Cách để Chữa lành vết đứt trên lưỡi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có phải bạn cắn phải lưỡi, hay bị đứt lưỡi vì một vật sắc như mẩu nước đá hoặc một mảnh răng vỡ? Đứt lưỡi là một tổn thương phổ biến. Vết đứt trên lưỡi có thể rất khó chịu nhưng thường tự lành trong vòng vài ngày. Ngay cả những vết thương rất nghiêm trọng cũng có thể dần dần hồi phục khi được điều trị y tế và chăm sóc đúng cách. Nói chung, bạn có thể chữa lành vết đứt trên lưỡi bằng cách cầm máu, chữa lành vết thương tại nhà, giảm đau và xoa dịu cảm giác khó chịu.[1]

Phần 1
Phần 1 của 3:

Cầm máu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa tay.
    Làm ướt tay dưới vòi nước ấm hoặc nước lạnh. Xoa hai bàn tay vào nhau với xà phòng ít nhất 20 giây. Rửa thật sạch xà phòng và dùng khăn sạch lau khô tay. Bước này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trong miệng.[2]
    • Bạn có thể dùng dung dịch rửa tay nếu không có sẵn xà phòng và nước máy.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đeo găng tay cao su latex.
    Bạn nên đeo găng tay cao su latex nếu có sẵn. Găng tay thường có trong bộ sơ cứu. Đây là bước giúp cho vết thương trên lưỡi khỏi nhiễm trùng.[3]
    • Nếu không có găng tay, bạn phải đảm bảo rửa tay thật sạch trước khi cho tay vào miệng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Súc miệng.
    Súc miệng nước ấm trong vài giây, tập trung rửa sạch lưỡi. Bước này giúp bạn rửa sạch máu và những mảnh vụn có thể còn dính trên lưỡi.[4]
    • Tránh kéo ra bất cứ thứ gì còn kẹt lại trong vết đứt, chẳng hạn như xương cá hoặc mảnh thủy tinh. Bạn hãy ngừng súc miệng ngay, đắp một mảnh gạc ướt lên vết thương và tìm sự chăm sóc y tế.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ép nhẹ băng sạch lên vết thương.
    Dùng một mảnh gạc hoặc khăn sạch ép nhẹ lên vết đứt và để yên như vậy cho đến khi ngừng chảy máu. Nếu máu vẫn chảy, bạn hãy tiếp tục đặt thêm một miếng gạc hoặc khăn mới lên cho đến khi cầm được máu hoặc nhận được sự chăm sóc y tế.[6]
    • Đừng vứt băng hoặc gạc đã dùng nếu bạn định đến gặp bác sĩ. Hãy bỏ băng gạc vào túi ni lông và đem đến phòng khám để bác sĩ biết là bạn đã mất bao nhiêu máu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chườm đá viên lên vết thương.
    Bọc một viên đá vào mảnh vải, sau đó áp lên vết đứt và giữ yên trong vài giây. Độ lạnh của đá viên có thể làm co mạch máu và cầm máu, ngoài ra cũng giúp bạn giảm đau và bớt khó chịu.[7]
    • Lấy viên đá ra nếu thấy quá đau hoặc quá lạnh. Bạn có thể bị bỏng lưỡi vì lạnh.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đi cấp cứu nếu cần thiết.
    Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu vết thương trên lưỡi không tự lành, nhưng quan trọng hơn, bạn cần được cấp cứu ngay nếu vết thương rất nghiêm trọng hoặc bạn có nguy cơ rơi vào tình trạng sốc. Bạn cũng nên quấn chăn ấm nếu bị sốc. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào sau đây liên quan đến vết thương trên lưỡi, bạn hãy nhanh chóng đến phòng cấp cứu:[8]
    • Chảy máu không cầm được
    • Vết đứt ngang cạnh lưỡi [9]
    • Vết thương hở miệng[10]
    • Sốc[11]
    • Có mảnh vụn trong vết đứt
    • Da nhợt nhạt, lạnh hoặc ướt[12]
    • Thở nhanh và nông
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chữa lành vết thương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Súc miệng bằng nước súc miệng không chứa cồn.
    Bạn nên dùng nước súc miệng không chứa cồn, chẳng hạn như loại dành cho trẻ em, mỗi ngày 2 lần. Tập trung rửa sạch lưỡi. Bước này giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương.[13]
    • Tránh các loại nước súc miệng chứa cồn. Các sản phẩm chứa cồn có thể gây đau và khó chịu trên lưỡi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Súc miệng nước muối.
    Muối là chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Bạn hãy hòa tan một thìa cà phê muối với nước ấm và súc miệng mỗi ngày 2 lần. Bước này có thể giúp vết thương mau lành và làm dịu sự khó chịu.[14]
    • Nếu thích, bạn có thể dùng dung dịch muối y tế thay cho nước muối.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thoa gel lô hội.
    Thoa một lớp mỏng gel lô hội lên vết thương và vùng da xung quanh. Bước này sẽ giúp giảm đau hoặc xoa dịu cảm giác khó chịu. Lô hội cũng có tác dụng giúp lưỡi lành nhanh hơn.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kết hợp các thức ăn có hàm lượng cao vitamin C.
    Các thức ăn mềm giàu vitamin C có thể hỗ trợ chữa lành vết thương trên lưỡi. Bạn nên bổ sung vào thực đơn các thức ăn sau để đẩy nhanh quá trình hồi phục mà không làm tăng sự khó chịu:[16]
    • Xoài
    • Nho
    • Việt quất
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Giảm đau lưỡi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn các thức ăn mềm.
    Trong thời gian chờ bình phục, bạn nên ăn các thức ăn mềm để hạn chế đau và giúp vết thương mau lành.[17] Bạn có thể tạm thời chuyển qua thức ăn dành cho em bé, xay nhỏ thức ăn hoặc đơn giản là chọn các thức ăn mềm hơn. Một số thức ăn mềm giúp giảm đau và chữa lành có thể kể đến là:[18]
    • Trứng
    • Thịt xay hoặc thịt mềm
    • Bơ đậu phộng
    • Hoa quả nấu chín hoặc đóng hộp
    • Rau hấp hoặc nấu mềm
    • Cơm
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh những thức ăn và đồ uống gây kích ứng.
    Các thức ăn khô, mặn và cay khiến cho vết thương trên lưỡi đau thêm. Các thức uống chứa cồn và caffeine cũng làm tăng sự khó chịu. Bạn nên tránh xa các đồ ăn thức uống này để vết thương mau lành và bớt đau.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nhiều nước.
    Miệng khô có thể làm tăng cảm giác đau hoặc khó chịu. Uống nhiều chất lỏng là cách để giúp bạn giảm đau và mau bình phục, đồng thời còn ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.[20]
    • Bạn có thể uống nước ấm vắt vài giọt chanh nếu thấy dễ uống hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc giảm đau.
    Vết đứt trên lưỡi có thể gây khó chịu hoặc sưng.[21] Các thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen natri sẽ giúp bạn giảm đau và giảm sưng. Bạn hãy uống thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tu Anh Vu, DMD
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tu Anh Vu, DMD. Vu Tu Anh là nha sĩ được ủy ban chứng nhận, cô điều hành phòng nha khoa tư nhân tại Brooklyn, New York. Tu Anh giúp người lớn và trẻ em mọi lứa tuổi vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến chăm sóc răng. Bác sĩ Tu Anh đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra cách chữa trị ung thư Kaposi Sarcoma và đã trình bày nghiên cứu của cô tại Hội nghị Hinman ở Memphis. Cô nhận bằng tốt nghiệp đại học của Đại học Bryn Mawr và bằng DMD của Trường Nha khoa thuộc Đại học Pennsylvania. Bài viết này đã được xem 46.129 lần.
Trang này đã được đọc 46.129 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo