Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có thể nhiều lần bạn từng thấy bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn khóc hoặc buồn phiền. Có lẽ bạn muốn giúp nhưng không biết bắt đầu bằng cách nào. Khi muốn an ủi người đang khóc, điều quan trọng nhất là bạn cần tỏ ra quan tâm đến họ. Giúp đỡ họ trong khả năng của bạn và cố gắng đáp ứng những nhu cầu của họ. Hỏi thăm để chắc chắn rằng người kia cảm thấy an toàn hoặc xem họ có cần gì không. Nói chung, bạn hãy dành nhiều thời gian ở bên người đó và để họ giãi bày nỗi lòng. Tuy nhiên, bạn đừng ép họ phải nói chuyện với bạn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Sẵn lòng giúp đỡ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ở bên cạnh người đó.
    Thường thì có rất ít những điều bạn có thể nói và làm thực sự giúp ích cho người đang khóc. Ngôn từ chỉ là sự an ủi vụng về. Trong nhiều trường hợp, điều quan trọng nhất chinh là sự hiện diện của bạn. Việc bạn ở bên cạnh họ trong những giờ phút khó khăn sẽ là điều đáng quý nhất. Bạn hãy cố gắng dành thời gian cho họ.[1]
    • Ở lại với người đang khóc và cho họ biết rằng bạn ở đó vì họ và ủng hộ họ. Bạn không cần phải nói nhiều, chỉ cần có mặt là đủ, nhất là khi người đó đang cảm thấy như không có ai ở bên cạnh mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đảm bảo rằng họ cảm thấy an toàn.
    Người ta vốn e ngại khóc trước mặt những người khác vì xã hội thường đánh giá hành vi khóc là yếu đuối. Nếu người đó bắt đầu khóc khi đang ở nơi công cộng, bạn hãy đưa họ vào nơi kín đáo hơn. Điều này sẽ giúp họ sẽ bớt ngượng ngùng. Bạn có thể đưa họ vào nhà vệ sinh, xe hơi hoặc một căn phòng trống. Khi ở nơi riêng tư, họ sẽ cảm thấy an toàn hơn và có thể vượt qua cảm xúc của mình.
    • Nếu thấy người đó có vẻ không thoải mái, bạn hãy hỏi, “Cậu có muốn đi ra chỗ nào đó vắng hơn không?” Bạn có thể đưa họ vào phòng tắm, xe hơi, phòng riêng, bất cứ đâu cũng được, miễn là không có hàng chục người khác đang ở đó.
    • Nếu bạn còn nhỏ tuổi (đang học trung học hoặc đại học), đừng đưa người đó vào nơi mà bạn không được vào, chẳng hạn như lớp học khi không có giờ học. Bạn cũng cần đảm bảo có lối đi ra. Đừng để mình vướng vào rắc rối!
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đưa khăn giấy cho người đang khóc.
    Nếu có khăn giấy hoặc biết chỗ có thể lấy khăn giấy, bạn hãy lấy đưa cho họ. Khi người ta khóc, nước mắt nước mũi sẽ chảy giàn giụa trên mặt, và việc đưa khăn giấy cho người đó cho thấy rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ họ. Nếu không có khăn giấy ở gần đó, bạn có thể đề nghị đi tìm khăn giấy cho họ.
    • Bạn có thể nói, “Cậu có muốn tờ đi kiếm khăn giấy cho cậu không?”
    • Đôi khi việc đưa khăn giấy lại ngụ ý rằng bạn muốn họ ngừng khóc ngay lập tức. Bạn nên cẩn thận trong các hành động có thể bị hiểu sai, đặc biệt là khi người đó đang rất rối trí hoặc đang đứng trước sự mất mát vì người thân qua đời hoặc tan vỡ trong tình yêu.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Đáp ứng nhu cầu của người đó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để cho người đó khóc.
    Bạn sẽ chẳng giúp được gì khi bảo ai đó đừng khóc nữa hoặc nói rằng việc đó không đáng để họ phải khóc. Khóc sẽ giúp người ta cảm thấy dễ chịu hơn. Cảm xúc được xả ra sẽ tốt hơn là dồn nén trong lòng, bởi sự sự tích tụ cảm xúc sẽ dẫn đến những căn bệnh tâm thần như trầm cảm. Nếu thấy ai đó đang khóc, bạn cứ để cho họ được khóc. Đừng bao giờ nói những điều như, “Đừng khóc” hoặc “Chuyện nhỏ thôi mà, sao lại phải khóc?” Họ đang chia sẻ những khoảnh khắc yếu đuối với bạn, vậy nên bạn hãy để cho họ bộc lộ những điều cần bộc lộ và đừng bảo họ phải cảm nhận thế nào.
    • Có thể bạn sẽ thấy lúng túng khi ở bên cạnh một người đang khóc. Nhớ rằng vai trò của bạn là ngỏ ý giúp đỡ họ sao cho hiệu quả, và tiêu điểm ở đây không nhắm vào bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi xem người đó cần gì.
    Có thể họ muốn bạn ở lại và nghe họ tâm sự, hoặc họ muốn được ở một mình. Đừng cho rằng bạn biết họ muốn gì, vì thực ra bạn không biết. Việc bạn hỏi họ muốn gì và cần gì sẽ giúp người kia tự chủ và bạn cũng có cơ hội lắng nghe và phản ứng. Nếu họ cần gì hoặc yêu cầu điều gì, bạn hãy tôn trọng ý muốn của họ.[2]
    • Bạn có thể hỏi, “Mình có thể làm gì để giúp bạn không?” hoặc “Bạn có cần mình giúp gì không?”
    • Nếu họ bảo bạn rời khỏi, bạn hãy làm theo ý họ. Đừng cố nói những câu như “Nhưng cậu cần tớ giúp mà!”, bạn chỉ cần nói “Được rồi, nhưng nếu cậu có cần gì thì nhắn tin hoặc gọi cho tớ nhé!”. Đôi khi người ta cần có không gian riêng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho người đó thời gian.
    Bạn đừng nghĩ rằng mình phải làm ngay điều gì đó. Việc bạn có mặt và dành thời gian ở bên cạnh họ cũng là một cách giúp đỡ. Nếu muốn giúp ai đó dễ chịu hơn, bạn hãy cho họ thời gian cần thiết. Chỉ riêng sự hiện diện của bạn cũng đã là niềm an ủi, do đó bạn hãy cố gắng ở quanh đó và đảm bảo rằng họ vượt qua được thời gian này hoặc có được sự hỗ trợ khi cần đến nhất.
    • Đừng chỉ ngừng lại vài giây rồi sau đó tiếp tục công việc của mình. Hãy ở lại với người đó và cho họ biết rằng bạn sẽ ở lại nếu họ cần. Cho dù bạn đang có việc phải làm thì vài phút bỏ ra thêm cũng sẽ chẳng hại gì.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Vỗ về người đó.
    Nếu bạn của bạn thích ôm, bạn hãy ôm họ. Nhưng nếu người đó khá dè dặt trong việc tiếp xúc cơ thể, bạn có thể vỗ vào lưng họ hoặc không đụng vào họ. Nếu bạn đang giúp đỡ một người lạ, tốt nhất là nên hỏi người đó trước. Nếu phân vân, bạn hãy hỏi xem họ có muốn ôm hay cầm tay không. Nếu người đó không muốn tiếp xúc cơ thể, bạn đừng chạm vào họ.[3]
    • Hỏi rằng, "Tớ ôm cậu được không?” Bạn bè hoặc người thân của bạn có thể muốn tiếp xúc cơ thể hơn là những người lạ, vì vậy bạn cần đảm bảo không khiến họ khó chịu thêm.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Nói chuyện về trải nghiệm của họ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng để họ cảm thấy bị áp lực phải nói.
    Người đó có thể đang bị sốc hoặc không muốn nói chuyện. Nếu trông họ có vẻ như không muốn mở lòng thì bạn đừng ép. Người đó có thể không sẵn sàng chia sẻ những rắc rối của mình, nhất là đối với người không thân quen lắm. Nếu còn băn khoăn tìm câu an ủi, bạn đừng nghĩ rằng mình phải nói điều gì đó thật sâu sắc. Chỉ cần ở đó và nói (hoặc ngụ ý) rằng, “Mình ở đây để giúp bạn” cũng là đủ.
    • Có thể bạn đang dỗ dành một người không bao giờ kể với bạn rằng họ đang buồn vì chuyện gì. Điều này cũng không sao.
    • Có thể bạn chỉ cần nói, “Có lẽ bạn sẽ dễ chịu hơn khi kể về chuyện gì đã xảy ra. Nếu bạn muốn nói chuyện thì mình ở đây với bạn”.
    • Đừng tỏ ra phán xét hoặc có hành động như vậy; nếu không, người kia sẽ dè dặt hơn đối với bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ân cần lắng nghe.
    Sử dụng kỹ năng lắng nghe và sẵn sàng dành toàn bộ sự chú ý cho người đó. Nếu bạn hỏi họ có chuyện gì mà người đó không trả lời thì đừng tiếp tục hỏi. Chấp nhận bất cứ điều gì họ nói và tập trung vào việc lắng nghe để giúp đỡ họ.[4] Hãy dành toàn bộ sự chú ý của bạn cho người đó, tập trung vào những điều họ nói và cách nói của họ.
    • Nâng cao hiệu quả lắng nghe với sự giao tiếp bằng ánh mắt và phản ứng một cách không phán xét.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập trung vào người đó.
    Có thể bạn nghĩ rằng câu nói “Mình cũng từng trải qua những chuyện như vậy” là có ích và tạo sự kết nối, nhưng thực tế là điều đó sẽ chuyển hướng tập trung vào bạn thay vì người kia. Tệ hơn nữa, điều này còn có vẻ như bạn phủ nhận cảm giác của họ. Bạn hãy giữ cho cuộc trò chuyện xoay quanh người kia. Nếu họ muốn kể về chuyện làm họ phải khóc, hãy để cho họ nói và đừng ngắt lời.[5]
    • Có thể bạn thực sự muốn kết nối với người đó hoặc muốn kể về trải nghiệm của mình, nhưng bạn hãy cố gắng cưỡng lại ý muốn đó, trừ khi họ hỏi bạn. Vai trò của bạn là giúp đỡ và an ủi họ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng vội vã đề xuất giải pháp.
    Nếu người đó đang khóc và buồn phiền vì chuyện gì đó, bạn đừng cố gắng giải quyết vấn đề giúp họ. Điều quan trọng hơn đối với bạn lúc này là nói ít và lắng nghe nhiều hơn. Người kia thậm chí có thể còn không nói với bạn chuyện gì đã xảy ra, và điều đó cũng không sao. Vai trò của bạn không phải là giải quyết vấn đề.[6]
    • Khóc không phải là cách để xử lý vấn đề mà chỉ là sự thể hiện cảm xúc. Bạn hãy để cho họ bộc lộ và đừng cắt ngang.
    • Có thể ngay cả bạn cũng khó mà nén khóc. Nhớ rằng khóc không phải là dấu hiệu yếu đuối.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khuyến khích người...
    Khuyến khích người đó đến gặp chuyên gia trị liệu nếu họ cần thêm sự trợ giúp. Nếu người đó liên tục gặp vấn đề về cảm xúc, có lẽ họ cần đến chuyên gia trị liệu. Có thể vấn đề của họ quá lớn đối với bạn, hoặc có thể bạn nhận thấy trường hợp của họ tốt nhất là nên nhờ chuyên gia trị liệu giúp đỡ. Hãy nhẹ nhàng khi đề nghị, nhưng bạn nên cho họ biết rằng đó là điều tốt.[7]
    • Ví dụ, bạn có thể thử nói, “Nghe như bạn đang gặp khó khăn lắm. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc nói chuyện với chuyên gia trị liệu chưa?”
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Klare Heston, LCSW
Cùng viết bởi:
Nhân viên công tác xã hội y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Klare Heston, LCSW. Klare Heston là nhân viên xã hội lâm sàng độc lập được cấp phép tại Ohio. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia năm 1983. Bài viết này đã được xem 28.447 lần.
Trang này đã được đọc 28.447 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo