Cách để Giảm nhịp tim theo phương pháp tự nhiên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhịp tim lúc nghỉ bình thường vào khoảng 60 - 100 nhịp/phút đối với người lớn.[1] Bạn có thể lo lắng khi thấy nhịp tim của mình cao, hoặc khi bác sĩ nói như vậy. Về mặt tự nhiên, nhịp tim của con người vốn đã có sự sai lệch, nhưng nhịp tim cao bất thường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc bệnh ở phổi. Có một số phương pháp tự nhiên để làm giảm nhịp tim nếu nhịp tim của bạn cao hơn mức khỏe mạnh.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Giảm nhịp tim bằng kỹ thuật thở và thiền

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng kỹ thuật thở để giảm căng thẳng.
    Ai cũng biết căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim. Khi bạn căng thẳng, cơ thể giải phóng adrenaline khiến nhịp tim tăng lên để hỗ trợ đối phó với tác nhân gây căng thẳng. Kỹ thuật thở đúng cách sẽ giúp cơ thể thả lỏng và tinh thần thư giãn, qua đó làm giảm nhịp tim.[2]
    • Ngồi thẳng lưng. Đặt một tay lên bụng và tay còn lại lên ngực. Hít sâu qua mũi. Bàn tay bạn sẽ cảm thấy bụng phình ra, nhưng tay trên ngực sẽ không di chuyển. Thở ra chậm với miệng gần như khép kín. Sử dụng tay trên bụng để đẩy không khí ra nếu bạn muốn. Lặp lại bài tập này 10 lần.
    • Hít vào và thở ra nhanh qua mũi (khoảng 3 nhịp thở mỗi giây), miệng khép kín. Sau đó, hít thở bình thường trở lại. Thực hiện bài tập thở này 15 giây hoặc nhiều hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập thiền.
    Thiền có thể được sử dụng để làm kỹ thuật trấn an cơ thể và tinh thần. Những người ốm yếu hay có vấn đề về sức khỏe thường dùng kỹ thuật này để thả lỏng cơ thể và tinh thần, đạt được sự cân bằng về tâm lý.[3] Thiền chánh niệm là một cách đơn giản và hiệu quả để bắt đầu buổi tập thiền hằng ngày:[4]
    • Ngồi ở tư thế thoải mái, bạn có thể ngồi trên ghế, ngồi bắt chéo chân hay quỳ gối.
    • Bắt đầu tập trung vào hơi thở, một lúc sau tâm trí của bạn sẽ bắt đầu nghĩ vẩn vơ. Khi phát hiện ra điều này, bạn hãy tập trung lại vào hơi thở.
    • Đừng dừng lại để tập trung vào suy nghĩ.
    • Thực hiện bài tập này trong một thời gian ngắn, chẳng hạn 5 phút nếu bạn mới tập lần đầu. Lặp lại bài tập này thường xuyên, tối thiểu một lần mỗi ngày. Sau một thời gian tập thiền chánh niệm đều đặn thì bạn có thể tăng dần thời gian mỗi lần tập nếu muốn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng kỹ thuật tưởng tượng có định hướng để thả lỏng tinh thần.
    [5][6] Tưởng tượng có định hướng là kỹ thuật được sử dụng để giảm những suy nghĩ lo lắng và bồn chồn không cần thiết. Nó giúp bạn tập trung và thả lỏng, giảm ảnh hưởng tiêu cực của các tác nhân gây căng thẳng, và cuối cùng làm giảm nhịp tim. Thực hiện kỹ thuật sau từ 10 tới 20 phút:[7]
    • Chuẩn bị trước khi tưởng tượng. Tránh xem tivi, lướt internet và các tác nhân gây căng thẳng khác.
    • Tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi và thiền định.
    • Nếu được, bạn nên nằm xuống.
    • Bắt đầu nhắm mắt, hít thở chậm và sâu vài cái.
    • Tập trung tưởng tượng ra một hình ảnh mà bạn thấy yên bình và thư giãn. Ví dụ, tưởng tượng bạn đang ở bãi biển, dạo bộ, bước đi trên cát và gió mát thổi lồng lộng. Tưởng tượng bạn đang trôi nhẹ trên mặt nước.
    • Sau đó, hãy bắt đầu khám phá khung cảnh yên bình mà bạn đang tưởng tượng.
    • Khi chuẩn bị thoát khỏi hình ảnh đó, bạn hãy hít vài hơi thở sâu và mở mắt ra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Áp dụng phương pháp thư giãn động, căng - chùng cơ.
    [8] Đối với kỹ thuật này, bạn sẽ tập kéo căng và thả lỏng các nhóm cơ một cách chậm rãi. Nó giúp cơ thể và tinh thần thư giãn, từ đó góp phần làm giảm nhịp tim.
    • Ngồi ở tư thế thoải mái trên ghế, hoặc nằm xuống.
    • Kéo căng cơ ở các ngón chân. Giữ 5 giây rồi thả ra và thư giãn trong 30 giây.
    • Một cách tương tự, bạn sẽ kéo căng và thả lỏng các nhóm cơ khác theo trình tự sau: chân, đùi, bụng, cánh tay và cổ.
    • Bạn có thể lặp lại bài tập này theo trình tự ngược lại từ cổ xuống ngón chân.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Giảm nhịp tim bằng cách tập thể dục

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lên kế hoạch tập thể dục.
    Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích, và giảm nhịp tim là một trong số đó. Khi đang tập thì nhịp tim của bạn sẽ tăng, nhưng sau một thời gian kiên trì tập aerobic thì nhịp tim lúc nghỉ của bạn sẽ giảm. Bạn có thể tập thể dục theo bất kỳ cách nào mình thích để đạt được lợi ích này. Cố gắng tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày.[9]
    • Nếu bạn không có thời gian tập thể dục vì quá bận rộn thì thử dành thời gian vào sáng sớm để tập luyện, trước khi bắt đầu các hoạt động khác.
    • Nếu bạn thấy khó có thể dành 30 phút liên tục để tập thể dục thì hãy chia hai lần, mỗi lần 15 phút vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập aerobic để có nhịp tim lúc nghỉ chậm hơn.
    Bạn sẽ có nhịp tim lúc nghỉ chậm hơn nếu tim khỏe mạnh hơn. Bài tập aerobic giúp điều hòa hoạt động tim mạch, giảm rủi ro mắc bệnh tim, giảm huyết áp, và tăng chỉ số HDL (lipoprotein mật độ cao) hay còn gọi là “cholesterol tốt”.[10] Các bài tập aerobic tốt gồm có:
    • Chạy bộ
    • Bơi lội
    • Đi bộ
    • Đạp xe
    • Khiêu vũ
    • Nhảy dang tay chân
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập thể dục đúng cường độ để giảm nhịp tim.
    Tập thể dục ở cường độ trung bình và cao cho thấy có thể giảm nhịp tim lúc nghỉ.[11] Bạn có thể thực hiện nhiều bài tập khác nhau, nhưng đảm bảo các bài tập đó có thể vượt qua phép kiểm tra nói/hát để chắc chắn cường độ tập là phù hợp: nếu bạn không thể nói trong lúc tập thì cường độ quá cao, nhưng nếu bạn có thể hát trong lúc tập thì cường độ quá thấp.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xác định nhịp tim mục tiêu để đạt hiệu quả tập luyện tối đa.
    Xác định được nhịp tim mục tiêu sẽ cho phép bạn nhắm tới một phạm vi nhịp tim nào đó trong lúc tập. Điều này cho phép bạn đẩy nhịp tim cao hơn để tim khỏe mạnh hơn mà không khiến tim hoạt động quá tải (nguy hiểm).[13]
    • Đầu tiên, bạn phải ước chừng nhịp tim tối đa bằng cách lấy 220 trừ đi số tuổi. Đây là số nhịp tim tối đa trong một phút khi bạn đang tập thể dục.
    • Sau đó, bạn sẽ tính nhịp tim mục tiêu: tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ khiến tim đạt được 50-70% nhịp tim tối đa; con số này ở tập luyện cường độ cao là 70-85%.
    • Ví dụ, nếu bạn 45 tuổi thì nhịp tim tối đa là 175 (220 - 45 = 175). Nhịp tim mục tiêu của bạn khoảng 105 (60% của 175 = 105) đối với tập luyện cường độ vừa phải và 140 (80% của 175 = 140) đối với tập luyện cường độ cao.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Biết cách theo dõi nhịp tim khi tập thể dục.
    Trước khi tập thể dục, bạn sẽ bắt mạch ở cổ tay hoặc cổ, đếm số nhịp trong một phút. Sau khi tập xong hoặc trong lúc làm mát, bạn hãy bắt mạch một lần nữa.
    • Bắt mạch theo định kỳ sẽ giúp bạn biết được mình có đang tập luyện trong phạm vi nhịp tim mục tiêu hay không.
    • Bạn cũng có thể đeo thiết bị theo dõi nhịp tim (thậm chí dùng điện thoại thông minh) để đo nhịp tim trong lúc tập.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Giảm nhịp tim bằng chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn thực phẩm giàu magiê để hỗ trợ về enzim.
    Magiê là một trong các khoáng chất thiết yếu nhất để duy trì sức khỏe tim. Nó đóng vai trò tích cực trong việc điều hòa hơn 350 enzim trong cơ thể, hỗ trợ chức năng cơ tim và giảm áp lực mạch máu. Hãy trao đổi với bác sĩ về lượng magiê phù hợp với bạn, vì nạp quá nhiều magiê có thể làm giảm nhịp tim đến mức nguy hiểm. Thực phẩm giàu magiê gồm có:
    • Rau lá xanh như bó xôi
    • Ngũ cốc nguyên hạt
    • Các loại hạt (như hạnh nhân, quả óc chó và hạt điều)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nạp đủ lượng kali.
    Kali đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe vì tất cả các tế bào, mô và nội tạng đều cần kali để hoạt động. Kali cũng ảnh hưởng đến nhịp tim và việc tăng lượng kali nạp vào cơ thể có thể giúp giảm nhịp tim. Hãy trao đổi với bác sĩ về lượng kali phù hợp với bạn, vì nạp quá nhiều kali có thể làm giảm nhịp tim đến mức nguy hiểm. Thực phẩm giàu kali gồm có:
    • Thịt (bò, lợn, gà)
    • Một số loại cá (cá hồi, cá tuyết, cá bơn)
    • Đa số các loại hoa quả và rau củ
    • Rau đậu (đậu lăng)
    • Sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai tươi, sữa chua...)
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung canxi vào chế độ ăn để duy trì sức khỏe tim.
    Canxi, một chất điện giải giống như kali và magiê, rất cần thiết cho sức khỏe của tim.[14] Sức khỏe tim phụ thuộc rất nhiều vào canxi có trong tế bào cơ tim. Do vậy, để cơ tim hoạt động hiệu quả nhất thì bạn phải cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi gồm:
    • Sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai tươi, sữa chua...)
    • Rau có lá xanh thẫm (bông cải xanh, cải xoăn, cải rổ...)
    • Cá mòi
    • Sữa hạnh nhân
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh tiêu thụ caffein.
    Caffein là chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim.[15] Ảnh hưởng của caffein có thể kéo dài hàng giờ sau khi bạn nạp vào cơ thể. Vì lý do này, tốt nhất bạn nên tránh caffein nếu muốn làm giảm nhịp tim. Các sản phẩm chứa caffein gồm có:
    • Cà phê
    • Trà đen và trà xanh
    • Một số loại nước sô đa
    • Sô-cô-la
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Khi nào cần tìm biện pháp can thiệp y khoa

Tải về bản PDF
  1. 1
    Đi khám bệnh nếu bạn gặp triệu chứng nhịp tim nhanh. Nhịp tim nhanh (trong y học gọi là tachycardia) có thể có nhiều nguyên nhân phía sau, một vài trong số đó cần được can thiệp y khoa. Triệu chứng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn nếu bạn không kiểm soát nó. Nếu bạn có nhịp tim nhanh hay các triệu chứng liên quan, hãy đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.[16] Một số triệu chứng phổ biến là:
    • Thở gấp
    • Chóng mặt
    • Cảm giác như tim đập thình thịch
    • Đánh trống ngực, cảm giác giống như tim đang “đánh trống” hoặc bị lỗi nhịp
    • Đau ngực
    • Ngất xỉu
  2. 2
    Đi cấp cứu đối với các triệu chứng nặng. Nếu bạn gặp các triệu chứng như khó thở, ngất xỉu hoặc đau ngực kéo dài hơn 2-3 phút, hãy gọi cho số cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay. Các triệu chứng này là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hoặc một biến chứng nặng hơn.[17] Các triệu chứng khác của nhồi máu cơ tim là:[18]
    • Đau lan tỏa ra cổ, cánh tay, quai hàm hay lưng.
    • Cảm giác bị dồn ép hay bị siết trong lồng ngực
    • Buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, hay một cảm giác tương tự như ợ nóng
    • Mệt mỏi
    • Chóng mặt hay choáng váng
    • Toát mồ hôi lạnh
  3. 3
    Trước khi thử các liệu pháp điều trị tại nhà, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn cố gắng điều trị nhịp tim nhanh bằng chế độ ăn, tập thể dục hay thực phẩm chức năng. Tùy vào sức khỏe tổng quát của bạn và nguyên nhân đằng sau các triệu chứng, một số giải pháp có thể có hại nhiều hơn lợi. Hãy thảo luận về kế hoạch điều trị với bác sĩ, cho họ thông tin chi tiết về tiền sử bệnh của bạn, các thuốc hay thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.[19]
    • Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với các thực phẩm chức năng hoặc thuốc khác, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
    • Tập thể dục quá nặng có khả năng gây nguy hiểm cho tim, nhất là khi nhịp tim nhanh có liên quan đến vấn đề tiềm ẩn ở tim. Trao đổi với bác sĩ về các bài tập thể dục an toàn và phù hợp với bạn.
  4. 4
    Đi khám bệnh tầm soát theo khuyến nghị của bác sĩ. Nếu bạn được chẩn đoán có nhịp tim nhanh thì điều quan trọng là phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng cũng như các vấn đề tiềm ẩn. Bạn nên tái khám theo định kỳ và tuân thủ các hướng dẫn điều trị tại nhà của bác sĩ.[20]
    • Cho bác sĩ biết nếu bạn có triệu chứng mới hoặc triệu chứng cũ ngày càng nặng hơn.
    • Đừng trì hoãn gọi điện cho bác sĩ nếu bạn có thắc mắc hay mối lo nào đó, thậm chí khi chưa đến lịch tái khám.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn nên tránh dùng các sản phẩm từ thuốc lá để bảo vệ tim. Tránh sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào để bảo vệ sức khỏe của tim.[21] Nicotine trong thuốc lá có thể thu hẹp mạch máu, cản trở lưu thông máu và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến nhịp tim nhanh.
  • Bạn nên đi khám bệnh định kỳ nếu muốn giảm nhịp tim.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 1.199 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 1.199 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo