Cách để Kiểm tra sức khỏe thông qua màu phân

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Màu sắc của phân có thể chỉ ra nhiều căn bệnh và vấn đề về sức khỏe cần được chú ý. Nếu không muốn cảm thấy bối rối trước sự thay đổi về màu phân, bạn cần học cách hiểu từng màu phân cụ thể và từ đó tránh được những vấn đề nhỏ. Ngoài ra, bạn còn cần biết khi nào nên đi khám về các vấn đề hệ tiêu hóa.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tìm hiểu xem màu phân khác nhau có thể biểu thị điều gì

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát phân đỏ hoặc đen.
    Đây đều có thể là dấu hiệu về vấn đề hệ tiêu hóa. Phân đỏ hoặc đen có thể cho thấy đang có xuất huyết trong ruột hoặc do vấn đề nhẹ hơn như bệnh trĩ.[1]
    • Xuất huyết từ ruột non thường gây tình trạng đi tiêu phân đen hay phân có màu đen, giống hắc ín. Xuất huyết từ đường dạ dày-ruột bên dưới (ví dụ như xuất huyết do trĩ) thường tạo ra phân màu đỏ tươi.
    • Có nhiều yếu tố nhỏ khác như chế độ ăn và việc dùng thuốc có thể khiến phân có màu đen hoặc đỏ. Nếu lo lắng, tốt nhất bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát phân trắng, xám hoặc nhạt màu.
    Mật góp phần vào màu sắc của phân nên sự thiếu màu sắc của phân có thể là dấu hiệu thiếu mật. Nói cách khác, có thứ gì đó đang chặn ống mật và có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy phân trắng hoặc nhạt màu. [2]
    • Phân trắng thường là do chứng phân mỡ (bài tiết mỡ) và đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về tụy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nên nhớ rằng phân nâu là bình thường nhất.
    Mặc dù màu phân có thể là từ nâu đến vàng, đến màu xanh lá và vẫn được xem là “bình thường”, khỏe mạnh nhưng màu nâu trung tính (gần giống màu sôcôla) là màu phân khỏe mạnh phổ biến nhất. [3]
    • Phân chuyển màu nâu thông qua một quá trình phức tạp trong đường tiêu hóa, về cơ bản, màu nâu là từ protein hemoglobin bị phân giải để tạo bilirubin trong gan.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nên nhớ rằng một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi màu phân.
    Màu thực phẩm, rau và thậm chí là củ dền có thể làm phân đổi màu và điều này là bình thường. Ví dụ, ăn các loại rau như rau cải xoăn, rau bina (cải bó xôi) có thể làm phân có màu xanh lá, hay ăn củ dền có thể làm phân có màu hơi đỏ. Hiện tượng này không đáng báo động, đặc biệt là nếu bạn ăn những thức ăn này trong thời gian gần đây.[4]
    • Chỉ một số ít trường hợp phân màu đỏ là dấu hiệu nghiêm trọng của vấn đề đường ruột. Màu phân đỏ tươi có thể đơn giản là do xuất huyết do các vấn đề nhỏ thường gặp như trĩ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nên nhớ rằng thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao có thể khiến phân có màu vàng.
    Nếu chú ý thấy phân có màu vàng (phân mỡ), đó có thể là dấu hiệu thiếu hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa. Có rất nhiều thứ có thể gây ra vấn đề về khả năng hấp thụ chất béo nên bạn cần đi khám ngay nếu phân có màu vàng kéo dài hơn 2 ngày.[5]
    • Phân vàng có mùi hôi hoặc dính nhớp có thể là dấu hiệu của vấn đề với gluten (hoặc dị ứng với gluten). Bác sĩ có thể giúp bạn xác định đây có phải là nguyên nhân hay không.[6]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xem xét loại thuốc bạn đang uống.
    Nhiều loại thuốc, từ thực phẩm chức năng bổ sung vitamin cho đến thuốc chữa tiêu chảy, thuốc kê đơn, đều có thể làm thay đổi màu phân. Những thay đổi này là bình thường khi dùng các thuốc kể trên, vì vậy bạn cần đọc kỹ phần cảnh báo hay tác dụng phụ trên nhãn các loại thuốc uống thường xuyên.[7]
    • Thực phẩm chức năng bổ sung sắt có thể biến phân thành màu xanh lá hoặc đen, trong khi Bismuth Subsalicylate (chất chống tiêu chảy trong thuốc Pepto Bismol) có thể khiến phân chuyển màu đen.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nên nhớ rằng trẻ sơ sinh thường đi tiêu ra phân đen, có màu hắc ín.
    Trong những ngày đầu sau sinh, trẻ đi tiêu ra phân đen là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này thường biến mất sau 2-4 ngày, sau khi tất cả phân su đã ra khỏi cơ thể trẻ. Sau đó, phân sẽ chuyển thành màu xanh lá và có kết cấu mềm.[8]
    • Phân của trẻ trong thời gian bú mẹ có thể có kết cấu mềm, màu vàng hoặc xanh lá. Điều này là bình thường.
    • Trẻ được cho uống sữa công thức thường đi tiêu ra phân mềm có màu nâu hơn so với trẻ bú sữa mẹ, nhưng điều này cũng hoàn toàn bình thường.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Biết khi nào nên đi khám bác sĩ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu thấy phân có màu đỏ tươi hoặc đen.
    Ngay cả khi là do thay đổi chế độ ăn hay dùng thuốc chữa bệnh thì phân đen hay đỏ tươi cũng có thể là dấu hiệu của xuất huyết đường ruột. Nếu có máu trong phân hoặc xuất huyết khi đi tiêu, bạn nên tìm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.[9]
    • Nếu phân có màu đỏ tươi hoặc đen, và gần đây bạn vừa dùng thuốc chữa tiêu chảy, ăn thực phẩm có màu đỏ, bắt đầu dùng một loại thuốc mới, bạn nên đi khám để đảm bảo sự thay đổi màu sắc của phân không phải là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu trong phân để xác định nguyên nhân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu rằng màu sắc hiếm thấy của phân có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
    Đa số sự thay đổi màu sắc của phân đều có thể được lý giải bằng các bệnh có thể điều trị được, hay đơn giản là do chế độ ăn. Bạn không cần phải nhập viện cấp cứu hay hoảng loạn khi thấy phân thay đổi màu sắc.[10]
    • Luôn kiểm tra những thay đổi gần đây trong chế độ ăn hoặc tác dụng phụ của thuốc khi thấy màu sắc của phân thay đổi đột ngột.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi khám nếu thấy lo lắng.
    Dù nguyên nhân có là gì thì nếu thấy lo lắng về tình trạng của phân hay sự thay đổi trong hệ tiêu hóa, phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất là đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể xác định chắc chắn rằng liệu có vấn đề gì đáng lo ngại không hay sự thay đổi của phân là bình thường.[11]
    • Dù có ngại ngần hoặc lo lắng khi nói về tình trạng đi tiêu thì bạn vẫn cần trao đổi thật cụ thể với bác sĩ về lo lắng của mình. Cẩn thận bao giờ cũng hơn, và tốt nhất là nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem xét các triệu chứng khác về thể chất đi kèm với sự thay đổi màu sắc của phân.
    Phân đổi màu đi kèm triệu chứng như đau bụng hoặc đột ngột bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu của vấn đề khác, không đơn giản là do thay đổi chế độ ăn. Trong trường hợp đó, bạn cần đến bác sĩ khám.
    • Ví dụ, tiêu chảy ra phân đen hoặc đỏ có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý ngay lập tức.[12]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bổ sung đủ nước.
    Cung cấp đủ nước cho cơ thể để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn. Nước giúp làm mềm phân và giúp bạn tránh được các vấn đề như táo bón. Không những vậy, nước còn giúp bạn hấp thụ một số dưỡng chất từ thực phẩm hiệu quả hơn.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Duy trì chế độ ăn lành mạnh.
    Chế độ ăn lành mạnh không chỉ được xác định bằng thực phẩm bạn ăn mà còn bởi tần suất và tốc độ khi ăn. Để đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ. Ăn quá nhanh có thể gây đau bụng. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn một bữa lớn.[15]
    • Tất nhiên thực phẩm bạn ăn cũng rất quan trọng. Bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả. Mỗi bữa ăn nên có nửa đĩa rau củ quả. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế hoặc giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thức uống chứa cồn.[16]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập thể dục thường xuyên.
    Việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Đối với sức khỏe hệ tiêu hóa, tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bụng và kích thích quá trình tiêu hóa. Bạn có thể tập chạy bộ chậm hoặc đi bộ nhanh ít nhất vài lần mỗi tuần.[17]
    • Kết hợp tập thể dục vào hoạt động hàng ngày bằng những việc đơn giản như đi thang bộ thay cho thang máy, đậu xe cách xa và đi bộ đến điểm đến.
    • Cố gắng tập các bài tập cường độ vừa-nặng ít nhất 30 phút, 5 lần mỗi tuần, hoặc tổng cộng 150 phút.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm soát mức...
    Kiểm soát mức độ căng thẳng. Sự căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Strress có thể gây táo bón, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí là ăn không ngon. Nếu bị stress ở mức cao, bạn nên thử các phương pháp giảm stress phù hợp với bản thân, ví dụ như thiền, hoặc loại bỏ các tác nhân góp phần gây căng thẳng không cần thiết.[18]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đến bác sĩ để được tư vấn nếu bạn lo lắng về màu phân.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Dale Prokupek, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa & Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Dale Prokupek, MD. Dale Prokupek là bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa điều hành phòng khám riêng tại Los Angeles, California. Prokupek cũng là bác sĩ tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA). Prokupek có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành y và chuyên về chẩn đoán, điều trị các bệnh về gan, dạ dày, đại tràng, bao gồm viêm gan siêu vi C, ung thư đại tràng, bệnh trĩ, sùi mào gà hậu môn, các bệnh về tiêu hóa liên quan đến suy giảm miễn dịch mãn tính. Ông có bằng cử nhân về động vật học của Đại học Wisconsin – Madison và bằng bác sĩ y khoa của Đại học Y khoa Wisconsin. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và nghiên cứu sinh tiến sĩ về vị tràng học tại Trường Y Geffen thuộc UCLA. Bài viết này đã được xem 72.759 lần.
Trang này đã được đọc 72.759 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo