Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu muốn nhanh chóng mất giọng mà không phải dùng cách hút thuốc lá hoặc bị cảm lạnh, bạn hãy áp dụng các biện pháp để tác động đến dây thanh đới. Sử dụng giọng của bạn bằng cách la hét, hát, thì thào, ho, hắng giọng hoặc đi xem các sự kiện thể thao hay các buổi ca nhạc ồn ào. Ăn uống những thứ có thể làm khan giọng (chẳng hạn như thức ăn chua, mặn và nhiều dầu mỡ, cà phê hoặc bia rượu). Tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh và môi trường có âm thanh lớn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Sử dụng giọng nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thì thào càng nhiều càng tốt.
    Cách phát âm thì thào có vẻ như là một phương pháp bảo vệ giọng nói, nhưng thực ra kiểu nói này khiến cho các dây thanh đới căng hơn so với khi nói bình thường. Cách nói thì thào cũng có tác động làm khô, khiến bạn có thể mất giọng. Bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để thì thào thay vì nói với âm lượng bình thường bằng cách giả vờ như bạn cần phải giữ ý tứ khi trò chuyện, hoặc bắt chuyện trong những nơi yên tĩnh (chẳng hạn như thư viện).[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hét vào gối.
    Hét to hết mức là cách hiệu quả nhất để làm mất giọng. Bạn hãy tìm một chiếc gối dày và hét vào gối để chặn âm thanh lại, tốt nhất là vào lúc không có ai ở gần để họ khỏi lo lắng khi nghe thấy tiếng hét. Tiếp tục hét cho đến khi giọng khàn đi và ngừng lại khi thấy đau rát.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hát karaoke.
    Các ca sĩ chuyên nghiệp thường khởi động giọng trước khi biểu diễn, nhưng các ca sĩ nghiệp dư thường làm hại giọng của mình bằng cách hát quá lớn và vượt quá cao độ. Dành một buổi tối đi hát karaoke với bạn bè để tận hưởng thú vui trong khi bạn cố gắng làm mất giọng. Hát thật to là hành động có khả năng làm tổn thương hoặc làm sưng dây thanh đới, dẫn đến viêm thanh quản tạm thời.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hắng giọng hoặc ho.
    Ho hoặc hắng giọng có thể làm căng thanh quản và khiến giọng của bạn nhỏ đi. Ho nhiều thường gây viêm thanh quản trong thời gian ngắn hoặc dài ngày. Để nhanh chóng mất giọng, bạn hãy ho hoặc đằng hắng nhiều lần cho đến khi khàn giọng.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tham dự các buổi ca nhạc hoặc các sự kiện thể thao.
    Bạn có thể làm mất giọng bằng cách thú vị là đi xem một buổi ca nhạc ồn ào hoặc một sự kiện thể thao. Hào hứng, cổ vũ, hát theo hoặc hò hét càng nhiều càng tốt. Mặc dù tình trạng mất giọng thường bị xem là mặt hại của các trải nghiệm vui vẻ này, nhưng nó lại được xem là thành công khi đó chính là mục đích cuối cùng của bạn.[5]
    • Đến câu lạc bộ khiêu vũ, tham gia biểu tình hoặc đi xem đua xe cũng là các hoạt động có thể khuyến khích bạn gắng sức sử dụng giọng của mình.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Sử dụng đồ ăn và thức uống để làm mất giọng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Súc miệng với giấm và nước cốt chanh.
    Để gây kích ứng dây thanh đới và làm mất giọng, bạn hãy pha một hỗn hợp gồm giấm trắng và nước cốt chanh. Rót ¼ cốc giấm và ¼ cốc nước cốt chanh vào ly, sau đó khuấy đều. Súc miệng với hỗn hợp trên khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra và lặp lại nếu muốn.[6]
    • Nếu thấy hỗn hợp quá gắt, bạn có thể pha loãng hơn bằng cách thêm vào ¼ cốc nước.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống các thức uống có chứa caffeine và cồn.
    Caffeine và cồn có thể khiến cơ thể mất nước, dẫn đến tình trạng khô và khàn giọng. Các dây thanh đới khỏe mạnh cần độ ẩm để rung và khép lại đúng cách, nếu không, giọng nói của bạn sẽ khản và nghe có lẫn cả tiếng thở. Bạn hãy tận hưởng một buổi tối vui vẻ với bạn bè ở tiệm cà phê hay quán bar và uống nhiều thức uống có chứa caffeine hoặc cồn để làm mất giọng nhanh chóng.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn nhiều thức ăn cay, chua hoặc nhiều dầu mỡ.
    Các thức ăn hoặc đồ uống với hàm lượng a-xít cao có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, từ đó có thể kích ứng dây thanh đới và gây viêm thanh quản. Các thức ăn cay hoặc béo cũng có tác động tương tự.[8] Để làm mất giọng nhanh, bạn hãy thử ăn:[9]
    • Hoa quả họ cam quýt
    • Cà chua
    • Thức ăn chiên rán
    • Thịt đỏ
    • Phô mai
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tận hưởng các thức ăn nhiều muối.
    Các thức ăn nhiều muối có hại cho giọng vì tác động làm khô của muối. Để làm khô các dây thanh đới đủ để làm mất giọng, bạn hãy mua thịt ba chỉ xông khói để chiều chuộng mình với món ăn nhiều muối (và cũng nhiều chất béo vốn cũng là một yếu tố làm mất giọng).[10] Một số thức ăn khác chứa nhiều muối bao gồm:[11]
    • Bánh quy mặn
    • Các loại hạt rang muối
    • Nước tương
    • Súp ăn liền
    • Dưa muối
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tạo môi trường làm mất giọng nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mở máy sưởi.
    Máy sưởi hút độ ẩm trong không khí khiến căn phòng bị khô. Điều này có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước, kể cả cổ họng và dây thanh đới. Để làm mất giọng nhanh, bạn hãy mở máy sưởi trong phòng hoặc trong nhà càng nhiều càng tốt và để nhiệt độ như vậy cả đêm.[12]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiếp xúc với không khí khô và lạnh.
    Không khí khô và lạnh có thể kích ứng thanh quản, cản trở dây thanh đới, từ đó làm giọng nói của bạn khàn đi. Nếu bạn sống trong vùng khí hậu lạnh, hãy ra ngoài trời tham gia các hoạt động mùa đông trong thời gian dài (ví dụ như trượt tuyết) hoặc đi bộ đường dài ngoài trời. Nếu sống trong vùng khí hậu ấm, bạn hãy để máy điều hòa càng mạnh càng tốt.[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tăng âm lượng trong môi trường.
    Để nhanh chóng làm mất giọng, bạn hãy tăng mức âm thanh trong nhà hoặc nơi làm việc để bạn tự động phải nói to hơn hoặc hét lên khi giao tiếp. Người ta thường có phản xạ tự nhiên là tăng âm lượng lên 3 decibel cho mỗi 10 decibel trong môi trường ồn ào. Mở nhạc hoặc phim với âm thanh lớn làm nền, hoặc nghe nhạc không lời nếu bạn cần tập trung và không muốn bị phân tâm.[14]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 26.316 lần.
Chuyên mục: Diễn thuyết
Trang này đã được đọc 26.316 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo