Cách để Bảo vệ bản thân khỏi kẻ thái nhân cách

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đối mặt với một kẻ thái nhân cách có thể rất đáng sợ, nhưng cũng có những cách để bạn không trở thành nạn nhân của họ. Thái nhân cách là một dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, và thường được xác định bởi những đặc điểm như thiếu sự đồng cảm, bất chấp luật lệ, và hành vi bốc đồng. Nếu bạn không thể tránh việc tiếp xúc với một kẻ thái nhân cách, thì hãy chọn cách bình tĩnh đối mặt. Đừng dính líu cảm xúc với họ, bởi sự phiền muộn của bạn cho thấy họ có thể kiểm soát bạn. Hãy gọi giúp đỡ nếu thấy nguy hiểm, và học cách nhận diện những dấu hiệu bạo hành cảm xúc và thể chất.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chấm dứt tình cảm với một kẻ thái nhân cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gọi dịch vụ khẩn cấp nếu bạn rơi vào tình huống nguy hiểm.
    Hãy gọi giúp đỡ nếu người đó đe dọa gây hại cho bạn, cho bản thân họ, hay cho những người khác. Đừng xem nhẹ lời đe dọa đó, cho dù họ chưa có tiền sử bạo hành thể chất trước đó.[1]
    • Không hẳn tất cả những người với hội chứng rối loạn chống đối đều bạo lực, nhưng thái độ gây hấn và bất chấp có thể liên đới tới hành vi đó.
    • Dọa tự sát có thể là chiến thuật nhằm thao túng cảm xúc của bạn. Nếu bạn tin rằng người đó có ý định và sẽ làm bị thương bản thân họ, thì hãy gọi giúp đỡ từ dịch vụ khẩn cấp.
    • Nếu bạn nghi ngờ họ đe dọa tự sát để kiểm soát bạn hoặc đã từng lặp đi lặp lại hành vi tự ngược đãi này, thì hãy ở yên trong ranh giới của mình. Nói với họ rằng bạn không thể chịu trách nhiệm cho hành động của họ và sẽ không để họ kiểm soát bạn. [2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy nhớ rằng bạn không thể chịu trách nhiệm cho hành động của họ.
    Kẻ thái nhân cách là những chuyên gia thao túng, lừa gạt, và đổ lỗi cho người khác. Tình cảnh của bạn không phản ánh bạn là người ngây thơ hay là con mồi dễ ăn. Thay vì tự trách bản thân, hãy hiểu rằng họ là kẻ đối xử tệ với bạn và bạn không chịu trách nhiệm cho hành vi đó.[3]
    • Bạn nên nhớ là kẻ thái nhân cách thường trông rất thân thiện và duyên dáng lúc ban đầu. Trong vài tuần đầu họ có thể rất hấp dẫn, nhưng sau đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu đáng báo động. Ví dụ, họ có thể biến mất trong nhiều ngày, và khi bạn đặt câu hỏi thì họ hành động thái quá, đe dọa bạo lực, và nói rằng họ làm gì cũng không liên quan đến bạn.
    • Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn không hề lẻ loi. Một người với khuynh hướng thái nhân cách thường bất chấp sức khỏe người khác mà đối xử với họ như đồ vật. Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn không phải người duy nhất bị họ đối xử như vậy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hãy tin vào bản năng mách bảo nếu bạn nghi ngờ mối quan hệ này không lành mạnh.
    Hãy lắng nghe linh tính bản thân nếu bạn cảm thấy mỗi khi ở gần người này, bạn lại thấy dè dặt như bước đến gần bờ vực. Nếu cứ nghĩ đến việc gặp gỡ người này lại khiến bạn sợ hãy, thì đã đến lúc phải ra đi.[4]
    • Bạn có thể do dự vì vẫn còn thấy thích người ấy những khi họ hành xử tốt đẹp. Tuy nhiên, hãy tự hỏi liệu có phải người đó chỉ trở nên tử tế khi muốn bạn làm gì đó cho họ. Giả dụ nếu họ nhờ bạn chở đi đâu đó mà bạn không đồng ý thì sao? Nếu khi đó họ nổi cơn lôi đình, thì khả năng cao họ chỉ giả vờ ngọt ngào để lợi dụng bạn.
    • Nhớ rằng kẻ thái nhân cách không nhất thiết gây ra nỗi sợ kinh hoàng. Họ có thể thường xuyên đổ lỗi cho bạn, nói dối, lợi dụng, đột ngột gây hấn, hoặc không quan tâm tới sức khỏe thể chất và tâm thần của bạn, hãy lắng nghe trực giác mách bảo những khi đối tượng có những biểu hiện đó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Học cách thiết lập và bảo vệ ranh giới cá nhân.
    Những kẻ thái nhân cách nổi tiếng hay xâm phạm và thử thách ranh giới cá nhân, nhất là khi ranh giới ấy chưa được thiết lập rõ ràng. Một khi đã vượt qua được mối quan hệ này, bạn nên học cách lập ra giới bạn và bảo vệ chúng. Hãy dành chút thời gian để xem xét cảm xúc và lập ra ranh giới để bảo vệ bản thân khỏi những hành vi thao túng và xâm hại cảm xúc.
    • Ví dụ, bạn có thể bài trí lại nhà ở để môi trường xung quanh không còn liên hệ gì tới kẻ thao túng bạn. Bạn cũng có thể lập ra giới hạn như không sống chung hay chia sẻ tài khoản ngân hàng với người yêu mới cho đến khi trải qua vài khóa trị liệu.[5]
    • Hãy nhớ rằng bạn luôn có quyền từ chối. Bạn không cần phải giải thích, và không ai có thể buộc bạn thay đổi suy nghĩ.
    • Đảm bảo đặt ra ranh giới có thể bảo vệ tương lai cho tình hình thể chất, cảm xúc và tài chính của bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngắt mọi liên lạc sau khi chia tay.
    Cách tốt nhất để đối phó với kẻ thái nhân cách là tách bản thân khỏi họ trong mọi tình huống. Chia tay, và đừng liên lạc với họ nữa. Nghe có vẻ nhẫn tâm, nhưng khai tử mối quan hệ thế này là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho bạn.[6]
    • Đừng vào xem trang mạng xã hội của họ, kìm chế ham muốn gọi hay nhắn tin, và không cho phép bản thân hối hận vì quyết định chia tay. Nếu người này là nguyên do cho mọi bạo hành cảm xúc, lời nói, hay tài chính trong đời bạn, thì họ nên được loại khỏi cuộc đời bạn.
    • Chia tay không phải việc dễ dàng, nhưng hãy mạnh mẽ và đừng cảm thấy tội lỗi. Hãy biết rằng bạn không hề bỏ rơi họ, mà chỉ đang bảo vệ bản thân.
    • Hãy nhớ rằng bạn không phải cố vấn hay bác sĩ tâm lý của họ, và bạn không thể ép họ thay đổi. Một người rối loạn nhân cách chống đối không thể thay đổi mà không có sự can thiệp của chuyên gia, nhưng đa số người với triệu chứng rối loạn lại từ chối điều trị.[7]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lên kế hoạch...
    Lên kế hoạch phòng bị an toàn nếu bạn tin rằng người đó có thể trở nên bạo lực. Nếu bạn lo ngại việc chấm dứt mối quan hệ có thể dẫn đến hành vi bạo lực, thì hãy cân nhắc việc chia tay qua điện thoại hoặc thư điện tử. Nếu bạn sống với người đó, thì hãy nhờ người thân hoặc bạn bè tin cậy giúp bạn thoát khỏi nơi đó an toàn.[8]
    • Ghi nhớ những số điện thoại quan trọng và nếu có thể, hãy mua một chiếc điện thoại dự phòng mà người kia không thể tiếp cận được. Trước khi rời đi, hãy gom hết tài liệu giấy tờ quan trọng, và nếu thấy an toàn, thì hãy chuyển hết tiền bạc và tài khoản tiết kiệm sang tài khoản mới.
    • Đánh một chìa khóa xe dự phòng và giấu chúng ở nơi an toàn.
    • Sắp xếp chỗ ở với bạn bè hay thành viên gia đình. Nếu không có bạn bè hay người thân đáng tin cậy sống cùng địa phương, bạn có thể đi ở nhờ tại trung tâm cứu trợ nạn nhân bạo hành gia đình.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Xin lệnh cách ly nếu bạn lo lắng cho sự an toàn của mình.
    Hãy đi đến tòa án địa phương, nói với họ rằng bạn muốn làm đơn xin lệnh bảo vệ khẩn cấp, và nhờ họ hướng dẫn điền đơn. Hãy gọi thẳng đến hoặc lên trang web của tòa nếu cần phải đặt lịch hẹn.[9]
    • Nhờ một người bạn đáng tin cậy hoặc người nhà đi cùng mình để được hỗ trợ tinh thần.
    • Bạn không cần luật sư để yêu cầu lệnh bảo vệ, cũng như không phải nộp bất kỳ khoản phí nộp đơn nào.
    • Cung cấp cho họ địa chỉ nhà và công ty của người bạo hành bạn, cũng như các bằng chứng khác như toa thuốc, hình ảnh, hoặc báo cáo của cảnh sát.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Dựa vào hệ thống hỗ trợ.
    Chia tay đã là một chuyện khó khăn, việc cố thoát khỏi mối quan hệ độc hại lại càng căng thẳng. Gia đình và bạn bè có thể giúp bạn vượt qua chuyện này, nên hãy trải lòng với họ và dành thời gian cho nhau. Những kẻ thái nhân cách thường cô lập đối tượng của họ, nhưng những người yêu thương bạn sẽ luôn giữ cho bạn khách quan và khẳng định cho bạn biết việc bạn làm là đúng đắn.[10]
    • Bạn cũng có thể tìm những nhóm hỗ trợ được lập ra để hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành cảm xúc hoặc thể chất.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Đối phó với kẻ thái nhân cách ở công sở và trường học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không nghe lời ngụy biện và giải thích của họ.
    Người thái nhân cách hay nói dối, thao túng, và xoay chuyển câu chuyện mà không thấy tội lỗi chỉ để có được thứ họ muốn và tránh phải chịu trách nhiệm. Đừng vội tin những gì họ nói ngoài mặt.[11]
    • Hãy nghĩ lại vì sao người đó lại kể lể, tán chuyện, hay giải thích này nọ. Hãy kiểm tra lại câu chuyện của họ khi có thể. Bạn có thể kéo một người bạn hay đồng nghiệp vào hỏi, hoặc kiểm chứng trên mạng những điều họ nói. Nếu không có cơ hội để kiểm tra, thì hãy lắng nghe linh tính mách bảo.
    • Giả dụ họ kể rằng đồng nghiệp đang nói xấu sau lưng bạn. Hãy tự hỏi bản thân: “Động cơ của họ là gì khi kể chuyện đó? Họ sẽ được gì? Làm thế nào để kiểm tra thông tin này? Họ có quan tâm tới lợi ích của mình không hay chỉ muốn gây xung đột?”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy nghi ngờ nếu thấy họ tâng bốc bạn.
    Mọi lời khen, nhất là những lời có cánh nên được xem xét. Một trong những đặc điểm nhận dạng một người thái nhân cách là khả năng giao tiếp tốt, duyên dáng và hóm hỉnh như bao người. Thông thường, vẻ dễ gần ngoài mặt là một chiến lược để có được thứ họ muốn.[12]
    • Cố hết sức nhìn ra động cơ phía sau vẻ duyên dáng và ngọt ngào của họ. Hãy nhớ lại hình ảnh con người họ như thế nào những lúc không dùng sự hấp dẫn đó để đạt được mục đích. Hãy hỏi bản thân: “Họ sẽ có được gì từ mình khi nỗ lực làm đẹp lòng mình đến thế?”.
    • Ví dụ, đừng quan tâm đến lời khen của họ nếu sau đó họ muốn mượn tiền hay nhờ bạn làm gì đó. Bạn có thể từ chối “Rất tiếc, tớ có quy tắc riêng khi cho bạn bè, gia đình, hay đồng nghiệp mượn tiền”, hoặc “Xin lỗi, tớ bận cả tá việc và không thể nhận thêm dự án này giúp cậu”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng tham gia tranh cãi với họ.
    Hãy làm rõ từ đầu rằng bạn không muốn liên quan đến họ khi bị họ gây áp lực hay đe dọa. Kẻ thái nhân cách luôn muốn kiểm soát tâm lý, thể xác người khác, và họ sử dụng vẻ quyến rũ, đe dọa, thao túng, và bạo lực để duy trì quyền lực đó. Tranh cãi với họ chỉ khiến tình hình căng thẳng, và thể hiện rằng họ gây ảnh hưởng được bạn.[13]
    • Nếu bạn tin rằng bản thân đang gặp nguy hiểm, thì hãy nói chuyện với giáo viên hoặc cố vấn trường học nếu còn tuổi đến trường. Đối với những vấn đề ở công sở, thì hãy trình bày mối quan ngại với bộ phận nhân sự, hoặc nếu công ty bạn không có bộ phận đó, thì hãy trình bày với quản lý.
    • Nếu bạn là giáo viên và đang phải đối mặt với một học sinh như thế, thì đừng vội can thiệp vào những hành vi xâm phạm nội quy trường học. Trước tiên hãy làm rõ rằng học sinh đó đang vi phạm, thông báo cho họ biết hậu quả, và liên hệ hỗ trợ từ cấp cao hơn đối với những hành vi vi phạm rõ ràng.[14]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cố gắng tiếp xúc với họ một cách bình tĩnh và kiên nhẫn.
    Nếu không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với một người thái nhân cách, bạn hãy cố hết sức giữ bình tĩnh. Vẻ khổ sở của bạn sẽ khiến họ biết bản thân tác động được bạn. Thay vào đó, hãy nói chuyện lịch sự, kiểm soát tâm trạng, cho dù họ có hành động thái quá ra sao.[15]
    • Ví dụ, nếu họ làm gì đó sai nhưng lại đổ lỗi cho bạn, đừng hét lên “Đồ dối trá! Anh mới là người gây ra chuyện đó”.
    • Thay vào đó, hãy bình tĩnh: “Tôi hiểu là bạn nghĩ tôi sai”. Nếu một nhân vật có thẩm quyền như quản lý hay giáo viên có mặt, hãy cư xử lý trí, và trình bày những bằng chứng cho thấy đó không phải lỗi do bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói chuyện với người có thẩm quyền nếu bạn cảm thấy tình hình ngày càng quá sức chịu đựng.
    Nếu không thể làm việc hay tiếp xúc với người ấy nữa, bạn hãy xem liệu mình có thể chuyển sang phòng ban khác không. Bạn có thể tìm việc khác nếu cần. Nếu còn đi học, bạn hãy nhờ giáo viên, cố vấn, hoặc một người lớn đáng tin cậy giúp đỡ.[16]
    • Trong khi cách tốt nhất bạn có thể làm được là tránh mặt con người rắc rối ấy, thì không phải lúc nào cách ấy cũng thành công. Công việc có thể yêu cầu bạn phải làm việc gần với người ấy, hoặc tự họ sẽ tìm cách gặp bạn ở công sở hay trường học.
    • Nhờ sự giúp đỡ của người có thẩm quyền hoặc chuyển trường, thay đổi công việc là những lựa chọn lớn, nhưng có thể cần thiết nếu bạn trở thành đối tượng của hành vi bạo hành tâm lý, lời nói, hay thể chất.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Nhận diện dấu hiệu của một người thái nhân cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghĩ xem người đó có tôn trọng luật lệ hay không.
    Một tiêu chí then chốt xác định rối loạn nhân cách chống đối xã hội là thái độ bất chấp luật lệ, nội quy, nguyên tắc xã hội. Một người thái nhân cách hiểu được khái niệm quy tắc và luật pháp, nhưng họ tin rằng bản thân nằm ngoài lằn ranh đúng sai của xã hội.[17]
    • Nhớ rằng nếu một người trộm một thanh kẹo hay vượt đèn đỏ thì không có nghĩa họ là thái nhân cách. Có điểm khác biệt giữa phá luật thông thường và hành vi xem thường các quy tắc chuẩn mực một cách nhất quán, rõ ràng mà không biết ăn năn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiêu ngạo và nghĩ mình hơn người.
    Việc xem thường luật pháp và chuẩn mực xã hội bắt nguồn từ suy nghĩ bản thân họ có đặc quyền hơn người. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội tin rằng bản thân họ vượt lên trên mọi quy tắc xã hội, và họ biện minh cho mọi hành vi miễn là có được thứ mình muốn. Họ không cảm thấy tội lỗi khi phá luật hay thao túng người khác.[18]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ghi nhận mọi hành vi bốc đồng, vô trách nhiệm.
    Không có khái niệm tuân thủ luật lệ, những người với chứng rối loạn nhân cách chống đối có xu hướng hành động bất chấp, liều lĩnh. Thường vướng vào lạm dụng ma túy và rượu. Một người thái nhân cách hiếm khi suy nghĩ kỹ trước khi quyết định, và thường trả lời kiểu “Tôi làm thế vì thấy thích thôi”.[19]
    • Nhớ rằng, một đêm vui chơi say xỉn hay phóng xe bạt mạng không khiến người ta trở thành thái nhân cách. Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một nhóm khuôn mẫu hành vi rất phức tạp. Chỉ có chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo về tâm lý bất thường và đã có kinh nghiệm đối với các trường hợp thái nhân cách mới đưa ra chẩn đoán chính xác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận biết những dấu hiệu gaslighting và thao túng cảm xúc.
    Gaslighting là quá trình thao túng mà một người bạn hoặc người yêu thuyết phục bạn rằng những suy nghĩ và quan điểm của bạn là sai trái. Các dấu hiệu bao gồm tự vấn bản thân, liên tục thấy mình là người phải xin lỗi, luôn nhận sai, và thường phải bao biện cho người yêu hay người bạn đó.[20]
    • Bạn có thể sẽ có linh tính rằng mọi chuyện đang không ổn hoặc mất kết nối với thực tế xung quanh. Nếu bạn tin rằng mình đang là nạn nhân của hình thức thao túng tinh thần hoặc cảm xúc, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân đáng tin cậy hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp bạn lấy lại nhận thức khách quan.
    • Một người thái nhân cách sẽ thao túng cảm xúc người khác để có được thứ họ muốn, duy trì khả năng kiểm soát, vì họ thích như vậy hoặc nhằm đóng vai nạn nhân.[21]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đề cao cảnh giác ở những tình huống nguy hiểm.
    Hoàn cảnh dễ tổn thương bao gồm những tình huống đối tượng tiềm năng của kẻ thái nhân cách đang cô đơn, tìm kiếm niềm vui hay bạn đồng hành. Ví dụ, địa điểm có thể là sân bay quốc tế, quán rượu cho người độc thân, trang web hoặc ứng dụng hẹn hò.[22]
    • Đề cao cảnh giác không có nghĩa là hoang tưởng rằng nguy hiểm đang rình rập trong mọi tình huống xã hội, mà là chú ý đến những dấu hiệu và lắng nghe bản năng. Nếu ai đó khiến bạn thấy không ổn, thì hãy rời đi và đi đến một địa điểm an toàn, sáng sủa, đông người.
    • Cho một người bạn biết địa điểm trước khi hẹn hò với ai đó. Đừng để lộ thông tin cho người lạ, và đừng mượn tiền họ hoặc cho họ tiếp cận với những thứ giá trị.
    • Khi mối quan hệ tiến triển, hãy xem lần đầu họ nói dối, thất hứa, trốn tránh trách nhiệm như một sự hiểu lầm. Hãy nghi ngờ khi những việc đó lặp lại lần 2 và cắt đứt quan hệ nếu có lần 3.[23]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hiểu rằng thái nhân cách là một chứng rối loạn, không phải điều kiện đánh giá đạo đức.
    Nếu một người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, hành vi của họ có thể khó chấp nhận, và việc tiếp xúc với họ có thể khó chịu. Tuy nhiên, chứng rối loạn nhân cách chống đối hay thái nhân cách không thể bị đánh giá là “xấu xa” hay “độc ác”. Thay vào đó, có những thuật ngữ tâm lý học để miêu tả các chứng rối loạn tâm thần.[24]
    • Việc phân biệt giữa thuật ngữ tâm lý và đánh giá đạo đức rất quan trọng, nhưng nên nhớ bạn có quyền từ chối liên hệ với người đã đối xử tệ hay bạo hành bạn.
    • Tình trạng sức khỏe tâm thần không phải là cái cớ cho hành vi con người. Mức độ một người với chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể kiểm soát hành vi của họ vẫn còn là một đề tài phức tạp và nhiều tranh cãi, nhưng bạn không cần phải chịu đựng nếu bị đối xử tệ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đối phó với một người bạn hoặc người thân mắc bệnh tâm lý nghiêm trọng không phải việc dễ dàng. Một cố vấn tâm lý có thể giúp bạn hiểu bệnh của họ và cung cấp chiến lược để tránh những tình huống gây hại.[25]
  • Không phải ai mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội cũng có hành vi bạo lực. Tuy nhiên, những cơn giận bùng nổ và hành động bất chấp là một trong những đặc điểm nhận diện, đừng xem nhẹ mọi hành vi đe dọa bạo lực, bạo hành cảm xúc hay lời nói của họ.[26]
  • Khoảng 3% dân số có thể mắc rối loạn nhân cách phản xã hội, và nó xảy ra ở mọi nền kinh tế và xã hội. Người thái nhân cách, trái ngược với phản xã hội, có khả năng vận hành tốt hơn và ít bùng nổ bạo lực bất thường hơn.[27]
  1. https://www.psychologytoday.com/us/articles/199401/charming-psychopath
  2. https://www.forbes.com/sites/amymorin/2017/07/05/how-to-deal-with-a-workplace-psychopath/#688b91d76793
  3. https://www.inc.com/marla-tabaka/16-signs-you-re-working-with-a-sociopath-and-how-to-protect-yourself.html
  4. https://www.psychologytoday.com/us/articles/199401/charming-psychopath
  5. http://www.northwestms.edu/library/Library/Web/magna_wp7.pdf
  6. https://www.forbes.com/sites/amymorin/2017/07/05/how-to-deal-with-a-workplace-psychopath/#688b91d76793
  7. https://www.forbes.com/sites/amymorin/2017/07/05/how-to-deal-with-a-workplace-psychopath/#688b91d76793
  8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0015230/
  9. https://leb.fbi.gov/articles/featured-articles/psychopathy-an-important-forensic-concept-for-the-21st-century
  10. https://leb.fbi.gov/articles/featured-articles/psychopathy-an-important-forensic-concept-for-the-21st-century
  11. http://www.thehotline.org/2014/05/29/what-is-gaslighting/
  12. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0015230/
  13. https://www.psychologytoday.com/us/articles/199401/charming-psychopath
  14. https://www.inc.com/marla-tabaka/16-signs-you-re-working-with-a-sociopath-and-how-to-protect-yourself.html
  15. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0015230/
  16. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/antisocial-personality-disorder/diagnosis-treatment/drc-20353934
  17. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0015247/
  18. https://psychcentral.com/blog/differences-between-a-psychopath-vs-sociopath/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 4.258 lần.
Trang này đã được đọc 4.258 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo