Cách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn muốn an ủi một người bạn hoặc người thân đang ốm, nhưng làm sao bạn giúp họ cảm thấy khá hơn qua tin nhắn? Hóa ra, chỉ một tin nhắn ngắn lạc quan cũng rất hiệu nghiệm cho tâm trạng của người ốm và khiến họ cảm thấy được khích lệ (cho dù từ xa). Dù họ bị cảm hay vừa được chẩn đoán mắc một căn bệnh nghiêm trọng, chúng tôi đã tập hợp ở đây một danh sách các tin nhắn hữu ích mà bạn có thể gửi cho người ốm. Hãy đọc tiếp để biết cách động viên một người đang ốm và giúp họ vui lên nhé.

1

“Bạn thấy trong người thế nào?”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một tin nhắn...
    Một tin nhắn “chỉ để hỏi thăm” có thể giúp khích lệ tinh thần của người ốm đang tù túng ở nhà. Dù chỉ bị cảm hay bệnh nặng, ai cũng thấy được an ủi rất nhiều khi biết có người quan tâm đến sức khỏe của mình, nhất là nếu họ đang bị giam hãm trong bốn bức tường. Hãy hỏi thăm xem họ cảm thấy trong người ra sao hoặc nói rằng bạn đang nghĩ về họ để giúp họ lạc quan hơn.
    • “Chào cậu! Tớ đang nghĩ về cậu và hy vọng cậu sẽ cảm thấy khá hơn!”
    • “Sớm khỏe nhé! Anh luôn nghĩ về em 💭”
    • “Hôm nay bạn thấy sao rồi? Mình hy vọng bạn sẽ mau khỏe!”
    Quảng cáo
2

“Nghỉ ngơi và sớm khỏe lại nhé!”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tin nhắn cổ điển này rất hiệu quả với người bị bệnh nhẹ.
    Hãy gửi tin nhắn này khi có ai đó bị cảm, dị ứng hoặc nhức đầu sổ mũi để động viên họ chăm sóc bản thân. Thử thêm một chút cá tính vào tin nhắn bằng những câu đùa dí dỏm - nó sẽ giúp tin nhắn của bạn nghe chân thành và có ý nghĩa hơn.
    • “Tớ cần cậu bình phục càng nhanh càng tốt để mình còn sớm có thêm một ngày đi chơi biển nữa!”
    • “Phải mau khỏe nhé! Đây là lệnh chứ không phải là đề nghị đâu đấy 😉”
    • “Sớm khỏe lại nhé! (Nghiêm túc đấy, tớ sợ phải làm ca đúp mà không có cậu lắm!)”
3

“Mình có thể giúp gì cho bạn không?”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một bàn tay giúp đỡ có rất nhiều ý nghĩa khi cuộc sống ngày thường của họ xáo trộn vì ốm.
    Hãy ngỏ ý giúp họ làm việc gì đó, đem thức ăn đến hoặc chỉ cần hỏi xem bạn có thể làm giúp gì để cho họ nghỉ ngơi. Đây là một tin nhắn đáng yêu để gửi cho người ốm, dù họ chỉ bị cảm nhẹ hay bị bệnh nặng lâu ngày.[1]
    • “Không phải lo tưới cây đâu, tớ và cái bình tưới cây sẽ lo việc đó!”
    • “Em đang ở siêu thị đây, chị có cần mua gì không?”
    • “Cho tớ biết nếu có gì tớ làm được cho cậu nhé!”
    Quảng cáo
4

“Tớ sẽ sớm gặp lại cậu.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nói rằng bạn đang mong chờ họ khỏe lại.
    Thêm tính cá nhân vào tin nhắn sao cho phù hợp với mối quan hệ của bạn với người ốm - có thể bạn thường gặp họ ở trường, nơi làm việc hoặc một câu lạc bộ nào đó. Đây là kiểu tin nhắn phù hợp với bạn bè, người nhà và cả những người quen mà bạn không thân lắm.
    • “Tớ đang mong cho cậu mượn vở toán nè!”
    • “Mong sớm gặp lại bạn trong phòng giải lao! ☕”
    • “Em cần anh quay lại công viên chó để giúp em trông bé xù càng sớm càng tốt!”
5

“Cậu phát ốm vì tớ à? 😉”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một câu đùa thân thiện về nguyên nhân người ấy bị ốm có thể giúp họ phấn chấn hơn.
    Nụ cười là mười thang thuốc bổ! Nó có thể thư giãn cơ bắp, tăng cường khả năng miễn dịch và giải phóng endorphin.[2] Những câu đùa dành cho bạn bè và người nhà bị bệnh nhẹ thì rất tuyệt, nhưng một câu nói chân thành sẽ tốt hơn đối với người quen hoặc người bị bệnh nặng.
    • “Tớ thấy cậu bị trời phạt vì cái tội đã trêu chọc tớ tuần trước đấy! 😝”
    • “Tớ đoán là các động tác nhảy của cậu không còn là thứ duy nhất bị bệnh nữa rồi.”
    • “Chà, cậu đâu cần phải bị cảm để trốn ăn trưa với tớ chứ! Haha.”
    Quảng cáo
6

“Giờ thì cậu có thể tha hồ mà xem Netflix!”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nhắn một câu bình luận vui vẻ về thời gian “nhàn rỗi” của họ lúc này.
    Câu này là hay nhất đối với những người chỉ bị cảm nhẹ, đặc biệt nếu ngày thường họ vô cùng bận rộn. Nhớ phải nói giọng hài hước vì người ốm có lẽ không cho rằng thời gian nghỉ của họ là “rảnh rỗi.” Hãy thử nhắn:
    • “Cậu sẽ bắt kịp phim “Kế nghiệp” trước khi quay trở lại làm việc! 📺”
    • “Em cá là anh sẽ thấy khỏe khoắn sau những giấc ngủ ban ngày 💤”
    • “Úi, cậu bắt đầu làm quen với sở thích của tớ rồi đấy: nằm nướng trên giường!”
7

“Cứ thong thả nghỉ cho khỏe nhé!”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Những người bị...
    Những người bị ốm thường cảm thấy bị áp lực quay lại với công việc hoặc với các hoạt động xã hội càng sớm càng tốt. Hãy cho họ biết họ cứ yên tâm dành thời gian cần thiết để bình phục trước khi quay trở lại với các hoạt động hàng ngày. Họ sẽ cảm thấy khỏe hơn khi được nghỉ ngơi, mà còn tránh lây bệnh cho những người khác nữa! Hãy gửi cho họ những tin nhắn như:
    • “Cứ yên tâm nghỉ ngơi cho đến khi khỏe nhé, bọn mình sẽ giúp bạn sắp xếp các cuộc họp.”
    • “Không cần phải nộp báo cáo gấp đâu. Em cứ tập trung cho sức khỏe đã!”
    • “Đừng lo về buổi tiệc của Kim Anh cuối tuần này. Cậu cứ nghỉ ngơi cho khỏe nhé!”
    Quảng cáo
8

“Mọi thứ ở đây không như trước vì thiếu cậu.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho người ốm biết mọi người nhớ sự hiện diện của họ.
    Câu này nghe rất êm tai, dù họ là đồng nghiệp bạn bè, bạn học hoặc chỉ là một người quen mà bạn thường gặp. Hãy cụ thể và thêm tính cá nhân trong tin nhắn để phù hợp với mối quan hệ của bạn - một chút hài hước bao giờ cũng hữu ích.
    • “Tớ không thể vượt qua được một buổi phát triển chuyên môn nữa mà không có cậu ngồi nhăn mặt cùng tớ!”
    • “Tiết toán hình không còn như trước khi thiếu cậu. Tớ thực sự đang học được thứ gì đó! 😵”
    • “Buổi tiệc của Kim đêm qua vui lắm, nhưng giá có cậu thì còn vui hơn!”
9

“Tớ sẽ gọi cho cậu sau.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một cuộc gọi điện thoại hoặc gọi video là hoàn hảo cho một người ốm đang phải ở nhà.
    Bạn hãy gửi tin nhắn cho họ hỏi xem họ có rảnh hoặc đủ sức để gọi điện thoại hoặc chat video không (tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ thoải mái, họ có thể hoặc không thể ngồi dậy để gọi điện). Thậm chí bạn có thể lên kế hoạch cho các buổi hội thảo, lớp học hoặc các hoạt động chăm sóc bản thân, tùy vào điều kiện của họ ở nhà.
    • “Lát nữa vào Zoom nhé! Mình thích nhìn thấy cậu.”
    • “Em có muốn gọi FaceTime không? Mình có thể cùng nhau xem tập mới của phim “Thị trấn Riverdale!”
    • “Để tối nay em gọi cho anh được không? ☎️ Cho em biết khi nào anh rảnh nhé.”
    Quảng cáo
10

“Mình rất buồn khi thấy bạn không khỏe.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đôi khi, một tin nhắn thể hiện sự đồng cảm là lời an ủi hiệu nghiệm nhất.
    Điều này càng đúng khi bạn không chắc phải nói gì hoặc căn bệnh của người đó nghiêm trọng hơn là cảm cúm. Hãy nói với họ rằng bạn rất tiếc khi họ không khỏe và cho họ biết bạn đang nghĩ về họ.
    • “Mình vừa nghe về kết quả chấn đoán của bạn. Mình rất chia sẻ khi bạn trải qua chuyện này.”
    • “Tớ rất buồn khi thấy cậu ốm như vậy! Mong cậu sớm bình phục 🌟”
    • “Thật buồn vì cậu vẫn còn ốm. Tớ luôn nghĩ về cậu!”
11

“Bạn rất mạnh mẽ.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Khi ai đó bị bệnh nặng, một lời khen ngợi sự mạnh mẽ của họ sẽ rất có ý nghĩa.
    Người ta sẽ rất dễ cảm thấy nản lòng hoặc tuyệt vọng khi bị ốm nặng, và thật khó mà vực dậy tinh thần lạc quan ngay lập tức được. Hãy cho họ biết là bạn nhìn thấy và ngưỡng mộ sự kiên cường của họ - lời động viên của bạn sẽ rất hữu ích!
    • “Tính lạc quan của bạn khi trải qua tất cả những chuyện này thật đáng khâm phục!”
    • “Cậu cứng cỏi lắm. Nếu là tớ thì có lẽ tớ suy sụp mất.”
    • “Anh thật dũng cảm từ khi có kết quả chẩn đoán. Em rất ngưỡng mộ anh.”
    • Mặc dù những câu này rất khích lệ, nhưng nó cũng đặt áp lực lên người bệnh phải cố gắng tỏ ra mạnh mẽ. Hãy cho họ biết rằng nếu họ có những ngày buồn nản thì cũng không sao!
    Quảng cáo
12

“Tôi ở đây để lắng nghe bạn.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Những người ốm có thể có nhiều kiểu phản ứng cảm xúc khác nhau với bệnh tật.
    Họ có thể nản lòng, trầm cảm, giận dữ hoặc bi quan. Hãy là một nơi an toàn cho họ tìm kiếm lời khuyên, hoặc chỉ cần lắng nghe câu chuyện của họ và đồng cảm với họ. Cho người ốm biết rằng bạn ở bên cạnh để ủng hộ họ.
    • “Tớ ở đây để trò chuyện với cậu bất cứ khi nào cậu muốn!”
    • “Cho tớ biết tớ có thể làm gì để giúp cậu nhé. Cậu luôn luôn có thể mượn bờ vai của tớ!”
    • “Cậu có thể gọi cho tớ để trò chuyện (hoặc chỉ nghe cậu nói, tớ là người giỏi lắng nghe lắm đấy!)”
13

“Tôi cầu nguyện cho bạn sớm khỏe lại.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu bạn hoặc người bệnh theo tôn giáo, một tin nhắn tâm linh có thể giúp họ cảm thấy dễ chịu.
    Hãy cho họ biết rằng bạn đang cầu nguyện cho họ bình phục hoặc trấn an họ rằng Chúa/Phật luôn dõi theo họ. Câu này có thể dùng khi người ta bị bệnh nhẹ hoặc nặng, nhưng hãy dùng óc suy xét và đức tin của bạn để xác định nó có phù hợp không.
    • “Trời Phật sẽ thương bạn!”
    • “Mình luôn cầu nguyện cho bạn 🙏”
    • “Hãy vững tâm và tin rằng Chúa sẽ dẫn bạn vượt qua thử thách.”
    Quảng cáo
14

“Bạn có ý nghĩa rất lớn với tôi.”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Khi ai đó bị ốm nặng, hãy nói rằng họ có ý nghĩa với bạn nhiều như thế nào.
    Trong những tình huống như vậy, bạn nên dùng những câu đơn giản và chân tình. Nói với người ốm rằng họ đã truyền cảm hứng cho bạn thế nào, dạy bạn điều gì đó hoặc tác động đến cuộc sống của bạn ra sao. Hãy dùng giọng lạc quan, tích cực để giúp họ phấn chấn hơn.[3]
    • “Cậu là người bạn tốt nhất mà tớ có. Tớ không thể đếm được cậu đã giúp tớ nhiều như thế nào và tớ rất yêu quý cậu.”
    • “Em sẽ không được như ngày hôm nay nếu không có chị. Chị rất mạnh mẽ, thông minh và tử tế. Em luôn ở bên chị dù bất cứ chuyện gì xảy ra ❤️”
    • “Em không biết phải nói sao, nhưng em muốn anh biết rằng anh là một phần quan trọng trong đời em. Em sẽ không bao giờ quên anh đã giúp đỡ em như thế nào trong những thời khắc khó khăn nhất. Em luôn nghĩ về anh và cầu nguyện cho anh.”

Lời khuyên

  • Cân nhắc mức độ nghiêm trọng của người bệnh và mối quan hệ với họ khi soạn tin nhắn. Một câu đùa thân thiện có thể rất tuyệt với một người bạn bị cảm, nhưng một tin nhắn đơn giản và chân thành có thể phù hợp hơn với một đồng nghiệp bị bệnh nặng.
  • Theo nguyên tắc chung, tin nhắn “chúc bạn sớm khỏe” nên ngắn gọn. Người ốm có thể không đủ sức để đọc và phản hồi những tin nhắn dài.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Rebecca Tenzer, MAT, MA, LCSW, CCTP, CGCS, CCATP, CCFP
Cùng viết bởi:
Chuyên gia trị liệu lâm sàng & Giáo sư thỉnh giảng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Tenzer, MAT, MA, LCSW, CCTP, CGCS, CCATP, CCFP. Rebecca Tenzer là chủ sở hữu và bác sĩ lâm sàng chính của Astute Counseling Services, một doanh nghiệp tư nhân tại Chicago, Illinois. Với hơn 18 năm kinh nghiệm lâm sàng và giảng dạy trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Rebecca chuyên điều trị trầm cảm, lo âu, chứng sợ hãi, chấn thương tâm lý, tư vấn về mối quan hệ giữa người với người bằng cách kết hợp liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tâm động học và các phương pháp điều trị có bằng chứng. Rebecca có bằng cử nhân về xã hội học và nhân chủng học của Đại học DePauw, bằng thạc sĩ phương pháp giảng dạy của Đại học Dominican và bằng thạc sĩ về công tác xã hội của Đại học Chicago. Rebecca là thành viên của AmeriCorps và cũng là giáo sư tâm lý học giảng dạy tại cấp đại học. Rebecca được đào tạo làm chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức (CBT), chuyên gia điều trị sang chấn tâm lý lâm sàng (CCTP) và chuyên gia tư vấn khủng hoảng (CGCS). Rebecca là thành viên của Hội Liệu pháp Hành vi Nhận thức Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhân viên Xã hội Quốc gia. Bài viết này đã được xem 78.023 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 78.023 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo