Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mối quan hệ có thể trở nên bạo lực theo nhiều cách, nhưng cuối cùng thì đều được tóm gọn trong việc giành quyền lực và sự kiểm soát. Mối quan hệ bạo hành là khi một người sử dụng bất kỳ loại bạo lực nào, cho dù là thể chất, tình dục, cảm xúc, hoặc tâm lý, để gây ảnh hưởng hoặc kiểm soát đối phương.[1][2] Mặc dù, nạn nhân của bạo hành thường là nữ giới, nam giới cũng có thể trải nghiệm tình trạng tương tự. Bạo hành diễn ra khá phổ biến trong mối quan hệ đồng giới cũng như khác giới.[3] Nếu bạn tin rằng bạn đang bị bạo hành, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp, như gọi điện thoại đến số 113 để được can thiệp kịp thời. Bạn cũng có thể tìm hiểu cách để xác định dấu hiệu cảnh báo của mối quan hệ bạo hành.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận thức tính cách bạo hành

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm kiếm chủ nghĩa cầu toàn không lành mạnh.
    Người bạo hành thường sở hữu kỳ vọng không thực tế. Họ tin rằng mọi việc cần phải diễn ra theo một hướng cụ thể nào đó hoặc theo tiêu chuẩn riêng của họ. Họ có ý thức mạnh mẽ về yếu tố “công bằng” và “không công bằng”, và họ khá cứng nhắc.[4] Khi mọi chuyện không xảy ra theo như kỳ vọng phi thực tế của họ, họ sẽ “nổi điên”, bực bội, tức giận, và thậm chí là sử dụng bạo lực.[5]
    • Người có tính bạo hành thường muốn mọi người, đặc biệt là người họ yêu, phải tuân theo những tiêu chuẩn không thực tế và không công bằng của họ. Họ có thể nói những câu như “Anh/Em là người duy nhất mà em/anh cần trong cuộc sống”, và hy vọng bạn thực hiện mọi yêu cầu của họ.[6]
    • Họ thường tức giận vô lý trước khó khăn nhỏ nhặt, như kẹt xe hoặc khi bài kiểm tra của con cái họ bị điểm kém.
    • Người có tính cầu toàn không nhất thiết phải là người bạo hành. Nhưng những hành vi trên có thể là dấu hiệu "cảnh báo".
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc xem...
    Cân nhắc xem liệu người đó có thể hiện “tâm trạng thất thường” hoặc dấu hiệu khác của tình trạng rối loạn cảm xúc hay không. Đôi khi, ai cũng có tâm trạng thất thường, nhưng người bạo hành thường thay đổi giữa nhiều cảm xúc khác nhau. Bạn có thể sẽ cảm thấy như bạn phải “dè chừng” khi ở cạnh người đó, hoặc rằng họ là một “ngòi nổ” mà bất kỳ tác nhân nào cũng có thể kích hoạt.[7]
    • Người đó có thể sẽ kìm nén cảm xúc của mình cho đến khi chúng bộc phát. Hoặc, họ sẽ trở nên gây hấn thụ động và cố gắng khiến bạn cảm thấy có lỗi theo một cách nào đó. Sự bùng nổ và đa cảm là dấu hiệu cảnh báo của một người không khỏe mạnh về mặt cảm xúc.
    • Trong nhiều trường hợp, sự bất ổn trong cảm xúc có thể là do rối loạn tâm thần hoặc hành vi gây nên. Đối với tình trạng này, người yêu của bạn cần phải tiến hành điều trị và tư vấn. Bạn không nên sống cùng người bạo hành chỉ bởi vì họ cần đến sự giúp đỡ.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Suy nghĩ xem liệu người đó có chấp nhận trách nhiệm của mình hay không.
    Người bạo hành thường phủ nhận trách nhiệm cho hành động của chính mình mỗi khi có thể. Họ đổ lỗi cho người khác vì đã khiến họ có cảm giác và hành động như vậy.[9]
    • Ví dụ, người đó có thể nói một điều gì đó như “Anh/Em làm em/anh bực bội vì anh/em mâu thuẫn với em/anh và em/anh không thể kiểm soát chính mình”. Câu nói này là để đổ lỗi hành động cá nhân cho người khác.
    • Người bạo hành sẽ đổ lỗi cho người khác là nguyên nhân khiến mối quan hệ trong quá khứ của họ tan vỡ. Bạn sẽ khó mà cho rằng điều này là một dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là khi họ nói tốt về bạn hơn người kia. Ví dụ, người đó có thể đổ lỗi cho bạn đã gây ra sự thất bại trong mối quan hệ trước kia của họ bằng cách nói rằng “Em/Anh thật tốt, không như kẻ tâm thần mà anh/em từng hẹn hò”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Suy nghĩ xem liệu bạn có cảm thấy được công nhận không.
    Người bạo hành thường cảm thấy rằng họ là người có quyền, như thể nhu cầu và ý tưởng của họ quan trọng hơn bất kỳ người nào.[10] Ngay cả trong mối quan hệ tình cảm lành mạnh khi một người “nắm quyền”, cả hai người tham gia đều sẽ cân nhắc tới ý tưởng và nhu cầu của nhau. Mối quan hệ bạo hành thường chỉ diễn ra một chiều.[11]
    • Nếu bạn không có cảm giác như người bạn yêu lắng nghe bạn hoặc quan tâm đến suy nghĩ cũng như nhu cầu của bạn, đây là yếu tố cho thấy mối quan hệ này không lành mạnh.
    • Bạn cần phải cảm nhận được sự thoải mái khi trò chuyện với người ấy về chủ đề khó khăn, ngay cả khi bạn không đồng ý với họ. Mặc dù, ngay cả trong mối quan hệ lành mạnh, thỏa hiệp không phải là điều dễ dàng, cả hai người tham gia cần phải cảm nhận rằng họ đã được lắng nghe và được tôn trọng.
    • Người thường cố gắng trở thành người “đúng” bằng bất kỳ giá nào sẽ không chú ý đến nhu cầu và khao khát của bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm kiếm dấu hiệu ghen tuông.
    Ban đầu, ghen tuông nghe có vẻ khá tâng bốc, như thể người đó quan tâm đến bạn nhiều đến mức họ không thể chịu đựng được khi trông sự quý mến người khác dành cho bạn. Tuy nhiên, ngay cả sự ghen tuông nhỏ nhặt cũng là dấu hiệu của sự phát triển của hành vi kiểm soát trong tương lai.[12]
    • Đối với người quan tâm đến bạn, ghen tuông sẽ có ý nghĩa khác. Nó không phải là biểu hiện của tình yêu, mà là yếu tố cho thấy người bạn đời của bạn không tin tưởng bạn.[13]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Quan sát cách người đó tương tác với mọi người.
    Người bạo hành thường chỉ biết quan tâm đến mình.[14] Cách cư xử của họ đối với người khác sẽ cho bạn biết cách họ sẽ đối xử với bạn.
    • Người bạo hành sẽ tàn nhẫn hoặc không tôn trọng người khác, đặc biệt là người mà họ xem như là người “thấp kém” hơn họ. Nếu người bạn yêu ngược đãi hoặc xem thường người yếu thế hoặc có vị thế không cao bằng họ, đây là dấu hiệu cho thấy rằng có lẽ họ cũng sẽ thực hiện điều tương tự với bạn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Xác định sự bạo hành

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân nhắc xem bạn có được tự do không.
    Ngay cả trong mối quan hệ gắn bó lành mạnh nhất, cả hai cần phải cảm nhận sự tự do trong việc bộc lộ bản thân và đưa ra quyết định riêng của mình. Người bạo hành thường cố ý tước bỏ quyền lực và sự tự do của nạn nhân. Họ sẽ ghen tuông, kiểm soát, và thậm chí là khiến bạn có cảm giác có lỗi vì đã cố gắng bày tỏ nhu cầu của bản thân. Bạn nên suy nghĩ xem liệu bạn có nhận thấy một vài yếu tố sau hay không:[15][16]
    • Người ấy yêu cầu bạn “báo cáo” vị trí của bạn với họ mọi lúc mọi nơi.
    • Người ấy cố gắng kiểm soát trang phục bạn mặc, nơi bạn đến, và người mà bạn gặp gỡ.
    • Họ theo dõi quá trình sử dụng internet, điện thoại di động, hoặc mạng xã hội của bạn, hoặc yêu cầu bạn cho họ biết mật khẩu tài khoản.
    • Bạn khó có thể sử dụng tiền bạc hoặc phương tiện di chuyển.
    • Người yêu của bạn cô lập bạn khỏi bạn bè và gia đình bạn.
    • Họ cấm bạn không được gặp gỡ người khác trừ khi có họ đi cùng, hoặc tức giận với bạn khi bạn dành thời gian riêng với bạn bè.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Suy nghĩ về cảm giác của bạn khi ở cạnh người ấy.
    Đôi khi, con người sẽ trở nên khó chịu, thậm chí là giận dữ, hoặc cảm thấy bị tổn thương bởi từ ngữ hoặc hành động của người mình yêu. Tuy nhiên, những trải nghiệm này thường chỉ diễn ra nhất thời và thỉnh thoảng. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn bã, bị tổn thương, bị làm nhục, hoặc thất vọng với người ấy, đây là dấu hiệu của mối quan hệ không lành mạnh. Bạn nên xem xét yếu tố sau:[17]
    • Liệu bạn có cảm giác như thể người ấy “làm cạn kiệt nguồn sống” của bạn? Có phải dành thời gian cho họ về mặt cảm xúc cũng như thể chất khiến bạn mệt mỏi?
    • Bạn có cảm thấy tồi tệ về bản thân khi ở cạnh người ấy?
    • Có phải người bạn yêu cố gắng khiến bạn cảm thấy có trách nhiệm hoặc có lỗi trước cảm giác và hành động của họ?
    • Bạn có cảm thấy khó chịu, xấu hổ, hoặc bị xem thường khi ở cạnh người ấy?
    • Bạn có cảm nhận được rằng giữa hành vi của bạn và của người ấy có tiêu chuẩn khác nhau?
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lắng nghe cách nói chuyện của người ấy với bạn.
    Mối quan hệ lành mạnh không bao gồm sự xem thường, sỉ nhục, không tôn trọng, hoặc đe dọa.[18] Thỉnh thoảng, gây tổn thương cho cảm giác của nhau là điều tự nhiên, nhưng tình trạng này không bao giờ được phép diễn ra một cách cố ý, và người gây tổn thương cho người khác cần phải thừa nhận và xin lỗi. Bạn nên tự hỏi bản thân những điều sau đây để xác định xem có phải bạn đang trong một mối quan hệ bạo hành:[19]
    • Người ấy có thường chỉ trích hoặc xoi mói bạn?
    • Người bạn yêu có gọi bạn bằng cái tên không hay hoặc lăng mạ bạn hay không?
    • Có phải họ nói rằng bạn “đáng” bị lăng mạ?
    • Có phải người ấy tiếp tục thực hiện hành động nào đó sau khi bạn đã nói với họ rằng họ làm bạn bị tổn thương?
    • Bạn có nghĩ bản thân bị phớt lờ, xua đuổi, hoặc không tôn trọng?
    • Người ấy có la mắng hoặc hét vào mặt bạn hay không?
    • Bạn có cảm thấy tồi tệ với chính mình khi người bạn yêu trò chuyện với bạn?
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Suy nghĩ xem liệu bạn có cảm nhận được sự an toàn không.
    Ngay cả lời đe dọa sử dụng bạo lực cũng là hành vi bạo hành. Đe dọa làm hại bạn hoặc người thân yêu của bạn nếu bạn không tuân theo lời họ là chiến thuận phổ biến của người bạo hành.[20] Bạn cần phải cảm nhận được sự an toàn và ổn định trong mối quan hệ. Nếu không, bạn không đang trong một mối quan hệ lành mạnh và cần phải được trợ giúp ngay lập tức.[21]
    • Bạo hành không chỉ là đấm, đá, hoặc tát. Bạo hành thể chất cũng bao gồm phá hoại tài sản, làm hại vật nuôi, phản đối nhu cầu cơ bản của bạn, nhốt bạn, hoặc bỏ mặt bạn tại nơi lạ lẫm hoặc nguy hiểm.[22][23]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc xem cả hai có cảm nhận được sự thỏa mãn trong đời sống tình dục.
    Người bạo hành có thể áp bức, thao túng, ép buộc bạn để giành được điều họ muốn, và điều này sẽ diễn ra trong cả lĩnh vực tình dục. Đời sống tình dục lành mạnh là khi cả hai đều đồng thuận và biết vì nhau. Nếu bạn không nghĩ rằng người ấy tôn trọng mong muốn của bạn, hoặc nếu bạn bị gây sức ép hoặc bị ép buộc thực hiện điều mà bạn không muốn, đây là biểu hiện của tình trạng lạm dụng tình dục.[24][25]
    • Bạn có quyền đồng ý tiến hành một vài hành vi tình dục và từ chối những hành vi khác. Không có một “hợp đồng” tình yêu nào yêu cầu bạn phải thực hiện hoạt động tình dục mà bạn không muốn. Ngay cả khi bạn đã từng quan hệ với người bạn yêu nhiều lần trước đây, bạn luôn được phép nói “không” và đối phương phải tôn trọng nó.
    • Gây áp lực hoặc ép buộc cũng là bạo hành. Nếu người bạn yêu cố gắng ép buộc bạn tiến hành hành vi tình dục bằng lời nói theo kiểu “Nếu anh/em thật sự yêu em/anh, anh/em sẽ làm điều này”, bạn đang ở trong một mối quan hệ không lành mạnh.
    • Bạn cũng phải được quyền kiểm soát việc sử dụng biện pháp tránh thai và/hoặc phòng bệnh STI (bệnh lây truyền qua đường tình dục). Người ấy phải tôn trọng quyết định của bạn, và không được phép tạo áp lực hoặc ép bạn quan hệ tình dục mà không sử dụng phương pháp bảo vệ như bạn yêu cầu.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Thoát khỏi mối quan hệ bạo hành

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bạn nên biết rằng bạo hành không bao giờ là lỗi của bạn.
    Không may, nhiều quan niệm sai lầm phổ biến lại cho rằng một vài người “xứng đáng” bị bạo hành hoặc “tự mình chuốc lấy rắc rối”. Đây là tư tưởng hoàn toàn sai lệch. Dù bạn có làm gì thì bạn cũng xứng đáng được đối xử bằng thái độ lịch sự và sự tử tế. Bạo hành không bao giờ là do lỗi của nạn nhân.[26]
    • Điều này được áp dụng cho mọi loại bạo hành. Mỗi người đều phải tự chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chia sẻ với người mà bạn tin tưởng.
    Sẽ khó khăn và thậm chí là nguy hiểm để rời bỏ mối quan hệ bạo hành. Bạn không nên một mình đương đầu với nó. Hãy chia sẻ mối lo ngại của bạn với người mà bạn tin tưởng. Họ có thể là bạn bè, họ hàng, nhà tư vấn, nhà chức trách, hoặc một người nào đó trong tổ chức tôn giáo của bạn. Bạn nên cho họ biết mọi điều mà bạn đang phải trải qua và nhờ họ giúp đỡ.[27]
    • Bạn càng có nhiều sự hỗ trợ thì bạn sẽ càng có khả năng thoát khỏi mối quan hệ bạo hành và tiến đến một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Liên lạc với đường dây nóng dành cho tình trạng bạo lực gia đình.
    Những đường dây nóng này sẽ giúp đỡ bạn ngay cả khi bạn không đang gặp phải tình huống khẩn cấp. Họ sẽ cung cấp cho bạn nhân viên đã được đào tạo để lắng nghe bạn và giúp bạn suy nghĩ phương án cho tình huống. Họ cũng sẽ giúp bạn tìm cách đối phó an toàn với vấn đề, giới thiệu bạn đến một vài nguồn địa phương, và cho bạn trò chuyện với người biết cảm thông.[28]
    • Tại Việt Nam, bạn có thể gọi điện thoại đến số (04) 3775 9339, Hotline tư vấn cho người bị bạo lực gia đình.
    • Bạn có thể tham khảo trang web HotPeachPages để tìm kiếm dữ liệu về cơ quan chuyên về bạo lực gia đình.[29]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cắt đứt với người bạo hành.
    Người bạo hành thường sẽ cố gắng tấn công vào lòng tốt của bạn bằng cách hứa hẹn thay đổi. Đây là một phần của chu kỳ bạo hành và bạn không nên tin tưởng. Đừng tương tác với người đó bằng mọi giá.[30]
    • Bạn cũng sẽ cảm thấy bị cộng đồng, gia đình, hoặc truyền thống của bạn gây sức ép trong việc “tha thứ” cho người đó. Bạn nên nhớ rằng sự thứ tha thật sự phải được thực hiện là vì lợi ích của bạn, chứ không phải của người khác. Bạn có thể lựa chọn loại bỏ gánh nặng hoặc sự tức giận mà không cho phép tình trạng bạo hành tiếp diễn.
    • Sẽ khó để chấm dứt hoàn toàn trừ khi bạn thật sự loại bỏ người đó khỏi cuộc sống của bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp.
    Vượt qua ảnh hưởng của bạo hành sẽ vô cùng khó khăn. Khoảng 31 – 84% người đã thoát khỏi tình trạng bạo lực gia đình đều gặp phải Hội chứng Rối loạn Căng thẳng Sau Chấn thương (PTSD).[31] Bạo hành cũng sẽ kích hoạt sự trầm cảm và lo âu. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giúp bạn vượt qua vết thương do nó để lại và sống một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.[32]
    • Nhiều cơ quan, bệnh viện, bác sĩ, và nơi lánh nạn cho phụ nữ bị bạo hành sẽ giới thiệu bạn đến với nhà tư vấn hoặc nhà trị liệu đã được đào tạo.
    • Tìm kiếm bác sĩ trị liệu sử dụng phương pháp điều trị “dựa trên bằng chứng”, như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp nhận thức (CPT), liệu pháp tiếp xúc kéo dài (PE), hoặc liệu pháp giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR). EMDR là phương pháp điều trị phổ biến cho PTSD.[33]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Củng cố mạng lưới hỗ trợ.
    Nạn nhân của bạo hành sẽ lâm vào trạng thái nghĩ rằng sự bạo hành trong mối quan hệ của họ là “bình thường” hoặc là thứ họ “đáng được nhận”. Tình trạng này sẽ làm tăng khả năng hình thành mối quan hệ bạo lực trong tương lai. Vây quanh bản thân với người đối xử tốt với bạn bằng sự quan tâm, tình yêu thương, và lòng tôn trọng, sẽ giúp bạn nhận thức được rằng bạn xứng đáng được đối xử theo cách này.[34][35]
    • Kết bạn. Người đã từng có mối quan hệ bạo hành thường sẽ có cảm giác bị cô lập khỏi bạn bè và gia đình. Kết bạn mới sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.[36]
    • Tham gia câu lạc bộ hoặc đoàn thể. Kết giao với người có cùng chí hướng hoặc người sở hữu mối quan tâm tương tự bạn sẽ giúp bạn cảm thấy như bạn là một phần của cộng đồng to lớn hơn.[37]
    • Hãy cởi mở với người mà bạn tin tưởng. Một vài người có thể sẽ phán xét bạn, và đây là hành động sai trái cũng như không công bằng. Tuy nhiên, nhiều người khác sẽ rất vui vì được có mặt bên bạn. Trò chuyện về trải nghiệm của bản thân với người mà bạn tin tưởng sẽ giúp bạn xử lý chúng và tiến bước.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn nên nhớ rằng cô đơn vẫn tốt hơn là ở cạnh người yêu không phù hợp và sở hữu mối quan hệ sai lầm.
  • Bạn luôn xứng đáng được nhận sự tôn trọng. Không nên tha thứ cho bất kỳ người nào không đối xử với bạn theo cách này.

Cảnh báo

  • Bạo hành sẽ không “trở nên tốt hơn”. Thật ra, nó sẽ tồi tệ hơn theo thời gian. Đừng chịu đựng chỉ vì bạn hy vọng rằng “tình yêu” của bạn sẽ khiến người bạn yêu thay đổi. Người duy nhất có thể thay đổi họ chính là bản thân họ.
  • Nếu bạn đang trong tình trạng khẩn cấp, hãy gọi 113 hoặc dịch vụ khẩn cấp khác ngay lập tức.
  1. https://www.psychologytoday.com/blog/anger-in-the-age-entitlement/200812/are-you-dating-abuser
  2. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/09/28/recognizing-the-signs-of-domestic-violence/
  3. https://www.psychologytoday.com/blog/anger-in-the-age-entitlement/200812/are-you-dating-abuser
  4. http://utpolice.utk.edu/files/2013/01/Signs-to-Look-for-in-an-Abusive-Personality.pdf
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/anger-in-the-age-entitlement/200812/are-you-dating-abuser
  6. http://www.aaets.org/article144.htm
  7. http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
  8. http://psychcentral.com/blog/archives/2014/10/13/21-warning-signs-of-an-emotionally-abusive-relationship/
  9. http://www.biomedsearch.com/article/essential-elements-healthy-relationship-Relationships/99514103.html
  10. http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
  11. http://www.justice.gov/ovw/domestic-violence
  12. http://www.thehotline.org/is-this-abuse/abuse-defined/
  13. http://www.thehotline.org/is-this-abuse/abuse-defined
  14. http://stoprelationshipabuse.org/educated/types-of-abuse/physical-abuse/
  15. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/09/28/recognizing-the-signs-of-domestic-violence/
  16. http://stoprelationshipabuse.org/educated/types-of-abuse/sexual-abuse/
  17. http://stoprelationshipabuse.org/educated/avoiding-victim-blaming/
  18. http://www.pamf.org/teen/abc/unhealthy/abusiverelationships.html
  19. http://www.thehotline.org/help/what-to-expect-when-you-contact-the-hotline/
  20. http://www.hotpeachpages.net/
  21. http://www.thehotline.org/2013/05/finding-closure-after-abuse/
  22. http://vaw.sagepub.com/content/18/11/1279.full.pdf
  23. http://www.thehotline.org/2012/08/counseling-for-domestic-violence-survivors/
  24. http://www.ptsd.va.gov/PTSD/public/treatment/therapy-med/finding-a-therapist.asp
  25. http://www.huffingtonpost.com/pamela-dussault/how-to-avoid-emotionally-_b_3631367.html
  26. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6666751
  27. http://vaw.sagepub.com/content/18/11/1279.full.pdf
  28. http://www.thehotline.org/2013/05/finding-closure-after-abuse/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Moshe Ratson, MFT, PCC
Cùng viết bởi:
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Moshe Ratson, MFT, PCC. Moshe Ratson là Giám đốc Điều hành của spiral2grow Marriage & Family Therapy, một phòng khám chuyên về huấn luyện và liệu pháp trị liệu tại Thành phố New York. Ông đã nhận bằng Thạc sĩ về Trị liệu Hôn nhân và Gia đình tại Đại học Iona và đã làm việc trong ngành trị liệu được hơn 10 năm. Bài viết này đã được xem 2.050 lần.
Trang này đã được đọc 2.050 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo