Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cảm xúc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đó là những cảm giác trong tâm hồn của mỗi người, và chúng cũng mạnh mẽ như cảm giác thể xác. Cảm xúc mách bảo bạn những điều bạn thích và không thích, những điều bạn muốn và không muốn, và vì chúng chuyển tải những thông điệp quan trọng như vậy, bạn cần phải nhận thức và chấp nhận những cảm giác của mình. Tuy nhiên, khi bạn bị cảm xúc điều khiển, chúng sẽ tác động mạnh mẽ đến khả năng thực hiện và óc suy xét sáng suốt của bạn trong những khoảnh khắc quan trọng. Khi phải thể hiện khả năng tốt nhất của mình, bạn sẽ cần áp dụng một số chiến thuật để ngăn chặn sự chi phối của cảm xúc.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Bình thản trong từng tình huống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gạt bỏ những ý nghĩ tự hủy hoại.
    Đừng tự hành hạ mình với những lời ca thán và oán giận âm ỉ trong lòng. Những hình ảnh đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông về một dáng vóc hoàn hảo, một lối sống hoàn hảo, một công việc hoàn hảo hay những thứ đại loại như vậy nhằm mục đích khiến chúng ta cảm thấy "thua kém." Nhưng quyền lựa chọn có nuôi dưỡng những ý nghĩ đó hay không là thuộc về bạn.
    • Ngừng so sánh bản thân với những người khác. Giây phút bạn so sánh mình với những người khác cũng là lúc bạn hạ thấp giá trị của chính mình. Bạn có những tài năng, có ưu điểm và nhược điểm của riêng bạn. Hãy chấp nhận chúng, đồng thời tô đậm hay xóa mờ những đặc điểm đó khi cần thiết. Sự so sánh chỉ áp dụng cho giá cả, không dành cho con người.
    • Ngừng lối suy nghĩ rằng bạn không có khả năng xử lý tình huống hoặc mọi việc rồi sẽ trở nên tồi tệ. Lối suy nghĩ đó sẽ làm xói mòn năng lực của bạn. Bạn hãy thay thế những ý nghĩ đó với óc suy xét logic và cố gắng tìm ra giải pháp cho tình huống của mình.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không dự đoán tương lai.
    Đó là vì kết luận của bạn có thể sai lầm! Khi bắt đầu nghĩ, “Trời ơi, có lẽ chuyện này hoặc chuyện nọ sẽ xảy ra nếu mình làm như thế”, bạn sẽ rất dễ hoảng loạn. Nếu bạn không lo lắng về hậu quả thì sẽ chẳng có nỗi sợ hoặc lo âu nào nữa. Hãy hành động theo trực giác mách bảo. Bạn không thể đoán trước tương lai, vậy tại sao không dám thử?
    • Nếu bạn nhất định phải hình dung về tương lai, hãy tưởng tượng ra bản thân mình trong 5 phút tới, một người hoàn toàn mất tự chủ. Bạn có muốn trở thành người như vậy không? Có lẽ là không! Bạn hãy dùng hình ảnh tiêu cực để nhận ra con người mà bạn không muốn trở thành.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tách bản thân ra khỏi hoàn cảnh.
    Hình dung cuộc sống của bạn và những sự việc diễn ra xung quanh như một cuốn phim. Vượt lên trên những sự việc đang diễn ra và đóng vai một người khác đang quan sát chính bạn. Hành động phân ly này cho phép bạn diễn giải một cách khách quan về tình huống mà không để cảm xúc chen vào.
    • Tưởng tượng rằng bạn đang từ bên ngoài nhìn vào bối cảnh mà không biết trước điều gì về sự việc đang diễn ra, đồng thời gạt bỏ mọi cảm xúc. Khi tách bản thân ra khỏi tình huống, bạn không cho phép mình nhìn nhận một cách chủ quan; thay vào đó là cách nhìn khách quan như bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân. Trong lập trình ngôn ngữ tư duy, liệu pháp này được gọi "tái định dạng nhận thức."
    • Thận trọng với phương pháp phân ly, vì nó luôn đi kèm với những rủi ro cố hữu. Việc áp dụng phương pháp này quá thường xuyên có thể dẫn đến những hệ quả thiếu lành mạnh trong trí não và tính cách nếu bạn không cẩn thận. Chỉ đi vào trạng thái phân ly trong từng tình huống, không áp dụng cách này như phản ứng cơ bản trong mọi thời điểm khó khăn. Đôi khi bạn cần phải đối mặt với những sự việc cụ thể thay vì tách mình khỏi thực tế.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Suy nghĩ một cách logic.
    Thay vì đặt ra giả thiết dựa trên nỗi lo sợ, tức giận hoặc các phản ứng cảm xúc tương tự, bạn hãy dựa trên thực tế để phân tích. Tư duy logic thường ngăn chặn những cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát và cho phép bạn nhìn được thực tế trong mọi tình huống. Rốt cuộc thì thực tế nằm bên ngoài bộ não của bạn – không phải là cách diễn giải của bạn về nó.
    • Nếu bạn lo sợ rằng mình sẽ không có biểu hiện tốt trong cuộc phỏng vấn xin việc làm, hãy nhắc nhở bản thân về dữ kiện thực tế. Thứ nhất, bạn sẽ không được mời phỏng vấn nếu bạn không đủ điều kiện. Thứ hai, nếu bạn không xin được việc làm đó, có lẽ chỉ là vì bạn không phù hợp với tiêu chí của công ty, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng bạn không phải là ứng viên tốt.
    • Việc duy trì tư duy logic trong cơn khủng hoảng cảm xúc sẽ cho phép chúng ta sử dụng những “phím tắt” đã được thiết lập trong não một cách nhanh chóng và chính xác thay vì phải suy nghĩ quá nhiều. Nếu đã quen phản ứng theo cảm xúc trong các tình huống khó khăn, bạn sẽ phải tái huấn luyện lại bộ não để suy nghĩ một cách logic.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Biết rằng cảm xúc có chỗ đứng của nó.
    Chúng sẽ xuất hiện vào lúc này hay lúc khác. Cảm xúc đến với chúng ta là có mục đích – nếu là vô ích thì chúng ta đã chẳng để cho cảm xúc tiến triển. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi chúng ta có quyết định tốt hơn khi nghe theo mệnh lệnh của cảm xúc (thường là những khi mệt mỏi).[2] Vì vậy, nếu bạn có cảm giác nào đó, hãy xác định xem nó có căn cứ không. Nếu có, bạn hãy tuân theo nó.
    • Nếu cảm giác đó không dựa trên căn cứ nào, hãy tống khứ nó đi. Nếu đó chỉ là hoang tưởng, rối trí, lo âu, sợ hãi hoặc ghê tởm, bạn hãy gạt chúng qua một bên. Đó chỉ là tiếng nói xúi giục bên trong khiến đầu óc chúng ta bấn loạn.
    • Nếu đó là cảm giác có căn cứ (chẳng hạn như đau khổ là cảm giác có căn cứ), bạn hãy thừa nhận nó. Bạn không thể xua tan cảm giác đó nếu không chịu thừa nhận. Hãy chấp nhận rằng bạn có ý nghĩ đó và để nó trôi qua. Nó sẽ được thay thế kịp thời bởi một ý nghĩ khác.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Giữ bình tĩnh và tự chủ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hít thở sâu.
    Việc hít thở sâu sẽ giúp bạn giữ được sự điềm tĩnh trong những tình huống gay go và có thể góp phần đáng kể cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể thử một số phương pháp sử dụng hơi thở để ổn định cảm xúc như sau:
    • Hít vào qua mũi trong 2 giây. Nín thở trong 4 giây. Thở ra qua miệng trong 4 giây. Lặp lại động tác này cho đến khi cảm xúc lắng xuống.
    • Ngồi trên ghế tựa một cách thoải mái và ý thức về việc hít thở, dù là thở nông hay sâu. Đừng cố gắng thay đổi; nắm cả hai bàn tay lại, ép chặt ngón cái vào ngón trỏ. Thả lỏng, sau đó lại siết nắm tay và giữ yên. Bạn sẽ thấy hơi thở của mình sẽ sâu hơn và chậm hơn sau mỗi lần nắm tay, đồng thời bạn có thể cảm thấy thư giãn và giải tỏa được cảm xúc.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lấy lại bình tĩnh bằng cách đánh lạc hướng bản thân.
    Thay vì chìm ngập trong những ý nghĩ lo âu, bạn hãy đứng dậy và làm việc gì đó khác. Những ý nghĩ đến rồi lại đi – bạn có thể xua đi những ý nghĩ xấu bằng cách hướng tâm trí đến những ý nghĩ mới. Chẳng bao lâu bạn sẽ nghĩ, “Ồ, lúc nãy mình rối trí vì việc đó sao?"
    • Chọn một điều nào đó tích cực khiến bạn vui vẻ. Nếu bạn buồn bã, lo lắng và không thể ngừng suy nghĩ, hãy dẫn chú chó cưng ra ngoài chơi, đến phòng tập gym, hoặc vớ lấy máy ảnh và đi ra ngoài chụp phong cảnh thiên nhiên. Làm bất cứ việc gì khiến đầu óc bạn phải hoạt động và buộc bạn rời xa những ý nghĩ gây xúc động.
    • Chọn một hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao. Thử đan lát, may vá hoặc các hoạt động kiểu lặp đi lặp lại vốn đòi hỏi bạn phải tập trung.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không lạm dụng rượu và chất kích thích như một cách để chôn chặt cảm xúc.
    Điều này có thể đem lại hiệu quả trong chốc lát, nhưng bạn sẽ hối hận gấp đôi khi sáng mai thức dậy. Đó chỉ là giải pháp tức thời vô cùng ngắn ngủi, và vấn đề vẫn luôn còn đó.
    • Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn uống quá độ hoặc không chịu ăn uống để đối phó với cảm xúc tràn ngập. Bạn sẽ chỉ gây nhiều áp lực hơn cho cơ thể (và cả tâm trí) nếu không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho nó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Viết nhật ký.
    Hãy dành riêng cuốn nhật ký cho cảm xúc của bạn. Nó sẽ giúp bạn hiểu mình hơn và cũng là nơi để bạn giải tỏa. Lần sau, khi cảm xúc tràn đến (nếu đó là cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ thì tốt hơn), bạn hãy nhanh chóng tìm đến cuốn nhật ký và viết.
    • Điều gì đã khơi lên nỗi xúc động ở bạn? Bạn có cảm thấy nó đang đến không? Nó có cảm giác ra sao? Nó hiện diện trong cơ thể bạn như thế nào? Bạn đã xua tan nó bằng cách nào, hay nó tự biến mất?
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chấm dứt quan hệ với những người bạn xấu.
    Nếu bạn liên tục cảm thấy kiệt sức và trì trệ, chưa chắc đó là bản chất của bạn. Có thể chỉ là vì bạn đang ở trong một môi trường độc hại. Hầu hết chúng ta đều có mối quan hệ với những người mà vì quá ngại ngần hoặc cả nể mà chúng ta không dứt khoát cắt đứt. Cần phải dừng điều này lại! Họ có thể khơi nên những cảm xúc mà chúng ta không cần đến. Bắt đầu từ hôm nay, hãy xóa bỏ ngay cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn. Bạn không cần những thứ vớ vẩn đó.
    • Đáng tiếc là những người ngoài lại tác động lớn đến cảm xúc của chúng ta. Phải, họ không thực sự có ảnh hưởng đó, nhưng chính chúng ta trao quyền cho họ. Đời người như bóng câu qua cửa sổ, đừng phí thời gian cho những người chỉ khiến chúng ta phiền muộn, hãy để họ ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Họ có thể đi tìm những người khác mà bám lấy!
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Phát triển thói quen để kiểm soát cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tập thiền.
    Thiền là một trong những phương pháp tốt nhất để làm chủ cảm xúc. Thông qua thiền và thực hành chánh niệm, bạn sẽ học được cách nhận biết cảm xúc, chấp nhận chúng và để chúng trôi qua. Mặc dù một số người cố gắng giải tỏa cảm xúc theo mệnh lệnh, thông thường điều này chỉ đạt được sau một thời gian dài tập thiền và duy trì hàng ngày.
    • Tìm một nơi yên tĩnh mà bạn không bị quấy rầy và ngồi ở tư thế thoải mái để hít thở sâu. Bạn có thể thực hành bài tập thiền đơn giản bằng cách tập trung vào hơi thở. Hít vào qua mũi và vào bụng; thở ra từ bụng qua mũi. Khi hít thở, bạn cần tập trung vào hơi thở khi nó đi qua toàn bộ cơ thể.
    • Xem xét cơ thể từ đỉnh đầu đến gót chân. Chỉ tập trung vào các giác quan của mình. Bạn cảm thấy nóng hay lạnh? Bạn có cảm nhận được chỗ ngồi/sàn nhà bên dưới không? Chỉ cần bạn để ý.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng trí tưởng...
    Dùng trí tưởng tượng trong khi thiền. Hình dung ra một điều gì đó mà bạn liên tưởng đến cảm giác bình yên và tập trung vào hình ảnh đó trong tâm trí. Mỗi lần đầu óc nghĩ lan man, bạn hãy nhận biết, chấp nhận và để chúng đi qua. Quay trở lại với hình ảnh tưởng tượng của bạn.[4]
    • Nếu có ý nghĩ hoặc cảm xúc nào chợt đến, bạn chỉ cần thừa nhận điều đó. Đừng cố gắng thay đổi hoặc sửa chữa: chỉ nên chấp nhận. Sau đó, bạn hãy để những ý nghĩ hoặc cảm xúc đó đi qua và tiếp tục thở sâu.
    • Một buổi thiền phù hợp có thể chiếm từ 5-30 phút hoặc hơn nếu thích. Một khi đã đến được "chỗ" của mình, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi trong tâm trạng, ý nghĩ và hành vi của mình. Khi đã thành thạo, bạn có thể sử dụng phương pháp này tức thời trong những tình huống thách thức sự ổn định cảm xúc, và bạn sẽ có thể nhanh chóng lấy lại sự bình yên.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thừa nhận khi bạn đã sai.
    Nhiều vấn đề trong cuộc sống không thể có câu trả lời đơn giản và thuần khiết một chiều; bạn cũng không thể có lối suy nghĩ theo kiểu trắng đen rạch ròi. Khi có lỗi lầm, bạn hãy đền bù hoặc xin lỗi để tránh chìm vào cảm giác tội lỗi hoặc hối hận. Cuộc sống không nên có chỗ cho các cảm xúc tiêu cực. Chúng không đem lại lợi ích gì cho bạn!
    • Cũng như khi thiền, bạn hãy thừa nhận rằng mình đã sai, sau đó cho qua. Điều đó đã là quá khứ. Giờ thì bạn đã hiểu biết hơn! Bạn sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm đó, vì vậy nghĩ ngợi mãi cũng chẳng ích gì. Người thực sự trưởng thành là người dám thừa nhận mình đã sai – thậm chí họ còn đáng nể hơn người hành động đúng ngay từ đầu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh những hành vi tự hủy hoại mình.
    Cho dù bạn giận dữ, bức xúc hay lo lắng, đừng hành động theo những cảm xúc đó cho đến khi bạn có thời gian để xem xét cẩn thận về tình huống. Đặt bản thân vào tình huống để suy nghĩ rành mạch và thấy các hệ quả từ những hành động của bạn. Nếu có một khả năng dù là nhỏ nhất mà bạn có thể hành động khác đi khi có thời gian để cân nhắc, bạn hãy làm như vậy.
    • Suy nghĩ trước khi nói. Cảm xúc thường khiến chúng ta bật ra phản ứng vốn không phản ánh đúng về chúng ta. Bạn hãy thong thả và dùng óc suy xét của mình. Nếu bạn thèm nói gì đó trước khi nghĩ kỹ, hãy nhớ câu tục ngữ “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”.
      • Nếu một đồng nghiệp chỉ trích việc làm của bạn, hãy khoan gửi email cho cô ấy với giọng cộc lốc trong lúc bạn đang giận dữ. Thay vì thế, bạn hãy dành chút thời gian ngẫm nghĩ xem lời phê bình của cô ấy có căn cứ hay không, liệu bạn có thể cải thiện được hiệu suất làm việc nhờ sự góp ý đó không, hay liệu bạn có nên yêu cầu cô ấy thay đổi cách đưa ra lời phê bình sao cho chuyên nghiệp hơn không.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Biết bản thân mình.
    Nếu bạn nhận thấy một tình huống có thể khiến bạn nổi giận, hãy cố hết sức tự chủ càng nhanh càng tốt. Rời khỏi nơi đó, bằng cách nào đó lờ đi hoặc lái sang hướng khác. Chỉ có bạn mới biết cách nào có hiệu quả đối với bạn. Nhưng để làm được điều này, bạn cần phải hiểu bản thân mình, biết các nhân tố kích thích đối với bạn và phản ứng phù hợp nhất của bạn. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu thứ duy nhất mà bạn luôn có trong tay bất cứ lúc nào. Đó chính là bản thân bạn.
    • Điều này sẽ chỉ dễ dàng nếu bạn cố gắng phấn đấu giúp bản thân mình! Do đó, thay vì đương đầu với một tình huống và tự hỏi tại sao mình không thể kiểm soát cảm giác này, bạn hãy hành động. Hít thở. Đánh lạc hướng bản thân. Đọc lại bài viết này. Hỏi mọi người làm cách nào mà họ bình thản được như vậy. Thói quen cần phải được rèn luyện, nó không phải là một phép màu. Rèn luyện thói quen giữ bình thản, và sớm muộn gì bạn cũng sẽ đạt được; dù bạn có thể không nhận ra điều đó cho đến khi có người nói với bạn!
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Rèn luyện trí não

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chấp nhận cuộc đời như nó vốn thế.
    Cuộc sống không bất công, không tệ hại, cũng không tuyệt vời hoặc lung linh bảy sắc cầu vồng; cuộc sống là chính nó. Không có gì thay đổi được thực tế của cuộc sống; và bạn cũng không thể làm gì để thay đổi nó. Bạn tồn tại nghĩa là nó tồn tại. Cuộc sống không rực rỡ sắc màu, không thi vị và cũng không khủng khiếp. Đây là một triết lý mà bạn cần chấp nhận. Một khi không có điều gì là to tát, một khi không có điều gì là quan trọng, cảm xúc sẽ dần dần lùi xa.
    • Thực vậy, việc bày tỏ cảm xúc có xứng đáng không? Tình yêu ư? Chỉ là thứ phù du. Nó ở khắp mọi nơi và không có gì đặc biệt. Và thường thì tình yêu chỉ là lớp vỏ bọc che đậy mục đích ích kỷ hoặc động cơ nhục dục. Con trẻ ư? Có lẽ tốt nhất là bọn trẻ đừng biết đến điều đó. Hãy thuyết phục bản thân rằng không có gì là quan trọng, cuộc sống là thế - và mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy nghĩ đến cộng đồng, đừng chỉ bận tâm đến bản thân mình.
    Bạn sẽ khó bị cảm xúc chi phối hơn khi nghĩ về người khác. Ở những cộng đồng mang tính cá nhân, cái tôi thường được đề cao và được đánh đổi bằng ý thức kết nối với những người khác. Điều này có thể khiến chúng ta chỉ tập trung vào cảm xúc của bản thân mình, bởi cái tôi là tất cả những gì chúng ta chú ý đến.
    • Sự kết nối với mọi người mang lại điều tốt lành và cảm giác phấn chấn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bằng việc giúp đỡ mọi người, tham gia công việc thiện nguyện, dành thời gian dạy học hoặc hướng dẫn cho những người khác và nhường cơm sẻ áo cho cộng đồng, bạn sẽ thấy rằng những cảm xúc của mình không còn là điều quan trọng nữa.
    • Khi tập trung vào những người khác, bạn không còn nhiều không gian và thời gian để những cảm xúc nội tâm biến thành sức ỳ quá lớn hoặc nỗi đau khổ tràn ngập. Khi những người khác trông cậy vào bạn, bạn sẽ có thêm can đảm để đương đầu và thôi đắm chìm trong cảm xúc của mình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo các bản đồ tư duy mới.
    Theo David Rock, chuyên gia ngành lãnh đạo thần kinh, rất khó để sắp xếp lại đường mòn của các dây thần kinh. Thay vì thế, việc tạo những con đường hoàn toàn mới sẽ dễ hơn nhiều. Đáng mừng là các bản đồ tư duy mới, nói cách khác là lối suy nghĩ mới, thường mạnh mẽ hơn, bởi chúng tươi mới và được tập trung cao độ.
    • Thay vì tiêu tốn quá nhiều thời gian để cố gắng vượt qua cách nhìn nhận đã ăn sâu vào tâm trí bạn như nỗi phiền muộn, vô vọng và hoang mang, bạn hãy tạo ra một bản đồ tư duy mới cho mình như niềm hứng khởi, có mục đích và đầy nhiệt huyết.
    • Dành mọi năng lượng vào việc tạo ra bản đồ tư duy mới thông qua các hành động khẳng định một cách khách quan rằng đó chính là con người bạn. Bằng sự rèn luyện, bạn sẽ thiết lập được mạch thần kinh mới này và chỉ cần bỏ qua những cái cũ đang khiến bạn mòn mỏi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Theo dõi những cảm xúc tích cực.
    Ở đây ta đang nhắc đến việc gạt bỏ cảm xúc, nhưng không may là điều đó lại bao gồm cả mặt tích cực. Khi mẹ bạn mua cho bạn vé xem buổi hòa nhạc mà bạn đang háo hức muốn xem, khi người bạn thân của bạn bước vào phòng, bạn hãy ghi nhận về người đó hoặc thiện chí của họ và dừng lại ở đó. Mỉm cười và cảm ơn, nhưng chỉ vậy thôi.
    • Nếu thực sự muốn tỏ ra bình thản, bạn sẽ không nhiệt tình hoặc phấn khích về bất cứ điều gì. May mắn ở đây là, nếu không có điều gì khiến bạn vui sướng thì cũng không điều gì có thể khiến bạn buồn phiền. Bạn chỉ có một thái độ trung lập tiêu chuẩn đối với mọi vấn đề.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bỏ qua mọi sự thật mà bạn không thể thay đổi.
    Người ta thường giận dữ khi cảm thấy lực bất tòng tâm, nhưng bạn cần phải thừa nhận và giải tỏa cơn giận đó. Hãy tập trung vào việc thay đổi những thứ nằm trong tầm tay của bạn, để trí não bạn tập trung vào hướng đi tích cực thay vì sa lầy trong đau khổ.
    • Những suy nghĩ tích cực sẽ tạo nền tảng cho cảm xúc. Tuy rằng đây cũng là một lựa chọn, nhưng bạn có thể cân nhắc và chọn cách hoàn toàn không suy nghĩ gì. Thoát ra ngoài là điều mà bộ não con người có thể làm được. Vì vậy, nếu đang tìm cách để gạt bỏ mọi cảm xúc, bạn không nên suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Hãy thử tách biệt mình hoàn toàn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng để tâm đến người chỉ trích bạn. Bạn chỉ cần ném cho họ cái nhìn chán nản để họ biết là bạn không quan tâm.
  • Nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều sau khi khóc, vì đó là cơ chế của cơ thể để đối phó với cảm xúc. Tuy nhiên, khi bạn đang đối mặt với tình huống xúc động ở nơi làm việc, bạn thường không thể bật khóc trước mặt mọi người. Thử cấu vào phần da giữa ngón cái và ngón trỏ thật mạnh. Bạn sẽ kinh ngạc thấy rằng động tác này có thể giúp bạn chảy nước mắt hiệu quả thế nào.
  • Để tìm hiểu thêm về cách dùng tư duy logic để tái định dạng nhận thức về cách phản ứng với cảm xúc, bạn hãy tìm liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Bác sĩ, các nhà khoa học và chuyên gia trị liệu đã công nhận CBT là một công cụ hiệu quả để thay đổi cách suy nghĩ.
  • Nếu ai đó cố gắng gây sự với bạn hoặc kích động bạn bằng lời nói, bạn hãy giữ nguyên giọng nói và nét mặt bình thản và nói, “Anh nói như vậy nghe thật khiêu khích…”
  • Một cách hay để lấy lại bình tĩnh là đếm các số chẵn (2,4,6,8,10,12, v.v...). Đây là một cách dễ dàng để đưa tâm trí sang hướng khác khi cảm xúc dâng lên.

Cảnh báo

  • Tự cắt mình hoặc làm tổn thương bản thân (ví dụ như rạch cổ tay hoặc tự cấu mình) không phải là cách để giải tỏa cảm xúc bên trong. Hành động này không những gây hại và có thể để lại sẹo vĩnh viễn, mà nó còn khiến bạn có cảm giác tồi tệ hơn và trượt vào hố sâu đen tối hơn.
  • Nếu cảm thấy mình lệ thuộc vào cảm xúc và không thể ngăn chặn điều đó, bạn có thể mắc phải chứng lo âu, trầm cảm hoặc các rối loạn khác. Đừng ngại ngần tìm sự giúp đỡ của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Càng được giúp đỡ sớm, bạn sẽ càng sớm nắm được các liệu pháp giúp bạn kiểm soát được cảm xúc trong cả cuộc đời về sau.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 33.096 lần.
Trang này đã được đọc 33.096 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo