Cách để Trị Tiêu chảy Nhanh chóng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đau bụng, liên tục phải chạy vào nhà vệ sinh, phân lỏng và loãng – bệnh tiêu chảy có thể làm đảo lộn sinh hoạt cả ngày của bất cứ ai. May mắn là bạn có thể thử tự điều trị tiêu chảy tại nhà chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc kê toa hoặc không kê toa để nhanh chóng cầm tiêu chảy. Bạn cũng nên học cách chữa trị nguyên nhân gây tiêu chảy và tránh bị mất nước để làm dịu các triệu chứng khó chịu và nhanh hồi phục.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xử lý nhanh các triệu chứng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh để cơ thể mất nước.
    Mất nước là biến chứng thường gặp nhất của tiêu chảy và có thể rất nguy hiểm. Hãy nhớ uống nước, nước dùng và nước quả ép đều đặn trong cả ngày. Ngay cả khi mỗi lần chỉ nhấp được một ít nước, điều quan trọng là bạn phải bù lại lượng chất lỏng đã mất do tiêu chảy. [1]
    • Uống nước lọc là tốt, nhưng bạn cũng nên uống cả nước dùng, nước quả hoặc nước uống thể thao. Cơ thể cần được bù các chất điện giải như kali và natri.[2]
    • Một số người nhận thấy nước ép táo khiến các triệu chứng nặng thêm.[3]
    • Mút đá viên nếu bạn buồn nôn đến mức không uống được gì.[4]
    • Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu mọi chất lỏng bạn uống vào đều không giữ được trong cơ thể và hiện tượng này kéo dài hơn 12 tiếng, hoặc tình trạng tiêu chảy và nôn ói kéo dài quá 24 tiếng. Nếu bị mất nước trầm trọng, có thể bạn cần đến bệnh viện để được truyền dịch qua đường tĩnh mạch.[5]
    • Tránh cho trẻ em hoặc trẻ nhũ nhi bị tiêu chảy uống nước quả ép hoặc nước có ga. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, bạn cần tiếp túc cho bé bú.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc trị tiêu chảy không kê toa.
    Thử uống thuốc loperamide (Imodium A-D) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol). Nhớ uống thuốc theo hướng dẫn sử dụng. Bạn có thể dễ dàng mua các loại thuốc này ở hiệu thuốc.
    • Không cho trẻ em uống các thuốc trên, trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ.
    • Một số trường hợp tiêu chảy trở nặng hơn khi uống các loại thuốc này, chẳng hạn như khi các vấn đề ở dạ dày là do nhiễm khuẩn gây ra.[6] Bạn có thể thử uống thuốc trị tiêu chảy không kê toa, nhưng nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để được điều trị bằng phương pháp khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc giảm đau một cách thận trọng.
    Bạn có thể thử uống thuốc kháng viêm không steroid (thuốc NSAID, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen) để hạ sốt và giảm đau bụng. Tuy nhiên, với liều lượng lớn hoặc trong một số trường hợp nhất định, các loại thuốc này có thể gây kích ứng và gây tổn thương dạ dày. Chỉ uống các thuốc này theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc và tránh uống trong các trường hợp sau:[7]
    • Bác sĩ kê toa một loại thuốc khác, hoặc bạn đang uống một loại thuốc NSAID để điều trị một bệnh khác.
    • Bạn mắc bệnh gan hoặc thận.
    • Bạn đã từng bị loét hoặc xuất huyết dạ dày.
    • Bạn chưa đến 18 tuối. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ và thiếu niên uống aspirin. Việc sử dụng aspirin để trị các bệnh nhiễm virus (bao gồm bệnh cúm) ở trẻ nhỏ và thiếu niên có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nghỉ ngơi nhiều.
    Cũng như khi bạn mắc phải bất cứ bệnh nào, nghỉ ngơi là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm khi bị tiêu chảy. Hãy cố gắng ngủ nhiều, giữ ấm và để cho cơ thể được nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, đồng thời giúp giảm cảm giác mệt mỏi do bệnh.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đi khám bệnh khi các triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng.
    Nếu tình trạng tiêu chảy và nôn ói kéo dài quá 24 tiếng hoặc không thể uống được nước trong hơn 12 tiếng, bạn cần đến gặp bác sĩ để ngăn ngừa mất nước.[9] Đến gặp chuyên gia y tế nếu bạn bị đau bụng hoặc đau trực tràng dữ dội, đi tiêu phân đen hoặc có máu trong phân, sốt trên 39°C, cứng cổ hoặc đau đầu dữ dội, có sắc vàng trên da hoặc trong lòng trắng mắt.[10]
    • Có thể bạn đang bị mất nước nếu có cảm giác cực kỳ khát, khô miệng hoặc khô da, không đi tiểu hoặc nước tiểu sậm màu, yếu sức, chóng mặt, mệt mỏi hoặc váng vất.[11]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đưa trẻ em đến bác sĩ nếu trẻ bị mất nước.
    Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị mất nước nhanh hơn người lớn, và hậu quả cũng nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu mất nước ở trẻ em bao gồm: mắt trũng sâu, thóp lõm, tã ít nước tiểu hơn thường lệ (hoặc tã khô hơn 3 tiếng), khóc không chảy nước mắt, miệng hoặc lưỡi khô, sốt 39°C trở lên, cáu gắt, buồn ngủ.[12]
    • Bạn cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài quá 24 tiếng hoặc đi tiêu ra phân đen hoặc có máu trong phân.
    • Đưa trẻ đi cấp cứu khi trẻ lờ đờ, đau bụng dữ dội, khô miệng, hoặc nếu bạn không gặp được bác sĩ.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Gọi dịch vụ cấp cứu nếu có hiện tượng thay đổi nghiêm trọng về sức khỏe.
    Gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực, lú lẫn, cực kỳ buồn ngủ hoặc khó thức dậy, ngất xỉu hoặc mất ý thức, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, co giật, cứng cổ hoặc kiệt sức, chóng mặt hoặc váng vất.[13]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thay đổi chế độ ăn để nhanh chóng giảm tiêu chảy

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tuân thủ chế độ ăn gồm chất lỏng trong.
    Bạn cần giảm tối đa áp lực lên hệ tiêu hóa khi bị tiêu chảy. Tuân thủ chế độ ăn chất lỏng trong để cung cấp nước cho cơ thể và duy trì cân bằng điện giải mà không tạo áp lực lên dạ dày. Ăn 5-6 “bữa” trong cả ngày hoặc chỉ cần nhấp một ít chất lỏng vài phút một lần nếu có thể.[14] Chế độ ăn với chất lỏng trong bao gồm:[15]
    • Nước (có thể uống nước có ga hoặc nước ướp hương vị)
    • Nước quả ép lọc bỏ bã, nước chanh
    • Nước sủi bọt, bao gồm soda (chọn loại không chứa đường và caffeine)
    • Gelatin
    • Cà phê và trà (đã tách caffeine, không thêm sữa)
    • Nước cà chua hoặc nước rau củ lọc bỏ bã
    • Nước uống thể thao (uống kèm với các loại nước khác, không chỉ uống toàn nước uống thế thao do có quá nhiều đường)
    • Nước dùng trong (không ăn súp nấu với kem)
    • Mật ong, đường và kẹo cứng như kẹo chanh và kẹo bạc hà cay
    • Kem nước quả (không chứa sữa hoặc thịt hoa quả)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dần dần bổ sung thức ăn đặc.
    Sang ngày thứ hai, bạn có thể bổ sung thêm thức ăn khô và đặc vào chế độ ăn. Bạn nên ăn từng chút một. Nếu không ăn được, bạn có thể quay lại chế độ ăn với chất lỏng trong và thử lại sau. Chọn thức ăn nhạt, ít béo, ít chất xơ.[16]
    • Thử áp dụng chế độ ăn BRAT (các chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh bananas(chuối), rice (cơm), applesauce (sốt táo), và toast (bánh mì nướng). Các lựa chọn khác bao gồm bánh quy, mì và khoai tây nghiền.
    • Tránh các thức ăn có nhiều gia vị. Một chút muối thì được, nhưng bạn không nên ăn bất cứ thứ gì cay.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn thực phẩm ít chất xơ.
    Thực phẩm nhiều xơ thường sản sinh hơi và khiến tiêu chảy trầm trọng thêm. Bạn nên tránh ăn hoa quả và rau tươi (ngoại trừ chuối) cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Lúa mì nguyên hạt và cám là các thực phẩm chứa nhiều xơ.[17]
    • Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chất xơ có thể giúp điều hòa hoạt động của ruột về lâu dài. Nếu hay bị tiêu chảy, bạn nên cân nhắc bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn để điều hòa cơ thể.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh xa các thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo.
    Thức ăn chứa nhiều chất béo thường khiến tình trạng tiêu chảy và đau bụng nặng hơn. Trước khi hồi phục hoàn toàn, bạn cần tránh ăn thịt đỏ, bơ, bơ thực vật, các sản phẩm sữa nguyên kem, thức ăn chiên rán và chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói và thức ăn nhanh.[18]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói không với sữa.
    Một nguyên nhân có thể gây tiêu chảy, đầy hơi và trướng bụng là tình trạng không dung nạp lactose. Nếu nhận thấy mình thường bị tiêu chảy hoặc tiêu chảy nặng hơn sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, có thể là bạn mắc chứng không dung nạp lactose. Dù sao thì bạn cũng nên tránh các sản phẩm sữa khi bị tiêu chảy.[20]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh caffeine.
    Caffeine có thể gây đau bụng và sinh hơi, ngoài ra còn khiến cơ thể mất nước thêm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống cà phê, trà và nước soda nếu không chứa caffeine.[21]
    • Các thức uống chứa caffeine bao gồm cà phê, trà và một số nước uống thể thao. Một số thực phẩm cũng có hàm lượng cao caffeine, chẳng hạn như sô cô la.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Không uống rượu bia.
    Chất cồn thường khiến các triệu chứng trầm trọng hơn, ngoài ra nó còn có thể tương tác với thuốc mà bạn sử dụng để kiểm soát các triệu chứng. Rượu bia còn khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và góp phần gây mất nước. Bạn cần tránh xa rượu bia khi đang bị bệnh.[22]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Không dùng đường fructose và chất làm ngọt nhân tạo.
    Một hợp chất hóa học trong các chất làm ngọt nhân tạo được cho là gây tiêu chảy hoặc khiến tiêu chảy nặng hơn. Nói chung, bạn nên tránh các phụ gia thực phẩm, nhưng đặc biệt là trong thời gian hệ tiêu hóa chưa hồi phục.[23] Có nhiều nhãn hiệu chất ngọt nhân tạo, chẳng hạn như:
    • Sunett và Sweet One
    • Equal, NutraSweet, và Neotame
    • Sweet'N Low
    • Splenda
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Thử dùng probiotics.
    Probiotics là một loại vi khuẩn sống có lợi cho đường tiêu hóa. Bạn có thể tìm thấy probiotics trong các sản phẩm như sữa chua chứa men sống và các viên uống bán ở hiệu thuốc. Probiotics có thể giúp ích trong trường hợp tiêu chảy do kháng sinh và một số loại virus, bởi chúng có tác dụng khôi phục sự cân bằng của lợi khuẩn trong ruột.[24]
    • Sữa chua trắng chứa men sống là một ngoại lệ trong nguyên tắc không dùng sữa khi bị tiêu chảy.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị nguyên nhân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo dõi các nguyên nhân do virus.
    Phần lớn các trường hợp tiêu chảy thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus gây cảm lạnh và các bệnh khác. Tiêu chảy do virus thường sẽ thuyên giảm trong 2 ngày. Bạn hãy theo dõi bệnh, uống đủ nước, nghỉ ngơi và dùng thuốc trị tiêu chảy không kê toa để làm dịu các triệu chứng.[25]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận toa thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
    Tiêu chảy do ô nhiễm nước và thực phẩm thường do vi khuẩn, đôi khi do ký sinh trùng, gây ra. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể phải kê toa thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác để trị nhiễm trùng.[26] Nếu tình trạng tiêu chảy không đỡ trong vòng 2-3 ngày, bạn cần đến bác sĩ để xác định liệu có nguyên nhân nhiễm trùng không.
    • Lưu ý rằng thuốc kháng sinh chỉ được kê toa khi bác sĩ xác định nguyên nhân gây tiêu chảy là do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả trị virus hoặc các nguyên nhân khác, hơn nữa còn gây ra các tác dụng phụ khó chịu hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa nếu được sử dụng không đúng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trao đổi với bác sĩ về việc thay thuốc khác.
    Thuốc kháng sinh thực ra là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy do chúng làm mất cân bằng vi khuẩn trong ruột. Các thuốc điều trị ung thư và thuốc kháng axit có chứa magie cũng có thể gây tiêu chảy hoặc khiến tình trạng trầm trọng hơn. Nếu bạn thường bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân, hãy hỏi bác sĩ về việc thay đổi thuốc. Bác sĩ có thể giảm liều lượng hoặc đổi sang thuốc khác.[27]
    • Đừng bao giờ tự ý ngừng hoặc thay đổi thuốc do bác sĩ kê toa mà chưa hỏi bác sĩ. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Điều trị các bệnh mãn tính.
    Một số bệnh đường tiêu hóa có thể gây tiêu chảy mãn tính hoặc thường xuyên, bao gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh Celiac (không dung nạp gluten), hội chứng ruột kích thích và các vấn đề liên quan đến túi mật (hoặc sau phẫu thuật cắt túi mật). Bạn cần phối hợp với bác sĩ để kiểm soát các bệnh tiềm ẩn. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia tiêu hóa và dạ dày.[28]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hạn chế căng...
    Hạn chế căng thẳng và lo âu. Với một số người, cảm giác cực kỳ căng thẳng và lo âu có thể gây khó chịu trong dạ dày.[29] Bạn nên thường xuyên áp dụng các phương pháp thư giãn trong thời gian bị tiêu chảy để giảm căng thẳng, nhờ đó bạn sẽ dễ chịu hơn. Thử tập thiền hoặc hít thở sâu. Thường xuyên thực hành chánh niệm, đi dạo ngoài trời, nghe nhạc – làm bất cứ việc gì có thể giúp bạn thoải mái.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác khi bạn đang bị tiêu chảy. Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Uống nhiều nước có chất điện giải. Khi bị tiêu chảy, bạn không chỉ mất nước mà còn mất cả muối khoáng trong cơ thể.

Cảnh báo

  • Bạn chỉ nên áp dụng chế độ ăn chất lỏng trong vài ngày. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn nếu bạn có bệnh lý cần phải kiểm soát, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.[30]
  1. http://www.fairview.org/healthlibrary/Article/116831EN
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/dxc-20232937
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/dxc-20232937
  4. http://www.fairview.org/healthlibrary/Article/116831EN
  5. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/clear-liquid-diet/art-20048505?pg=2
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/manage/ptc-20233046
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/manage/ptc-20233046
  8. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/diagnosis-treatment/preparing-for-appointment/ptc-20233017
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/diagnosis-treatment/preparing-for-appointment/ptc-20233017
  11. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/diagnosis-treatment/preparing-for-appointment/ptc-20233017
  12. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/manage/ptc-20233046
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/manage/ptc-20233046
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/dxc-20232937
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/manage/ptc-20233046
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/dxc-20232937
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/diagnosis-treatment/treatment/txc-20232969
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/diagnosis-treatment/treatment/txc-20232969
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/dxc-20232937
  20. http://www.fairview.org/healthlibrary/Article/116831EN
  21. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/clear-liquid-diet/art-20048505?pg=2

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Dale Prokupek, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa & Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Dale Prokupek, MD. Dale Prokupek là bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa điều hành phòng khám riêng tại Los Angeles, California. Prokupek cũng là bác sĩ tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA). Prokupek có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành y và chuyên về chẩn đoán, điều trị các bệnh về gan, dạ dày, đại tràng, bao gồm viêm gan siêu vi C, ung thư đại tràng, bệnh trĩ, sùi mào gà hậu môn, các bệnh về tiêu hóa liên quan đến suy giảm miễn dịch mãn tính. Ông có bằng cử nhân về động vật học của Đại học Wisconsin – Madison và bằng bác sĩ y khoa của Đại học Y khoa Wisconsin. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và nghiên cứu sinh tiến sĩ về vị tràng học tại Trường Y Geffen thuộc UCLA. Bài viết này đã được xem 11.273 lần.
Trang này đã được đọc 11.273 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo