Cách để Nhớ lại thứ mà bạn đã quên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có bao giờ bạn vào một căn phòng mà tự dưng lại quên mất mình vào để làm gì chưa? Hay có những lúc bạn định nói điều gì đó mà mãi không nhớ ra từ để nói? Bộ não của chúng ta chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và lưu giữ một khối lượng lớn thông tin, nhưng đôi khi có những trục trặc xảy ra khiến ta quên mất điều gì đó, thậm chí ngay cả thứ mà chúng ta vừa nghĩ đến. May mắn sao, có một vài bước mà bạn có thể thực hiện để nhớ lại những thứ bạn đã quên.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Gợi nhớ ký ức

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu các giai đoạn lưu giữ thông tin.
    Để nhớ một điều gì đó, não của chúng ta cần phải trải qua ba giai đoạn: tiếp nhận, củng cố, và tái hiện (đôi khi gọi là nhớ lại). Nếu có sự cố nào đó xảy ra trong một trong các giai đoạn này, bạn sẽ rất khó nhớ được điều mà bạn muốn nhớ.
    • Trong giai đoạn tiếp nhận, thông tin mà bạn vừa học sẽ được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn trước khi bị loại bỏ hoặc được mã hoá và trở thành trí nhớ dài hạn. Nếu bạn không chú ý vào điều gì đó, chẳng hạn như chỗ để cặp mắt kính trước khi rời khỏi phòng thì khả năng cao là bạn sẽ quên mất vị trí đó khi quay lại phòng.
    • Trong giai đoạn củng cố, thông tin mà bạn thu nhận sẽ được chuyển vào trí nhớ dài hạn. Điều này nhiều khả năng xảy ra nếu thông tin đó có liên quan đến các ký ức dài hạn, có ý nghĩa theo một cách nào đó (liên quan đến các sự kiện lịch sử hoặc sự kiện quan trọng), hoặc có ấn tượng giác quan mạnh mẽ liên kết với nó.
    • Trong giai đoạn tái hiện, thông tin được lưu trữ trong trí nhớ được tái hiện bằng việc kích hoạt đường mòn thần kinh đã được dùng để lưu trữ thông tin đó. Giai đoạn này thường xảy ra khi chúng ta cảm thấy đang “sắp nhớ ra”, và lúc này bạn có thể làm một số việc để gợi nhớ lại thông tin.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lần lại các bước trước đó của bạn.
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều ký ức “dựa trên bối cảnh”, nghĩa là người ta sẽ nhớ lại thông tin tốt hơn khi họ ở trong môi trường tương tự như môi trường mà họ đã tiếp nhận thông tin đó.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn vừa nghĩ về điều gì đó trong phòng khách mà khi bước chân vào bếp lại quên mất, hãy thử quay lại phòng khách. Rất có thể khi quay lại khung cảnh quen thuộc, bạn sẽ nhớ lại được thông tin đã quên.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khôi phục lại dòng suy nghĩ.
    Nếu không thể quay trở lại bối cảnh cũ trong thực tế, bạn hãy thử hình dung lại khung cảnh, những việc bạn đang làm và mối liên hệ giữa các ý nghĩ trong đầu bạn vào lúc đó. Bởi nhiều ký ức được lưu trữ với các đường mòn thần kinh chồng lên nhau, việc khôi phục lại dòng suy nghĩ có thể giúp bạn nhớ lại ý nghĩ đã quên bằng cách kích thích các ý tưởng có liên quan.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tái tạo môi trường ban đầu.
    Ví dụ, nếu bạn đang nghe một bài hát hoặc đang vào trang web nào đó khi có ý nghĩ mà giờ đã quên mất, hãy quay trở lại với bài hát hoặc trang web đó. Điều này có thể giúp bạn nhớ lại được thông tin đã quên.[2]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Suy nghĩ và/hoặc nói về một điều khác không liên quan.
    Vì bộ não chứa đựng quá nhiều thông tin với các đường mòn thần kinh chồng chéo, chúng ta dễ bị mắc kẹt với thông tin có liên quan nhưng lại “sai”, chẳng hạn như tất cả các diễn viên khác đóng vai người dơi, nhưng không phải là diễn viên mà bạn đang nghĩ đến. Việc suy nghĩvề một thứ khác có thể giúp bạn “cài đặt lại” quá trình truy xuất thông tin.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thư giãn.
    Sự căng thẳng có thể khiến bạn khó nhớ được ngay cả những thông tin đơn giản. Nếu bạn gặp khó khăn khi nhớ lại điều gì đó, đừng cố quá sức; hãy hít vài hơi thật sâu để trấn tĩnh trước khi thử nhớ lại.[3]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Tăng cường trí nhớ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tạo ra các “manh mối đặc biệt” khi bạn muốn nhớ một điều gì đó.
    Khả năng mã hoá thông tin và chuyển vào trí nhớ dài hạn sẽ cao hơn nếu thông tin mà bạn cần nhớ có liên hệ với một thông tin đặc biệt, đóng vai trò như một “manh mối” hoặc điểm xuất phát. Bất cứ thứ gì cũng có thể là một manh mối, nhưng việc chủ động liên kết các thông tin mới với điều đã có sẵn trong trí nhớ của bạn sẽ là một chiến thuật hiệu quả.
    • Ví dụ, một cô bạn của bạn nói về tiệc sinh nhật sắp tới của cô ấy khi hai người chuyện trò trong quán cà phê, hãy thử liên kết thông tin đó với một thứ mà bạn luôn nhớ rõ: “Ngọc nói sinh nhật của Ngọc là vào ngày 7 tháng sáu. Như vậy là sau sinh nhật của mẹ mình một tuần.”
    • Các manh mối này cũng có thể liên kết với giác quan. Ví dụ, mùi hương có thể kích hoạt các ký ức sống động trong tâm trí của nhiều người, như mùi thơm của bánh nướng nhắc bạn về những lần về nhà bà chơi.[4] Nếu ký ức đó có thể liên kết với một mùi hương – trong ví dụ này có thể là mùi cà phê hoặc mùi bánh quế trong quán cà phê –hãy thử khơi gợi ký ức bằng một mùi hương tương tự.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Liên kết các ký ức với một địa điểm cụ thể.
    Ký ức thường được gắn chặt với bối cảnh ban đầu mà bạn biết về thông tin đó. Bạn có thể sử dụng sự liên kết này để mã hoá thông tin cho việc truy xuất sau đó.
    • Ví dụ, bạn có thể liên kết thông tin bạn muốn nhớ với địa điểm đó bằng cách nói thành tiếng: “Khi mình và Ngọc gặp nhau tại quán cà phê mới mở trên đường Nguyễn Trãi, Ngọc nói với mình rằng sinh nhật của cậu ấy là ngày mùng 7 tháng sáu.”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhắc lại thông tin ngay lập tức.
    Nếu cũng giống như nhiều người khác – bạn thường quên tên của những người mới được giới thiệu, hãy thử nhắc lại thành lời ngay sau khi bạn thu nhận thông tin. Sự liên kết thông tin bạn vừa nhận được với nhiều manh mối nhất có thể – diện mạo của họ, trang phục họ đang mặc, nơi bạn gặp họ – cũng sẽ giúp bạn nhớ lại sau đó.[5]
    • Ví dụ, nếu bạn được giới thiệu với một người tên là Masako trong một buổi tiệc, hãy nhìn thẳng vào người đó, mỉm cười, bắt tay họ và nói “Rất vui khi gặp bạn, Masako. Màu áo xanh của bạn trông đẹp lắm!” Việc củng cố mọi thông tin giác quan cùng một lúc sẽ giúp bạn mã hoá ký ức sau đó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tạo một “lâu đài trí nhớ.”
    Lâu đài trí nhớ là một kỹ thuật ghi nhớ được dùng để tạo ra các mối liên kết giữa thông tin và bối cảnh – nhưng trong trường hợp này, toàn bộ bối cảnh là sự tưởng tượng của bạn. Ngay cả thám tử lừng danh Sherlock Holmes cũng sử dụng kỹ thuật này![6]
    • Kỹ thuật này đòi hỏi phải tập luyện mới hoàn hảo được, nhưng nó có thể rất hữu ích trong việc lưu trữ thông tin mà bạn muốn nhớ, bởi nó nhấn mạnh vào những liên tưởng sáng tạo, thậm chí phi lý giữa nơi chốn và ký ức.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh học trong môi trường căng thẳng.
    Không phải lúc nào bạn cũng được lựa chọn, nhưng nếu bạn có thể tránh học trong các điều kiện áp lực cao – ví dụ như khoảng thời gian vài tiếng trước khi trời sáng ngay buổi thi quan trọng – thì khả năng nhớ của bạn sẽ tốt hơn.[7]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nghỉ ngơi nhiều.
    Giấc ngủ – đặc biệt là giấc ngủ REM (“mắt chuyển động nhanh”) – là hết sức quan trọng trong việc xử lý, củng cố và lưu trữ thông tin. Tình trạng thiếu ngủ ảnh hưởng đến hoạt động của các nơ ron thần kinh, khiến não khó mã hoá và truy xuất thông tin.[8]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Uống nước.
    Hãy làm một việc gì đó khác và tin rằng bạn đang giúp bản thân, rồi bạn sẽ nhớ ra.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nói lên thành tiếng về việc bạn sắp làm khi bạn đi từ phòng này sang phòng khác để cho nhớ. Ví dụ, bạn định vào phòng ngủ lấy thuốc vitamin, hãy vừa đi vừa nói “Mình đang đi lấy vitamin” cho đến khi tới nơi.
  • Sử dụng bản kế hoạch hoặc ứng dụng di dộng để ghi nhớ các thông tin thực sự quan trọng, chẳng hạn như các buổi hẹn khám bệnh hoặc các ngày sinh nhật. Ngay cả những bộ óc có trí nhớ siêu đẳng đôi khi cũng cần sự hỗ trợ!
  • Để nhớ được một thứ gì đó, bạn nên tái hiện lại các âm thanh, địa diểm và khung cảnh để giúp bộ não nhớ lại nơi xảy ra hoặc điều đã xảy ra.
  • Hãy nhớ lại việc bạn đang làm lúc đó và cố gắng nhớ cho đến khi không nhớ được nữa; như vậy, có thể bất chợt bạn lại nhớ ra nó ở đâu.
  • Viết điều cần nhớ vào nơi mà bạn thường đi tới hoặc nhờ một người bạn nhắc nhở bạn.

Cảnh báo

  • Các loại thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ như ginkgo biloba rất được ưa chuộng, nhưng ít có bằng chứng cho thấy chúng thực sự giúp tăng cường trí nhớ, ngoài ra chúng có thể có các tác dụng phụ như loãng máu và xuất huyết.[9]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 88 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 23.194 lần.
Trang này đã được đọc 23.194 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo