Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi thuyết trình trước lớp học, công ty hoặc trong sự kiện, nhưng một bài phát biểu hiệu quả được chuẩn bị trước sẽ giúp bạn tự tin hơn. Bằng cách lập dàn ý kỹ càng và chú ý chi tiết, bạn sẽ viết được một bài phát biểu cung cấp thông tin, thuyết phục, truyền cảm hứng hoặc giúp vui cho khán giả! Hãy dành nhiều thời gian để soạn bài phát biểu và thực hành nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Soạn bài phát biểu hiệu quả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghiên cứu kỹ đề tài.
    Nếu đó là bài thuyết trình cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, bạn phải nghiên cứu thật kỹ! Điều này sẽ tạo độ tin cậy cho bài thuyết trình và giúp các lập luận của bạn thuyết phục hơn nhiều. Hãy tìm các nguồn tài liệu học thuật như sách, tạp chí khoa học, các bài báo và trang web của chính phủ để tìm thông tin và hỗ trợ cho các lập luận của bạn.[1]
    • Nếu đang viết bài phát biểu trước lớp, bạn nhớ hỏi lại giáo viên để biết chi tiết về số lượng và những nguồn tài liệu nào được chấp nhận.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lập dàn ý bao gồm luận điểm và các ý chính.
    Sắp xếp các ý tưởng và nghiên cứu của bạn thành dàn bài là một cách tuyệt vời để kiểm tra sự hoàn chỉnh và mạch lạc trước khi bạn bắt tay vào viết bản thảo. Nhìn chung, một bài phát biểu nên có một phần giới thiệu, 5 ý chính kèm các dẫn chứng (chẳng hạn như số liệu thống kê, trích dẫn, ví dụ và giai thoại) và một phần kết luận. Sử dụng dàn ý có đánh số hoặc chỉ cần viết ra các ý cần trình bày với các gạch đầu dòng.[2]
    • Nếu bạn đang viết bài thuyết trình cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, hãy sắp xếp bản thuyết trình theo cấu trúc đặt vấn đề và nêu giải pháp. Bắt đầu bằng cách đề cập đến một điều nào đó sai lầm, sau đó diễn giải cách khắc phục ở nửa cuối của bài phát biểu.[3]

    Lời khuyên: Nhớ rằng bạn luôn có thể chỉnh sửa lại dàn ý sau đó hoặc trong khi viết bản thảo. Ở bước này, bạn có thể viết ra mọi thông tin dường như có liên quan và nhớ rằng sau đó có thể bạn phải lược bỏ.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn một câu dẫn dụ để thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu.
    Câu đầu tiên của bài phát biểu có thể là phần quan trọng nhất, vì đó là lúc mà khán giả quyết định có tiếp tục nghe hay không. Tùy vào đề tài và mục đích của bài phát biểu, bạn có thể mở đầu bằng một điều gì đó dí dỏm hoặc xúc động, đáng sợ hoặc gây sốc để lôi cuốn khán giả.[4]
    • Ví dụ, nếu là bài phát biểu truyền cảm hứng về việc giảm cân, bạn có thể nói một câu đại loại như “Cách đây năm năm, tôi còn không thể bước lên máy bay hay cầu thang mà không phải dừng lại nửa chừng để thở.”
    • Với mục đích thuyết phục khán giả giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch, bạn có thể mở đầu bằng câu “Xe cộ chạy xăng chính là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng nóng lên của trái đất, đe dọa hủy diệt hành tinh của chúng ta.”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Liên kết chủ...
    Liên kết chủ đề mà bạn sắp phát biểu với một vấn đề rộng hơn để đưa ra thông tin về bối cảnh. Tùy vào loại chủ đề, khán giả có thể không cảm nhận được sự liên quan nếu bạn không giải thích. Điều này cực kỳ quan trọng nếu chủ đề của bạn dường như không liên quan đến khán giả và do đó khó thu hút sự chú ý của họ. Hãy nghĩ về bối cảnh rộng lớn hơn và sự liên quan của chủ đề bạn sắp trình bày trong bối cảnh đó. Vì sao mọi người nên quan tâm đến chủ đề này?[5]
    • Ví dụ, nếu đang thuyết trình về chủ đề gây quỹ cho việc nghiên cứu bệnh Alzheimer, bạn nên cung cấp thông tin về mức độ phổ biến và ảnh hưởng của bệnh Alzheimer đến các gia đình. Bạn có thể hoàn thành phần giới thiệu bằng việc kết hợp số liệu thống kê và một câu chuyện.

    Lời khuyên: Phần giới thiệu chỉ nên gói gọn trong một đoạn hoặc một trang cách dòng đôi. Điều này giúp bạn không tốn quá nhiều thời gian vào bối cảnh trước khi đi vào phần chính của chủ đề.[6]

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sắp xếp các ý chính theo thứ tự logic.
    Sau khi giới thiệu chủ đề và cung cấp bối cảnh, bạn hãy đi vào ngay các lập luận. Nêu rõ từng điểm và cung cấp thêm thông tin, dẫn chứng, sự kiện và con số thống kê để diễn giải các lập luận. Dành ra khoảng một đoạn cho mỗi ý.[7]
    • Ví dụ, trong bài phát biểu kêu gọi chấm dứt thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật, bạn có thể bắt đầu bằng lập luận rằng thử nghiệm trên động vật là tàn nhẫn, sau đó giải thích rằng điều này là không cần thiết, tiếp theo là nêu lên các giải pháp thay thế khả thi.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nêu chủ đề mới và tóm tắt nội dung đã trình bày.
    Một cách khác để giúp khán giả hiểu được các lập luận của bạn là nêu ra một hoặc hai câu khái quát trước khi chuyển sang một chủ đề mới, cuối cùng tóm tắt lại nội dung đó trong một hoặc hai câu sau khi đã diễn giải. Dùng từ ngữ đơn giản và dễ hiểu trong phần giới thiệu và tóm tắt để khán giả hiểu rõ các ý chính của bạn.[8]
    • Ví dụ, nếu bạn sắp trình bày về khái niệm đau nhức cơ bắp trì hoãn khởi phát (DOMS), hãy giải thích ngắn gọn khái niệm này là gì, sau đó mô tả chi tiết và sự liên quan của nó với luận điểm của bạn, kết thúc với phần tóm tắt về ý chính mà bạn muốn trình bày.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sử dụng các từ nối để dẫn dắt khán giả trong suốt bài phát biểu.
    Từ nối giúp cho bài phát biểu của bạn trôi chảy hơn và giúp khán giả thấy được sự liên kết giữa các ý với nhau. Có thể bạn không để ý đến các từ nối khi đọc hoặc viết, nhưng thiếu chúng thì bài viết sẽ bị đứt quãng và vụng về. Hãy kiểm tra lại để đảm bảo bài phát biểu của bạn bao gồm các từ nối. Một số từ và cụm từ nối có thể kể đến là:[9]
    • Vậy thì
    • Tiếp theo
    • Trước khi
    • Sau khi
    • Đầu tiên
    • Thứ hai
    • Trong thời điểm đó
    • Tuần kế tiếp
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Kết thúc bài phát biểu bằng lời kêu gọi hành động.
    Khi bạn sắp kết thúc bài phát biểu, khán giả có thể sẽ phấn khích và sẵn sàng hành động. Hãy khuyến khích khán giả tìm tòi và đóng góp các giải pháp cho vấn đề bạn vừa trình bày bằng cách nêu gợi ý rằng họ có thể làm điều đó như thế nào. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn chia sẻ các nguồn thông tin với khán giả và hướng dẫn họ tham gia.[10]
    • Ví dụ, nếu bạn vừa thuyết trình về ảnh hưởng của tình trạng trái đất nóng lên đối với số lượng gấu trắng bắc cực, hãy kết thúc bài phát biểu bằng cách cung cấp thông tin về các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động bảo vệ môi trường và số lượng gấu bắc cực.
    • Nếu bạn vừa chia sẻ câu chuyện giảm cân của mình để truyền động lực cho khán giả, hãy gợi ý những việc mà họ có thể làm để bắt đầu hành trình giảm cân và chia sẻ các nguồn thông tin mà bạn thấy hữu ích.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Tạo sức thu hút cho bài phát biểu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng câu từ ngắn gọn và đơn giản.
    Những từ ngữ đao to búa lớn không cần thiết có thể khiến khán giả khó chịu. Tương tự, những câu dài dòng và phức tạp có thể gây khó hiểu và rối trí. Bạn nên bám sát ngôn ngữ đơn giản trong phần lớn bài phát biểu. Chỉ sử dụng từ ngữ phức tạp nếu không có cách nào khác để diễn đạt ý tưởng mà bạn muốn truyền tải.[11]
    • Ví dụ, thay vì nói “Việc đạt được và duy trì cân nặng khoẻ mạnh là điều cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của con người, bởi nó cho phép bạn có được sự khéo léo mà nhờ đó bạn có thêm sự tự tin và cảm giác thành công”, bạn nên nói “Cân nặng khoẻ mạnh cho phép bạn vận động dễ dàng hơn, và điều này có thể giúp bạn sống hạnh phúc hơn.”
    • Bạn cũng nên lưu ý sử dụng các câu có cấu trúc khác nhau. Bài phát biểu sẽ phong phú hơn nếu trong mỗi trang có 1-2 câu dài, chi cần bạn nhớ tránh dùng quá nhiều.[12]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ưu tiên dùng danh từ hơn đại từ để làm rõ nghĩa.
    Thỉnh thoảng bạn có thể dùng đại từ, đặc biệt là khi chúng giúp bạn tránh lặp lại một từ nhiều lần. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều đại từ có thể khiến khán giả không hiểu rõ ý của câu và khó nắm được những điều bạn đang nói. Bạn nên chọn các danh từ riêng (tên người, địa danh và sự vật) mỗi khi có thể và tránh lạm dụng đại từ. Một số đại từ thường dùng gồm có:[13]
    • ông ấy/anh ấy
    • bà ấy /cô ấy
    • họ/chúng
    • chúng ta
    • điều đó
    • những điều đó
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lặp lại một từ hoặc một cụm từ vài lần trong suốt bài phát biểu.
    Sự lặp lại là một biện pháp hiệu quả khi viết bài phát biểu. Trong khi sự lặp lại trong bài văn viết có thể gây rối trí thì việc lặp lại một từ hoặc ngữ vài lần trong suốt bài phát biểu có thể giúp nhấn mạnh lập luận của bạn và thu hút khán giả.[14]
    • Ví dụ, nếu bạn phát biểu trước một nhóm cộng tác viên bán hàng đang tìm cách tăng doanh số bán một sản phẩm mới có tên gọi là “Hợp Lực”, bạn có thể lặp lại một câu đơn giản như “Hãy giới thiệu với khách hàng của các bạn về Hợp Lực”, hoặc bạn chỉ cần nói “Hợp Lực” vài lần trong bài phát biểu để nhắc khán giả về sản phẩm này.
    • Nếu bạn đang viết một bài phát biểu truyền động lực về việc chạy bộ có thể giúp con người vượt qua trở ngại cảm xúc như thế nào, thỉnh thoảng bạn có thể lặp lại một cụm từ như “Chạy bộ vượt qua nỗi đau”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giới hạn các số liệu thống kê và trích dẫn để tránh làm khán giả mệt mỏi.
    Có vẻ như lập luận của bạn sẽ thuyết phục hơn nếu kèm theo đó là thật nhiều số liệu thống kê và câu trích dẫn của các chuyên gia, nhưng thực ra điều này lại thường gây hiệu ứng ngược. Hãy giới hạn ở một hoặc hai con số thống kê hoặc trích dẫn cho mỗi ý và chỉ dùng những số liệu và trích dẫn thực sự có ý nghĩa.[15]
    • Ví dụ, khi thuyết trình về tập tính giao phối của nai sừng tấm Bắc Mỹ, bạn chỉ cần nêu ra hai con số thống kê về sự sụt giảm số lượng nai sừng tấm trong 50 năm qua là đủ để gây ấn tượng với khán giả. Nếu bạn dẫn ra hàng loạt các số liệu phức tạp thì bài thuyết trình sẽ kém hấp dẫn hơn và có thể khiến khán giả rối trí.
    • Chọn các trích dẫn dễ hiểu và nhớ diễn giải từng câu trích dẫn để củng cố lập luận của bạn. Cố gắng chọn những câu có ngôn ngữ đơn giản và không dài hơn hai dòng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng giọng điệu phù hợp trong suốt bài phát biểu.
    Giọng điệu là phong thái chung của bài phát biểu, từ nghiêm túc đến sôi nổi, từ hài hước đến khẩn thiết. Sự lựa chọn từ ngữ hoặc cách trình bày sẽ tác động đến giọng điệu của bài phát biểu.[16]
    • Ví dụ, khi mô tả về tình yêu ẩm thực của bạn trong bài phát biểu truyền cảm hứng trở thành đầu bếp, bạn có thể đưa vào một câu chuyện cười và nói điều gi đó đại loại như “Tôi luôn luôn mong ước trở thành đầu bếp ngay từ hồi nhỏ, khi tôi phát hiện ra rằng bánh rán là do con người làm chứ không phải là từ trên trời rơi xuống.”
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng các phương tiện trực quan nếu có thể.
    Một bài thuyết trình tốt không nhất thiết phải bao gồm phần trình chiếu PowerPoint, nhưng nó có thể giúp khán giả dễ theo dõi hơn, đặc biệt là khi bạn cần trình bày một vấn đề phức tạp. Bạn cũng có thể sử dụng bộ slide để làm công cụ trực quan cho các ý chính của mình, chẳng hạn như hình chiếu, biểu đồ hình tròn và các trích dẫn.[17]
    • Tránh phụ thuộc quá nhiều vào phần trình chiếu slide. Bạn vẫn cần phải trình bày bài phát biểu với phong thái thu hút. Chỉ sử dụng slide để bổ sung cho lời nói của bạn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tập luyện và phát hiện các điểm yếu mà bạn có thể cải thiện.
    Sau khi viết xong bài phát biểu, bạn hãy đọc lại nhiều lại nhiều lần để luyện tập và xác định những điểm nào cần củng cố. Nếu bài phát biểu có giới hạn về thời lượng, bạn cũng cần canh thời gian khi đọc.[18]
    • Nhớ đọc lên thành tiếng khi xem lại bài phát biểu! Như vậy bạn sẽ biết bài phát biểu của mình nghe có tự nhiên không và có những đoạn nào vụng về mà có thể cắt đi được không, chỉnh sửa cho câu văn trôi chảy hơn hoặc giải thích rõ hơn.[19]

    Lời khuyên: Thử trình bày bài phát biểu trước bạn bè và người thân trong gia đình và hỏi ý kiến của mọi người trước buổi phát biểu chính thức.

    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 76.307 lần.
Trang này đã được đọc 76.307 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo