Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nghẹt xoang do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc do dị ứng sẽ tạo cảm giác khó chịu, đồng thời ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và năng suất làm việc. Ngoài ra nghẹt xoang kéo dài còn dẫn tới nhiễm trùng xoang, làm phát sinh các triệu chứng như nghẹt mũi, mũi chảy dịch nhầy xanh hoặc có mủ, đau mặt, nhức đầu do tăng áp xoang, ho và sốt nhẹ. Nếu bạn đang nghẹt mũi thì có thể tham khảo nhiều cách rửa xoang dưới đây.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Sử dụng Cách Điều trị tại Nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hít hơi nước.
    Rửa xoang bằng hơi nước là một trong những cách tốt nhất. Để tạo đủ lượng hơi nước thì bạn nên vào phòng tắm, đóng kín cửa và mở vòi sen nước nóng, tiếp tục để vòi nước chảy và ở trong đó từ ba tới năm phút. Dịch trong mũi trở nên loãng và dễ dàng xì ra ngoài sau thời gian này. Bạn cũng có thể đưa đầu lên trên một chiếc tô lớn đựng nước vừa sôi và dùng khăn tắm phủ lên đầu để giữ hơi nước lại. Hít thở trong 10 phút hoặc tới khi bạn thấy bớt nghẹt mũi.
    • Nếu các cách trên làm bạn chóng mặt thì nên bước ra ngoài không khí mát, ngồi thở bình thường rồi cảm giác đó sẽ trôi qua. Đó không phải là hiện tượng đáng lo ngại vì bạn có thể xử lý dễ dàng trong vài phút.[1]
    • Bạn có thể sử dụng tinh dầu oải hương, khuynh diệp hoặc bạc hà cay trong phòng tắm. Vì có đặc tính thông nghẹt mũi tự nhiên nên các tinh dầu này hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích. Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng thông nghẹt mũi, kháng vi sinh vật và kháng viêm, là những tính chất giúp làm sạch xoang và ngăn ngừa nhiễm trùng xoang.[2] Để sử dụng bạn nên nhỏ từ năm tới mười giọt tinh dầu vào bồn tắm hay tô nước.
    • Giữ tinh dầu cách xa tầm tay trẻ em vì chúng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu nuốt phải hoặc sử dụng sai mục đích.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mua máy tạo hơi ẩm.
    Đôi khi xoang rất khô dẫn tới tình trạng nghẹt nặng hơn. Ngoài cách hít thở trong hơi nước nóng, bạn có thể sử dụng máy tạo hơi ẩm vì nó có tác dụng tương tự. Bạn nên để máy chạy lúc đang ở nhà hay khi đang ngủ để tăng độ ẩm và làm loãng dịch nhầy trong mũi.
    • Cho khoảng năm giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà cay vào nước trong máy tạo ẩm, tinh dầu khuynh diệp có tính kháng vi sinh vật, thông nghẹt mũi và kháng viêm nên có thể trị nghẹt xoang.[4][5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chườm ấm.
    Hơi nóng cũng có tác dụng thông nghẹt mũi và xoang. Lấy một chiếc khăn mặt ẩm bỏ vào lò vi sóng trong hai tới ba phút, chờ đến khi nhiệt độ đủ nóng nhưng không qua nóng để chườm. Đặt khăn ngang qua mũi và để yên như vậy cho đến khi hết nóng. Lập lại lần nữa nếu cần. Cách này làm loãng dịch nhầy và bạn có thể xì mũi.
    • Cẩn thận không để phỏng khi lấy khăn từ lò vi sóng ra ngoài. Tất cả các loại lò vi sóng đều có thiết kế riêng nên bạn phải đề phòng tránh để khăn quá nóng.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Pha chế nước muối xịt mũi.
    Nước muối làm lỏng dịch nhầy trong mũi rất tốt. Bạn có thể tự pha chế bằng cách cho nửa thìa cà phê muối vào 250 ml nước trong tô. Để xịt nước muối vào mũi, bạn cần mua một chiếc bóng hút, cho đầu dài của bóng hút vào tô nước, bóp bóng đẩy không khí ra ngoài, sau đó thả bóng ra và nước sẽ tràn vào đầy bóng. Tiếp theo bạn đưa đầu nhỏ vào mũi và xịt hai phát vào từng lỗ mũi, dung dịch nước muối giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi và bạn dễ dàng xì ra ngoài.
    • Bạn cũng có thể mua nước muối rửa mũi (dạng xịt hay nhỏ giọt không bổ sung thuốc) tại nhà thuốc.[7] Cứ sau vài giờ bạn có thể xịt lại, vì trong đó không có thuốc nên bạn không lo. Thậm chí với trẻ sơ sinh nước muối nhỏ mũi cũng rất an toàn và hữu hiệu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng.
    Bình rửa mũi giống như bình trà thu nhỏ có thể làm sạch đường dẫn trong xoang bằng cách rót nước ấm vào lỗ mũi bên này và chảy ra ngoài qua lỗ bên kia. Để sử dụng bạn cho nước ấm khoảng 50 độ C vào bình, nghiêng đầu về bên trái và hơi ngả ra sau, đưa vòi bình vào lỗ mũi bên phải. Nâng cao bình lên để rót nước vào lỗ mũi, nước muối sẽ chảy ra ngoài qua lỗ mũi bên trái.
    • Nhớ sử dụng nước sạch đã vô trùng. Trước tiên bạn phải nấu sôi nước và để nguội, lọc tạp chất nếu bạn không chắc chắn về độ an toàn của nguồn nước cung cấp.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Uống hay ăn thực phẩm nóng.
    Có một số thức uống hoặc đồ ăn có ích cho các vấn đề về xoang. Bạn nên thử uống trà nóng vì nó cũng có công dụng tương tự hơi nước. Nhiệt từ trà làm nóng các xoang và giúp chất nhầy dễ thoát ra hơn. Bạn có thể uống bất kì loại trà nào mình thích, dù trà bạc hà và trà oải hương có nhiều lợi ích hơn đối với chứng nghẹt xoang.
    • Thay đổi cách ăn. Thử ăn nước sốt cay, ớt cay hoặc bất kì món ăn nào bạn thích mà được bổ sung gia vị cay. Khi vị cay đi vào cơ thể, nó sẽ hâm nóng xoang mũi và làm dịch nhầy vận chuyển dễ hơn.
    • Súp hoặc nước dùng cay cũng có thể nới lỏng các xoang.[9]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tập thể dục.
    Mặc dù bạn thường cảm thấy lười tập thể dục mỗi khi bị nghẹt xoang nhưng hoạt động thể chất có thể tăng cường khả năng lưu chuyển của dịch nhầy, có ích cho việc làm sạch dịch tiết ra ở mũi. Bạn nên tập bài tập làm tăng nhịp tim từ 15-20 phút.
    • Nếu dị ứng với phấn hoa hay các chất khác ở môi trường bên ngoài thì bạn có thể tập trong phòng để tránh tiếp xúc nhiều với tác nhân gây dị ứng.[10]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Mát xa bằng tay.
    Đôi khi bạn có thể dùng tay để thông nghẹt xoang. Để thực hiện bạn ép nhẹ ngón trỏ và ngón giữa, xoay hai ngón tay theo chuyển động vòng tròng trên trán, trên sống mũi, bên cạnh và dưới hai mắt. Sử dụng một loại tinh dầu như tinh dầu hương thảo khi xoay ngón tay trên trán để giúp mở rộng đường dẫn xoang.
    • Thao tác này có thể phá vỡ kết cấu dịch tiết tích tụ trong xoang, đồng thời nhờ chuyển động của tay khu vực đó được làm ấm hơn.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Tìm Biện pháp Chăm sóc Y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng thuốc.
    Có nhiều loại thuốc điều trị được nghẹt mũi hay nghẹt xoang, bao gồm cả thuốc không kê toa và thuốc mua theo toa. Flixonase là thuốc xịt mũi có chứa steroid, bạn có thể mua không theo chỉ định của bác sĩ. Cách dùng là phun một lần vào mỗi lỗ mũi, hai lần mỗi ngày, đây là thuốc đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị viêm mũi dị ứng. Bạn cũng có thể dùng thuốc Zyrtec, là thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ và có công dụng giảm nghẹt xoang, liều dùng là 10 mg mỗi ngày. Claritin cũng là thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ mà bạn nên thử, liều dùng của thuốc này là 10 mg mỗi ngày. Thuốc uống trị nghẹt mũi có chứa pseudoephedrine cũng có thể hữu hiệu.
    • Nếu sử dụng thuốc không kê toa không đem lại hiệu quả thì bạn nên nhờ bác sĩ kê thuốc mạnh hơn, thuốc trị nghẹt mũi bán theo chỉ định của bác sĩ có thể hữu hiệu trong trường hợp này.[12]
    • Các thuốc bán không theo toa để giảm đau có liên quan tới nghẹt xoang là một lựa chọn khác, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen.[13]
    • Những thuốc điều trị nghẹt mũi như Afrin có thể giảm nghẹt xoang nhanh chóng, nhưng chỉ nên sử dụng trong 3 ngày, nếu sử dụng lâu hơn có khả năng dẫn tới tác dụng phản hồi.[14]
    • Phụ nữ có thai và những người đang mắc bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp không nên sử dụng loại thuốc này trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. Nhớ nhờ bác sĩ tư vấn trước khi cho trẻ em dùng những thuốc nói trên.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham khảo về liệu pháp miễn dịch.
    Nếu bạn mắc chứng dị ứng mãn tính nặng và gây ra các vấn đề về xoang thì nên cân nhắc sử dụng liệu pháp miễn dịch để điều trị nghẹt xoang. Liệu pháp miễn dịch được thực hiện bằng cách tiêm hay cho bệnh nhân ngậm dưới lưỡi một số liều nhỏ có thành phần là chất bạn dị ứng, ví dụ như phấn hoa, nấm mốc hay bụi lông thú nuôi. Bước đầu tiên bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ thực hiện xét nghiệm để tìm ra chất bạn dị ứng. Sau khi xác nhận chắc chắn tác nhân gây dị ứng, họ bắt đầu tiêm tác nhân đó cho bạn hoặc bằng cách ngậm dưới lưỡi. Ý tưởng tiêm tác nhân gây dị ứng là muốn giúp cơ thể làm quen với chất gây dị ứng đó, không còn xem đây là một chất lạ xâm nhập vào cơ thể và không cần phải phản ứng phòng vệ dưới dạng làm nghẹt xoang hay chảy nước mũi.
    • Tác nhân gây dị ứng được đưa vào cơ thể mỗi tuần một lần trong bốn tới sáu tháng đầu tiên, tiếp theo tới giai đoạn nhắc lại nên thời gian điều trị giãn ra từ hai tới bốn tuần một lần. Từ từ khoảng thời gian giữa các lần điều trị ngày càng xa dần, cho tới khi bạn chỉ cần tiêm một lần mỗi tháng. Sau một năm, nếu bạn phản ứng tốt với phương pháp điều trị này thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện đáng kể hoặc không còn triệu chứng, và quá trình điều trị có thể kéo dài từ ba tới năm năm, khi đó bạn hoàn toàn miễn dịch với tác nhân gây dị ứng.
    • Ngược lại họ sẽ cho ngừng điều trị nếu phương pháp không cho kết quả khả quan.
    • Đây là cách điều trị tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng ngày càng có nhiều người lựa chọn vì miễn dịch trị liệu có thể loại trừ nghẹt xoang hoàn toàn và cải thiện chất lượng cuộc sống.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm biện pháp chăm sóc y tế khẩn cấp.
    Có những trường hợp bạn cần phải đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Nếu bạn có triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn hai tuần thì nên đi khám bệnh để kiểm tra vấn đề khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng vi khuẩn. Nếu có sự thay đổi khác thường về dịch tiết và triệu chứng dị ứng trong một tuần, bạn cũng nên tìm biện pháp điều trị khi tới ngày thứ bảy mà tình hình vẫn không cải thiện.
    • Thỉnh thoảng nghẹt xoang có thể dẫn tới nhiễm trùng vi khuẩn và bạn cần phải uống kháng sinh. Hiếm khi người ta dùng đến phương pháp phẫu thuật để điều trị nghẹt xoang mãn tính hay nhiễm trùng xoang.
    • Nếu xoang chảy máu hoặc nghẹt xoang đi kèm với nhức đầu dữ dội, sốt cao, lơ mơ, cổ căng cứng hay mất sức, hoặc nếu triệu chứng tiếp tục xấu đi sau khi sử dụng các phương pháp điều trị ở nhà, bạn nên đi khám bệnh ngay.[16]
    • Dịch chảy ra từ xoang nghẹt có thể kích hoạt triệu chứng ở người mắc bệnh suyễn hay các vấn đề khác về phổi. Bạn cần gặp bác sĩ nếu kèm theo nghẹt xoang còn xuất hiện các triệu chứng như ho, thở khò khè, đau ngực hoặc thở hổn hển.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Uống nhiều chất lỏng, giảm tiêu thụ caffein và rượu bia, kê cao đầu khi ngủ.

Tham khảo

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20020609
  2. Sadlon, A.E., Lamson D.W. Immune Modifying and antimicrobial effects of eucalyptus oil and simple inhalation devices. Alternative Medicine Review 2010, April 15 (1) 33-47
  3. Essential Oil Poisoning, Clinical Toxicology 1999 37 ( 6) 721- 727
  4. Sadlon, A.E., Lamson D.W. Immune Modifying and antimicrobial effects of eucalyptus oil and simple inhalation devices. Alternative Medicine Review 2010, April 15 (1) 33-47
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20020609
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20020609
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20020609
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20020609
  9. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000647.htm
  1. http://www.besthealthmag.ca/best-you/a-z-index/sinusitis#JEXr1yibpzQVhExC.97
  2. http://www.pacificcollege.edu/news/blog/2014/10/12/lymphatic-drainage-and-facial-massage-can-help-sinus-infections-and-allergies
  3. http://www.nhs.uk/Conditions/Sinusitis/Pages/Treatment.aspx
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/treatment/con-20020609
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/treatment/con-20020609
  6. Sublingual Immunotherapy for Allergic Rhinitis, as Effective as Subcutaneous Therapy, Journal of Asthma and Clinical Immunology, 4-3-2013
  7. Sande, Merle and Jack Gwaltney. Acute Community Acquired Bacterial Sinusitis, Continuing Challenges and Current Management Clinical Infectious Disorders 2004 39 (supp 3) s151-s 158

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 2.070 lần.
Trang này đã được đọc 2.070 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo