Cách để Nhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinh

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chúng ta ai cũng biết nỗi khổ khi buồn đi tiểu ở nơi không có nhà vệ sinh. May thay, có một số cách để giúp bạn đỡ khó chịu hơn một chút khi phải nín tiểu. Bạn có thể thử tự đánh lạc hướng và tập trung tâm trí vào thứ khác và điều chỉnh cơ thể để giảm cảm giác khó chịu. Về lâu dài, bạn có thể rèn luyện cho bàng quang giữ nước tiểu tốt hơn trong thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, dù đã rèn luyện được bàng quang, bạn vẫn không nên cố nín tiểu nếu bạn thực sự rất cần đi tiểu – điều này có thể gây hại cho bàng quang và thận.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều chỉnh cơ thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 1.jpeg
    1
    Giữ yên để tránh va chạm hoặc rung lắc cơ thể. Việc cử động quá nhiều có thể tạo áp lực lên bàng quang và gây khó chịu. Đây không phải là lúc bạn chơi đùa hoặc tập các động tác khiêu vũ![2]
    • Ngồi im nếu bạn đang ngồi. Nếu cảm thấy mình đang ở tư thế dễ chịu, bạn hãy giữ yên như vậy cho đến khi bắt đầu không thoải mái và phải đổi tư thế.
    • Tránh thay đổi tư thế hoặc cử động quá đột ngột.
    • Cố gắng chuyển động càng mượt mà và uyển chuyển càng tốt khi đi lại hoặc làm những việc khác.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 2.jpeg
    2
    Hạn chế lượng nước uống vào khi buồn đi tiểu. Chỉ uống đủ để duy trì lượng nước bình thường trong cơ thể và tránh uống khi không cần thiết; bằng không bạn sẽ chỉ tạo thêm gánh nặng cho bàng quang![3]
    • Bàng quang trung bình của người trưởng thành chỉ giữ được khoảng 350 -470 ml nước tiểu mà không gây khó chịu.
    • Đừng nhịn uống nước để cố ngăn bàng quang đầy ngay từ đầu. Mất nước là tình trạng có thể xảy ra và rất nguy hiểm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 3.jpeg
    3
    Thay đổi tư thế sao cho bàng quang không bị chèn ép. Bạn có thể điều chỉnh nhiều lần trong khi đang nín tiểu. Các tư thế khác nhau có thể giảm áp lực lên bàng quang và giúp bàng quang giữ nước tiểu dễ hơn. Hãy thử làm như sau:[4]
    • Ngồi thẳng người hoặc dựa vào lưng ghế. Tư thế nghiêng người về phía trước, đặc biệt là khi mặc quần chật, sẽ tạo thêm áp lực lên bàng quang.
    • Bắt chéo chân khi đứng. Tư thế này giúp bạn có cảm giác như đang đóng niệu đạo.
    • Luân phiên bắt chéo chân rồi trở lại tư thế cũ khi ngồi. Những động tác thay đổi tư thế này có thể giảm áp lực lên bàng quang.
    • Nâng phần thân trên sao cho lưng tạo thành đường cong, nhưng nhớ đừng kéo giãn bụng để khỏi tạo áp lực lên bàng quang.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 4.jpeg
    4
    Xì hơi nếu cần. Hơi tích tụ trong đường ruột có thể tạo thêm áp lực lên bàng quang. Bạn có thể giảm áp lực bằng cách xì hơi cho thoải mái hơn và giữ được nước tiểu lâu hơn.
    • Tuy nhiên, bạn có thể bị mất kiểm soát bàng quang tạm thời khi xì hơi, thế nên đừng thử làm vậy nếu bạn không chắc là có thể nín tiểu được khi cho hơi xì ra!
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 5.jpeg
    5
    Làm ấm cơ thể và tránh vào nước. Giữ ấm hết sức có thể bằng cách quấn chăn, bật máy sưởi hoặc ôm ấp người yêu. Mặc dù lý do chính xác vẫn chưa hoàn toàn biết rõ, nhiều người dường như có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn khi lạnh.[6]
    • Hiện tượng này gọi là “lợi tiểu mùa lạnh”, tương tự như hiện tượng “lợi tiểu ngâm nước lạnh”, thuật ngữ mô tả cảm giác buồn tiểu khi ngâm nước mát hoặc nước lạnh.[7]
    • Mặc dù nước lạnh là thủ phạm hàng đầu, nhưng việc tắm nước ấm hoặc nhảy vào bồn nước nóng cũng có thể kích thích lợi tiểu, vì vậy hãy tuyệt đối tránh bước vào nước!
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Đánh lạc hướng hoặc tập trung vào thứ khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 6.jpeg
    1
    Thực hành chánh niệm bằng cách tập trung vào những khía cạnh khác của khoảnh khắc hiện tại. Thay vì ngồi đó nghĩ xem mình buồn tiểu đến mức nào, bạn hãy tập trung vào hơi thở, hoặc cảm nhận ánh nắng mặt trời trên mặt hoặc mặt đất dưới chân. Hướng tâm trí vào tiếng bọn trẻ đang chơi đùa ở phòng bên hoặc hình ảnh và âm thanh những chú ong vo ve quanh những bông hoa mùa xuân.[8]
    • Thiền, niệm thần chú hoặc thực hành các bài tập hít thở sâu.
    • Một số người thấy hữu ích khi tập trung vào cảm giác siết các cơ xung quanh niệu đạo – đường dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Với một số người khác, sự tập trung này lại gây phản tác dụng!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 7.jpeg
    2
    Đánh lạc hướng bản thân bằng cách suy nghĩ về những thứ không liên quan đến tiểu tiện. Làm bất cứ việc gì để xua tan ý nghĩ đi tiểu hoặc vào nhà vệ sinh! Các mẹo đánh lạc hướng đơn giản, thậm chí vớ vẩn cũng có thể giúp ích Hãy thử các mẹo sau:[9]
    • Đếm ngược từ 99 lặp lại nhiều lần.
    • Đọc thơ hoặc ngân nga lời bàì hát quen thuộc từ thời thơ ấu.
    • Đọc tên đầy đủ của tất cả những người trong phòng mà bạn biết và đặt tên cho những người khác.
    • Tự hướng dẫn mình đường đi về nhà, đến văn phòng, đến siêu thị, v.v…
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 8.jpeg
    3
    Tránh nghĩ đến nước, thác nước hoặc mưa. Những hình ảnh này không phải là lựa chọn thích hợp để giúp bạn phân tâm khi đang buồn đi tiểu! Trừ khi bạn có kỹ năng cực tốt trong việc tập trung tâm trí vào những hình ảnh như vòi nước nhỏ giọt, sẽ rất khó để bạn ngăn những ý nghĩ lan man đến việc bạn đang muốn trút cạn bàng quang đến mức nào.[10]
    • Bạn bè bạn có thể thấy rất vui nhộn khi mô tả thác nước, sông suối và bồn cầu giội nước khi họ biết bạn đang buồn tiểu. Hãy thử nói “Được rồi các cậu, vui lắm”, và nói sang chuyện khác. Nếu họ vẫn tiếp tục đùa giỡn, bạn hãy lẳng lặng rời khỏi nơi đó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 9.jpeg
    4
    Đừng nghĩ đến những chuyện khôi hài khiến bạn bật cười. Khi cười, các cơ sẽ bị co thắt và tạo thêm áp lực lên bàng quang. Mặt khác, các cơ cũng có thể lỏng ra và xả nước tiểu khi bạn cười.
    • Tránh những con người và tình huống khiến bạn buồn cười. Xem chính kịch thay vì xem hài kịch trên ti vi!
    • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thường xuyên són nước tiểu khi cười, ngay cả khi bàng quang không đầy. Có thể bạn bị mắc một chứng gọi là “tiểu không tự chủ khi cười.”[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Rèn luyện bàng quang

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 10.jpeg
    1
    Ghi “nhật ký đi tiểu” trong khoảng 1 tuần để vẽ biểu đồ thói quen đi tiểu của bạn. Theo dõi trong 3-7 ngày về các loại nước uống vào, thời gian uống, lượng nước uống cũng như thời gian và lượng nước tiểu. Sau vài ngày, bạn sẽ biết được thói quen đi tiểu của mình.[12]
    • Tốt nhất là bạn nên dùng cốc đong để ghi lại lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu, nhưng bạn cũng có thể chỉ cần ước lượng các mức độ như “nhiều”, “trung bình” và “ít.”
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 11.jpeg
    2
    Lên lịch đi tiểu. Sau khi theo dõi thời gian thường đi tiểu, bạn hãy lên lịch dựa trên dữ liệu đó. Để bắt đầu, bạn hãy thử sắp xếp đi tiểu cách 2-2,5 tiếng một lần vào ban ngày.[13]
    • Ví dụ, bạn có thể định ra “giờ tiểu” khi thức dậy (6 giờ 30 sáng), khi đến nơi làm việc (9 giờ sáng) và ngay trước giờ nghỉ ăn trưa (11 giờ 30 trưa), v.v…
    • Cố gắng bám sát giờ giấc đã định. 5-15 phút trì hoãn đi tiểu có thể giúp làm giãn bàng quang để dần dần giữ được nhiều nước tiểu hơn.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 12.jpeg
    3
    Từ từ kéo dài thời gian giữa những lần đi tiểu. Nếu lịch đi tiểu ban đầu là cách 2 tiếng một lần, tuần sau bạn có thể kéo dài đến 2 tiếng 15 phút, sau đó tiến đến 2 tiếng rưỡi. Bạn nên đặt mục tiêu cuối cùng là đi tiểu 3-4 tiếng một lần.[15]
    • Mặc dù người trưởng thành trung bình đi tiểu cách 3-4 tiếng một lần, nhưng có thể đối với bạn thì đây là mục tiêu không dễ đạt được. Hãy từ từ kéo dài thời gian giữa những lần đi tiểu và ngừng lại khi bạn cảm thấy đã chạm đến giới hạn.[16]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 13.jpeg
    4
    Tập bài tập Kegel để tăng sức mạnh cho các cơ sàn chậu. Để tập luyện, bạn hãy bắt đầu đi tiểu, sau đó ngừng dòng nước tiểu bằng cách co thắt các cơ. Các cơ này chính là cơ sàn chậu. Khi đã biết cảm giác co thắt cơ sàn chậu là như thế nào, bạn có thể tập bài tập Kegel vào các khoảng thời gian khác trong ngày.[17]
    • Thử tập Kegel trong thời gian quảng cáo khi bạn xem chương trình yêu thích trên tivi, khi ngồi ở bàn làm việc, khi nằm hoặc khi đang đổ xăng – thực ra bạn có thể tập hầu như bất cứ lúc nào.
    • Cố gắng thực hành bài tập này ít nhất 3 lần mỗi ngày, 3-4 ngày một tuần.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Hold in Pee when You Can't Use the Bathroom Step 14.jpeg
    5
    Hỏi ý kiến bác sĩ về các vấn đề kiểm soát bàng quang. Nếu bạn vẫn tiếp tục thường xuyên buồn tiểu dù đã cố gắng rèn luyện bàng quang, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu bạn liên tục buồn tiểu và tiểu gấp, có thể là bạn mắc chứng bàng quang tăng hoạt, một tình trạng khá khó xác định và cần được bác sĩ chẩn đoán.[18]
    • Chứng bàng quang tăng hoạt có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh lối sống – chẳng hạn như cải thiện chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, giảm cân dư thừa, cai thuốc lá, và có thể dùng thuốc men.[19]
    • Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề nào về chứng tiểu không tự chủ, tức là nước tiểu chảy ra khi bạn không chủ động đi tiểu.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu thường xuyên buồn tiểu hoặc tiểu không tự chủ, bạn hãy đi khám bệnh. Có nhiều biện pháp mà bạn có thể áp dụng để kiểm soát bàng quang như thiền, thực hành các bài tập và điều chỉnh lối sống.
  • Nín tiểu có thể gây trào ngược (nước tiểu chảy ngược vào thận). Tình trạng này có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu và tổn thương thận.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Allison Romero, PT, DPT
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa sàn chậu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Allison Romero, PT, DPT. Allison Romero là bác sĩ chuyên khoa sàn chậu, nhà vật lý trị liệu và chủ sở hữu của Reclaim Pelvic Therapy tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, Allison chuyên về các liệu pháp vật lý trị liệu tổng quát để điều trị rối loạn chức năng sàn chậu. Cô có bằng cử nhân khoa học về vận động học và khoa học thể dục của Đại học Bang Sonoma và bằng tiến sĩ vật lý trị liệu của Đại học Nam California. Allison là một chuyên gia vật lý trị liệu tại California và là thành viên của Hiệp hội Vật lý Trị liệu Hoa Kỳ - Ban Sức khỏe Phụ nữ và Hiệp hội Sức khỏe Sàn chậu Quốc tế. Bài viết này đã được xem 143.370 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 143.370 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo