Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nói lắp là một vấn đề phổ biến mà người ta ước tính có đến 1% dân số toàn thế giới bị ảnh hưởng. Đây là chứng rối loạn khả năng nói, phá vỡ sự trôi chảy khi diễn đạt và lặp lại một số từ hoặc âm thanh nào đó.[1] Không có một cách chữa nhất định nào cho tật nói lắp bởi mỗi người một khác, nhưng có các bài tập có thể giúp bạn cải thiện tật này. Thông qua các biện pháp giảm lo âu, xem xét kiểu cách phát âm, xác định các từ thường nói lắp và tập luyện trong thực tế, bạn sẽ tiến được những bước lớn trong việc khắc phục tật nói lắp.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tập luyện tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hít thở sâu và có kiểm soát khi chuẩn bị nói.
    Sự căng thẳng có thể khiến chứng nói lắp thêm tồi tệ. Trước một buổi tập luyện hoặc trước khi nói chuyện với người khác, bạn hãy thả lỏng cơ thể bằng một loạt bài tập hít thở sâu. Cách này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và ngăn chặn nói lắp.[2]
    • Thực hiện các bài tập hít thở thường xuyên để giảm căng thẳng.
    • Đặc biệt nhớ hít thở sâu trước những các tình huống giao tiếp để thư giãn. Ngăn ngừa tình trạng lo âu xã hội là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế nói lắp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập nói trước gương.
    Việc tự quan sát bản thân nói chuyện sẽ giúp bạn phân tích cách nói của mình. Hãy chú ý thật kỹ những âm thanh hoặc từ ngữ nào khiến bạn nói lắp.[3]
    • Nhìn vào mắt mình trong gương. Đây là điều quan trọng, vì việc giao tiếp bằng mắt với mọi người có thể giúp bạn bớt nói lắp.
    • Bạn cũng có thể hình dung một người khác ở trong gương và tưởng tượng bạn đang nói chuyện với họ. Đây cũng là một cách tập luyện để bạn sẵn sàng nói chuyện với người khác.
    • Ban đầu bạn có thể tập một mình, nhưng sau đó hãy huy động gia đình và bạn bè tham gia. Ý tưởng nhờ những người khác xem mình nói chuyện trước gương có vẻ kỳ quặc, nhưng người ta thường ít nói lắp hơn khi chỉ có một mình, và sự có mặt của người khác trong phòng sẽ kích thích bạn nói lắp, nhờ đó bạn có thể phân tích kiểu nói của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quay lại đoạn phim bạn đang nói chuyện.
    Phương pháp này cho phép bạn phân tích kiểu nói của mình kỹ hơn so với việc chỉ nói trước gương. Bật camera lên và nói chuyện trước ống kính. Lần này cũng vậy, sau lần đầu chỉ nói một mình, bạn hãy gọi những người khác vào trong phòng để kích thích bạn nói lắp. Xem lại đoạn phim và phân tích kiểu nói của bạn.[4]
    • Bạn cũng nên phân tích đoạn băng cùng bạn bè và người thân. Họ có thể phát hiện ra những điểm trong kiểu nói của bạn mà bạn không nhận thấy và giúp bạn sửa chữa vấn đề.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lập danh sách các yếu tố cản trở và các từ ngữ kích thích nói lắp.
    Những người có tật nói lắp thường gặp khó khăn mỗi khi xuất hiện những yếu tố cản trở nhất định đối với họ, trong đó bao gồm các từ, cụm từ hoặc âm thanh. Các yếu tố này kích thích chứng nói lắp. Khi xem lại đoạn băng, bạn hãy chú ý tìm ra chúng.[5]
    • Trước khi khắc phục được chứng nói lắp, bạn có thể tránh các từ ngữ kích thích khi nói trước đám đông. Hy vọng là với sự luyện tập, dần dần bạn sẽ vượt qua được các yếu tố cản trở này và có thể sử dụng chúng trong hội thoại hàng ngày.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tập nói các từ ngữ kích thích.
    Khi đã xác định được các yếu tố gây nói lắp, bạn hãy tập trung vào đó trong các buổi thực hành. Lặp lại các từ ngữ này để giải mẫn cảm với chúng.[7]
    • Đầu tiên, hãy tập trung nói những từ hoặc cụm từ kích thích một cách chậm rãi. Hít một hơi sâu và cố gắng nói trôi chảy hết sức có thể. Nếu có vấp váp thì cũng đừng lo, chính vì thế mà bạn đang tập luyện để khắc phục.
    • Khi đã quen nói được từng từ khó riêng biệt, bạn có thể bắt đầu nói nối các từ này với nhau trong câu. Tập nói các câu này chậm rãi và trôi chảy.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Kéo dài âm tiết đầu tiên của từng từ.
    Phương pháp này giúp bạn tập trung và giảm căng thẳng gây nói lắp. Nói liền mạch và bình tĩnh hết sức có thể khi thực hành bài tập này, và tập trung phát âm rõ ràng từng âm tiết.[8]
    • Đặc biệt tập trung vào các từ kích thích. Việc chia nhỏ các từ sẽ giúp bạn vượt qua các yếu tố cản trở.
    • Đừng lo lắng nếu bạn nói lắp khi thực hành bài tập kéo dài từ. Mục đích ở đây không phải là nói một cách hoàn hảo mà là tập giữ bình tĩnh khi nói.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tập nói theo nhịp điệu.
    Ít khi nào người ta nói lắp khi hát, bởi vì nhịp điệu có thể đoán trước được sẽ giúp cho bộ não không bị bối rối và vấp váp với các từ ngữ khi nói.[9]
    • Ví dụ, bạn có thể tập nói các từ theo giai điệu của một bài hát mà bạn yêu thích. Cách này không những sẽ giúp bạn bớt nói lắp, mà nhờ đó các buổi thực hành cũng sẽ thú vị hơn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đọc thành tiếng.
    Bài tập này sẽ giúp bạn làm quen với việc phát âm các từ. Tập trung vào việc phát âm từng âm tiết của từng từ. Bắt đầu bằng một đoạn văn mà bạn đã quen thuộc để làm quen với việc đọc lên thành tiếng, sau đó chuyển sang đoạn văn bạn chưa đọc bao giờ để tập đọc những từ không có trong dự đoán.[10]
    • Đừng lo nếu bạn nói lắp trong khi đọc. Hãy cứ tiếp tục luyện tập.
    • Kết hợp các hoạt động bằng cách đọc theo nhịp điệu. Chọn nhịp điệu của một bài hát hoặc gõ nhịp trong khi đọc.
    • Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật kéo dài khi đọc. Tập trung nói càng chậm rãi và bình tĩnh càng tốt.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Nói chuyện qua điện thoại.
    Nếu bạn muốn thực hành nhưng chưa sẵn sàng giáp mặt nói chuyện trực tiếp, vậy thì nói chuyện qua điện thoại là một bài tập rất hay. Thay vì nhắn tin, bạn hãy gọi điện cho người thân và bạn bè để nói chuyện. Sử dụng các kỹ thuật như kéo dài trong khi nói để bớt nói lắp.[11]
    • Các đường dây dịch vụ khách hàng cũng hữu ích. Thay vì trả lời bằng email, bạn có thể gọi số dịch vụ khách hàng để luyện tập thêm.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Nói trước đám đông

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thừa nhận chứng nói lắp của mình khi nói chuyện với mọi người.
    Những người có tật nói lắp thường cảm thấy xấu hổ vì tật của mình và đôi khi muốn che giấu. Tuy nhiên, càng cố che giấu thì bạn lại càng căng thẳng, cuối cùng biểu hiện lại càng tệ hơn. Hãy vượt qua nỗi sợ này bằng cách can đảm cho mọi người biết rằng bạn có tật nói lắp. Như vậy, bạn sẽ gạt bỏ được nỗi sợ bị phát hiện và lấy lại sự tự chủ.[12]
    • Bạn chỉ cần nói một câu đơn giản như “Xin mọi người thông cảm nếu tôi có nói chậm, vì tôi có tật nói lắp” là đủ. Bạn sẽ thấy là hầu hết mọi người đều vui vẻ chấp nhận.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tưởng tượng và lên kế hoạch cho các tình huống giao tiếp.
    Trong thời gian nỗ lực khắc phục tật nói lắp, bạn nên lên kế hoạch trước cho các tình huống tương tác. Biện pháp này có thể giúp bạn gạt bỏ cảm giác sợ nói trước đám đông và cho phép bạn thực hành các từ ngữ trước khi nói.[13]
    • Ví dụ, nếu ngày mai có một cuộc họp ở cơ quan, bạn hãy xem kỹ chương trình trước. Dự đoán những câu hỏi và nghĩ xem bạn sẽ phản hồi như thế nào. Nghiên cứu trước những câu trả lời. Bạn sẽ bớt căng thẳng khi đã chuẩn bị sẵn các câu trả lời và các chủ đề nói chuyện.
    • Hiểu rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể lên kế hoạch cho các tình huống giao tiếp xã hội, và bạn có thể sẽ vấp váp khi cuộc nói chuyện chuyển sang một hướng khác. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy nói chậm lại và hình dung ra các từ ngữ trước khi nói để giữ bình tĩnh.
    • Nhớ rằng, nếu gặp phải một yếu tố cản trở và bắt đầu nói lắp, bạn chỉ cần thừa nhận mình có tật nói lắp và xin phép ngừng một chút để tập trung trở lại.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh các yếu tố cản trở và các từ kích thích nói lắp.
    Trong các buổi thực hành, có lẽ bạn đã xác định được các từ ngữ và yếu tố nào khiến bạn nói lắp. Với sự luyện tập, dần dần bạn sẽ có khả năng sử dụng các từ ngữ này mà không bị vấp. Tuy nhiên, từ giờ đế lúc đó, bạn nên cố gắng tránh những từ này khi giao tiếp để hạn chế nói lắp.[14]
    • Liệt kê các từ đồng nghĩa của các từ kích thích. Có thể sẽ có những từ mang ý nghĩa tương tự như các từ khiến bạn nói lắp. Hãy dùng bộ từ điển lớn để tìm các từ đồng nghĩa với chúng để tránh nói lắp mà vẫn diễn đạt cùng một ý.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Duy trì giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện.
    Khi nói lắp, người ta thường tránh nhìn vào mắt của người đối diện. Điều này bắt nguồn từ nỗi lo âu liên quan đến tật nói lắp trước đám đông. Vì vậy, ngay cả khi bắt đầu nói lắp, bạn hãy cố gắng duy trì giao tiếp bằng mắt. Hành động này sẽ giúp bạn có vẻ tự tin hơn, và việc xây dựng sự tự tin sẽ dần dần giúp bạn bớt nói lắp.[15]
    • Khi sự giao tiếp bằng mắt bị ngắt quãng, bạn chỉ việc nối lại trong khi cố gắng ngừng nói lắp.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ra điệu bộ bằng bàn tay.
    Nói lắp đôi khi là kết quả của năng lượng lo sợ mà cơ thể bạn không biết phải xử lý thế nào. Điệu bộ của bàn tay là một kênh chuyển hướng nguồn năng lượng này. Như vậy, bạn có thể đánh lạc hướng bộ não để ngừng nói lắp, nhờ đó bạn sẽ nói trôi chảy hơn.[16]
    • Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi bạn thuyết trình trước công chúng. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn cũng nên dự tính cả cử chỉ của bàn tay để giảm nói lắp. Ghi cụ thể rằng bạn sẽ sử dụng cử chỉ của bàn tay ở những phần nào.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bắt chuyện với những người lạ ngẫu nhiên.
    Đây là một phép thử tuyệt vời để kiểm tra hiệu quả của các bài tập. Các cuộc trò chuyện ngẫu nhiên không thể dự tính trước được, do đó bạn hãy vận dụng tất cả các bài tập và nói sao cho càng trôi chảy càng tốt.[17]
    • Mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách tự giới thiệu mình và nói “Tôi có tật nói lắp và đang tập để nói tốt hơn”. Bạn sẽ thấy nhiều người rất sẵn lòng giúp bạn.
    • Hỏi đường là một bài tập nhanh và hiệu quả. Cho dù có biết đường, bạn cũng cứ hỏi để tương tác với người khác mà không phải lôi cuốn họ vào cả cuộc trò chuyện.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tìm sự giúp đỡ chuyên khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tham khảo ý kiến chuyên gia ngôn ngữ trị liệu nếu bạn không cải thiện được tật nói lắp.
    Nếu đã cố gắng chữa tật nói lắp trong vài tháng mà không thấy tốt hơn, bạn nên đến gặp chuyên gia ngôn ngữ trị liệu. Chuyên gia sẽ phân tích vấn đề của bạn và đề xuất cách điều trị.[18]
    • Nếu cần hỗ trợ tìm một chuyên gia ngôn ngữ trị liệu ở Mỹ, bạn có thể tìm danh sách các nguồn của hiệp hội ngôn ngữ và thính học Hoa Kỳ (ASHA). Để có thêm thông tin, hãy vào trang https://www.asha.org/public/Help-Finding-a-Professional/.
    • Bạn cũng có thể gọi cho đường dây nóng của ASHA theo số 800-638-8255.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tuân theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu.
    Quá trình trị liệu ngôn ngữ đòi hỏi phải làm việc nhiều bên ngoài phòng khám. Chuyên gia thường sẽ đưa ra một loạt các bài tập để bạn thực hành tại nhà. Hãy làm theo tất cả những gì chuyên gia khuyến nghị.[19]
    • Nhớ rằng trị liệu ngôn ngữ là cả một quá trình dài. Có thể bạn cần làm việc với chuyên gia trị liệu trong nhiều tháng. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng trong suốt quá trình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gặp gỡ nhóm hỗ trợ của những người nói lắp.
    Có thể bạn cảm thấy mình đơn độc khi mắc tật nói lắp. Thực ra không phải thế. Ước tính có 3 triệu người Mỹ và 70 triệu người trên toàn thế giới mắc tật này. Có một cộng đồng những người nói lắp hoạt động tích cực để giúp đỡ lẫn nhau, và việc tham gia vào cộng đồng này có thể đem đến cho bạn sự tự tin để khắc phục tật nói lắp.[20]
    • Nếu bạn ở Mỹ, Hiệp hội quốc gia về tật nói lắp có các nhóm hỗ trợ ở địa phương. Để tìm một nhóm ở gân nơi bạn ở, hãy vào https://westutter.org/chapters/.
    • Ở Anh, Hiệp hội những người nói lắp cũng thành lập các nhóm hỗ trợ. Để biết thông tin, bạn có thể vào https://stamma.org/connect/local-groups.
    • Nếu ở quốc gia khác, bạn có thể lên mạng tìm các nhóm hỗ trợ ở địa phương và đừng ngần ngại tìm dến họ nhờ giúp đỡ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 82 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 29.248 lần.
Chuyên mục: Diễn thuyết
Trang này đã được đọc 29.248 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo