Cách để Ngừng hút cần sa

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn cảm thấy như thứ cỏ gây nghiện đó đang chiếm toàn bộ cuộc sống của bạn, làm thay đổi mọi thứ, từ bạn bè, sở thích cho đến các thú tiêu khiển của bạn, vậy thì đã đến lúc bạn cần từ bỏ nó và quay trở lại hướng đi đúng trong cuộc đời. Cần sa có thể gây nghiện về tâm lý, có nghĩa là bạn phải chuẩn bị tinh thần để từ bỏ thói quen cũ. Nếu bạn đang tìm sự giúp đỡ để quay lại cuộc sống trước kia thì đây đúng là nơi bạn đang cần tìm.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Cai nghiện đột ngột

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ tất cả bình hút và dụng cụ hút cần sa.
    Khi không còn những thứ có thể khiến bạn dễ dàng hút lại, bạn sẽ ít bị cám dỗ hơn. Sau đây là những điều bạn nên làm:[1]
    • Vứt bỏ tất cả bật lửa, diêm, kẹp, điếu thủy tinh hoặc các hộp đựng. Dốc sạch các túi để đảm bảo không còn sót lại thứ gì.
    • Đổ tất cả số cần sa còn lại vào bồn cầu và giội nước để bạn không thể tìm lại bằng cách lục thùng rác.
    • Phá hủy mọi dụng cụ hút. Nếu không thể vô hiệu hóa được những thứ đó, bạn hãy vứt vào bãi rác nào thật kinh khủng để triệt tiêu ý định trèo vào lấy lại. (Có lẽ trước đó bạn nên bọc kín trong túi rác).
    • Loại bỏ mọi thứ khơi gợi cơn thèm, cho dù là bộ trò chơi game mà bạn ưa thích hoặc tấm áp phích treo trong phòng. Điều này nghe có vẻ cực đoan, nhưng việc loại bỏ mọi yếu tố gây kích thích có thể giúp bạn chiến thắng thói quen cũ.
    • Nếu có liên lạc với người bán cần sa, bạn hãy xóa số điện thoại và mọi thông tin liên hệ của người đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói rõ quyết định của bạn với những người hỗ trợ.
    Bạn hãy kể với người nhà và bạn bè thân điều bạn đang định thực hiện và nhờ họ giúp bạn cai thuốc. Hẳn là họ sẽ mừng lắm khi thấy bạn từ bỏ chất gây nghiện đó và sẽ hết lòng ủng hộ bạn.[2]
    • Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn giữ quan hệ với những người đang hút cần sa. Nói với họ rằng bạn không cố thuyết phục họ cai thuốc, nhưng bạn sẽ rất cảm ơn nếu họ không gây áp lực ép bạn sử dụng. Nếu bạn không được ai ủng hộ, hoặc họ cố nài ép bạn "tham gia", hãy suy nghĩ xem người đó có thực sự quan trọng trong cuộc sống của bạn không, khi họ không tôn trọng quyết định và lời đề nghị của bạn.
    • Thậm chí bạn có thể phải tránh đám bạn bè từng hút cần sa chung với mình. Nếu mọi quan hệ xã hội của bạn chỉ xoay quanh những người bạn cùng nhau “phê thuốc”, bạn sẽ phải tìm mạng xã hội mới. Điều này nghe thật khó khăn, nhưng cuộc đời vốn là thế.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị cho hội chứng cai nghiện.
    Điều may mắn là giai đoạn này không kéo dài: hội chứng cai nghiện cần sa xuất hiện sau khi cắt cơn 1 ngày, lên đỉnh điểm sau 2 hoặc 3 ngày, cuối cùng ổn định sau 1 hoặc 2 tuần[3]. Có thể bạn không phải trải qua những giai đoạn này, nhưng việc dự tính sẵn mình sẽ phải làm gì trong trường hợp đó vẫn tốt hơn là nghiện trở lại. Điều không may là sẽ có các triệu chứng. Sau đây là vài triệu chứng mà bạn có thể trải qua:[4]
    • Mất ngủ: Cố gắng tránh caffeine trong vài ngày đầu và đi ngủ ngay khi thấy buồn ngủ vào buổi tối.
    • Mất cảm giác ngon miệng: Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy buồn nôn. Cố gắng ăn thức ăn nhạt dễ tiêu hóa như chuối, cơm, bánh mì nướng, bột yến mạch và táo.
    • Cáu kỉnh: Do sự thay đổi tâm trạng thường đi kèm với hội chứng cai nghiện, có thể bạn sẽ nhận thấy mình dễ nổi giận hoặc khóc lóc. Dự tính trước cho tình trạng này, và khi điều đó xảy ra, bạn hãy cố gắng kìm lại và thừa nhận. Tự bảo với mình rằng, “Đây không phải là mình, không phải là hoàn cảnh, mà chỉ là hội chứng cai nghiện thôi." Lặp lại nhiều lần khi cần thiết.
    • Lo âu: Cảm giác hồi hộp, hoặc nói chung là bứt rứt là một triệu chứng phổ biến của hội chứng cai nghiện có thể xảy ra trong quá trình cai bất cứ chất gây nghiện nào. Bạn hãy dành ra vài phút nhắm mắt lại, thở sâu và nhớ rằng hội chứng cai nghiện chỉ là tạm thời.
    • Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Bạn có thể thấy nóng hơn bình thường và thỉnh thoảng toát mồ hôi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm một hoạt động khác để làm.
    Thay vì hút cần sa, bạn hãy dành thời gian rỗi rãi của mình để theo đuổi một sở thích hoặc chơi một môn thể thao. Cố gắng chọn một hoạt động mà bạn có thể làm dễ dàng và nhanh chóng như đốt một điếu thuốc – chẳng hạn như chơi ghi ta hoặc chạy bộ - và hãy đến với sở thích đó mỗi khi bạn cảm thấy bị cám dỗ. Nếu cảm thấy buồn chán và phiền muộn đến mức không muốn làm những việc đó, bạn có thể xem một bộ phim vui hoặc đến chơi với một người bạn không dùng chất gây nghiện. Sau đây là một vài hoạt động mà bạn có thể thử:[5]
    • Đi bộ đường dài
    • Gọi điện cho một người bạn cũ
    • Bơi lội
    • Nấu nướng
    • Đọc sách. Ví dụ: tạp chí, tiểu thuyết, truyện tranh, truyện phiêu lưu, tự truyện.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thay đổi thời gian biểu.
    Ngoài việc tìm một sở thích mới, bạn cũng nên thay đổi thời gian biểu hàng ngày để khỏi phải nhớ bình hút đến cồn cào trong thời gian mà trước kia bạn thường “phê” thuốc. Bạn có thể làm một số việc sau đây:[6]
    • Thay đổi lịch buổi sáng. Thử dậy sớm hoặc muộn hơn một chút, ăn món khác trong bữa sáng, hoặc tắm vào giờ khác.
    • Thay đổi lịch làm việc hoặc học tập. Đi con đường khác tới trướng hoặc nơi làm việc, ngồi chỗ khác nếu có thể và ăn trưa bằng những món khác.
    • Thay đổi thói quen học tập. Nếu bình thường bạn vẫn học trong phòng ngủ (dẫn đến việc hút cần sa), hãy đổi lại thói quen này và học trong tiệm cà phê hay ở thư viện.
    • Tuy nhiên bạn đừng ăn ít đi chỉ để thay đổi thói quen sinh hoạt. Bạn có thể cảm thấy ít đói hơn, nhưng vẫn nên cố gắng ăn lượng thức ăn như bình thường để duy trì sức khỏe.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Kiềm chế cơn thèm.
    Những cơn thèm thuốc sẽ nổi lên khá thường xuyên, và điều quan trọng là bạn cần biết cách phản ứng khi điều đó xảy ra nếu thực sự muốn cai thuốc. Bạn có thể thực hiện một số điều sau đây để khỏi phải nhân nhượng cơn thèm:
    • Tránh những địa điểm gợi cơn thèm. Không đến những nơi khiến bạn muốn hút cần sa, dù là tầng hầm ở nhà người bạn hay ở trong góc nhà thể thao của trường.
    • Thoát ra khỏi khung cảnh nguy hiểm. Mỗi khi cảm thấy cơn thèm trào lên, bạn hãy rời khỏi nơi đó càng sớm càng tốt. Thay đổi môi trường nhanh nhất trong khả năng có thể là cách tốt nhất trong trường hợp này.
    • Hít thở sâu. Hít một hơi thật sâu qua miệng và giữ không khí trong phổi khoảng 5-7 giây cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Chúm môi và thở ra qua miệng, lặp lại các động tác này cho đến khi cảm giác thèm thuốc qua đi.
    • Cho thứ gì đó vào miệng. Bạn có thể kiềm chế cơn thèm bằng cách cho một thứ gì đó vào miệng, miễn là không phải rượu hoặc một chất gây nghiện khác. Thử dùng kẹo cao su không đường, kẹo không đường, nước ngọt dành cho người ăn kiêng, tăm, bút, bút chì, hoặc ống hút cũng được.
    • Uống nước. Việc duy trì đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn khỏe mạnh và chống chọi với cơn thèm.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tiếp tục kiên trì.
    Giai đoạn vật vã nhất của hội chứng cai thuốc sẽ qua trong vòng một hoặc hai tuần, và có lẽ bạn cũng nghe nói rằng có thể mất ba tuần để tạo nên hoặc từ bỏ một thói quen. Khi đã qua được một tháng, có thể bạn sẽ hoàn toàn hồi phục và không còn nghiện nữa. Bạn sẽ cảm thấy như thời gian kéo dài vô tận trong giai đoạn cai nghiện, nhưng hãy nhớ rằng nó sẽ không lâu đến thế.
    • Tổ chức buổi ăn mừng một tháng sau khi bắt đầu cai nghiện. Việc đặt ra những cột mốc để hướng tới có thể giúp bạn đi đúng đường, và bạn có thể dựa vào đó để tự tặng cho mình những phần thưởng nho nhỏ như một buổi tối đi chơi hoặc một món quà cho chính mình.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được hỗ trợ về thuốc men.
    Bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp bạn từ bỏ cần sa. Nếu bạn đang cố gắng cai đột ngột hoặc cai dần dần, hay nếu bạn biết mình không thể tự cai nghiện được thì việc đến gặp bác sĩ có thể là cách tốt nhất.[7]
    • Cho dù bạn không chắc về quyết định cai nghiện thì vẫn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ. Ban đầu bạn nên đến cơ sở cai nghiện ngoại trú. Đừng quá lo lắng về chi phí cai nghiện mà khiến mình chùn bước. Có nhiều tổ chức hỗ trợ cai nghiện cung cấp dịch vụ rẻ hơn so với việc điều trị với chuyên gia riêng. Tái nghiện là chuyện phổ biến. Nếu bạn sử dụng dịch vụ ngoại trú mà vẫn không cai được thì nên trao đổi với bác sĩ để được điều trị nội trú.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp chuyên viên trị liệu.
    Việc nói chuyện với chuyên viên trị liệu có thể giúp bạn cai nghiện nếu có các vấn đề tiềm ẩn khiến bạn đến với cần sa – ví dụ như trầm cảm hoặc lo âu. Nếu có thể, bạn nên tìm người chuyên trị các trường hợp nghiện.[8]
    • Xem xét các phương thức khác nhau. Có nhiều phương thức hoặc kiểu trị liệu có thể phù hợp với việc cai nghiện cần sa. Liệu pháp trò chuyện là phổ biến nhất, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu về liệu pháp nhận thức - hành vi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tham gia nhóm hỗ trợ.
    Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cai nghiện do áp lực từ bạn bè hoặc do thiếu tự tin thì nhóm hỗ trợ sẽ là một giải pháp.[9]
    • Nhiều quốc gia có các tổ chức cai nghiện ẩn danh, các thành viên được miễn phí tham gia và dự các buổi gặp mặt nói chuyện. Bạn có thể tìm kiếm các nhóm như vậy trong khu vực bạn ở qua mạng internet.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc cai nghiện nội trú.
    Nếu không có cách nào hiệu quả, hoặc tình trạng nghiện cần sa đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và hạnh phúc của bạn, có lẽ bạn cần được hỗ trợ với các biện pháp mạnh hơn qua phương thức cai nghiện nội trú. Đó giống như một kỳ nghỉ mát với mục đích xây dựng lại và định hình rõ các mục tiêu của cuộc sống. Một số người chỉ điều trị nội trú một lần và không bao giờ tái nghiện. Những người khác cần được yêu thương nhiều hơn và phải điều trị nội trú nhiều lần. Đừng từ chối cai nghiện nội trú và khoan hãy quan tâm đến chi phí.[10]
    • Cố gắng sử dụng các phương án khác trước. Cai nghiện nội trú là quá trình rất khó khăn, tốn kém và không phải chuyện đùa. Tuy nhiên, nếu không còn lựa chọn nào khác thì có lẽ đây là phương án tối ưu.
    • Tìm hiểu xem bảo hiểm y tế có chi trả cho liệu trình cai nghiện không, và trả cho bao nhiêu ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Cai nghiện từ từ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt ra ngày mà bạn muốn hoàn toàn thoát khỏi cần sa.
    Thời hạn từ 2 tuần đến 1 tháng sẽ không quá dài để bạn không bị xao lãng nhưng cũng không quá gấp khiến bạn có cảm giác bất khả thi. Nếu cảm thấy thời hạn này là không thực tế, bạn có thể cho mình vài tháng để thực sự thoát nghiện. Nếu cần sa đã chiếm một phần lớn trong cuộc sống của người hút thì sẽ rất khó từ bỏ chỉ trong vài tuần.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lập một kế hoạch cai nghiện dần dần.
    Dự tính số lượng cần sa bạn sẽ sử dụng từ đây đến ngày ngừng hút. Cố gắng lập một tiến trình – ví dụ như, đến thời điểm giữa của khoảng thời gian từ ngày hôm nay đến ngày ngừng hút, bạn chỉ hút bằng một nửa số lượng hiện tại.[12]
    • Ghi kế hoạch lên tờ lịch, đánh dấu số lượng sử dụng cho từng ngày và bám sát vào đó. Đặt lịch ở nơi bạn phải nhìn vào hàng ngày, chẳng hạn như cạnh chiếc gương trong phòng tắm hoặc trên cánh cửa tủ lạnh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phân chia trước cần sa thành từng phần.
    Thay vì tin vào bản thân mình lấy đúng số lượng theo kế hoạch, bạn hãy chia trước từng phần. Như vậy, bạn không phải suy nghĩ về việc đó – chỉ cần lấy đúng phần đã để sẵn cũng như lấy thuốc chữa bệnh vậy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giữ cho mình bận rộn.
    Khi số lượng cần sa sử dụng sẽ ít dần và thời gian hút cũng ngắn hơn, bạn cần tìm các hoạt động khác để làm ngay sau khi hút. Chuyển ngay sang chơi một môn thể thao hoặc sở thích nào đó để bạn không còn thời gian cảm thấy trống trải. Mặc dù vẫn nên có những lúc ở một mình và thư giãn, nhưng bạn hãy cố gắng lấp đầy thời gian biểu bằng những sở thích, các hoạt động xã hội, học tập hoặc bất cứ hoạt động nào khác có thể giúp bạn tập trung vào đó thay vì hút cần sa.
    • Cố gắng lấp đầy thời gian biểu bằng những tương tác xã hội và các hoạt động trong khả năng có thể mà không bị quá tải.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Giữ động lực.
    Nếu thực sự muốn từ bỏ cần sa, bạn hãy nghĩ về phần thưởng cho nỗ lực của mình. Tự nhắc bản thân về lý do tại sao bạn muốn cai nghiện và tập trung vào mục tiêu đó, dù là để cải thiện sức khỏe, lối suy nghĩ, đời sống xã hội hoặc cách nhìn chung về cuộc sống. Viết ra động lực của bạn và dán lên mặt bàn làm việc, để trong ví, hoặc đặt mục tiêu ở nơi dễ thấy mỗi khi bạn cảm thấy mất đi nhiệt huyết.
    • Mỗi khi cảm thấy yếu lòng, bạn hãy nghĩ đến mọi thứ mình có thể làm khi thoát khỏi cần sa. Bạn sẽ cảm thấy nhanh nhẹn hơn, mạnh mẽ hơn và nhiều động lực hơn để thực hiện mọi điều mình mong muốn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn phải muốn cai nghiện thì mới thành công. Cân nhắc cái lợi của việc cai nghiện so với việc tiếp tục sử dụng; tìm một thứ gì đó tỉnh táo mà bạn cảm thấy thu hút và lấy đó làm mục tiêu.
  • Viết ra những thứ bạn có thể mua với số tiền để dành được và thường xuyên đọc lại.
  • Hai mươi phút tập thể dục trong thời gian cắt cơn có thể làm dịu các triệu chứng.
  • Ngủ trong phần lớn thời gian trong các giai đoạn đầu nếu thấy ổn.
  • Tìm các trang web trên internet có các thông tin về cần sa và sự lệ thuộc. Những bài viết về trải nghiệm của những người khác có thể giúp bạn có ý tưởng về việc làm sao để đối phó với cơn nghiện.
  • Nếu bạn bè của bạn hút cần sa, bạn đừng giao du với họ để không bị bạn bè gây áp lực phải hút lại.
  • Trò chuyện với những người hút cần sa về việc bạn muốn ngừng hút. Những câu trả lời của họ có thể giúp bạn thành công, và bạn cũng có thể cho họ thấy rắng điều này có thể thực hiện được.
  • Thử dùng cách tự kỷ ám thị. Nghĩ đi nghĩ lại trong đầu “Mình sẽ bỏ hút “.
  • Cai nghiện đột ngột là cách hiệu quả nhất.
  • Nghĩ về một người thân yêu của bạn, và mỗi khi cơn thèm nổi lên, bạn hãy hình dung ra người đó và nhắc đi nhắc lại với họ rằng bạn sẽ chiến thắng.
  • Hình dung rằng cơ thể, tâm trí, não bộ và mọi bộ phận khác của bạn sẽ khỏe mạnh như thế nào khi bạn đã cai nghiện thành công.
  • Viết ra một danh sách bạn muốn hoàn thành sau khi cai nghiện.

Cảnh báo

  • Hạn chế tiếp xúc với những người tiếp tục đắm chìm trong nghiện ngập. Ngay cả khi họ là bạn của bạn, áp lực từ bạn bè thường là vấn đề lớn trong quá trình cai nghiện cần sa.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 114 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 70.986 lần.
Trang này đã được đọc 70.986 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo