Cách để Thông tai khi bị tắc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thỉnh thoảng, nhất là khi có sự thay đổi áp suất không khí đột ngột (chẳng hạn như đi máy bay hoặc lặn biển), tai của bạn có thể bị nghẽn hoặc có cảm giác bị đầy khi vòi nhĩ bị tắc. Vòi nhĩ là bộ phận nối từ tai giữa đến cuống họng, có tác dụng giúp dịch thoát ra và kiểm soát mức áp suất trong tai.[1] Nếu bạn có cảm giác khó chịu trong tai, hãy xem bước 1 bên dưới để biết cách giảm nhẹ tình trạng này.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Thông tai nhanh chóng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mở miệng và ngáp.
    Mở miệng lớn như khi bạn muốn nói “Aaaa..” và cố gắng ngáp. Tiếp tục từ từ mở miệng với hình chữ “O” cho đến khi bạn bật ngáp hoàn toàn.
    • Ngừng ngáp khi bạn cảm thấy tai đã thông. Lặp lại nếu lần ngáp đầu tiên không có tác dụng. Bạn sẽ biết khi nào áp suất cân bằng lại. Không những nghe và cảm thấy tiếng “nổ”, bạn còn đột ngột cảm thấy nghe rõ hơn nhiều khi tai đã thông.
    • Ngả đầu ra sau và đẩy hàm tới trước. Nhìn lên trời để vòi nhĩ nằm ở vị trí đúng. Động tác đẩy hàm ra trước có thể giúp bạn ngáp và mở vòi nhĩ, đồng thời giảm áp suất.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Nếu ngáp không có tác dụng, vậy thì nhai kẹo cao su, thậm chí mô phỏng động tác nhai cũng có thể giúp ích. Cử động nhai giúp cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài tai. Cũng như ngáp, động tác nhai có thể dùng như một biện pháp ngăn ngừa. Bắt đầu nhai một thanh kẹo cao su khi bạn biết mình sắp phải đối phó với sự thay đổi độ cao để ngăn ngừa tình trạng tắc tai.
    • Nhai một thanh kẹo cao su lớn. Chúng ta đang nói đến loại kẹo Bubblicious, không phải Stride. Cử động nhai phải đủ lớn để mở họng và cân bằng áp suất trong tai. Nếu không có gì để nhai, bạn có thể làm động tác nhai giả, như thể bạn đang cắn một miếng to đến nỗi không nhai được, theo đúng nghĩa đen.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Tương tự như nhai kẹo cao su, việc mút một viên kẹo cứng, viên ngậm bạc hà hoặc bất cứ viên ngậm nào cũng có thể giúp cân bằng áp suất. Đừng nhai – đây không phải là việc ăn kẹo! – mà là mút kẹo một lúc để tạo hiệu ứng áp suất.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Uống nước là kết hợp của nhiều kỹ thuật hiệu quả nêu trên trong một động tác. Bạn hãy rót cho mình một cốc nước to, ngửa đầu ra sau để chỉnh vị trí của vòi nhĩ và uống một ngụm lớn để giúp cân bằng áp suất trong tai. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ cảm thấy thông tai và đỡ khó chịu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Khi bước ra khỏi nước và cảm thấy khó chịu vì cảm giác có áp lực nước, bạn có thể sử dụng lực hấp dẫn bằng cách gập người sang bên sao cho tai bị tắc song song với mặt đất. Đặt một ngón tay lên tai – không cho vào trong tai – liên tục ấn và thả - như đang thông tắc bồn cầu bằng áp lực. Động tác này có thể giúp thay đổi áp suất trong tai và thông tắc tai, hoặc thay đổi áp suất đủ để tháo nước ra khỏi tai.
    • Không bao giờ cho ngón tay vào trong tai. Mục đích của bạn không phải là cố gắng chọc cho nước chảy ra, bạn chỉ đang cố thay đổi áp suất. Việc chọc ngón tay vào sâu bên trong tai có thể gây tổn hại thính lực.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng thủ thuật này thực ra khá đơn giản. Nguyên tắc của thủ thuật Valsalva là tạo áp suất cân bằng lên vòi nhĩ bằng cách thở ra nhẹ nhàng.
    • Bịt mũi, ngậm miệng và cố gắng nhẹ nhàng thở ra qua mũi. Động tác này sẽ mở thông tai, cân bằng áp suất và tai sẽ trở lại trạng thái bình thường.
    • Động tác phải thật nhẹ nhàng. Thủ thuật Valsalva không cần cử động mạnh; nếu được thực hiện quá mạnh và quá thường xuyên, động tác này có thể gây kích ứng và làm viêm vòi nhĩ khiến càng khó thông hơn.
    • Một số người nhận thấy việc gập người lại khi thực hiện thủ thuật có thể đem lại hiệu quả. Cúi gập người xuống như khi bạn đang cố gắng chạm vào các ngón chân để giãn cơ. Một cách khác là thử dùng thủ thuật Valsalva, sau đó thả tay bịt mũi ra và hít vào một hơi sâu. Tiếp tục thực hiện luân phiên hai động tác trong khi cúi gập người để giúp giảm áp suất và thông tắc tai.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Giảm nghẽn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Nếu tai của bạn liên tục bị tắc, có lẽ bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn về xoang, gây nên tình trạng viêm dai dẳng. Bạn cần đến bác sĩ khám bệnh; bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thuốc giảm đau không kê toa, dùng thuốc xịt mũi hoặc thuốc kháng sinh.[2] Trong khi đó, bạn có thể thực hiện các bước để giảm đau tai hoặc viêm tai.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Nếu vẫn chưa thông tai được, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về thiết bị thông tai. Thiết bị này giúp cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài màng nhĩ, nhờ đó tai được thông. Mặc dù đắt tiền và phải mua theo toa, nhưng bác sĩ có thể chỉ định vì hiệu quả của nó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Nếu các xoang bị nghẹt do cảm cúm hoặc dị ứng, tai cũng có thể bị tắc và mất cân bằng. Để chữa tình trạng này, bạn cần xử lý xoang bị nghẹt bằng cách rửa xoang nhẹ nhàng và thường xuyên với nước muối ấm. Sử dụng dung dịch rửa xoang theo hướng dẫn là phương pháp an toàn và hiệu quả, nhưng bạn cần nhớ phải giữ sạch dụng cụ và sử dụng đúng cách để tránh nhiễm trùng và các biến chứng khác.[3]
    • Bình rửa mũi được sử dụng rộng rãi và có thể dùng nước cất hoà chút muối để rửa. Nghiêng đầu trên bồn rửa, rót nước vào một lỗ mũi để nước chảy qua xoang và ra ở lỗ mũi kia. Lần đầu tiên rửa mũi có thể khó khăn, nhưng nó thực sự làm nhẹ các xoang bị nghẹt.
    • Nếu các xoang nghẹt nhiều và không thể xử lý được bằng nước thì việc thay đổi áp suất vẫn đủ để làm bớt nghẽn và giảm cảm giác tắc trong tai. Điều này rất đáng để thử.
    • Nhớ rửa sạch bình rửa mũi sau mỗi lần sử dụng và chỉ dùng nước cất hoặc nước vô trùng để tránh đưa vi khuẩn gây hại vào cơ thể.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Bạn nên chủ động bảo vệ mình khỏi bị nghẹt xoang và tắc tai. Nếu thường xuyên có vấn đề về xoang, bạn đừng đợi cho đến khi quá đau và cảm thấy áp lực trong tai mới tìm cách thông tai. Cố gắng ngăn ngừa trước bằng cách xử lý các vấn đề về xoang với thuốc không kê toa.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Nếu bạn bị bệnh và muốn thông tai, bạn hãy vào bồn tắm nước ấm, nằm xuống và để tai ngập dưới mặt nước. Ngửa cằm ra sau và nuốt mạnh vài lần thử xem bạn có thể làm thông tai bằng cách này không. Sự thay đổi áp suất có thể giúp cân bằng tai, và hơi nước nóng cũng có thể giúp giảm nghẹt mũi. Sau khi bước ra khỏi bồn tắm mà vẫn cảm thấy tắc, bạn hãy gập người sang bên sao cho tai song song với mặt đất và dùng ngón tay tạo áp lực như đã mô tả ở trên.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Về bản chất, xì mũi cũng giống như một phiên bản của thủ thuật Valsalva, nhưng có thêm điều lợi là giúp giảm nghẹt mũi. Dùng khăn giấy bịt một lỗ mũi và nhẹ nhàng xì lỗ mũi bên kia. Điều này giúp cân bằng áp suất trong tai.
    • Điều quan trọng là phải thật nhẹ nhàng. Động tác xì mũi quá mạnh có thể khiến tình trạng tệ hơn, đẩy sự tắc nghẽn vào trong ống tai và khiến bạn có cảm giác tắc hơn. Bạn cần phải thật nhẹ nhàng.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Dùng các liệu pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Cố gắng dùng nước nóng đến độ bạn có thể chịu được mà không làm bỏng miệng.[4] Thêm một thìa cà phê muối vào ly nước và khuấy tan. Súc miệng nhiều lần, nghỉ 1 phút sau mỗi lần súc miệng. Súc miệng hết ly nước và nghỉ ít nhất 30 phút trước khi thử lại lần nữa.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Nếu nghĩ rằng áp suất trong tai là do sự tích tụ của ráy tai, có lẽ việc có ích là thông tai trước và sau đó thử làm theo các gợi ý trong bài viết này. Sau đây là cách thực hiện:
    • Pha giấm và cồn isopropyl 70% với tỷ lệ bằng nhau. Dung dịch này sẽ làm lỏng ráy tai và giúp tai khỏi tắc.
    • Nhẹ nhàng nghiêng đầu qua một bên và nhỏ vài giọt dung dịch giấm vào tai bằng ống nhỏ giọt y tế.
    • Vẫn giữ nghiêng đầu một lúc, sau đó trở về tư thế cũ. Bạn có thể cảm thấy dung dịch giấm chảy xuống và ra khỏi tai. Lặp lại với tai kia.
    • Rửa tai bằng một chút nước. Mặc dù dung dịch giấm sẽ bay hơi nhờ có chứa cồn, nhưng rửa lại bằng nước vẫn là điều tốt. Nghiêng đầu sang một bên, dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt nước vào tai, sau đó dốc tai xuống cho nước chảy ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Ớt không có vị dễ chịu lắm, nhưng chắc chắn nó sẽ khiến chất nhầy chảy ra (ớt nổi tiếng có tác dụng giảm chất nhầy tích tụ). Xì mũi và cử động hàm khi chất nhầy bắt đầu chảy. Bạn có thể nghe thấy tiếng nổ trong tai.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Được phát triển vào năm đầu tiên của thế kỷ 20, liệu pháp thư giãn xương sống nhằm mục đích cân bằng lại “nhịp điệu tự nhiên của sự lưu thông não tủy”. Mặc dù được dùng rộng rãi cho nhiều chứng rối loạn, liệu pháp này có thể giúp ích trong việc sửa chữa tình trạng mất cân bằng áp suất trong vòi nhĩ khiến tai bị nghẽn.
    • Nhiều người cho rằng liệu pháp thư giãn xương sống không được kiểm chứng.[6] Tuy nhiên nếu bạn cần một liệu pháp thay thế thì việc thử nghiệm cũng không hại gì.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Thông tai khi bị tắc
    Châm cứu có thể được sử dụng để chữa trị mọi thứ, từ đau dây chằng bàn chân cho đến cứng hàm, thậm chí cả viêm tai. Bạn hãy đến chuyên gia châm cứu và kể với họ vấn đề của bạn nếu đã thử tất cả các mẹo trong bài viết này mà vẫn không làm thông tai được.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thức ăn đông lạnh có thể giúp ích. Ví dụ bạn có thể thử ăn kem hoặc sữa chua đông lạnh.
  • Ngáp, thậm chí hét lên cũng có ích.
  • Nhẹ nhàng kéo đầu tai và xoay tròn.
  • Động tác nuốt cũng có ích. Nhai kẹo cao su sẽ giúp việc này dễ hơn nhiều nhờ kích thích tiết nước bọt.
  • Ngáp và dùng thủ thuật Valsalva (bịt mũi và nhẹ nhàng thở ra qua mũi).
  • Nhẹ nhàng thở qua mũi trong khi vẫn bịt mũi. Cẩn thận không thở mạnh quá, nếu không hiệu ứng không mong muốn có thể xảy ra.
  • Nếu bạn liên tục bị tắc tai hoặc nghe âm thanh bị nghẽn (chỉ mình bạn nghe thấy nghẽn), có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang.
  • Tập trung thật nhiều nước bọt trong miệng và nuốt xuống, tuy nghe có vẻ ghê. Điều này có thể giúp ích hoặc không.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 56.986 lần.
Trang này đã được đọc 56.986 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo