Cách để Xoa dịu cơn Táo bón một cách Nhanh chóng và Tự nhiên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Táo bón có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn, nhưng tình trạng này sẽ được xoa dịu nhanh chóng bằng các cách chữa trị tự nhiên ngay tại nhà. Thông thường, táo bón xảy ra khi bạn không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước hoặc không vận động thường xuyên. Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể gây táo bón. Để làm dịu tình trạng táo bón một cách nhanh chóng và tự nhiên, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện thói quen đi tiêu. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ khi bạn gặp phải tình trạng táo bón kéo dài kèm theo cảm giác đau và chảy máu.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Phương pháp chữa trị tức thời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều nước.
    Phân khô và cứng là nguyên nhân phổ biến gây táo bón; vì vậy, việc uống nhiều nước làm cho phân được thải ra một cách dễ dàng hơn và đem đến cảm giác dễ chịu. Khi bạn tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn thì uống nhiều nước là hết sức quan trọng; nếu không, việc đi tiêu sẽ còn khó khăn hơn do khối phân tăng lên.[1]
    • Mỗi ngày, nam giới nên uống ít nhất 13 cốc (3 lít) nước, còn nữ giới sẽ cần 9 cốc (2,2 lít) nước.[2]
    • Tránh thức uống có cồn và caffeine khi bạn đang bị táo bón. Thức uống có caffeine như cà phê và nước uống có ga, cùng với thức uống có cồn đều có tác dụng lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều. Điều này sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.[3]
    • Các loại chất lỏng khác như nước ép hoa quả, súp và trà thảo mộc đều tốt cho sức khỏe, nhưng bạn nên tránh loại trà có caffeine. Nước ép táo và lê đều là những lựa chọn tuyệt hảo vì chúng có hiệu quả nhuận tràng nhẹ.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tăng dần lượng chất xơ trong chế độ ăn.
    Chất xơ làm tăng khối phân nhờ khả năng hút nhiều nước, giúp cho phân được thải ra dễ dàng hơn. Nữ giới nên nạp khoảng 21-25gr chất xơ mỗi ngày, còn nam giới sẽ cần khoảng 30-38g chất xơ. Bạn có thể nạp thêm chất xơ bằng việc ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc uống thuốc bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, việc tăng hàm lượng chất xơ một cách đột ngột có thể khiến bạn bị đầy bụng và ợ hơi; vì vậy, tốt hơn hết, bạn chỉ nên tăng mỗi lần một ít chất xơ.[5] Ví dụ, trong mỗi bữa ăn, bạn sẽ chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ như:[6]
    • Các loại quả mọng và hoa quả khác, đặc biệt là loại có thể ăn cả vỏ, chẳng hạn như táo và nho.
    • Rau cải có lá màu xanh đậm như cải rổ, cải bẹ xanh, rau dền, cải cầu vồng.
    • Rau củ như súp lơ xanh, rau chân vịt, cà rốt, súp lơ, bắp cải Brussel, a-ti-sô và đậu cô-ve.
    • Các loại đậu và cây họ đậu như đậu đỏ tây, đậu navy, đậu gà, đậu cúc, đậu lima, đậu trắng, đậu lăng và đậu mắt đen.
    • Ngũ cốc nguyên cám chưa qua xử lý như gạo lứt, bỏng ngô, yến mạch cắt nhỏ, lúa mạch, bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám và các loại ngũ cốc giàu chất xơ.
    • Các loại hạt và quả hạch như hạt bí, hạt vừng, hạt hướng dương hoặc hạt lanh cùng với hạt hạnh nhân, hạt óc chó và hạt hồ đào.

    Cảnh báo: Thực phẩm bổ sung chất xơ có thể làm giảm khả năng hấp thụ các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Hãy uống thuốc điều trị bệnh ít nhất một tiếng trước hoặc hai tiếng sau khi dùng thực phẩm bổ sung.[7]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn một phần mận tím sấy khô, rồi chờ vài tiếng.
    Mận tím sấy khô là một món ăn vặt giàu chất xơ. Ngoài ra, trong loại thực phẩm này còn có sorbitol - loại đường tự nhiên giúp xoa dịu cơn táo bón. Sorbitol cũng là một chất kích thích đại tràng nhẹ làm cho phân được thải ra nhanh hơn và giảm nguy cơ bị táo bón.[8]
    • Bạn nên ăn một phần gồm 3 quả mận tím sấy khô hoặc khoảng 30gr.
    • Nếu không thích kết cấu và vị của mận tím sấy khô, bạn có thể uống một cốc nhỏ nước ép mận tím. Tuy nhiên, nước ép sẽ chứa ít chất xơ hơn quả mận khô.
    • Sau khi ăn một phần mận tím sấy khô, bạn nên chờ mận tiêu hóa trước khi ăn thêm. Nếu ăn quá nhiều mận, bạn sẽ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón vẫn chưa cải thiện sau vài giờ, bạn có thể ăn thêm một phần mận.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh ăn phô mai và các sản phẩm từ sữa.
    Phô mai và sản phẩm từ sữa thường chứa lactose, có thể gây ợ hơi, đầy bụng và táo bón ở một số người. Nếu bạn đang bị táo bón, hãy bỏ phô mai, sữa và sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn đến khi bạn cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không gặp vấn đề với những loại thực phẩm này, bạn cứ thêm chúng vào chế độ ăn khi đi tiêu đã đều hơn.[9]
    • Mặc dù vậy, bạn nên ăn sữa chua, đặc biệt là loại có chứa men vi sinh sống. Sữa chua có chứa men vi sinh sống như Bifidobacterium longum hoặc Bifidobacterium animalis đã được chứng minh có khả năng giúp đi tiêu đều hơn và giảm đau khi đại tiện.[10]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bổ sung các chất tạo khối phân giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
    Một số loại thảo mộc dịu nhẹ có hiệu quả tạo khối phân và làm mềm phân, giúp đẩy lùi tình trạng táo bón. Bạn có thể tìm mua các chất này ở dạng viên thuốc con nhộng, viên thuốc tròn và bột tại cửa hàng thực phẩm chức năng và hiệu thuốc. Ngoài ra, bạn còn mua được sản phẩm ở dạng trà. Luôn uống nhiều nước khi dùng chất tạo khối phân và trao đổi với bác sĩ nếu bạn muốn thêm một loại sản phẩm bổ trợ mới vào chế độ ăn uống, đặc biệt khi bạn đang dùng thuốc điều trị hoặc có thai hay cho con bú.[11]
    • Mã đề được bào chế thành nhiều loại, bao gồm loại bột và viên. Đây cũng là thành phần chính trong các loại thực phẩm chức năng chống táo bón như Metacucil. Liều lượng sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm mà bạn chọn; hãy đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.
    • Khuấy 1 thìa canh bột hạt lanh vào ngũ cốc ăn sáng là một cách đơn giản để thêm chất xơ và omega-3 vào chế độ ăn uống. Bạn cũng có thể thêm bột hạt lanh vào các món bánh nướng như bánh muffin cám gạo hoặc ăn kèm với sữa chua.
    • Cỏ cà ri là một loại cây họ đậu chứa nhiều chất xơ, và được bán dưới dạng viên thuốc con nhộng. Bổ sung một viên cỏ cà ri mỗi ngày có thể làm nhuận tràng và giúp cho việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin rõ ràng về mức độ an toàn của cỏ cà ri đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú hay trẻ nhỏ; vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.[12]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng dầu thầu dầu như một giải pháp tạm thời.
    Đây là loại dầu có vị không hề dễ chịu, nhưng phương pháp chữa trị táo bón truyền thống này vẫn có lý do để được tin dùng suốt thời gian qua. Dầu thầu dầu là một chất kích thích nhuận tràng - có nghĩa là thúc đẩy cơ thể thải phân bằng việc làm tăng nhu động ruột. Ngoài ra, dầu còn góp phần bôi trơn đường ruột để phân được thải ra một cách dễ dàng.[13]
    • Liều lượng dầu thầu dầu dành cho người lớn là 15-60ml.[14] Tuy nhiên, nếu chưa quen dùng loại dầu này, bạn nên bắt đầu với liều lượng thấp hơn. Hiệu quả của dầu sẽ phát huy trong khoảng 2-3 tiếng, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên dùng một liều mỗi ngày phòng trường hợp dầu cần nhiều thời gian hơn để phát huy hiệu quả.
    • Dầu thầu dầu thường an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên dùng theo liều lượng được chỉ định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị viêm ruột thừa hoặc tắc nghẽn đường ruột. Không sử dụng dầu thầu dầu nếu bạn đang mang thai.[15]
    • Dầu thầu dầu có thể gây nhiều tác dụng phụ hiếm gặp và khó chịu nếu bạn dùng quá liều; vì vậy, hãy dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn. Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp là đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, khó thở, đau ngực, và co thắt cổ họng. Gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất nếu bạn dùng dầu thầu dầu quá liều.

    Cảnh báo: Lưu ý, dầu cá có thể gây táo bón. Bạn không nên tự ý dùng dầu cá để trị táo bón trừ khi có chỉ định của bác sĩ.[16]

  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Uống thực phẩm bổ sung magiê hoặc thuốc nhuận tràng với thành phần chính là magiê.
    Magiê dẫn nước vào đường ruột, nên phân sẽ được làm mềm và được thải ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung magiê để tránh xảy ra phản ứng với thuốc kháng sinh, thuốc làm giãn cơ và thuốc huyết áp. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng trong thức ăn, chẳng hạn như súp lơ và cây họ đậu, bạn vẫn có thể bổ sung magiê theo nhiều cách:[17]
    • Khuấy một thìa cà phê (10-30gr) muối Epsom hoặc magiê sulfate vào 180-240ml nước. Hỗn hợp này khá khó uống, nhưng sẽ làm dịu cơn táo bón sau khoảng 30 phút.[18]
    • Dùng magiê citrate thường được bán ở dạng thuốc viên hoặc dung dịch uống. Hãy sử dụng theo liều lượng được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ. Uống mỗi liều với một cốc nước đầy.
    • Dùng magiê hydroxide, còn gọi là sữa magnesia - một chất chữa trị táo bón hiệu quả.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Dùng dầu khoáng để việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn.
    Dầu khoáng sẽ tạo ra một lớp màng dầu và không thấm nước trên phân. Đây là cách giúp cho phân giữ được độ ẩm để có thể dễ dàng đi qua ruột già và cơn táo bón sẽ được xoa dịu sau vài tiếng. Bạn có thể mua dầu khoáng ở hầu hết các hiệu thuốc. Hãy khuấy một liều dầu khoáng với 240ml nước lạnh hoặc nước ép hoa quả, rồi uống hết. Việc uống thêm một cốc nước hoặc nước ép hoa quả cũng sẽ giúp ích cho bạn.[19]
    • Không dùng dầu khoáng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có các tình trạng sau: dị ứng thực phẩm hoặc thuốc, mang thai, suy tim, viêm ruột thừa, khó khăn khi nuốt, đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa, chảy máu hậu môn, hoặc các vấn đề về thận.[20]
    • Không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng dầu khoáng, và không dùng dầu khoáng thường xuyên. Việc sử dụng thường xuyên có thể khiến bạn lệ thuộc vào hiệu quả nhuận tràng của dầu. Ngoài ra, dầu còn khiến cơ thể không hấp thu đầy đủ vitamin A, D, E và K.[21]
    • Không dùng dầu khoáng quá liều lượng được khuyên dùng. Việc sử dụng quá liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Nếu bạn dùng dầu khoáng quá liều, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất.[22]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Không kết hợp nhiều thuốc nhuận tràng trong cùng một ngày.
    Chờ thuốc nhuận tràng có thời gian phát huy tác dụng là điều quan trọng. Bạn cần chờ vài tiếng và trong một số trường hợp, thời gian chờ sẽ dài hơn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn không nên kết hợp nhiều loại thuốc, thảo mộc và thuốc bổ có hiệu quả nhuận tràng. Nếu mọi thứ đều phát huy hết tác dụng, bạn có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng, dẫn đến mất nước.[23]
    • Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống như tránh sản phẩm từ sữa hoặc ăn nhiều chất xơ.
    • Nhớ uống nhiều nước nếu bạn dùng thuốc nhuận tràng vì cơ thể có thể bị mất nước.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tạo ra những thay đổi dài hạn trong lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kết hợp thêm sữa chua và thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống hàng ngày.
    Hãy thử thêm một cốc sữa chua vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn để xem việc đi tiêu có đều hơn không. Sữa chua có chứa men vi sinh sống được gọi là lợi khuẩn, giúp tạo ra môi trường phù hợp để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.[24]
    • Các vi khuẩn trong sữa chua được cho là làm thay đổi hệ vi sinh trong ruột. Điều này đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn và bài tiết của cơ thể.
    • Xem thông tin trên nhãn để đảm bảo sữa chua bạn mua có chứa men vi sinh sống. Không có các men vi sinh này, sữa chua sẽ không còn hữu ích đối với hệ tiêu hoá.
    • Các loại thực phẩm lên men như kombucha, kim chi và dưa cải muối cũng chứa lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và đẩy lùi tình trạng táo bón.[25]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh thực phẩm đã qua chế biến.
    Các loại thực phẩm đã qua chế biến và thức ăn nhanh có thể khiến tình trạng táo bón trở nên dai dẳng hơn; vì vậy, hãy tránh nhóm thực phẩm này nếu bạn bị táo bón. Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo, ít chất xơ và không cung cấp nhiều dinh dưỡng. Bạn cần tránh các thực phẩm sau:[26]
    • Các loại ngũ cốc đã qua xử lý hoặc chế biến. Bánh mì trắng, bánh ngọt, các loại mì ống, ngũ cốc ăn sáng thường được làm từ bột mì đã bị mất nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Bạn nên chọn các loại ngũ cốc nguyên cám.
    • Xúc xích, thịt đỏ, thịt hộp thường chứa nhiều chất béo và muối. Hãy dùng các loại thịt nạc như cá, thịt gà và thịt gà tây.
    • Bim bim, khoai tây chiên và các loại thực phẩm tương tự không cung cấp nhiều dinh dưỡng và có rất ít chất xơ. Do đó, hãy thay bằng khoai lang nướng hay đút lò hoặc bỏng ngô.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập thể dục thường xuyên.
    Lối sống ít vận động có thể làm cho đường ruột yếu đi, khiến bạn đi tiêu không đều. Chỉ cần 10-15 phút vận động mỗi ngày cũng đủ giúp cho cơ thể khỏe mạnh.[27]
    • Đi bộ, bơi lội, chạy bộ và tập yoga là những hình thức vận động tuyệt vời cho cơ thể, kể cả khi bạn không có thói quen tập luyện thường xuyên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng trì hoãn việc đi tiêu khi cơ thể cần.
    Kể cả khi bạn đang ở nơi công cộng, việc quan trọng hơn hết là không cố nhịn nếu bạn cần phải đi tiêu. Nếu bạn phớt lờ nhu cầu này, việc đi tiêu sẽ trở nên khó khăn hơn.[28]
    • Có sự khác biệt trong việc định nghĩa thói quen đi tiêu "bình thường". Nhiều người đi tiêu trung bình 1-2 lần mỗi ngày, nhưng số khác chỉ đi khoảng 3 lần mỗi tuần. Bạn không cần lo lắng về mức độ thường xuyên của việc đi tiêu, miễn là cơ thể cảm thấy thoải mái.[29]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Không dùng thuốc nhuận tràng nhiều hơn 2-3 lần mỗi tuần.
    Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng, đặc biệt là thuốc kích thích nhuận tràng, có thể khiến cơ thể lệ thuộc vào chúng - điều đó có nghĩa là việc đi tiêu tự nhiên sẽ trở nên khó khăn hơn. Không nên dùng thuốc nhuận tràng mỗi ngày. Nếu bạn gặp phải tình trạng táo bón kéo dài, hãy gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.[30]
    • Sử dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng thiếu cân bằng chất điện giải trong cơ thể.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Dấu hiệu cần điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị đau nghiêm trọng hoặc thấy trong phân có máu.
    Nếu bạn nhận thấy cơn đau hay co thắt nghiêm trọng ở vùng bụng, hoặc nếu bạn thấy phân có máu hoặc phân nhầy và có màu đen, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nguy kịch như thủng tạng rỗng. Khi tìm ra nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên cho bác sĩ biết trong lúc khám hoặc đến bệnh viện ngay:[31]
    • Chảy máu hậu môn
    • Trong phân có máu
    • Cơn đau dai dẳng ở bụng
    • Đầy hơi
    • Khó xì hơi
    • Nôn mửa
    • Đau lưng dưới
    • Sốt
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ nếu bạn vẫn chưa đi tiêu sau 3 ngày.
    Bạn có thể cần dùng loại thuốc nhuận tràng mạnh hơn theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tìm ra tình trạng bệnh tiềm ẩn khiến bạn bị táo bón.[32]
    • Bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị mà bạn không thể tự mua tại hiệu thuốc.
    • Thuốc nhuận tràng thường phát huy hiệu quả sau khoảng 2 ngày. Ngoài ra, bạn không nên dùng thuốc lâu hơn một tuần.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp bác...
    Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng táo bón dai dẳng không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà. Tình trạng táo bón kéo dài vài ngày trong ít nhất ba tuần được xem là dai dẳng. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân vì sao tình trạng táo bón thường xuyên xảy ra. Hơn nữa, họ có thể đưa ra một số lựa chọn điều trị như dùng thuốc nhuận tràng theo toa để cải thiện thói quen đi tiêu.[33]
    • Cho bác sĩ biết những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống của bạn. Họ có thể gợi ý một số cách giúp bạn đẩy lùi tình trạng táo bón.

    Lời khuyên: Trong một số trường hợp, tình trạng táo bón dai dẳng có thể xảy ra do việc sử dụng loại thuốc điều trị nào đó. Chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau opioids, một số thuốc huyết áp và thuốc điều trị dị ứng có thể khiến bạn bị táo bón. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà bạn được kê toa, nếu bạn nghi ngờ khả năng này.[34]

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với...
    Trao đổi với bác sĩ nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh ung thư ruột hoặc ung thư đại trực tràng. Táo bón là tình trạng bình thường và có thể cải thiện nếu bạn thay đổi chế độ ăn hoặc lối sống. Có thể bạn không gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng tốt hơn hết bạn nên trao đổi tiền sử bệnh lý của mình với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn nhận ra dấu hiệu của tình trạng bệnh nghiêm trọng nào đó để có kế hoạch điều trị kịp thời.[35]
    • Có lẽ bác sĩ sẽ khuyên bạn tiếp tục thói quen chăm sóc sức khỏe hiện tại để đẩy lùi táo bón. Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Ngồi kê chân lên ghế đẩu thấp trong khi đi vệ sinh có thể giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.[36]
  • Rất khó đoán thời gian phát huy tác dụng của thuốc nhuận tràng cũng như hiệu quả của chúng. Nếu bạn dùng thuốc nhuận tràng, hãy đảm bảo bạn có thời gian và có sẵn nhà vệ sinh để dùng khi cần.

Cảnh báo

  • Chỉ dùng đúng liều lượng được chỉ định trong mỗi phương pháp.
  • Không kết hợp nhiều thuốc nhuận tràng cùng lúc.[37]
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các phương pháp điều trị tự nhiên, đặc biệt khi bạn có một số vấn đề về sức khỏe. Thảo mộc và thực phẩm có thể phản ứng với các loại thuốc và tình trạng bệnh.
  • Nếu bạn đang mang thai hay cho con bú, hoặc đang chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị táo bón, hãy trao đổi với chuyên gia y tế trước khi thử bất kỳ phương pháp nào trong bài viết này.[38]
  • Không dùng thuốc nhuận tràng nếu bạn bị đau dạ dày nghiêm trọng, nôn mửa hoặc buồn nôn.[39]
  1. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3198021/
  2. https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Constipation/
  3. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1658077X15301065
  4. http://pennstatehershey.adam.com/content.aspx?productid=112&pid=33&gid=000041
  5. https://reference.medscape.com/drug/fleet-castor-oil-castor-oil-342010
  6. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002768.htm
  7. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/omega-3-fatty-acids-fish-oil-alpha-linolenic-acid/safety/hrb-20059372
  8. http://pennstatehershey.adam.com/content.aspx?productid=112&pid=33&gid=000041
  9. https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/fda/fdaDrugXsl.cfm?setid=8d0b341f-81b4-49a0-a712-1e0c79f778fc&type=display
  10. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/description/drg-20070683
  11. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/precautions/drg-20070683
  12. http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/constipation/treatment.html
  13. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002684.htm
  14. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/dont-bomb-the-bowel-with-laxatives
  15. http://www.health.harvard.edu/blog/probiotics-may-ease-constipation-201408217377
  16. https://www.health.harvard.edu/blog/fermented-foods-for-better-gut-health-2018051613841
  17. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000120.htm
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/basics/treatment/con-20032773
  19. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/constipation-causes-and-prevention-tips
  20. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17791-frequent-bowel-movements?view=print
  21. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/by_the_way_doctor_is_it_okay_to_take_a_stool_softener_long-term
  22. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/gastrointestinal-bleeding/symptoms-causes
  23. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000120.htm
  24. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation/symptoms-causes
  25. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/what-to-do-when-medication-makes-you-constipated
  26. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation/symptoms-causes
  27. http://www.nhs.uk/Conditions/Constipation/Pages/Treatment.aspx
  28. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/dont-bomb-the-bowel-with-laxatives
  29. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/dont-bomb-the-bowel-with-laxatives
  30. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000120.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 9.330 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 9.330 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo