Cách để giúp đỡ một người đang có tâm lý bất ổn & nói gì khi họ đang khủng hoảng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi người thân của bạn dường như đang có tâm lý bất ổn, có thể bạn không biết phải nói gì hoặc làm gì để giúp đỡ họ. Tuy rằng không thể ép buộc ai đó đi tìm sự trợ giúp từ chuyên gia, bạn vẫn có thể giúp một người đang có vấn đề về tâm lý bằng cách công nhận những gì họ đang trải qua, giải thích về lợi ích của việc điều trị, đồng thời bày tỏ sự quan tâm và hỗ trợ để giúp họ vượt qua khủng hoảng.[1] Chúng tôi đã tổng hợp ở đây một số cách để bạn thuyết phục người đó đến các dịch vụ chuyên môn mà họ cần và tiếp tục hỗ trợ họ trong khả năng có thể của bạn.

1

Bày tỏ sự quan tâm với người đó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách mô tả hành vi của họ mà bạn quan sát được.
    Có lẽ bạn cảm thấy khó mở lời nói chuyện về sức khỏe tâm thần của ai đó, nhưng khi dùng những câu có chủ ngữ là “Tôi”, bạn có thể bày tỏ được sự lo ngại của mình mà không làm cho người kia cảm thấy bị phán xét hoặc đổ lỗi.[2]
    • “Dạo này chị cảm thấy lo cho em.”
    • “Anh để ý thấy lúc này em hơi khác, thế nên anh muốn hỏi thăm em.”
    • “Tớ muốn hỏi xem cậu thế nào vì tớ thấy cậu có vẻ như (buồn phiền, căng thẳng, bực bội.)”
    Quảng cáo
2

Hỏi những câu hỏi mở

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dùng những từ để hỏi như “thế nào”, “cái gì” hoặc “vì sao.”
    Bằng cách đặt các câu hỏi khiến người kia phải trả lời nhiều hơn lời đáp chỉ có một từ “có” hoặc “không”, bạn sẽ hiểu hơn về tinh hình của người đó, đồng thời cho họ thấy bạn quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến của họ.[3]
    • “Cậu cảm thấy thế nào về điều đó?”
    • “Em lo lắng về điều gì vậy?”
    • “Chị kể cho em nghe thêm về (hoàn cảnh, cảm giác/trải nghiệm đó) được không?”
3

Lắng nghe nhiều hơn nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tập lắng nghe tích cực để người kia cảm thấy được lắng nghe.
    [4] Khi lắng nghe tích cực, bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào người đang nói và chăm chú nghe xem họ nói gì. Bạn có thể thỉnh thoảng tóm tắt lại ý của người kia và khuyến khích họ tiếp tục nói.[5]
    • Giao tiếp bằng ánh mắt và duy trì dáng điệu thoải mái.
    • Kiểm tra lại xem bạn đã hiểu đúng chưa bằng câu “Vậy ý bạn nói là… đúng không?”
    • Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe bằng cách thỉnh thoảng gật đầu và đệm thêm các từ như “À” hoặc “Ừm.”
    • Thúc giục họ nói tiếp bằng câu hỏi “Rồi sao nữa?” hoặc “Kể cho tớ nghe thêm về chuyện đó được không?”
    Quảng cáo
4

Công nhận cảm xúc của người kia

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bằng cách nói...
    Bằng cách nói với người kia rằng bạn biết họ đang cảm thấy gì, bạn sẽ tạo được sự kết nối với họ. Nhiều người nghĩ rằng việc công nhận cảm xúc của một người sẽ củng cố những cảm xúc tiêu cực hoặc khiến tình hình xấu thêm. Thực ra, bằng cách xác nhận cảm xúc của người kia, bạn có thể khuyến khích họ tâm sự và khiến họ cảm thấy được thấu hiểu![6] Kiểu kết nối này có thể rất hữu ích trong quá trình cải thiện tình hình.
    • “Tớ thấy là cậu rất bức xúc/buồn rầu/giận giữ.”[7]
    • “Chuyện này nghe có vẻ thật khó khăn.”
    • “Nhìn anh có vẻ buồn.”[8]
5

Nói rằng bạn ở bên cạnh để hỗ trợ họ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nhắc người đó rằng họ không cô đơn để giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn.
    Người ta có thể cảm thấy sợ hãi và cô đơn khi đang vật lộn với các vấn đề về sức khỏe tâm thần, và họ có thể còn cảm thấy như mình đang chất gánh nặng lên vai những người khác khi chia sẻ về những khó khăn của mình.[9] Bằng cách nói rõ rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ và sát cánh với họ, bạn có thể xoa dịu sự tức giận hoặc xua đi nghi ngờ, đồng thời khẳng định lại rằng họ là người quan trọng và có giá trị.[10]
    • “Tớ ở bên cậu đây. Cậu nói đi, tớ có thể làm gì để giúp cậu?”
    • “Có thể em không biết chính xác chị đang cảm thấy thế nào, nhưng em lo cho chị và muốn giúp đỡ chị.”[11]
    • “Em là người quan trọng đối với anh.”
    Quảng cáo
6

Dẫn người đó đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Giải thích vì sao việc trị liệu chuyên khoa lại hữu ích.
    Mặc dù bạn hết lòng giúp đỡ và quan tâm đến người đó, nhưng chỉ có chuyên gia sức khỏe tâm thần mới thực sự có khả năng giải quyết mọi vấn đề đằng sau sự bất ổn tâm lý của họ. Hãy cho người đó biết rằng các bác sĩ tâm lý được đào tạo và sử dụng các phương pháp đã được kiểm chứng khoa học có thể giúp họ vượt qua.[12]
    • “Nghe em nói em (bức xúc/buồn phiền/giận dữ/căng thẳng) như thế nào, chị thấy rất lo. Chị nghĩ nếu em nói chuyện với ai đó về cảm xúc của mình thì sẽ rất hữu ích.”[13]
    • “Tớ tìm giúp cậu một bác sĩ/chuyên gia trị liệu nhé?”
    • Nếu bạn đã từng trải qua trị liệu tâm lý, hãy thử kể với người đó rằng việc trị liệu giúp ích cho bạn nhiều như thế nào. Điều này có thể giúp người kia cởi mở hơn với ý kiến của bạn.
    • Nếu người đó không có khả năng chi trả, bạn có thể khuyên họ đến những cơ sở y tế miễn phí do nhà nước tài trợ (Ở Mỹ gọi là Federally Qualified Health Centers) hoặc liên lạc với đường dây nóng 24/7 của Liên Hiệp Quốc Gia Về Sức Khỏe Tâm Thần bằng cách nhắn NAMI đến số 741741.[14]
7

Giúp họ trị liệu bằng mọi cách có thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đề nghị chở họ hoặc đi cùng họ đến phòng khám, hoặc giúp họ chi trả một phần.
    [15] Bạn cũng có thể ngỏ ý giúp họ gọi cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu để nhờ giới thiệu bác sĩ tâm lý. Dù chỉ là cùng ngồi với họ để tìm bác sĩ tâm lý thông qua chương trình giới thiệu nơi làm việc hoặc trên internet thì đó cũng là việc làm hữu ích. Tuy nhiên, mỗi người có mong muốn được hỗ trợ theo các cách khác nhau, thế nên bạn chỉ cần hỏi họ thích được giúp như thế nào và tôn trọng ranh giới của họ.[16]
    • “Em có muốn anh chở em đến phòng khám không?”
    • “Tớ có thể làm gì để hỗ trợ tốt nhất cho cậu?”
    • “Em có thể làm gì để giúp đỡ anh?”
    Quảng cáo
8

Nếu có thể, bạn hãy tỏ ý giúp họ những việc thường ngày

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Giúp đỡ họ làm những công việc thường ngày để giảm stress.
    Nếu có thể cùng làm việc với họ thì bạn cũng giúp họ bớt cô đơn. Điều này đặc biệt quan trọng, vì căng thẳng kinh niên và cảm giác cô đơn có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần.[17] Nhớ dành thời gian và năng lượng cho bản thân bằng cách chọn những việc mà bạn cảm thấy vừa sức và đảm bảo làm được.[18]
    • “Có việc gì mình làm được để đỡ đần cho bạn không?”
    • Đề nghị giúp họ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc con cái hoặc làm việc nhà.
9

Để ý các dấu hiệu cảnh báo tự tử

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu bạn nghĩ người đó có thể tự làm hại bản thân, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
    Gọi đến số điện thoại khẩn cấp quốc gia hoặc đường dây nóng phòng chống tự sát ở quốc gia bạn sinh sống, chẳng hạn như 988 nếu bạn đang ở Mỹ (bạn cũng có thể gửi tin nhắn đến số này).[19]
    • Cho người ấy biết lo ngại của bạn và hỏi thẳng: “Bạn đang nghĩ đến việc tự tử phải không?”[20]
    • Đưa người đó đến một nơi an toàn và loại bỏ tất cả những vật mà họ có thể dùng để tự làm hại bản thân trong khi chờ đợi sự giúp đỡ.
    • Hỏi thăm họ sau khi đã cơn khủng hoảng đã qua.
    Quảng cáo
10

Chăm sóc bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy vạch ranh giới với họ.
    Chăm sóc một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần đôi khi rất gian nan. Bạn hoàn toàn có thể đặt ra giới hạn về khi nào bạn có thể nói chuyện, điều gì có thể nói và cách nói chuyện của họ với bạn nếu họ thiếu tôn trọng hoặc lạm dụng bạn. Bạn cần phải chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể chăm sóc được người khác![21]
    • “Tớ luôn bên cạnh cậu, nhưng chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể còn hỗ trợ cậu tốt hơn.”[22]
    • Nếu người đó cư xử với bạn thiếu tôn trọng hoặc lạm dụng bạn, hãy nói “Khi cậu nói chuyện với tớ như thế thì tớ rất khó lắng nghe.”
    • Dành thời gian gặp gỡ những người khác và làm những việc bạn thích để giải tỏa stress.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tracy Carver, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tracy Carver, PhD. Tracy Carver là nhà tâm lý học từng giành được giải thưởng, sống tại Austin, Texas. Carver chuyên tư vấn về các vấn đề liên quan đến lòng tự trọng, chứng lo âu và trầm cảm. Cô có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Virginia Commonwealth, bằng thạc sĩ tâm lý giáo dục và bằng tiến sĩ tâm lý học tư vấn của Đại học Texas tại Austin. Carver cũng đã hoàn thành khóa thực tập về tâm lý học lâm sàng tại Trường Y khoa thuộc Đại học Harvard. Cô được Tạp chí Austin Fit bình chọn là một trong những chuyên gia sức khỏe tâm thần giỏi nhất tại Austin trong bốn năm liên tiếp. Carver đã được giới thiệu trên các tạp chí Austin Monthly, Austin Woman Magazine, Life in Travis Heights và KVUE (chi nhánh tại Austin của đài ABC News). Bài viết này đã được xem 4.154 lần.
Trang này đã được đọc 4.154 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo