Cách để Chuẩn bị và trình bày một bài phát biểu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Được yêu cầu chuẩn bị và trình bày một bài phát biểu có lẽ là một việc thực sự đáng sợ nếu bạn chưa từng làm việc đó bao giờ. Đừng lo! Chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành một diễn giả nhà nghề nếu làm theo các lời khuyên đơn giản dưới đây.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Lập dàn ý cho bài phát biểu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn chủ đề cho bài phát biểu.
    Chọn một chủ đề tập trung thay vì ôm đồm nhiều chủ đề. Cũng giống như chủ đề của một bài luận, những gì bạn nói cần phải gắn kết với chủ đề chính.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định khán giả.
    Bạn sẽ nói chuyện với trẻ em hay người lớn? Đối tượng là những người không biết gì về chủ đề bạn sắp nói hay họ là những chuyên gia về lĩnh vực đó? Việc tìm hiểu về người nghe sẽ giúp bạn chuẩn bị cho bài phát biểu với phong cách thích hợp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Suy nghĩ về động cơ của bạn.
    Một bài phát biểu tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Bạn có ý định làm cho mọi người cười? Bạn cố gắng khích lệ tinh thần họ, hoặc bạn muốn truyền đạt một thông điệp tỉnh táo và thẳng thắn có thể thay đổi hành vi của họ? Những câu hỏi này sẽ quyết định phong thái và giọng điệu của bài phát biểu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc về bối cảnh.
    Bạn sẽ nói trước một nhóm nhỏ người hay trình bày trước một đám đông khán giả? Bài phát biểu của bạn có thể mang phong cách thân mật trước một nhóm nhỏ, nhưng cần viết với văn phong trang trọng hơn nếu được nói trước đám đông khán giả.
    • Với lượng khán giả ít thì bạn có thể chuyển hướng buổi nói chuyện hoặc thêm vào một số chi tiết nếu bạn nhận thấy một vài người trong số họ hứng thú với một chủ đề cụ thể nào đó.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Viết bài phát biểu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Viết những câu đơn và ngắn gọn về chủ đề của bạn.
    Cố gắng viết một câu nào đó gây ấn tượng mạnh cho khán giả để bạn thu hút sự chú ý của họ ngay từ đầu.
    • Bắt đầu viết bài phát biểu theo lối viết tự do. Bạn hãy viết càng nhiều càng tốt về chủ đề đã chọn. Đừng lo lắng họ sẽ phán xét bạn như thế nào hoặc cố viết cho câu văn thật chỉn chu. Sau khi liệt kê được các ý cần nói, bạn có thể tinh chỉnh lại và sắp xếp chúng theo trật tự.
    • Sử dụng một giai thoại hay một câu trích dẫn. Nhiều khi bạn không thể nói hay hơn một người nào đó đã từng nói. Một câu trích dẫn, miễn là bạn đừng lạm dụng, sẽ giúp bạn mở đầu buổi nói chuyện hay hơn. Bạn cần chọn một câu trích dẫn gây ngạc nhiên hoặc độc đáo một chút, và luôn nói rõ nguồn trích dẫn.[2]
    • Cẩn thận với cách mở đầu bằng một câu nói đùa, trừ khi bạn biết rõ về khán giả. Có thể bạn cho rằng câu đùa đó là thú vị, nhưng khán giả lại không cảm thấy thế hoặc thậm chí còn thấy xúc phạm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn 3 đến 5 luận điểm cho chủ đề của bạn.
    Đảm bảo các luận điểm phải chính xác và trực tiếp.
    • Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu qua các nguồn chung như bách khoa toàn thư hay Wikipedia, tuy nhiên bạn cần phải tra cứu các ý tưởng của mình qua các nguồn có căn cứ chính xác hơn sau khi đã hiểu một cách tổng quát về đề tài của mình.
    • Dùng trải nghiệm từ bản thân. Nếu bạn từng có thời gian dài tiếp xúc hoặc hiểu biết về đề tài sắp trình bày thì những trải nghiệm và những câu chuyện riêng của bạn có thể là những nguồn tuyệt vời cho bài phát biểu. Tuy nhiên bạn cần kể các câu chuyện của mình một cách cô đọng sao cho không bị lan man và khiến người nghe mất tập trung.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quyết định viết ra toàn bộ bài phát biểu hay chỉ viết dàn ý trên các phiếu ghi chú.
    • Cân nhắc về mức độ quen thuộc của bạn với chủ đề. Nếu bạn hiểu rõ về chủ đề sắp phát biểu và có khả năng ứng khẩu dễ dàng, vậy thì bạn có thể dùng phiếu ghi chú.
      • Dùng 1 phiếu cho phần mở đầu. Phiếu này cần ghi câu mở đầu của bài phát biểu.
      • Dùng 1 hoặc 2 phiếu cho từng luận điểm. Kế tiếp viết một phiếu cho phần kết luận, trong đó kết nối lại với ý chính của bài phát biểu.
      • Viết những câu tóm tắt hoặc thậm chí các từ riêng lẻ trên phiếu ghi chú. Những từ hoặc câu này cần phải bao gồm những từ khóa quan trọng để nhắc cho bạn nhớ về những điều bạn muốn nói.
    • Nếu cảm thấy không an tâm hoặc không biết thật tường tận về chủ đề phải trình bày, bạn hãy viết ra chính xác những lời bạn muốn nói.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quyết định có nên dùng sự hình ảnh hỗ trợ không.
    Bạn có thể dùng phần mềm thuyết trình Prezi hoặc PowerPoint để minh họa cho bài phát biểu của mình, hoặc bạn có thể chọn dùng biểu đồ và đồ thị vẽ trên giấy.
    • Giới hạn phần hình ảnh ở mức tối thiểu. Bạn cần hình ảnh để hỗ trợ chứ không che lấp bài phát biểu của bạn.
    • Chú ý sao cho khán giả có thể đọc được nội dung hình ảnh minh họa. Hình ảnh quá lớn còn hơn là quá nhỏ.
    • Kiểm tra các tiện nghi trong phòng mà bạn sẽ phát biểu. Nếu cần kết nối internet hoặc màn hình chiếu, bạn phải chắc chắn là có các thiết bị đó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chuẩn bị tài liệu phân phát cho khán giả nếu chủ đề liên quan đến kỹ thuật và chi tiết.
    Bằng cách này, bạn có thể gói gọn những điểm quan trọng nhất trong bài phát biểu, đồng thời cung cấp cho khán giả tài liệu tham khảo về các phần chi tiết hơn để họ có thể giữ lại về sau.
  6. Cung cấp thông tin về trình độ chuyên môn của bạn có thể giúp bạn định hình lối diễn đạt, và đó là cơ hội để bạn liệt kê các bằng cấp mà không mang vẻ khoe khoang. Sử dụng cơ hội này để cho khán giản biết bạn là ai, giới thiệu về tiểu sử của bạn và phong cách diễn thuyết.[3]
    • Nếu bạn được người khác giới thiệu trước khi lên phát biểu thì việc cung cấp trước cho họ thông tin chính xác là cần thiết.
      How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Viết một đoạn tiểu sử ngắn gọn về bản thân bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Tập phát biểu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cài đặt thời gian.
    Bạn nên biết bài phát biểu của mình cần thời gian bao lâu. Nếu không thể trình bày trong khoảng thời gian cho phép, có lẽ bạn cần rút ngắn hoặc kéo dài bài phát biểu. Nhớ phải bao gồm khoảng thời gian cho phần hỏi & đáp nếu cần thiết.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập phát biểu trước một người bạn hoặc trước gương.
    Tập nhìn vào khán giả để tránh việc luôn nhìn vào giấy. Nhớ sử dụng các công cụ hỗ trợ nghe nhìn trong khi phát biểu để đảm bảo bài phát biểu diễn ra trôi chảy.[4]
    • Nếu bạn thường lái xe đi làm thì có thể luyện tập diễn thuyết trong lúc đang lái. Tuy nhiên, đừng nhìn vào giấy ghi chú trong khi đang lái xe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói chậm và phát âm rõ ràng.
    Ngắt giọng giữa các đoạn của bài phát biểu để khán giả có thể theo được các thông tin.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng bút đánh dấu bài phát biểu trong khi nói.
    Nếu thấy từ ngữ hoặc câu nào đó nghe có vẻ không tự nhiên hoặc vụng về, bạn hãy đánh dấu và sửa lại sao cho tự nhiên hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ghi hình khi bạn tập phát biểu.
    Xem xét ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể và cách nói của bạn.
    • Đảm bảo cử chỉ của bạn phải tự nhiên và không quá cường điệu. Mặt khác bạn cũng đừng buông thõng tay hoặc luôn tỳ tay vào bục phát biểu.
    • Khi tập nói trước một người bạn và nhận được lời phê bình có tính xây dựng, bạn nên cố gắng tiếp nhận những điều bạn mình góp ý.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thực hành không chỉ một lần.
    Nếu tập nói nhiều lần, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi thực sự đứng trên bục phát biểu.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Vào ngày phát biểu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn mặc thích hợp.
    Nếu cần phải tỏ ra quyết đoán, bạn hãy chọn trang phục trang trọng. Chọn màu sắc tôn vẻ ngoài của bạn và hạn chế đeo đồ trang sức nổi bật ở mức tối thiểu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhớ chuẩn bị đủ tài liệu theo thứ tự.
    Đem theo hình ảnh minh họa, máy tính bảng hoặc laptop và bài phát biểu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu kiểm tra âm thanh.
    Nếu ở trong phòng nhỏ, bạn nhờ ai đó đứng ở phía cuối phòng để nghe thử xem có rõ không. Nếu ở nơi rộng hơn, bạn cần tập sử dụng micro sao cho tiếng nói của bạn không bị đứt quãng hoặc bị biến âm.
    • Cố gắng đến sớm trước khán giả. Dành thời gian này đi kiểm tra âm thanh và các công cụ hỗ trợ nghe nhìn. Nếu sự kiện bạn tham gia là hội nghị thì bạn có khoảng 15-20 phút chuẩn bị. Nếu bạn là diễn giả duy nhất thì nên đến nơi trước một tiếng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chuẩn bị các thiết bị và tài liệu hỗ trợ.
    Đảm bảo máy tính, màn hình chiếu và giá đỡ hoạt động tốt và đặt đúng vị trí để khán giả có thể thấy rõ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Quyết định cách thức cung cấp tài liệu.
    Bạn có thể đặt trên bàn để khán giả tự lấy hay phân phát cho khán giả theo thứ tự.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xin một ly nước.
    Bạn cần nước thể thấm giọng nếu bài phát biểu dài.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Soi gương trước khi lên bục phát biểu.
    Kiểm tra trang phục đằng trước và đằng sau, đảm bảo đầu tóc phải gọn gàng, và nếu bạn có trang điểm thì chú ý không để bị lem.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Trong khi phát biểu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhìn khán giả khắp phòng và không chỉ tập trung vào một điểm.
    • Giao tiếp bằng mắt với khán giả. Nếu cảm thấy giao tiếp bằng mắt là khó khăn, bạn chỉ cần nhìn vào một điểm bên trên đầu khán giả như đồng hồ hoặc bức tranh treo trên tường.
    • Đưa mắt nhìn quanh khán giả để mọi người có cảm giác đang tham dự vào phần trình bày của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói chậm và cố gắng thở bình thường.
    Sự tăng cao của chất adrenaline tự nhiên khi bạn đứng trước khán giả có thể khiến bạn nói quá nhanh. Và nhớ giữ nụ cười tự tin trên gương mặt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tự cười mình khi có điều gì đó chuệch choạc.
    Nếu chẳng may quên bài phát biểu, bạn chỉ cần nói cảm ơn và đi xuống. Khán giả sẽ có cảm giác gắn kết và dễ thông cảm với bạn hơn, và bạn cũng sẽ không đánh mất sự tin tưởng của khán giả về kiến thức của bạn liên quan đến chủ đề đó.
    • Đừng bao giờ rời sân khấu nếu bạn làm điều gì đó sai, cho dù bạn cảm thấy rất xấu hổ. Hãy nói đùa nếu có thể, nhún vai và tiếp tục nói.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tạo cơ hội...
    Tạo cơ hội để khán giả tương tác với bạn (đặt câu hỏi và khuyến khích họ hỏi để bạn có thể đề cập đến những điểm mà bạn đã bỏ qua) trước khi rời bục phát biểu vào cuối phần trình bày. Tỏ lòng cảm ơn khán giả bằng một nụ cười, gật đầu hoặc cúi chào nếu thích hợp.
    • Nhớ dành thời gian cho mục hỏi đáp. Sau câu hỏi cuối cùng của khán giả, bạn hãy cho họ biết rằng “Tôi muốn chia sẻ một suy nghĩ cuối cùng với các bạn”, và kết thúc buổi nói chuyện một cách mạnh mẽ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nói to và rõ. Tránh cảm giác tự ti. Điều này sẽ nâng cao sự tự tin của bạn.
  • Tự tin trong lúc phát biểu. Cứ xem như không ai giỏi hơn bạn.
  • Tốt hơn là bạn nên chọn một chủ đề mà bạn thấy thoải mái. Nhờ đó bạn sẽ bớt lo âu và căng thẳng.
  • Trình bày với giọng thuyết phục và tin vào điều bạn nói.
  • Nhớ rằng phần trình bày quá dài dòng khiến khán giả chán là một lỗi khá lớn. Hãy giữ cho bài phát biểu được cô đọng và gói gọn trong thời gian cho phép.
  • Thỉnh thoảng hít một hơi sâu hoặc dừng lại một chút. Động tác này sẽ thu hút sự chú ý của khán giả.
  • Nếu quyết định đọc trực tiếp tài liệu, bạn hãy in ra với phông chữ to và rõ. Đặt các trang giấy vào bìa bọc trong suốt và bỏ vào bìa đựng hồ sơ để bạn có thể dễ dàng giở từng trang mà không bị mất, hoặc cùng lúc đặt hai trang cạnh nhau, trang đang đọc ở bên trái và trang kế tiếp ở bên phải. Nhớ đặt trang kế tiếp lên trên khi bạn bắt đầu đọc sao cho các trang khác nằm bên dưới. Bằng cách này bạn sẽ không bị mất dấu. Đừng quên thường xuyên nhìn lên khán giả để giữ sự chú ý của họ.
  • Luôn giữ giọng nói đủ lớn để khán giả có thể nghe rõ. Chẳng hạn bạn có thể tập trung vào những người ngồi phía cuối phòng và nói như đang hướng đến họ.
  • Bạn đừng sợ mình có thể phạm lỗi lầm. Hãy tự tin, và nếu bài phát biểu của bạn có hơi khác về ngôn ngữ hoặc về bất cứ điều gì đó, bạn cũng đừng cảm thấy tự ti, và hãy can đảm lên.
  • Đừng căng thẳng, mọi người sẽ lắng nghe bạn và sẽ giữ phép lịch sự để bạn có thể tập trung vào bài phát biểu của mình trong suốt thời gian bạn trình bày☺.

Cảnh báo

  • Đừng quên chuẩn bị cho phần hỏi & đáp sau bài phát biểu. Cố gắng dự tính trước một số câu hỏi mà khán giả có thể hỏi và tập trả lời.

Những thứ bạn cần

  • Bài phát biểu được viết ra hoặc các phiếu ghi chú
  • Bạn bè, thầy cô giáo hoặc người nhà để giúp cho việc thực tập
  • Thiết bị ghi hình
  • Máy tính hoặc máy tính bảng cho phần trình bày
  • Biểu đồ và giá đỡ cho phần trình bày
  • Micro cho phòng lớn
  • Tài liệu phân phát
  • Ly nước
  • Gương
  • Trang phục phù hợp

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Deb DiSandro
Cùng viết bởi:
Chủ sở hữu Speak Up On Purpose
Bài viết này đã được cùng viết bởi Deb DiSandro. Deb DiSandro là chủ sở hữu của Speak Up On Purpose, một tổ chức chuyên cải thiện và giảng dạy về thuyết trình trước công chúng. Deb có hơn 30 năm kinh nghiệm làm diễn giả quốc gia và đã thuyết trình tại Hội nghị Nhà văn Erma Bombeck và Hội nhà báo quốc gia. Cô đã được trao giải Thành viên Hiệp hội Diễn giả Quốc gia của năm 2007 và có bài đăng tại Writer's Digest, Daily Herald, Women's Day và Better Homes & Gardens. Bài viết này đã được xem 22.764 lần.
Chuyên mục: Diễn thuyết
Trang này đã được đọc 22.764 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo