Cách để Ngừng cười vào những lúc không thích hợp

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tiếng cười bật ra không đúng lúc có thể khiến người ta ngượng ngùng, nhưng thực ra đó lại là một phản ứng tự nhiên ở một số người khi họ đối mặt với một tình huống căng thẳng cao độ. Lý do có thể là vì tiếng cười giúp người ta cảm thấy khá hơn trước những gì đang xảy ra, dù đó là một tình huống tồi tệ.[1] Đây cũng có thể là một phản ứng giúp bạn xả stress và giảm căng thẳng. Nếu hành vi cười không đúng chỗ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy bắt đầu xử lý bằng cách kiềm chế cơn cười. Nếu cách này không có tác dụng, có thể bạn cần giải quyết các nguyên nhân kích thích cơn cười. Khi không thể nhịn được cười, bạn hãy tìm cách đối phó với nó.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Kiềm chế cảm giác muốn bật cười

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh lạc hướng bản thân khỏi cơn cười.
    Có thể bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để học cách kiềm chế cơn cười, nhưng việc đánh lạc hướng sẽ là một cách dễ dàng để ngăn chặn điều này. Hãy thử một trong những cách sau đây để hướng các suy nghĩ của bạn ra khỏi những yếu tố khiến bạn không nhịn được cười:[2]

    Đánh lạc hướng nhanh
    Tự cấu véo. Cảm giác đau nhẹ sẽ làm bạn phân tâm.
    Đếm ngược từ 100. Chuyển sự tập trung sang một thứ gì đó vô vị như những con số là một cách để giúp bạn làm dịu cảm xúc.
    Lập một bản danh sách trong đầu. Danh sách các loại thực phẩm, những việc cần làm, những nơi nghỉ mát, những bộ phim yêu thích – chọn một đề tài đơn giản và bắt đầu liệt kê. Điều này sẽ giúp bạn tự chủ hơn.
    Tìm kiếm một màu sắc nào đó trong phòng. Chọn bất kỳ một màu sắc và tìm xem bạn có thể phát hiện ra bao nhiêu điểm có màu đó. Mục tiêu nhỏ này sẽ chuyển sự tập trung và cảm xúc của bạn sang hướng khác.
    Hát nhẩm một bài hát. Bài hát có thể chỉ đơn giản như bài bảng chữ cái ABC! Nhẩm theo giai điệu và lời bài hát là một cách tuyệt vời để đưa tâm trí bạn ra khỏi cảm xúc và cơn cười.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định những nhân tố khiến bạn cười không đúng lúc.
    Có phải bạn cười vì lo lắng, hoặc cười để đối phó với cảm giác đau khổ? Có thể bạn cười vì thừa năng lượng và không biết tìm từ ngữ diễn tả điều mà bạn muốn nói. Dù nguyên nhân là gì, hãy viết ra khi tiếng cười của bạn đang gây rắc rối.
    • Xem xét về thời gian, địa điểm, tình huống và những người có thể khiến bạn buồn cười. Những thứ này được gọi là nhân tố kích thích. Khi đã xác định được những nhân tố đó, bạn có thể bắt đầu xử lý thói quen cười của mình.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn các hành vi khác thay thế cho cười.
    Thay vì cười, bạn có thể làm gì khi bồn chồn lo lắng?
    Ví dụ: gật đầu, liếm môi, thở ra chậm rãi hoặc bấm bút.
    Những hành vi được chọn để thay thế cho hành vi cười sẽ tùy thuộc vào tình huống khiến bạn bật cười.[4]
    • Ví dụ, bạn có thể cười vì lo lắng trong các cuộc họp ở công ty. Trong trường hợp này, bạn hãy bấm bút thay vì cười.
    • Nếu bạn có xu hướng cười trong những khoảnh khắc quan trọng, hãy hít một hơi sâu và thở ra vào lúc bạn thường bật cười.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lập một kế hoạch thay thế tiếng cười.
    Vì bạn đã biết điều gì khiến bạn cười và cần phải làm gì để thay thế, hãy tự nhủ rằng bạn sẽ bám sát vào đó trong khi thực hiện hành vi mới. Bạn sẽ dễ thành công hơn khi ôn lại kế hoạch trong đầu.[5]
    • Tự nói với bản thân “Lần sau, nếu mình thấy lúng túng trong cuộc họp thì mình sẽ bấm bút,” hoặc “Khi đến đám tang, mình sẽ gật đầu khi mọi người đang chia buồn.”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Học cách đối...
    Học cách đối phó với chứng lo âu xã hội, nếu bạn mắc phải chứng bệnh này. Chứng lo âu xã hội là nguyên nhân phổ biến gây ra tiếng cười do hồi hộp, vì vậy bạn có thể kiềm chế tiếng cười không thích hợp khi học cách đối phó với nó.[6] Việc đương đầu và chấp nhận những nỗi lo lắng của mình có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong các tình huống xã hội và tăng khả năng kiểm soát tiếng cười do hồi hộp.

    Đối phó với chứng lo âu xã hội
    Lập một danh sách các tình huống đáng sợ. Nghĩ về những thứ khiến bạn lo âu và những việc mà bạn có thể làm để đối phó. Tiếp theo, hãy can đảm thử nghiệm. Thực hiện từng bước nhỏ với sự giúp đỡ của một người mà bạn tin cậy.
    Ghi lại những lần giao tiếp xã hội thành công. Tập trung vào những điều tốt đẹp bạn đã trải qua, cách bạn chiến thắng nỗi sợ, và cảm giác tuyệt vời của bạn sau đó.
    Nhận diện các ý nghĩ tiêu cực đang cản bước bạn. Có thể bạn thường cố đoán trước tương lai, sợ hãi nghĩ về điều tồi tệ nhất và lo lắng người khác đánh giá mình. Nhận thức rõ khi bạn không thể điều khiển được thứ gì đó, chẳng hạn như ý nghĩ của người khác, và chung sống hòa bình với nó.
    Thử suy nghĩ tích cực. Mỗi khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu, bạn hãy ngăn mình lại. Hít một hơi thật sâu và buộc bản thân nghĩ về điều gì đó có tính khích lệ hơn như “Mình sẽ không thành công nếu không thử.”
    Gặp một chuyên gia trị liệu. Nếu cần giúp đỡ để vượt qua chứng lo âu xã hội, bạn hãy hẹn gặp một chuyên gia trị liệu để nói về những khó khăn của bạn và học các chiến thuật đối phó.

  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thực hành chánh niệm.
    Thiền chánh niệm có thể giúp bạn sống trong hiện tại và ý thức được môi trường xung quanh mình, từ đó bạn sẽ kiềm chế được cơn cười do những ý nghĩ phân tâm và lan man gây ra.[7]

    Bài tập chánh niệm cơ bản
    Nhắm mắt và lặp lại một câu thần chú. Nghĩ về một từ hoặc một câu nói tập trung vào bản thân, chẳng hạn như “bình tĩnh” hoặc “hít thở.” Duy trì như vậy trong 5 phút mỗi ngày, để cho các ý nghĩ đến rồi đi mà không tập trung vào chúng hoặc phán xét chúng. Chỉ tập trung hít thở và quay trở lại với câu thần chú.
    Rà soát cơ thể. Nhận ra những cảm giác tinh tế trong cơ thể, chẳng hạn như cảm giác ngứa hoặc nhoi nhói. Hãy để cho các cảm giác đó trôi qua mà không phán xét và đừng phản ứng. Chậm rãi rà soát từng bộ phận trên cơ thể từ ngón chân lên đến đỉnh đầu.
    Nhận biết các cảm giác của bạn. Cho phép bản thân cảm nhận mà không phán xét. Khi nhận thấy một cảm xúc nào đó, bạn hãy gọi tên nó ra, chẳng hạn như “buồn” hoặc “khó chịu.” Hãy thả lỏng, chấp nhận sự xuất hiện của nó và để nó qua đi.

    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xử lý tiếng cười không thích hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi ra nơi khác khi bạn bắt đầu cười, nếu có thể.
    Khi tiếng cười bật ra trước khi bạn ngăn lại được, hãy xin phép rời khỏi nơi đó. Như vậy bạn sẽ có thời gian bình tĩnh lại và hít vài hơi sâu trước khi quay trở lại với mọi người. Hãy học cách nhận biết cảm giác xuất hiện trước khi cười và cố gắng xác định các yếu tố khiến bạn cười để bạn có thể kịp thời rút lui khỏi nơi đó.[8]
    • Đi vào
      nhà vệ sinh
      nếu bạn đang ở đám tang hoặc ở văn phòng.
    • Rời khỏi hoặc
      ngồi vào xe
      nếu bạn đang ở hiện trường một vụ tai nạn.
    • Rời khỏi phòng
      nếu ai đó vừa nói điều gì đó không phù hợp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Khỏa lấp tiếng cười bằng tiếng ho, nếu bạn không kịp rời đi.
    Lấy tay che miệng và phát ra âm thanh như ho. Nếu tiếng cười vẫn tiếp tục bật ra, bạn hãy lấy cớ ho để đi vào phòng vệ sinh, nơi mà bạn có thể bình tĩnh lại.
    • Cách này có hiệu quả khi bạn bắt đầu bật ra tiếng cười không chủ ý mà không kịp ngăn chặn.
    • Bạn cũng có thể giả vờ xì mũi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xin lỗi vì bạn đã cười, nếu tiếng cười vẫn bật ra.
    Nói với người kia rằng bạn thường phải đối phó với cảm giác căng thẳng bằng cách cười, sau đó xin lỗi nếu phản ứng của bạn đã làm tổn thương họ.
    Sự thổ lộ của bạn có thể giúp họ hiểu nguyên do khiến bạn làm như vậy,
    và cũng giúp bạn bớt cười vì sự lo lắng đã được giảm nhẹ.[9]
    • Hãy nói “Mình rất xin lỗi vì đã cười trong đám tang của bố cậu. Mình muốn cậu biết rằng mình không thấy có gì vui cả, mình cười chỉ là vì cảm thấy buồn. Mình hy vọng điều này không làm cậu tổn thương.”
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xử lý các yếu tố gây cười không đúng lúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói chuyện với chuyên gia trị liệu để giải quyết các vấn đề sâu hơn.
    Có thể bạn không đủ khả năng tự ngừng cười vào những lúc không thích hợp, và như vậy cũng không sao! Một chuyên gia trị liệu có thể
    giúp bạn xác định nguyên nhân và đề ra các phương pháp hiệu quả hơn để khắc phục.
    [10]
    • Bạn có thể tìm kiếm chuyên gia trị liệu trên mạng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi xem bạn có thể dùng thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI) không.
    Người ta có thể trải qua từng đợt cười mất kiểm soát do các chứng bệnh như nhiễu loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, sa sút trí tuệ, đột quỵ hoặc các bệnh lý thần kinh khác. Thuốc SSRI có thể giúp một số người giảm bớt các cơn cười.[11]
    • Bác sĩ sẽ xác định thuốc có thích hợp với bạn hay không. Không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng tốt với thuốc SSRI, hơn nữa còn có nguy cơ tương tác với các thuốc khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiếp nhận liệu...
    Tiếp nhận liệu pháp nhận thức - hành vi nếu bạn mắc hội chứng Tourette hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Cả hai bệnh này có thể khiến bạn cười vào những lúc không thích hợp. Hội chứng Tourette gây ra cơn cười như cử động giật, trong khi rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khiến bạn cười như một thói quen. May mắn là bạn có thể học cách khắc phục các hành vi này, mặc dù sẽ khó khăn.
    • Liệu pháp nhận thức - hành vi có thể giúp bạn học cách nhận biết khi nào cơn cười có thể đến và cách để kiểm soát tình trạng đó.[12]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng cảm thấy tội lỗi vì bạn muốn cười. Cảm giác muốn cười vào những tình huống buồn thảm hoặc nghiêm túc là điều hoàn toàn bình thường, vì nó giúp bạn bớt căng thẳng.
  • Thử kéo hai khóe miệng xuống thành nếp nhăn. Hành động này có thể báo hiệu cho não biết là bạn đang buồn.
  • Nhìn chằm chằm vào một vật nào đó trong phòng và tập trung vào hơi thở. Không nhìn vào bất cứ ai đang cười hoặc thứ gì đó khiến bạn buồn cười lúc ban đầu, vì sau đó bạn sẽ lại bật cười lần nữa.
  • Cố gắng nhìn thật lâu vào một điểm trong phòng và đừng rời mắt khỏi vị trí đó.
  • Hít thở dài và sâu qua mũi, cố gắng không mở miệng.

Cảnh báo

  • Nếu bạn không thể ngừng cười (hoặc khóc) một cách mất kiểm soát vào những lúc không thích hợp, có lẽ nguyên nhân là do một căn bệnh rối loạn thần kinh vì chấn thương hoặc bệnh lý trong não. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ.
  • Không cắn môi, cắn lưỡi hoặc bên trong má để tránh bị thương.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 60.911 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 60.911 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo