Cách để Xoa dịu người đang tức giận qua tin nhắn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Không dễ dàng để đối phó với ai đó đang nổi giận qua tin nhắn, đặc biệt là người mà bạn quan tâm. Cho dù họ đang khó chịu vì bạn hay chỉ muốn trút giận thì cũng sẽ rất khó để có thể giúp khi cả hai không gặp nhau. May mắn là có nhiều cách hiệu quả nhằm xoa dịu cơn giận của một người qua tin nhắn: từ việc lựa chọn ngôn từ cẩn trọng đến xin lỗi một cách chân thành. How.com.vn hôm nay sẽ tổng hợp một số lời khuyên về vấn đề này.

1

Tìm hiểu nguyên nhân.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bạn sẽ dễ dàng xoa dịu ai đó hơn khi biết nguyên nhân khiến họ giận.
    Hãy đọc kĩ tin nhắn để hiểu quan điểm của đối phương, sau đó đặt những câu hỏi nhằm làm rõ nếu như bạn không chắc điều gì đã khiến họ khó chịu. Bạn sẽ có thể xử lý tình huống sau khi biết được nguyên nhân chính xác đã làm cho người đó giận, đồng thời họ cũng sẽ cảm thấy khá hơn khi thấy bạn chịu khó dành thời gian để lắng nghe.[1]
    • Hãy diễn đạt những câu hỏi làm rõ vấn đề một cách thận trọng để đối phương biết rằng bạn thật lòng muốn hiểu họ hơn. Thử đặt những câu hỏi như: "Mình cũng buồn khi thấy bạn như vậy. Bạn có thể nói với mình chuyện gì đã xảy ra không?"
    • Nếu người này nổi giận với bạn không rõ nguyên nhân, hãy nhắn: "Chị có thể nói cho em biết là em đã làm hay nói điều gì khiến chị như vậy không? Em chỉ muốn biết rõ hơn để chúng ta có thể giải quyết chuyện này."
    Quảng cáo
2

Công nhận góc nhìn của họ.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Sử dụng những câu thể hiện sự đồng cảm để củng cố quan điểm của người đó.
    Thường thì người đang nóng giận sẽ dần dịu lại nếu ai đó nói với họ rằng cảm xúc của họ là chính đáng. Hãy thừa nhận góc nhìn của đối phương và đồng cảm với họ, ít nhất là bằng cách nói rằng bạn hiểu những cảm xúc đó là do đâu. Điều này ít nhiều sẽ xoa dịu được tình hình.[2]
    • Giả sử một người thân nào đó đang tức giận và đang trút nỗi niềm với bạn về những gì đã xảy ra với họ. Bạn có thể trả lời như sau: “Con rất tiếc về chuyện này :( Thảo nào mà mẹ lại buồn như vậy.”
    • Có thể người thân đó đang khó chịu vì bạn. Để xác minh quan điểm đó, bạn có thể nhắn rằng: "Cậu cảm thấy như vậy là hoàn toàn bình thường.”
3

Xin lỗi nếu bạn làm sai.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu bạn phạm sai lầm, tốt nhất hãy chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.
    Không ai tránh khỏi việc mắc sai lầm, nhưng lời xin lỗi sẽ giúp người mà bạn quan tâm cảm thấy khá hơn. Để xin lỗi một cách chân thành, hãy sử dụng lời phát biểu "Tôi" để nhận trách nhiệm về hành vi của mình, đồng thời tránh đưa ra những lời biện hộ hay đổ lỗi cho người đang khó chịu vì bạn. Bày tỏ sự ăn năn về hành động của bạn, kèm theo đó là một lời hứa chân thành rằng bạn sẽ làm tốt hơn trong tương lai.
    • Có thể người bạn thân đang giận vì bạn đã quên không rủ họ cùng đi chơi nhóm. Hãy nhắn rằng: "Tớ xin lỗi. Lẽ ra tớ nên rủ cậu cùng đi. Thật không còn gì để nói vì tớ quên khuấy mất. Lần tới tớ hứa sẽ nhắn cho cậu đầu tiên."
    Quảng cáo
4

Hỏi về cảm xúc của đối phương.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đây là cơ hội để bạn bè, người thân hoặc nửa kia của bạn trút nỗi lòng.
    Bạn có thể hỏi xem người đó cảm thấy thế nào khi sự việc xảy ra và cảm xúc lúc này. Bên cạnh đó, hãy hỏi rằng họ cần gì để tình hình trở nên khá hơn và liệu bạn có thể giúp không. Cho dù đang bị giận, hãy cứ đề nghị được giúp để đối phương thấy rằng bạn quan tâm và như vậy, cơn giận của họ sẽ nguôi dần.[3]
    • Bạn có thể nhắn rằng: "Thật là một ngày tồi tệ! Bây giờ chị cảm thấy sao rồi?" hoặc "Mình xin lỗi vì đã để chuyện này xảy ra. Mình có thể làm gì để giúp bạn không?"
5

Trước khi khuyên nhủ, kiểm tra xem người đó có cần nghe hay không.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu bạn đưa ra lời khuyên khi đối phương chưa sẵn sàng để nghe sẽ càng làm họ bực mình thêm.
    Hãy hỏi liệu bạn có thể làm gì để giúp họ hay không, nhưng nhớ đừng đưa ra những lời khuyên không mong muốn cho tình huống đó. Rất có thể bạn bè, người thân hoặc nửa kia của bạn chỉ cần một chút thời gian để trải lòng và bày tỏ tâm trạng thất vọng.[4]
    • Hãy gửi cho họ tin nhắn như sau: "Em đã từng trải qua chuyện tương tự trong quá khứ. Anh có muốn nghe vài lời khuyên về cách mà em đã xoay sở không? Nếu không, em cũng rất sẵn lòng để nghe anh tâm sự."
    • Việc khuyên nhủ trước khi ai đó sẵn sàng lắng nghe có thể khiến đối phương cảm thấy bạn đang đánh giá thấp hoặc cố phớt lờ cảm xúc của họ bằng một giải pháp nhanh chóng.
    • Nếu họ chưa sẵn sàng hoặc không muốn nghe lời khuyên, hãy nói rằng bạn vẫn sẵn lòng chia sẻ bất cứ lúc nào trong tương lai.
    Quảng cáo
6

Đưa ra giải pháp.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Xem thử có cách nào để giải quyết tình hình hay không.
    Trước tiên, bạn cần hỏi ý để người ấy không nghĩ rằng bạn đang phớt lờ cảm giác của họ. Sau đó, hãy đưa ra giải pháp dành cho tình huống đã khiến họ bực mình. Nếu như người đó đang giận bạn thì không nên tập trung vào chuyện đúng sai hay giận ngược lại họ. Thay vào đó, hãy thử đưa ra giải pháp sao cho cả hai đều cảm thấy vui vẻ.[5]
    • Bạn có thể hỏi ý người đó nhằm đưa ra giải pháp bằng cách nhắn như sau: "Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này không? Mình rất muốn làm gì đó để tình hình khá hơn."
    • Nếu đối phương đồng ý, bạn có thể gợi ý hướng giải quyết. Giả sử bạn cùng phòng đang bực vì bạn đã không giúp họ dọn dẹp, hãy nhắn rằng: "Tớ sẽ dọn dẹp phòng. Tối nay nếu cậu có ở phòng thì chúng ta cùng phân chia công việc nhé."
    • Nếu bạn thân đang giận vì đã lâu rồi bạn không đi chơi cùng cô ấy, hãy nói: "Vì tớ đang tập trung làm dự án mới nên hơi bận, chứ tớ cũng thích đi chơi và dành thời gian tán gẫu cùng cậu lắm. Trong tuần thì tớ rảnh ngày thứ Bảy nhất, cậu có muốn đi uống cà phê với tớ không?"
    • Cũng có thể người đó chưa sẵn sàng để nghe giải pháp. Hãy nói rằng khi họ nguôi giận, bạn rất sẵn lòng để giải quyết chuyện này.
7

Đọc lại câu trả lời trước khi nhấn "gửi".

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Khi ai đó đang giận, họ đặc biệt nhạy cảm với những gì bạn nói.
    Đừng nên gửi tin nhắn ngay khi bạn vừa nghĩ ra, đặc biệt là nếu bạn đang cảm thấy áp lực, ngạc nhiên hoặc khó chịu bởi nội dung mà họ nhắn cho bạn. Hãy cố gắng nhớ lại việc bạn quan tâm đến người này nhiều như thế nào và chọn lọc từ ngữ cẩn thận. Bạn có thể đọc lại câu trả lời của mình trước khi gửi. Điều này sẽ giúp bạn tránh gửi đi tin nhắn đầy sự giận dữ.[6]
    • Bạn có thể soạn các câu trả lời trong ứng dụng ghi chú trên điện thoại nếu như không muốn đối phương biết rằng bạn đang nhập.
    Quảng cáo
8

Để ý đến tông giọng của bạn qua tin nhắn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chú ý đến cách dùng từ, dấu chấm câu và biểu tượng cảm xúc.
    Những yếu tố này sẽ giúp thông điệp gửi đi mang sự đồng cảm, điềm tĩnh và tử tế.[7] Không nên nhắn tin cụt ngủn vì như vậy có khả năng khiến người nhận hiểu lầm rằng bạn đang gây hấn thụ động hoặc chống đối.[8]
    • Sử dụng ngôn ngữ tích cực, đồng cảm và động viên như "Tôi hiểu", "Tôi hiểu hoàn cảnh của bạn" và "Điều đó hoàn toàn có cơ sở".
    • Tránh kết thúc câu một cách đột ngột bằng dấu chấm. Mặc dù trong hầu hết ngữ cảnh, dấu chấm câu là hoàn toàn bình thường và đúng ngữ pháp, nhưng đừng nhắn kiểu như "Được rồi." hoặc "Vậy thôi." Điều này có thể khiến người nhận nghĩ rằng bạn đang buồn bực hoặc khó chịu.[9]
    • Sử dụng các biểu tượng cảm xúc để truyền đạt tông giọng tích cực và điềm tĩnh. Nếu muốn an ủi ai đó, bạn có thể gửi thông điệp động viên cùng biểu tượng mặt cười. Hoặc nếu bạn buồn vì đã làm bạn mình giận, hãy thêm biểu tượng mặt buồn để phản ánh sự hối lỗi chân thành.[10]
9

Giữ bình tĩnh.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tranh cãi gay gắt hay tỏ ra bực bội có thể khiến căng thẳng leo thang.
    Nếu người đó bắt đầu nhắn tin một cách thô lỗ hay sử dụng những từ ngữ gay gắt, hãy cố gắng giữ cho giọng điệu của bạn chừng mực và trung lập. Việc duy trì thái độ tích cực và tỏ ý muốn giúp đỡ sẽ giúp xoa dịu tình hình, cho dù họ đang bực vì bạn hay giận dữ về điều gì khác.[11]
    • Dù là bạn đang nhắn tin với bạn thân, nửa kia hoặc anh/chị/em trong nhà, hãy tin tưởng người đó dù có bất cứ chuyện gì xảy ra và luôn nhớ rằng bạn quan tâm đến họ nhiều như thế nào. "Giận quá mất khôn", sau khi bình tĩnh lại, có thể họ sẽ bắt đầu thấy hối hận về những điều mình đã nói.
    Quảng cáo
10

Đặt ra những giới hạn nếu cơn giận của họ leo thang.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho người đó biết rằng bạn sẽ không tiếp tục nhắn tin trừ khi họ tôn trọng bạn.
    Đừng để cơn giận là cái cớ để ai đó đối xử không tốt với bạn. Nếu người này tỏ ra thô lỗ, bạn có thể nhắn rằng họ cần nói chuyện đàng hoàng với bạn nếu như muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. Hoặc nếu cơn giận của người đó lên đến đỉnh điểm và bạn cần bình tĩnh lại, hãy dừng lại một chút để nghỉ ngơi.[12]
    • Bạn có thể nhắn rằng: "Mình thực sự muốn giúp, nhưng mình chỉ có thể làm điều đó khi bạn tôn trọng mình."
    • Nếu bạn cần nghỉ ngơi hay không thể tiếp tục nhắn thì có thể trả lời như sau: "Tôi thực sự xin lỗi vì bạn phải trải qua một ngày tồi tệ. Bây giờ tôi phải ngừng nhắn tin để làm việc, nhưng chắc chắn chúng ta có thể tiếp tục nói về chuyện này vào ngày mai."
11

Sắp xếp gặp người đó nếu có thể.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu như không thể gặp, hãy thử gọi điện thoại.
    Nếu mọi chuyện vẫn chưa đi đến đâu và nhắn tin không đủ để giải quyết, có thể bạn cần nói chuyện trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho người đó. Hãy nhắn cho cô/cậu bạn, nửa kia hoặc người thân trong gia đình rằng bạn rất sẵn lòng nói chuyện để làm rõ, nhưng có lẽ nhắn tin qua lại không phải là cách hay.[13]
    • Bạn có thể nhắn như sau: "Mình thực sự rất muốn giúp, nhưng mình nghĩ có lẽ sẽ tốt hơn nếu chúng ta gặp trực tiếp."
    • Nếu cả hai không thể gặp, hãy nhắn: "Chúng ta có thể nói chuyện qua điện thoại không? Tôi thực sự muốn giải quyết cho xong vấn đề này nhưng nhắn tin không thể bày tỏ hết được."
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Frank Blaney
Cùng viết bởi:
Chuyên gia giải quyết xung đột
Bài viết này đã được cùng viết bởi Frank Blaney. Frank Blaney là huấn luyện viên khí công và thái cực quyền đã được chứng nhận với hơn 15 năm kinh nghiệm giảng dạy. Với mong muốn đưa bộ môn khí công đến gần đại chúng, Frank trở thành tác giả sách "Qigong: The Quick & Easy Start-Up Guide" (Tạm dịch: Khí công - Hướng dẫn ngắn gọn và đơn giản cho người mới bắt đầu). Ông cũng có đai đen cấp độ 2 trong môn võ Jujitsu và tham gia huấn luyện quản lý cùng nhân viên của nhiều tập đoàn, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng chăm sóc cá nhân, hiệu suất cá nhân và giải quyết xung đột. Ông có bằng thạc sĩ chuyên ngành Đàm phán, Giải quyết xung đột và Xây dựng hòa bình của Đại học bang California Dominguez Hills. Bài viết này đã được xem 9.242 lần.
Trang này đã được đọc 9.242 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo