Cách để Giảm lượng bạch cầu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Số lượng bạch cầu ở mức cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bạn có thể lo lắng khi nhận được kết quả xét nghiệm bất thường, nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Hãy cho bác sĩ biết về mọi triệu chứng có liên quan, và bạn sẽ được xét nghiệm chẩn đoán. Một số yếu tố có thể dẫn đến số lượng bạch cầu tăng cao, do đó giải pháp phù hợp sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm số lượng bạch cầu cụ thể của bạn.
    Số lượng 11.000 bạch cầu trên mỗi microlit máu được xem là cao. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khả dĩ gây ra tình trạng này, và thường thì mức bạch cầu tăng nhẹ không đáng lo ngại.[1]
    • Số lượng khoảng 30.000 có thể do căng thẳng thể chất, tổn thương, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc dùng thuốc, chẳng hạn như khi bị cúm.
    • Số lượng 50.000 đến 100.000 thường báo hiệu về tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi tiến triển. Ở người được ghép tạng, chỉ số này có thể báo hiệu tình trạng thải ghép. Ngoài ra, một số khối u, lành tính hoặc ác tính, cũng khiến lượng bạch cầu tăng cao.
    • Số lượng trên 100.000 thường là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng hơn mà bác sĩ sẽ phải chẩn đoán, chẳng hạn như viêm cuống phổi nặng hay bệnh bạch cầu.
    • Nhiều phụ nữ mang thai có số lượng bạch cầu cao đến 15.000 trong ba tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh, và điều này là bình thường.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).
    Bước đầu tiên để chẩn đoán chính xác là tiến hành thêm xét nghiệm CBC. Nếu xét nghiệm thứ hai có kết quả lượng bạch cầu trở lại bình thường, bác sĩ có thể xác định là bạn khỏe mạnh. Nếu chỉ số vẫn cao sau nhiều ngày, bạn sẽ cần được kiểm tra thêm.[2]
    • Tùy vào số lượng bạch cầu và các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một xét nghiệm CBC nữa trong vòng vài ngày hoặc sau vài tuần.
    • Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm smear (xét nghiệm kính phết), khi đó mẫu máu sẽ được quan sát dưới kính hiển vi. Xét nghiệm smear có thể cho biết tình trang bạch cầu chưa trưởng thành, bất thường hoặc có các biểu hiện khác để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho bác sĩ biết về các triệu chứng liên quan.
    Các triệu chứng như sốt và ho là dấu hiệu rõ ràng của bệnh nhiễm trùng, và bác sĩ sẽ yêu cầu cấy đờm để xác định loại vi trùng cụ thể. Hội chứng ruột kích thích và viêm khớp dạng thấp có thể khiến lượng bạch cầu tăng cao, do đó bạn cần cho bác sĩ biết về mọi vấn đề về tiêu hoá hoặc đau khớp. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần biết nếu bạn có các triệu chứng khác như đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, sụt cân, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.[3]
    • Bản thân tình trạng số lượng bạch cầu tăng cao không gây ra triệu chứng. Mọi triệu chứng là do nguyên nhân tiềm ẩn, và các triệu chứng này có thể giúp bác sĩ xác định phải làm gì.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với bác sĩ về lối sống của bạn và các loại thuốc đang sử dụng.
    Corticosteroid, lithium và các loại thuốc kê toa khác có thể làm tăng lượng bạch cầu, do đó bạn cần cho bác sĩ biết về bất cứ loại thuốc nào bạn đang sử dụng. Hút thuốc cũng có thể là nguyên nhân làm tăng lượng bạch cầu.[5] Tập luyện cường độ cao, quá gắng sức và căng thẳng thể chất cũng là các nguyên nhân tiềm tàng khác.
    • Thành thật với bác sĩ khi kể về lối sống của bạn. Bác sĩ chỉ muốn giúp bạn, thế nên bạn đừng lo bị phán xét.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi bác sĩ về loại bạch cầu nào có mức tăng cao.
    Có 5 loại bạch cầu, và số lượng cao của một loại bạch cầu nào đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cụ thể. Ví dụ, số lượng tăng cao của 2 loại bạch cầu ít phổ biến hơn thường là do phản ứng dị ứng hoặc hen suyễn.[6]
    • Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia về dị ứng hoặc chỉ định làm xét nghiệm dị ứng. Chuyên gia dị ứng có thể giúp bạn tránh các dị nguyên hoặc kê toa thuốc điều trị.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cai thuốc lá...
    Cai thuốc lá. Bên cạnh vô vàn các lợi ích khác về sức khoẻ, việc cai thuốc lá có thể giúp đưa lượng bạch cầu của bạn trở lại mức bình thường. Hãy nhờ bác sĩ giúp bạn chọn một chương trình cai thuốc lá thích hợp.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cố gắng giảm...
    Cố gắng giảm căng thẳng. Nếu bạn vừa trải qua một tình huống căng thẳng trong thời gian ngắn, lượng bạch cầu của bạn sẽ trở lại mức bình thường trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng lâu ngày có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, vì vậy bạn nên tìm cách giảm bớt gánh nặng.[8]
    • Tránh ôm đồm nhiều việc, và đừng áy náy khi bạn phải từ chối điều gì đó.
    • Khi cảm thấy căng thẳng, bạn hạy thử thiền, nghe nhạc để thư giãn hoặc hít thở chậm rãi trong 20-30 phút.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập nhẹ nhàng sau khi tập bài tập nặng.
    Nếu bạn tập thể dục ngay trước khi xét nghiệm máu, số lượng bạch cầu ở mức cao có lẽ là do tập thể dục. Các bài tập nặng, các môn thể thao cường độ cao và các hình thức vận động mạnh khác có thể làm tăng mức bạch cầu lên 200 đến 300 phần trăm. Mức này thường giảm nhanh trong vòng vài giờ.[9]
    • Không có bằng chứng nào cho thấy các thay đổi về số lượng bạch cầu này là nguy hiểm, nhưng 15 phút phục hồi tích cực sau khi tập thể dục cường độ cao có thể giúp giảm sự thay đổi đột ngột.[10]
    • Phục hồi tích cực là một hoạt động nhẹ nhàng hơn với tác dụng làm nguội cơ thể, chẳng hạn như đi bộ nhanh sau khi chạy nhanh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giảm cân...
    Giảm cân. Lượng bạch cầu tăng cao có thể liên quan đến béo phì. Đó là vì béo phì kích thích viêm nhiễm lan rộng trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng bạch cầu. Giảm cân có thể giúp giảm viêm, từ đó cũng giúp giảm lượng bạch cầu. Một chế độ ăn lành mạnh và 30 phút tập thể dục mỗi ngày có thể giúp bạn giảm cân.[11]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi bác sĩ về việc ngừng uống thuốc hoặc đổi thuốc.
    Nếu bạn có thể loại trừ các nguyên nhân khác và loại thuốc bạn đang uống đem lại hiệu quả, có lẽ bác sĩ sẽ không đề nghị thay đổi.[12]
    • Một số thuốc rất khó tìm ra loại và liều lượng phù hợp, do đó việc tìm thuốc thay thế ít gây tác dụng phụ hơn có thể không phải là lựa chọn hiệu quả.
    • Đừng bao giờ uống thuốc kê toa mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm biện pháp điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều trị các bệnh nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nhiễm nấm.
    Nếu xét nghiệm nuôi cấy hoặc các xét nghiệm khác phát hiện ra bệnh nhiễm trùng, bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc kháng vi khuẩn hoặc kháng virus. Bạn hãy uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và sắp xếp đi khám lại nếu không thấy đỡ sau vài ngày.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh viêm khớp hoặc các vấn đề về tiêu hoá.
    Nếu nghi ngờ lượng bạch cầu ở bạn tăng cao là do bệnh viêm khớp hoặc các vấn đề về tiêu hoá, bác sĩ tổng quát sẽ giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa thích hợp. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị bạn dùng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn để kiểm soát bệnh.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ xem liệu bạn có cần được xét nghiệm phát hiện các bệnh ác tính không.
    Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm thêm nếu số lượng bạch cầu của bạn vượt quá 100.000. Các xét nghiệm này có thể là xét nghiệm smear hoặc xét nghiệm tủy đồ.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm việc với bác sĩ để lên kế hoạch điều trị nếu cần thiết.
    Nếu gặp phải trường hợp hiếm gặp là bệnh ung thư, bạn sẽ được một đội ngũ bác sĩ lập phác đồ điều trị. Mặc dù nghe thật đáng sợ khi bạn được chẩn đoán bệnh bạch cầu, nhưng bệnh này vẫn có cách điều trị. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về liệu trình điều trị thích hợp.[16]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jurdy Dugdale, RN
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jurdy Dugdale, RN. Jurdy Dugdale là y tá được hành nghề tại Florida. Cô đã nhận Giấy phép Điều dưỡng của Hội đồng Điều dưỡng Florida năm 1989. Bài viết này đã được xem 7.045 lần.
Trang này đã được đọc 7.045 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo