu họ cứ liên tục thất hứa thì quả là bức xúc, và đây có thể là dấu hiệu cho thấy họ không tôn trọng thời gian và mối quan hệ giữa hai bên. Hãy cho họ biết là hành động của họ ảnh hưởng đến bạn ra sao và hỏi xem điều gì đã khiến họ không hoàn thành được lời hứa.[3]
    • Đối với bạn bè/người yêu: “Anh thấy buồn vì hôm nọ chúng ta lại phải huỷ cuộc hẹn ăn tối. Em có thể nói cho anh biết có chuyện gì xảy ra không?”
    • Đối với sếp/đồng nghiệp: “Chị đã có dịp nào để xem kiến nghị của em chưa ạ? Em muốn xúc tiến công việc nhưng chưa thể làm được nếu chưa được duyệt.”
    • Bên cạnh đó, bạn cũng cần tỏ ra mạnh mẽ và tự tin để phát đi thông điệp là bạn xứng đáng được tôn trọng: nếu bạn thường nói nhỏ, hãy cố gắng nói to hơn, phát âm rành rọt và giữ tư thế đĩnh đạc. Nếu bạn thích ngồi ở cuối phòng hoặc góc phòng, hãy hướng ra phía trước hoặc giữa phòng.
3

Họ chỉ tìm đến bạn khi cần điều gì đó.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Người này có sẵn sàng ở bên bạn ngay cả khi họ không được lợi gì không?
    Bạn có thể thật lòng quan tâm đến cuộc sống của họ, nhưng thật không công bằng nếu bạn chỉ nhận được sự chú ý và quan tâm của người kia khi họ tìm được lợi ích gì đó từ bạn. Những mối quan hệ không tương xứng như vậy có thể khiến bạn bực bội và thất vọng. Hãy đặt ra giới hạn cho thời gian và năng lượng của bạn bằng cách hạn chế tiếp xúc với họ và đừng cả nể khi họ đòi hỏi quá nhiều.[4]
    Quảng cáo
4

Họ tảng lờ bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hành động lảng...
    Hành động lảng tránh hoặc “lặn mất tăm” báo hiệu rằng người đó không quý mối quan hệ với bạn. Bạn có thể cảm thấy lo lắng hoặc bực bội khi ai đó lạnh nhạt với mình. Điều này là bình thường, vì con người chúng ta vốn là những sinh vật mang tính xã hội. Hãy hỏi người đó xem có chuyện gì đang xảy ra. Có thể họ đã gặp chuyện gì đó khó nói, cũng có thể họ cố tình cắt đứt liên lạc với bạn. Nếu thế, bạn hãy lên tiếng hỏi họ, vì thái độ nín thinh đáp lại sự im lặng sẽ càng khiến bạn căng thẳng hơn.[5]
    • Tránh để tình hình leo thang bằng cách bình tĩnh giải thích về tình huống, về hành vi của họ và tác động của việc này đối với bạn: “Hôm trước tớ có gửi tin nhắn cho cậu để xác nhận lại nhưng chưa thấy cậu trả lời. Tớ cảm thấy hơi hụt hẫng và lo lắng cho cậu.”
5

Họ không thực sự để tâm đến bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Họ thường lo làm các việc khác, bận bịu với các thiết bị và không nhìn bạn khi ở bên bạn.
    Lắng nghe là yếu tố cốt lõi của sự tôn trọng! Hãy đặt ra những yêu cầu trong giao tiếp mà bạn muốn và cho người đó biết là bạn có thể chờ họ làm xong việc rồi mới bắt đầu nói chuyện.[6]
    • Đối với cấp trên hoặc đồng nghiệp: “Tôi không muốn cắt ngang công việc của anh. Chúng ta hẹn lúc khác được không ạ?”[7]
    • Đối với bạn bè hoặc người yêu: “Anh yêu em và muốn có thời gian vui vẻ ở bên em. Bữa tối nay mình cất điện thoại đi được không?”
    Quảng cáo
6

Họ thường ngắt lời bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Ngắt lời người khác rõ ràng là một dấu hiệu thiếu tôn trọng.
    Những ý tưởng và những điều bạn nói xứng đáng được lắng nghe. Khi ở nơi làm việc, bạn có thể tránh bị chen ngang bằng cách cho người kia biết trước về những gì bạn sắp nói và khi nào bạn sẽ nhận các câu hỏi hoặc hỏi ý kiến của họ. Đối với bạn bè hoặc bạn đời, hãy tìm nơi không bị quấy rầy để nói chuyện riêng với họ về những gì bạn nhận thấy và cảm giác của bạn.[8]
    • Ở nơi làm việc: “Tôi muốn trình bày một số ý tưởng của tôi về dự án công viên Rừng Trúc. Sau khi trình bày xong, tôi muốn nghe ý kiến của mọi người.”
    • Với bạn bè hoặc bạn đời: “Tớ thấy đôi khi cậu cứ ngắt lời khi tớ đang nói. Tớ thích sự nhiệt tình của cậu, nhưng nhiều khi tớ cảm thấy bực mình vì không nói được hết ý tớ muốn nói.”
    • Nếu muốn nhẹ nhàng hơn, bạn có thể giao hẹn trước với cả nhóm: “Chúng ta hãy chú tâm lắng nghe khi thảo luận và để cho ai cũng có cơ hội nói lên ý kiến của mình.”
7

Họ gạt bỏ bạn và các ý kiến của bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chú ý các hành vi coi thường qua lời nói hoặc không lời.
    Người không tôn trọng bạn sẽ thường xuyên bác bỏ những ý tưởng và đề nghị của bạn, đặc biệt là ngay trước mặt những người khác. Thậm chí họ có thể đảo mắt hoặc cười khẩy khi bạn vừa dứt lời.[9] Dù họ có thái độ như thế nào thì ý kiến của bạn không phải là không có giá trị. Hãy lên tiếng và phản ứng lại khi ai đó tỏ ra coi thường bạn.
    • Giữ vững lập trường, lặp lại ý kiến của bạn và giải thích vì sao nó lại đáng cân nhắc: “Nghe tôi đi. Tôi rất tin tưởng là nó có hiệu quả vì…”
    • Nhắc người đó về giá trị và năng lực của bạn: “Dự án trước tôi đã làm tốt hơn mong đợi nhiều, và tôi nghĩ lần này chúng ta cũng nên thử.”
    Quảng cáo
8

Họ không tôn trọng ranh giới của bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Người biết tôn trọng sẽ hiểu khi bạn từ chối.
    Người thiếu tôn trọng có thể lấn qua ranh giới của bạn, chẳng hạn như sắp xếp cuộc hẹn để ép bạn đi, dù bạn đã nói là tối đó không muốn ra ngoài, hoặc họ coi thường ranh giới của bạn bằng cách buông lời xúc phạm. Hãy cho họ biết bạn cần gì trong mối quan hệ, nói rõ những gì bạn muốn và hiểu rằng bạn có quyền nói “không”.[10]
    • Ở nơi làm việc, bạn hãy nói rõ về khối lượng công việc hoặc vấn đề của bạn và đề xuất phương án thay thế: “Cảm ơn anh rất nhiều vì đã cho tôi cơ hội. Đáng tiếc là tôi không thể nhận dự án đó ngay bây giờ vì tôi còn bận tìm cách giới thiệu dòng sản phẩm mới của công ty. Chúng ta có thể bàn lại về việc này vào tuần tới không?”[11]
    • Trong cuộc sống cá nhân, bạn cần nói về yêu cầu của mìnnh một cách chân thành nhưng kiên quyết. Hãy cam kết nếu có thể: “Em rất muốn có thêm thời gian ở bên anh, nhưng nói thật là cả tuần này em mệt quá. Mình hẹn nhau đi chơi vào lúc nào đó vào tuần sau có được không?”
9

Họ hạ thấp bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chú ý đến ngôn ngữ lăng mạ, mạt sát và hạ thấp phẩm giá người khác.
    [12] Hãy làm rõ với người đó rằng bạn không thích nghe giọng điệu như vậy. Nếu bạn gặp phải trường hợp này ở nơi làm việc, trường học hoặc công sở, hãy báo cáo những lời nói xúc phạm này với phòng nhân sự hoặc người giám sát.[13]
    • “Tôi cảm thấy không được tôn trọng khi anh xưng hô với tôi như vậy hoặc nói với tôi bằng giọng điệu đó. Anh làm ơn thôi đi.”
    Quảng cáo
10

Họ nổi giận với bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Những người thiếu tôn trọng thường không quan tâm đến cảm xúc của bạn.
    Họ có thể quát tháo hoặc đổ lỗi cho bạn về vấn đề của họ. Mọi người ai cũng có lúc tức giận, nhưng những mối quan hệ lành mạnh không bao giờ có hành động bạo lực, ép buộc hoặc đe doạ. Dù bản chất của mối quan hệ là gì (họ là cấp trên, bạn bè hay người yêu của bạn), bạn cũng xứng đáng được cảm thấy an toàn và tôn trọng.[14]
    • Giữ bình tĩnhh và đừng la hét lại khiến căng thẳng leo thang.[15]
    • Giúp họ trấn tĩnh bằng cách bảo rằng hiểu họ nói gì: “Có phải ý chị muốn em…”
    • Nếu bạn có thể phản bác lại một cách an toàn, hãy nói với họ rằng bạn không chấp nhận hành vi nào đó: “Em không thể nói chuyện được với anh khi anh hét lên với em”.
    • Rời bỏ công việc hoặc chấm dứt mối quan hệ nếu thái độ thiếu tôn trọng của họ vẫn tiếp diễn. Bạn sẽ tìm được những người khác biết quý bạn và thực sự tôn trọng bạn.
11

Họ ngừng nói khi bạn bước vào phòng.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Gạt ai đó ra khỏi cuộc trò chuyện là một dấu hiệu rõ ràng của sự thiếu tôn trọng.
    Việc này chẳng khác gì như họ đang cô lập bạn với ý định khiến bạn cảm thấy mình không phải là một phần của nhóm. Nhưng bạn thực sự là một thành viên trong nhóm! Hãy làm cho những người thô lỗ đó biết bạn là người đáng được tôn trọng bằng cách nói chuyện với những người xung quanh bạn. Báo cáo cho tổ chức hoặc cấp trên biết nếu hành vi thiếu tôn trọng này vẫn tiếp diễn hoặc càng trở nên tệ hơn, vì đó có thể là một dấu hiệu của vấn đề kỳ thị hoặc bắt nạt.[16]
    • Nếu không thể báo cáo về hành vi tiêu cực như vậy, bạn hãy tìm ít nhất một “đồng minh”, một người đối xử tôn trọng với bạn và có thể giúp bạn bảo vệ bản thân.[17]
    Quảng cáo
12

Bạn luôn luôn là người phải xin lỗi trước.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chú ý xem họ có bao nhiêu lần nhận trách nhiệm khi cả hai cùng có lỗi.
    Chịu một phần trách nhiệm về sự hiểu lầm hoặc bất hoà cũng là sự tôn trọng dành cho người kia vì nó cho thấy bạn quý trọng và muốn gìn giữ mối quan hệ. Xin lỗi là điều cần làm nếu bạn thực sự có lỗi, nhưng nếu bạn nhận thấy người kia rất hiếm khi xin lỗi thì hãy từ bỏ thói quen nhận hết lỗi về mình.[18]
    • Hãy tự hỏi bản thân: “Lời xin lỗi của mình nói lên điều gì? Mình có đang cho họ thấy thiện chí không, hay là mình đang tự làm giảm giá trị của mình vì đã nhận phần lớn trách nhiệm?”
13

Bạn cảm thấy chán nản sau khi gặp họ.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Ngẫm nghĩ xem sau khi gặp họ về nhà bạn cảm thấy thế nào?
    Việc đối phó với sự thiếu tôn trọng có thể khiến bạn mệt mỏi về tinh thần, cho dù bạn không chỉ ra được chính xác “vì sao” người đó khiến bạn cảm thấy khó chịu như vậy. Hãy cân nhắc chấm dứt tình bạn hoặc mối quan hệ này nếu nó đã trở nên độc hại. Nếu bạn không thể ra khỏi hoàn cảnh đó (nhất là ở nơi làm việc), hãy dành thời gian với những người đem đến niềm vui và tiếp thêm năng lượng cho bạn trong cuộc sống.[19]
    • Hãy tự hỏi: “Người này thường khiến mình cảm thấy tốt hoặc xấu về bản thân?"
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Richer
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần được cấp phép
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Richer. Laura Richer là Chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần được cấp phép và nhà sáng lập của Anchor Light Therapy Collective, phòng khám tư vấn sức khỏe tâm thần đa ngành ở Seattle, Washington. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, bà chuyên làm việc với các cặp đôi và cá nhân, hỗ trợ và tiếp sức cho họ trên con đường định mệnh của mình. Laura có thị trường của riêng mình, cô giúp đỡ mọi người định hướng trong mối quan hệ - mối quan hệ với bản thân, cũng như các mối quan hệ lãng mạn và thuần túy với người khác. Laura có bằng Cử nhân Anh Ngữ từ Đại học Western Washington và bằng Thạc sĩ tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng. Cô cũng đã được đào tạo thực hành liệu pháp thôi miên tại Đại học Bastyr, được cấp Chứng nhận tư vấn tình cảm tại The Gottman Institute, và Chứng nhận huấn luyện đời sống từ Seattle Life Coach Training. Cô cũng là người tổ chức podcast Holding Ground, khám phá mọi thứ về sức khỏe tâm thần và tâm lý học tích cực. Bài viết này đã được xem 20.148 lần.
Trang này đã được đọc 20.148 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo