Cách để Xử lý cảm xúc oán giận người khác

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn có từng oán giận ai đó vì họ khiến bạn tổn thương sâu sắc không? Bạn có căm ghét ai đó bởi vì họ giỏi hơn bạn không? Sự oán giận là một quá trình tâm lý cứ bám víu vào sự kiện đau khổ hoặc thất bại khiến bạn tức giận hoặc cay đắng. Sự oán giận có thể khiến bạn đánh mất bản thân và đầu độc tâm hồn khiến bạn khó tin tưởng người khác, mất đi lòng trắc ẩn, hoặc không thể đón nhận tình yêu trong tương lai. Vượt qua cảm xúc oán giận nghĩa là bạn chọn chấp nhận những gì đã xảy ra và tha thứ cho người khác, đồng thời thay đổi bản thân để những cảm xúc đó không ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Thừa nhận những cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu nguồn gốc và nguyên nhân khiến bạn oán giận.
    Xác định chính xác những cảm xúc thật sự của bạn và lý do bạn cảm thấy như vậy. Hãy cố gắng để hiểu chính mình. Bạn cảm thấy oán giận từ khi nào? Có phải sự việc nào đó đã khiến bạn bực bội không? Sự oán giận có liên quan đến người bạn đời, bố mẹ hoặc gia đình của bạn phải không?
    • Việc nhận ra nguyên nhân của sự oán giận sẽ giúp bạn định hướng cách để vượt qua. Chẳng hạn, nếu tức giận bởi vì một người thân thiết với bạn lai khiến bạn chán nản hoặc thất vọng, bạn có thể xử lý bằng cách thay đổi những gì mình mong đợi từ người khác. Tất nhiên bạn không thể thay đổi người khác, vì thế hãy thay đổi bản thân hoặc học cách để chấp nhận những gì đã xảy ra.
    • Đôi khi, tác nhân khiến bạn oán giận đến trực tiếp từ người đó. Tuy nhiên, có những lúc khác, họ có thể vô tình đụng vào sự bất an hoặc mặc cảm mà bạn đã sẵn có.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định vai trò của bạn đối với sự oán giận.
    Đôi khi, chúng ta căm ghét người khác bởi vì chúng ta thất vọng khi bản thân dễ bị tổn thương. Trong lòng chúng ta cảm thấy bối rối hoặc lúng túng vì mình đã không thể đoán trước tình hình. Chúng ta cảm thấy giận dữ vì đã mất cảnh giác và đã tin tưởng người khiến mình tổn thương. Với suy nghĩ đó, chúng ta nổi giận với chính mình.
    • Có một câu trích dẫn thế này, "Oán giận giống như là uống thuốc độc và đợi đến lúc thuốc giết mình". Bạn có quyền chọn hướng về tương lai hoặc cứ tiếp tục đau khổ. Hãy nhận ra sức mạnh của mình và đừng đổ mọi tội lỗi cho người khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định xem cảm giác của bạn là ghen tị hay có lý do chính đáng.
    Thèm muốn hoặc khao khát muốn có những gì người khác đang có, dù là phù phiếm hay cần thiết, sẽ dẫn đến cảm giác đố kỵ. Nếu bạn oán giận ai đó bởi vì họ có thứ gì đó mà bạn mơ ước, thật không có ích khi bạn thù ghét người đó. Bạn cần hiểu được cảm xúc của mình là do bạn cảm thấy thiếu thứ gì đó, điều này sẽ giúp bạn vượt qua cảm xúc ghen ghét.[1][2]
    • Một ví dụ của sự ghen tị dẫn đến sự oán giận là bạn cay cú khi một đồng nghiệp được thăng chức trong khi bạn thèm muốn vị trí đó. Có lẽ bạn cảm thấy mình xứng đáng được thăng chức bởi vì bạn có thâm niên hơn.
    • Vượt qua sự đố kỵ bằng cách trung thực với chính mình và hành động. Người đó có thật sự khiến bạn tức giận hay đó là vấn đề ở bạn? Nếu bạn cảm thấy năng lực của mình xứng đáng được cân nhắc, bạn có thể chủ động thảo luận với cấp trên về những vị trí còn trống khác. Hoặc, nếu bạn nghĩ rằng mình giỏi hơn sếp, có lẽ bạn nên tìm một vị trí phù hợp ở một công ty khác.
    • Bạn không ghen tị với người đó, mà bạn đố kỵ tính cách hoặc năng lực của họ. Hãy ngồi xuống và thẳng thắn đánh giá những cảm xúc của bạn và chuyển hướng sự ghen tị để cải thiện bản thân tốt hơn.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trung thực với cảm xúc của bạn.
    Sự giận dữ và oán giận là những cảm xúc mạnh mẽ. Đôi khi, chúng ta làm tổn thương bản thân hơn khi giả vờ phớt lờ hoặc cố chối bỏ cảm xúc. Sự oán giận nảy sinh bởi vì chúng ta nhìn nhận sự việc dựa trên cảm xúc của mình, vì thế chúng ta bắt đầu căm ghét hoặc đố kỵ người mà ta cho rằng họ xúc phạm mình. Hãy thừa nhận cảm xúc sẽ giúp bạn chữa lành vết thương lòng.
    • Sự tức giận thường làm lu mờ những cảm xúc khó hiểu hoặc khó thể hiện khác. Con người biểu lộ sự giận dữ bởi vì sẽ dễ dàng hơn để cho người khác thấy rằng bạn đang tức giận so với thể hiện cảm xúc bị khước từ, thất vọng, đố kỵ, bối rối, hoặc tổn thương.
    • Dành cho bản thân vài phút để suy nghĩ về những gì đã xảy ra với bạn, và cảm nhận tất cả những cảm xúc liên quan đến sự việc. Hãy nổi giận nếu bạn bực bội. Hãy thừa nhận nỗi đau hay sự xấu hổ. Đừng cố xua đuổi những cảm xúc này. Bạn nên thật sự thừa nhận cảm xúc của mình để có thể bước tiếp.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói chuyện với một người bạn hoặc ai đó đáng tin cậy.
    Hãy tìm một người để trò chuyện và tâm sự với họ những gì đã xảy ra khiến bạn buồn chán. Giãi bày tâm sự với người khác có thể giúp bạn nhìn nhận tình hình khách quan hơn. Có lẽ người khác sẽ nhận ra thói quen trong hành vi của bạn dẫn đến sự việc, và họ sẽ hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp. Luôn có ích khi bạn có thể trò chuyện với ai đó.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Viết ra những gì mà người khác đã làm khiến bạn buồn bực.
    Hãy ghi chú lại thật nhiều chi tiết theo trí nhớ của bạn và đừng bỏ qua bất cứ việc gì. Khi hoàn thành, hãy viết ra những đặc điểm của người mà bạn oán giận. Đừng gọi họ bằng những cái tên xúc phạm. Có phải họ quá ích kỹ, thô lỗ, độc ác, và khiếm nhã không? Hãy suy nghĩ về những gì họ đã làm và đánh giá sự khiếm nhã đó.[4]
    • Tiếp theo, viết ra hành vi nào của người đó khiến bạn bực bội, việc ghi chú không nhằm mục đích khiến bạn nổi giận mà là để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân dẫn đến sự oán giận.
    • Cuối cùng, ghi lại xem hành vi đó và cảm xúc của bạn đã tác động đến cuộc sống của bạn như thế nào. Chẳng hạn, nếu người bạn đời phản bội, bạn sẽ cảm thấy giận dữ, buồn bã, và xấu hổ. Sự phản bội của người bạn đời đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc tin tưởng hoặc kết nối với những người khác vì sợ rằng họ cũng sẽ làm tổn thương bạn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nói cho người xúc phạm bạn biết rằng họ khiến bạn thất vọng như thế nào.
    Trong một số trường hợp, khi người thân làm chúng ta tổn thương, chúng ta muốn thấu hiểu họ. Mặc dù việc hiểu được vì sao ai đó khiến bạn tổn thương cũng không khiến sự việc biến mất – thậm chí người đó không biết lý do họ hành động như vậy – nhưng cuộc trò chuyện thẳng thắn về việc đã xảy ra là một bước hướng tới chữa lành vết thương lòng.[5]
    • Yêu cầu người đó gặp bạn để trò chuyện. Sử dụng mẫu câu bắt đầu với "Tôi" như là "Tôi đau lòng bởi vì ____," để thể hiện cảm xúc của bạn. Sau đó, với thái độ không chỉ trích, bạn hãy hỏi xem người đó có thể giải thích sự việc theo quan điểm của họ không.
    • Chỉ đối chất với người đó sau khi bạn đã có quan điểm khách quan về sự việc, nghĩa là bạn đã hiểu được vai trò của mình cũng như đối mặt với những cảm xúc.
    • Nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ với người đó, hãy nói cho họ biết bạn muốn nhận được một lời xin lỗi hoặc yêu cầu sự bồi thường cụ thể. Chẳng hạn, nếu người yêu của bạn đã phạm một sai lầm và bạn vẫn quyết định ở bên cạnh người ấy, hãy thiết lập những giới hạn và nguyên tắc về những gì bạn mong muốn họ hành động trong thời gian tới.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Giải tỏa cảm xúc oán giận

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngừng nghiền ngẫm.
    Sự nghiền ngẫm nghĩa là nhai đi nhai lại vấn đề nhiều lần, khiến bạn quên đi hiện tại và có cảm xúc tiêu cực. Tư duy nghiền ngẫm chính là nền tảng của sự oán giận. Do đó, để từ bỏ tư duy nghiền ngẫm, trước hết bạn cần học cách để quản lý suy nghĩ của mình. Dưới đây là ba cách để từ bỏ thói nghiền ngẫm:[6][7]
    • Tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề. Đây là cách hiệu quả và hướng tới tương tai để xử lý cảm giác oán giận. Bám víu vào chuyện đã xảy ra không giúp ích gì cho bạn. Có kế hoạch để rút ra bài học từ sự việc sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Hãy viết ra một vài cách để giải quyết vấn đề, như là cải thiện những kỹ năng quản lý căng thẳng hoặc đánh giá lại những gì bạn mong đợi từ người khác.
    • Suy xét kỹ sự phân tích tình hình của bạn. Đôi khi, chúng ta nuôi giữ sự oán giận dựa trên những nhìn nhận sai lầm. Thậm chí người kia không biết họ đã làm sai, hoặc nếu biết thì có lẽ họ chưa bao giờ có ý định làm bạn tổn thương. Hãy nhìn nhận sự việc một cách thực tế. Có phải bạn mong chờ người khác đọc được suy nghĩ của mình không?
    • Tập trung vào những ưu điểm. Nếu bị người khác làm tổn thương, có lẽ bạn dành nhiều thời gian để chú tâm vào những nhược điểm của mình. Hãy xác định những thế mạnh của bạn có liên quan đến sự việc. Chẳng hạn, nếu một người bạn khiến bạn thất vọng, mặt tốt là có lẽ bạn vẫn còn có những người bạn tốt khác. Có lẽ bạn có một ưu điểm là sẵn sàng tha thứ cho một người bất kể sai lầm của họ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Viết ra những tính cách tốt của người đã làm bạn tổn thương.
    Việc thừa nhận những mặt tốt của người đó sẽ giúp bạn bước tiếp và nhìn nhận tình hình khách quan hơn. Con người luôn có sai lầm và không ai hoàn toàn xấu. Tất cả mọi người đều có những mặt tốt đáng trân trọng; vì thế hãy nhìn vào mặt tốt của người đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tha thứ.
    Vết thương lòng gây ra bởi những người mà chúng ta yêu thương sẽ có tác động lâu dài. Tuy nhiên, nếu cứ oán giận ai đó, bạn sẽ không thể chữa lành và tiến bộ. Hãy chọn tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn. Tha thứ không có nghĩa là bạn tiếp tục duy trì mối quan hệ với họ. Nó cũng không có nghĩa là bạn phải quên những gì đã xảy ra. Tha thứ có nghĩa là bạn chọn không giận người đó nữa và bạn sẽ giải phóng những cảm xúc tiêu cực. Tha thứ giúp bạn trở thành một người tốt hơn.[8]
    • Sự tha thứ có nhiều dạng, nhưng mục đích cuối cùng là bạn giải tỏa cảm xúc oán giận. Sau khi xử lý những cảm xúc về sự việc, hãy nói rõ rằng bạn không còn oán giận nữa. Hãy nói, "Tôi tha thứ cho bạn". Nói trực tiếp với người đó nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ với họ.
    • Sau khi viết tường thuật về chuyện đã xảy ra, bạn hãy xé tờ giấy thành nhiều mảnh hoặc đốt nó. Loại bỏ tác động của người đó đối với bạn bằng cách chọn tha thứ cho họ và hướng về tương lai.
    • Tập yêu thương bản thân. Bên cạnh tha thứ cho người đó, bạn cũng cần rộng lượng với chính mình. Hãy tử tế với bản thân giống như cách mà bạn đã khoan dung với người khác. Bạn xứng đáng được yêu thương.[9][10]
    • Nói rằng bạn tha thứ cho bản thân và tập yêu thương chính mình. Bạn có thể đứng trước gương và nói thế này, "Mình yêu bạn", "Mình cũng chỉ là con người", "Mình đang tiến bộ hơn", hoặc "Mình đủ tốt rồi".
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm kiếm sự thấu hiểu về mặt tinh thần.
    Nếu bạn là một người có niềm tin vào những điều tốt đẹp, hãy cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của sự việc mà bạn đã trải qua. Có phải vấn đề đó xảy ra để bạn có thể thừa nhận những điều tốt đẹp khác không? Có phải tình trạng khó khăn của bạn là nguồn cảm hứng hoặc động viên người khác không? Hơn nữa, tùy vào niềm tin của bạn, căm ghét người khác có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy cầu nguyện, thiền, hoặc trò chuyện với một chuyên gia tư vấn để giải tỏa sự oán giận.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Gặp chuyên gia.
    Nếu bạn gặp khó khăn để tha thứ và bỏ lại cảm giác oán giận để hướng về tương lai, có lẽ bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bám víu vào sự thù hận và ác cảm có thể tác động đến sức khỏe tâm thần, thể chất, và tình cảm của bạn. Bạn có thể yêu cầu phương pháp trị liệu để kiểm soát cơn tức giận hoặc liệu pháp nhận thức hành vi để giúp mình từ bỏ tư duy nghiền ngẫm.[11]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đừng bao giờ mưu tính kế hoạch trả thù hoặc muốn làm hại ai đó bởi vì bạn bị tổn thương. Hãy ghi nhớ rằng cái xấu không thể chế ngự một cái xấu khác, mà chỉ có cái thiện mới có thể phục nhân. Đừng giữ lại sự tổn thương và đau khổ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Allison Broennimann, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Allison Broennimann, PhD. Allison Broennimann là nhà tâm lý học lâm sàng có cơ sở hành nghề tư nhân tại Khu vực Vịnh San Francisco, chuyên cung cấp dịch vụ tâm lý trị liệu và tâm lý thần kinh. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, tiến sĩ Broennimann chuyên cung cấp các giải pháp tâm lý trị liệu để điều trị chứng lo âu, trầm cảm, các vấn đề tình cảm, nỗi đau buồn, các vấn đề về hành vi, căng thẳng sang chấn và các giai đoạn chuyển đổi trong cuộc sống. Là một phần trong dịch vụ trị liệu tâm lý thần kinh, cô tích hợp liệu pháp tâm lý chuyên sâu với phục hồi nhận thức cho những người đang hồi phục sau chấn thương sọ não. Tiến sĩ Broennimann có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Santa Cruz và bằng thạc sĩ khoa học và tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Palo Alto. Cô được cấp phép bởi Hội đồng Tâm lý học California và là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 7.877 lần.
Trang này đã được đọc 7.877 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo