Cách để Giữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trải nghiệm khi bị cha mẹ la mắng có thể khá đáng sợ, kinh hãi hoặc chỉ đơn giản là gây bực bội. Cho dù bạn có thực hiện một hành động nào đó khiến bạn bị la mắng hay không, điều quan trọng là bạn cần phải lắng nghe điều mà cha mẹ bạn nói, giữ bình tĩnh để bạn không cãi lại họ, và phản ứng theo cách có thể ngăn chặn bố mẹ rầy la ngay từ khi mới bắt đầu. Các bước sau sẽ giúp bạn phản ứng với sự la mắng một cách phù hợp.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Giữ bình tĩnh Trong khi Lắng nghe Một cách Kỹ càng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rõ rằng việc la mắng sẽ không kéo dài.
    Mặc dù bạn có cảm tưởng như bị cha mẹ mắng nhiếc đến 2 – 3 giờ, nhưng nếu nhìn lại đồng hồ, bạn sẽ nhận thấy rằng rất ít bậc phụ huynh có đủ sức để thực hiện điều này. Nếu bạn phản ứng một cách phù hợp khi bị la mắng, tình trạng này sẽ sớm chấm dứt.
    • Điều này sẽ khuyến khích bạn – nhận biết rằng bạn đủ mạnh mẽ để chịu đựng sự la hét.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không lên tiếng, khóc, hoặc than vãn trong suốt quá trình.
    Duy trì sự im lặng. Nếu bạn lên tiếng, ngay cả khi bạn sử dụng từ ngữ và giọng điệu lịch sự, cha mẹ bạn vẫn sẽ tức giận, sẽ nhìn nhận điều này như hành vi cãi lại, thô lỗ, hoặc vô lễ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hít thở...
    Hít thở. Cố gắng tập trung chú ý vào cảm giác của cơ thể khi bị mắng. Có thể bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và tổn thương. Trong trường hợp này, việc hít thở sâu và nhịp nhàng sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh và thả lỏng hơn.
    • Hít vào trong ít nhất là bốn nhịp và thở ra càng lâu càng tốt. Bạn nên bảo đảm lượng không khí mà bạn hít vào sẽ vào bụng và khiến bụng phồng lên.[1]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho phép bản thân thờ ơ trong giây lát.
    Đôi khi, tách bản thân ra khỏi sự đối xử khắt khe là cách khá tốt để bảo đảm rằng bạn không cá nhân hóa quá mức khi bị la mắng.[2] Yếu tố này rất quan trọng, bởi vì khi các phụ huynh đang phải đối phó với nhiều vấn đề của các khía cạnh khác trong cuộc sống, họ có thể dễ bực bội trước những việc nhỏ nhặt. Đây không phải là lỗi của bạn.
    • Cách tốt nhất để phớt lờ trong khi vẫn lắng nghe là tập trung vào khuôn mặt của cha mẹ bạn. Nhận thức từng chi tiết và sự căng cơ trên mặt họ khi họ la mắng.
    • Thay vì cố gắng hợp lý hóa những điều mà cha mẹ bạn đang trình bày, bạn nên quan sát sự thất vọng và sự bực bội mà họ đang trải qua.
    • Bằng cách này, bạn sẽ nhớ rằng cho dù bạn là người đang bị rầy la, cha mẹ bạn cũng đang phải trải qua giai đoạn đầy khó khăn. Cũng như trên, hành động này có thể là do sự căng thẳng không liên quan đến bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thực hiện một cử chỉ tốt đẹp nào đó cho cha mẹ bạn.
    Ví dụ, lấy cho họ một cốc nước trong khi họ đang la mắng và nói rằng "Con mong là bố/mẹ không bị khản giọng" mà không tỏ thái độ mỉa mai hoặc vô lễ. Biện pháp này, đặc biệt nếu bạn không phải là người phạm lỗi, sẽ khiến họ cảm thấy hối hận và nhận thấy hành động rầy la của họ là không đúng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Không ngừng lắng nghe.
    Bạn nên bảo đảm rằng bạn không hoàn toàn lơ đễnh quá mức – nếu không, bạn sẽ không hiểu nguyên nhân khiến cha mẹ bạn khó chịu. Nếu cha mẹ bạn ngừng lời trong một khoảng thời gian đủ để bạn xen vào, bạn có thể diễn giải lại hoặc nhắc lại những điều cha mẹ bạn đã nói để chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe. Một lợi ích khác của hành động này là cha mẹ bạn sẽ có cơ hội để được nghe lại mọi điều mà họ đã la mắng.[3]
    • Gửi tín hiệu cho cha mẹ bạn biết rằng bạn đang lắng nghe, chẳng hạn như gật đầu, nhướn lông mày, hoặc nói rằng "Con hiểu cha/mẹ muốn nói gì".
    • Cố gắng chú ý đến từ ngữ có thể gợi ý cho bạn biết về nguyên nhân khiến cha mẹ bạn thất vọng. Nếu họ đang la mắng về một sự việc cụ thể nào đó, bạn nên tập trung vào chi tiết mà họ thường nói đi nói lại. Nếu là một chuỗi những thời điểm khác nhau, bạn hãy tìm ra điểm chung của chúng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Suy nghĩ trước khi đáp lại.
    [4] Quá trình này bao gồm ngăn bản thân không la hét ngược lại họ, ném đồ đạc, hoặc đóng sầm cửa. Bạn nên nhớ rằng phản ứng mạnh mẽ của bạn sẽ chỉ làm tăng mức độ căng thẳng và khiến cho việc rầy la tiếp diễn và thậm chí là ngày càng giận dữ hơn. Sự hung hăng mà bạn đáp lại sẽ chỉ khiến họ cảm thấy như bị hiểu nhầm, và tiếp tục la mắng nhiều hơn trong tương lai.
    • Đôi khi, cha mẹ có thể nhìn nhận dấu hiệu rất nhỏ của sự bất đồng quan điểm như sự hung hăng (trợn mắt, mỉa mai, sự chế giễu nhẹ trên khuôn mặt).[5] Vì vậy, bạn nên cẩn thận.
    • Suy nghĩ về phản ứng mà bạn biết rằng cha mẹ bạn không thích trong quá khứ. Ngay cả khi đang muốn cãi lại cha mẹ vì họ đã khiến bạn cảm thấy không thoải mái và thấp kém, bạn cũng không nên thực hiện hành vi mà bạn biết rằng chúng sẽ chỉ khiến họ tức giận nhiều hơn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Nếu sự rầy la ngày càng trở nên quá mức, bạn hãy viện đến cách rời khỏi phòng.
    Nếu sự mắng nhiếc tiếp tục diễn ra đến mức độ mà bạn hoàn toàn không thể phản ứng một cách bình tĩnh, bạn nên tìm cách để rời khỏi nơi đó.[6] Hỏi xem liệu bạn có thể thảo luận về vấn đề này sau hay không, và giải thích ngắn gọn rằng sự rầy la đang khiến bạn khó mà suy nghĩ kỹ càng về vấn đề. Bạn không nên nói điều gì đó nghe như bạn đang buộc tội cha mẹ như "bố mẹ la mắng làm con đang phát điên".
    • Thay vào đó, hãy nói rằng "Con muốn làm sáng tỏ vấn đề này, nhưng bây giờ con bối rối quá nên không bình tĩnh nói chuyện được. Con muốn về phòng và suy nghĩ về nó".
    • Việc rời khỏi phòng có thể sẽ khá khó khăn, vì nhiều bậc phụ huynh sẽ xem đây là dấu hiệu của sự vô lễ. Bạn nên cố gắng hết sức để giải thích rõ ràng rằng bạn vẫn muốn tiếp tục thảo luận về vấn đề này trong tương lai.
    • Tránh đề nghị cha mẹ bình tĩnh lại. Đây là hành động có thể được nhìn nhận như sự thô lỗ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Cách phản ứng để Tránh Bị la mắng trong Tương lai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không nên xin lỗi nếu lỗi lầm không thuộc về bạn.
    Hãy giữ vững lập trường của mình. Nếu bạn xin lỗi khi không làm gì sai thì nghĩa là bạn bất công với chính mình. Nếu biết rằng mình không làm sai nhưng vẫn cảm thấy hối hận vì đã khiến cho mẹ/cha phẫn nộ, trong hầu hết mọi tình huống, bạn có thể nói rằng "Cha/Mẹ, con xin lỗi vì đã khiến cha/mẹ tức giận và hy vọng rằng cha/mẹ sẽ bớt giận".
    • Lập kế hoạch giải tỏa mọi sự tức giận còn vương lại bằng cách thực hiện một hoạt động tích cực nào đó khi có thể. Ví dụ, bạn có thể dọn dẹp phòng của bạn hoặc chạy bộ quanh khu phố.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đáp lại.
    Bạn nên trả lời cha mẹ bạn theo cách ngắn gọn, lễ phép và với giọng điệu phù hợp. Không nên cho phép bất kỳ một sự mỉa mai hoặc cơn giận nào thể hiện qua giọng nói, bởi vì cha mẹ bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang chống đối hoặc có thái độ hung hăng một cách tiêu cực.[7] Ngoài ra, bạn cũng nên tránh trình bày quan điểm hoặc giải thích về sự việc đã diễn ra khi cha mẹ đang la mắng. Bạn có thể thực hiện điều này khi bạn bình tĩnh hơn.
    • Thay vào đó, bạn nên cố gắng sử dụng câu khẳng định đơn giản như "Con hiểu ạ" hoặc "Con biết ạ".
    • Nếu bạn không đồng ý hoặc hoàn toàn không hiểu những gì mà cha mẹ bạn đang nói cũng không sao. Bạn có thể trò chuyện về điều này khi mọi người đã bình tĩnh đủ để có thể bộc lộ ý kiến của mình một cách hòa nhã.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chấp nhận cảm xúc của cha mẹ bạn.
    Bạn nên nhớ cho cha mẹ biết rằng bạn cảm thấy buồn bực về bất kể điều gì mà bạn đã làm. Ngay cả khi không phải là người có lỗi, bạn không nên tranh cãi về điều khiến cho cha mẹ bạn bực bội. Bất kể sự thật là gì, nhìn nhận cảm xúc của cha mẹ bạn không có nghĩa là bạn thừa nhận họ đúng hay sai.[8]
    • Xin lỗi nếu bạn là người phạm lỗi. Hãy chân thành. Nếu bạn đã làm sai, bày tỏ sự ăn năn cho lỗi lầm của mình là điều nên làm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm kiếm sự thỏa hiệp.
    Bạn có thể hỏi ý kiến cha mẹ xem liệu bạn có thể làm gì để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, hãy nhớ giữ vững lập trường của mình nếu bạn là người đúng![9] Bạn có thể đưa ra giải pháp nhanh chóng để giúp cha mẹ bạn chấm dứt cảm giác khó chịu có thể khiến họ dễ la mắng hơn về những chuyện khác.
    • Bạn càng giải quyết được nhiều vấn đề thì càng tốt. Nếu bạn vẫn muốn diễn đạt những điều mà bạn nghĩ rằng cha mẹ bạn sẽ không bao giờ hiểu được, hãy viết ra! Bạn cần phải xóa tan mọi cơn giận còn đọng lại để bạn không bất ngờ trút giận lên cha mẹ bạn trong tương lai.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói chuyện về cảm giác của bạn.
    Một khi bạn và cha mẹ bạn đã nguôi giận đôi chút, bạn nên cố gắng trình bày câu chuyện dưới góc độ của bạn. Bằng giọng điệu rõ ràng và tôn trọng, hãy nói cho cha mẹ biết lý do vì sao bạn đã làm điều mà đã khiến cha mẹ la mắng. Bạn càng giải thích rõ suy nghĩ và cảm xúc của mình trong thời gian sự việc diễn ra thì cha mẹ bạn sẽ càng nhanh chóng thấu hiểu và tha thứ cho bạn.
    • Đừng cố gắng thuyết phục cha mẹ rằng bạn là người đúng – điều này chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Đặc biệt nếu hành động của bạn không có bằng chứng cụ thể, bạn hãy cho cha mẹ thấy bây giờ bạn hiểu vấn đề khác với lúc trước như thế nào.
    • Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để cho cha mẹ biết rằng bạn khổ sở như thế nào khi bị la mắng. Diễn giải cảm giác của bạn và nói rằng việc bị la mắng khiến bạn cảm thấy mình không thể giao tiếp được với cha mẹ. Sau đó, nếu bạn bị tổn thương nghiêm trọng khi bị la mắng, bạn nên cứng rắn nhưng lễ phép yêu cầu lời xin lỗi chân thành từ phía cha mẹ bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu tình hình trở nên nguy hiểm.
    Có phải cha mẹ bạn không thể nào bình tĩnh lại? Có phải họ đã từng có tiền sử trong việc kiểm soát cơn giận hoặc bạo lực gia đình? Nếu cảm thấy hành động quát mắng có khả năng trở thành bạo hành thể chất, bạn hãy liên lạc với dịch vụ khẩn cấp. Nếu nguy hiểm đang cận kề, hãy gọi 113.[10]
    • Tại Việt Nam, đường dây nóng Phím số Diệu kỳ 19001567 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp nhằm mục đích bảo vệ trẻ em và phụ nữ bị bạo hành sẽ đem lại cho bạn sự giúp đỡ cần thiết.[11]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cân nhắc trò chuyện với chuyên viên tư vấn nếu cha mẹ bạn thường xuyên la mắng bạn. Tình trạng thường xuyên bị quát mắng sẽ rất có hại – đôi khi, nó có thể gây trầm cảm cho trẻ em.[12]
  • Cố gắng duy trì cái nhìn lạc quan. Suy nghĩ về các khía cạnh khác trong cuộc sống của cha mẹ bạn khiến họ hay la mắng. Hãy giúp cha mẹ giải tỏa bớt căng thẳng để giúp đỡ họ, và hiểu rằng bạn không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
  • Tập trung vào việc tha thứ. Mối quan hệ sẽ dễ dàng trở lại tốt đẹp nếu cha mẹ và con cái sẵn sàng vượt qua vấn đề một cách nhanh chóng.
  • Đừng quá bướng bỉnh đến mức không chịu thua hoặc nhượng bộ những điều cha mẹ muốn. Đôi khi sự thỏa hiệp sẽ tốt hơn là cố gắng tranh cãi, một hành động có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 154.357 lần.
Trang này đã được đọc 154.357 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo