Cách để Bày tỏ nỗi buồn qua tin nhắn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thỉnh thoảng cảm thấy buồn hoặc thất vọng là chuyện hoàn toàn bình thường, và bày tỏ nỗi lòng là cách có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua mọi chuyện. Việc nhận biết cảm xúc của người khác qua tin nhắn có thể hơi khó, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện nhiều cách để biểu lộ cảm xúc của mình. Đây là bài viết hướng dẫn cách soạn tin nhắn và kèm theo một số ví dụ mà bạn có thể dùng khi tâm trạng đi xuống.

1

Bày tỏ cảm xúc.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nói chính xác những gì bạn đang nghĩ để đối phương có thể hiểu.
    Đôi lúc giọng điệu trong tin nhắn có thể khiến người khác bối rối; vì vậy, bạn cần nói rõ cảm xúc của mình trong tin nhắn đầu tiên. Hãy cho đối phương biết bạn đang buồn, và giải thích ngắn gọn về nguyên nhân khiến bạn thay đổi tâm trạng. Bạn có thể dùng những từ như “không vui”, “thất vọng”, “cô đơn”, “cực kỳ buồn” hoặc những từ tương tự. Một vài ví dụ như sau:[1]
    • “Mình cảm thấy rất buồn vì vừa chia tay người yêu.”
    • “Em thất vọng vì không thể đến buổi khiêu vũ.”
    • “Anh đang nhớ mấy người bạn nên cảm thấy cực kỳ buồn.”
    Quảng cáo
2

Diễn đạt điều khiến bạn buồn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Giải thích điều khiến bạn thất vọng một cách cụ thể.
    Bạn cần xem lại tình huống khiến bạn thất vọng tràn trề. Bạn có thể chọn giải thích nhiều hoặc ít, nhưng hãy đảm bảo cung cấp đủ thông tin để đối phương có thể hiểu cảm xúc của bạn. Bạn cần nói rõ sự thật thay vì đưa ra giả định về hành động của người đó. Bạn có thể nói:[2]
    • “Chuyện chia tay khiến mình cảm thấy rất buồn. Mình nghĩ mọi chuyện đều ổn, nhưng rồi tối qua mọi thứ kết thúc một cách đột ngột.”
    • “Mình đã nghĩ mình đủ điều kiện để thăng chức, nhưng hôm nay sếp đã tuyển được người khác cho vị trí đó.”
    • “Em đã không gặp mấy người bạn suốt cả năm qua, và em thật sự nhớ khoảng thời gian bên họ.”
3

Dùng đại từ ngôi thứ nhất.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dùng đại từ ngôi thứ nhất để tránh đổ lỗi cho đối phương.
    Nếu bạn mở lời với đại từ ngôi thứ hai, điều đó nghe có vẻ như bạn đang đả kích đối phương. Thay vào đó, hãy tập trung vào cảm nghĩ của bạn trong thời điểm hiện tại và giải thích vì sao điều đó khiến bạn buồn phiền. Nếu bạn trao đổi trực tiếp với người khiến bạn buồn, họ sẽ hiểu hành động của họ khiến bạn bị tổn thương mà không có cảm giác như đang bị buộc tội. Một vài gợi ý phù hợp là:[3]
    • “Mình cảm thấy rất buồn và bị bỏ rơi khi không được mời đi chơi cùng mọi người.”
    • “Em đã rất nỗ lực trong công việc nhưng không được thăng chức, nên em thật sự thất vọng.”
    • “Anh chán nản vì cảm thấy như suy nghĩ của mình không được đón nhận.”
    Quảng cáo
4

Thêm vài biểu tượng cảm xúc buồn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Biểu tượng cảm xúc giúp bạn truyền tải giọng điệu của tin nhắn dễ dàng hơn.
    Con người thường xác định giọng điệu của cuộc trò chuyện qua ngôn ngữ cơ thể, nhưng bạn không thể làm việc này qua tin nhắn. Nếu tin nhắn của bạn không thể hiện rõ giọng điệu tích cực hay tiêu cực, bạn nên thêm biểu tượng mặt buồn trong tin nhắn để thể hiện rõ cảm xúc của mình. Một vài tin nhắn mà bạn có thể gửi là:[4]
    • “Mẹ em sắp đến thăm :(”
    • “Mình ước gì bố có thể xem :’( Chắc chắn ông sẽ rất thích.”
    • “Hôm nay tớ không thể đến lớp 😞”
5

Nói rõ mong muốn của bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nói những gì bạn thật sự cần để cảm thấy tốt hơn.
    Mỗi người đều có nhu cầu khác nhau tùy thuộc vào điều gây ra nỗi buồn và cách xử lý tình huống. Bạn hiểu rõ bản thân nhất; vì vậy, hãy nghĩ xem điều gì khiến bạn vui hoặc giúp bạn vượt qua chuyện buồn. Nhớ nói rõ mọi thứ mà bạn cần trong tin nhắn để đối phương có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng.[5]
    • “Anh cần một ít thời gian ở một mình để lấy lại bình tĩnh.”
    • “Em chỉ muốn có người ở bên cạnh nghe em tâm sự.”
    • “Mình chỉ cần nghỉ ngơi để sắp xếp lại các suy nghĩ trong đầu.”
    Quảng cáo
6

Cho đối phương biết việc mà họ có thể làm.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho đối phương biết họ có thể giúp đỡ bằng cách nào để họ cảm thấy gần gũi.
    Bạn có thể nhờ đối phương giúp đỡ bất kể họ có phải là người khiến bạn buồn hay không. Diễn đạt cụ thể những gì đối phương có thể thực hiện để họ biết cách giúp đỡ bạn. Mỗi người đều có nhu cầu khác nhau, nên những gì bạn đề cập sẽ phù hợp với tình huống của bạn. Một vài gợi ý như sau:[6]
    • “Em sẽ rất cảm kích nếu thỉnh thoảng anh gọi hỏi thăm”, nếu bạn buồn vì đối phương không còn nói chuyện với bạn.
    • “Bạn có muốn ra ngoài một chút không? Bây giờ mình chỉ muốn ở cạnh ai đó.”
    • “Lần sau anh có thể hỏi ý kiến của em trước khi đưa ra quyết định không?”, nếu bạn không vui với lựa chọn của người đó.
7

Nhắc đến tầm quan trọng của cuộc trò chuyện.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho đối phương...
    Cho đối phương biết bạn xem trọng chủ đề của cuộc trò chuyện để họ giữ thái độ nghiêm túc. Nếu người trò chuyện với bạn không biết chuyện đã xảy ra với bạn, hãy cho họ biết chuyện đó quan trọng với bạn đến mức nào. Như vậy, bạn bè hoặc người thân sẽ không đùa cợt và dễ dàng đón nhận những gì bạn nói. Bạn có thể gửi tin nhắn như sau:[7]
    • “Đây là chuyện thầm kín của mình, và mình muốn kể với bạn vì thật sự tin tưởng bạn.”
    • “Em đã trải qua những ngày vô cùng khó khăn, nên em cảm kích việc anh sẵn lòng trò chuyện với em.”
    • “Mình thật sự trân trọng tình bạn giữa hai ta và không muốn nó rạn nứt, nên mình phải nói hết những gì đang nghĩ”, nếu người nhắn tin với bạn khiến bạn buồn.
    Quảng cáo
8

Xin lỗi nếu đối phương đã liên lạc nhưng bạn không trả lời.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho đối phương biết bạn không phớt lờ họ nếu trước đó họ đã liên lạc.
    Không sao cả nếu bạn không có năng lượng để trả lời tin nhắn ngay lập tức trong lúc bạn đang buồn, nhưng bạn vẫn nên hồi âm vào lúc khác. Xin lỗi đối phương vì bạn đã không trả lời và giải thích rằng bạn đang cảm thấy rất tệ. Họ sẽ hiểu rằng bạn cần thời gian để xử lý cảm xúc và sẽ liên lạc khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Một vài tin nhắn mẫu như sau:[8]
    • “Cảm ơn bạn đã liên lạc. Mình xin lỗi đã không hồi âm, vì mình không có tâm trạng để trò chuyện ngay lúc này. Mình cần một chút thời gian cho bản thân.”
    • “Mình xin lỗi, mình chỉ không có tâm trạng tốt để nói chuyện ngay bây giờ. Cảm ơn bạn đã liên lạc và mình sẽ liên lạc lại khi cảm thấy tốt hơn.”
    • “Anh thật sự xin lỗi, nhưng anh không hề muốn phớt lờ em! Gần đây anh hơi buồn và đang cố vượt qua. Chúng ta sẽ sớm liên lạc với nhau nhé.”
9

Trải lòng ngay khi bạn cảm thấy buồn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Việc sớm trút bầu tâm sự giúp bạn bớt căng thẳng hoặc buồn phiền.
    Nếu bạn giữ tâm sự trong lòng, mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn. Ngay khi bạn cảm thấy buồn phiền, hãy tâm sự với ai đó nếu có thể vì việc này giúp bạn bình tĩnh hơn. Đừng ngại thổ lộ cảm xúc của bạn trong trường hợp bạn có vấn đề cần đối mặt.[9]
    • Nếu bạn buồn hoặc thất vọng về việc ai đó đã làm, hãy cho họ biết cảm xúc của bạn để họ không tiếp tục khiến bạn tổn thương nữa.
    Quảng cáo
10

Trò chuyện với người mà bạn tin tưởng.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bạn bè hoặc người thân có sự thấu hiểu có thể giúp bạn nhìn nhận cảm xúc của mình.
    Bạn nên tránh gặp người khiến bạn cảm thấy tồi tệ hoặc không sẵn lòng lắng nghe. Thay vào đó, hãy tìm người thật sự thân thiết và sẵn sàng nói về những chuyện thầm kín, chẳng hạn như cha mẹ, người thân hoặc bạn thân. Hãy nhờ họ lắng nghe mà không ngắt lời và nhờ họ cho lời khuyên nếu bạn muốn.[10]
    • Xem cảm xúc của bạn như thủy tinh dễ vỡ. Bạn chỉ nên mở lòng và bày tỏ nỗi lòng với người sẽ trân trọng điều đó.
    • Tốt hơn hết bạn nên tìm người đã trải qua chuyện tương tự vì họ sẽ đồng cảm với bạn hơn.

Lời khuyên

  • Hãy dành thời gian xác định cảm xúc của bạn và vì sao bạn lại cảm thấy như vậy. Thể hiện cảm xúc qua tin nhắn là một việc khó, và bạn cần diễn đạt càng cụ thể càng tốt.
  • Nếu người nhắn tin với bạn không muốn nói về chủ đề đó, bạn nên tìm khoảng thời gian khác để trò chuyện.[11]
  • Bạn cũng nên tìm cách khác để đối mặt với nỗi buồn. Bạn có thể hít thở sâu, trải lòng trên giấy, hoặc nghe thể loại nhạc yêu thích.[12]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ashley Smith, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ashley Smith, PhD. Tiến sĩ Ashley Smith là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép kiêm người đồng sáng lập Peak Mind: The Center for Psychological Strength. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, bà chuyên điều trị rối loạn lo âu và ám ảnh cưỡng chế bằng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Tiến sĩ Smith có bài viết được đăng trên các ấn phẩm truyền thông như The Washington Post và Thrive Global. Các bài viết của bà cũng được đăng trên nhiều tạp chí khoa học bình duyệt, bao gồm Journal of Anxiety Disorders và The Behavior Therapist. Tiến sĩ Smith có bằng cử nhân Tâm lý học của Đại học Central Arkansas và bằng thạc sĩ lẫn tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng của Đại học Nebraska, Lincoln. Bài viết này đã được xem 4.659 lần.
Chuyên mục: Tình yêu
Trang này đã được đọc 4.659 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo