Cách để Giới thiệu người thuyết trình tiếp theo

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù là ở nơi làm việc, trường học hay trong buổi hội thảo chuyên môn, sẽ có những lúc bạn phải tham gia thuyết trình nhóm. Bất cứ phần thuyết trình nào cũng không thể thiếu lời giới thiệu, do đó sẽ rất hữu ích nếu bạn biết một số hướng dẫn về cách giới thiệu người thuyết trình tiếp theo. Chúng tôi đã tập hợp một danh sách các lời khuyên dưới đây để giúp bạn có phần thuyết trình thành công và phần giới thiệu chuyển tiếp mượt mà!

Những điều bạn nên làm

  • Tóm tắt những điểm chính để khép lại phần thuyết trình của bạn.
  • Giới thiệu chủ đề tiếp theo để chuyển sự tập trung của khán giả vào phần chuyển tiếp.
  • Khen ngợi người sắp thuyết trình hoặc cung cấp một vài thông tin về họ, sau đó nêu họ tên và chức danh chuyên môn của họ để hoàn thành phần giới thiệu.
1

Tóm tắt nội dung bạn vừa nói.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bước này khép lại phần trình bày của bạn để chuyển sang người tiếp theo.
    Tóm tắt lại những điểm chính hoặc cho khán giả biết rằng bạn muốn họ nhớ những gì trong phần thuyết trình của bạn. Hãy nói ngắn gọn và đi vào vấn đề.[1]
    • Ví dụ, bạn có thể nói đại loại như “Như vậy, tóm lại là, nếu hiện tượng trái đất nóng lên vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ này thì đến năm 2050 sẽ có trên 140 triệu cư dân phải di dời.”
    • Bạn cũng có thể nói những câu như: “Vâng, đó là phần giới thiệu ngắn về các tác động ước tính của khí thải carbon trong 3 thập kỷ vừa qua.”
    Quảng cáo
2

Chuẩn bị cho khán giả chuyển sang chủ đề tiếp theo bằng một câu hỏi.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cách này sẽ giúp khán giả chuyển sự tập trung vào chủ đề tiếp theo.
    Bạn có thể hỏi khán giả một vài câu hỏi gợi ý có liên quan đến nội dung mà người sắp thuyết trình tiếp theo sẽ nói. Một cách khác, bạn có thể đặt câu hỏi “sẽ ra sao nếu” để khiến khán giả phải suy nghĩ.[2]
    • Ví dụ, nếu người thuyết trình tiếp theo sắp nói về những tác động của trí tuệ nhân tạo đối với các thế hệ tương lai, bạn có thể hỏi những câu như: “Sẽ ra sao nếu đến năm 2075 thế giới không còn nhu cầu nhân lực trong ngành sản xuất nữa?”
    • Hoặc, nếu người trình bày tiếp theo sẽ nói về bảo mật điện toán đám mây, bạn hãy đặt câu hỏi như: “Quý vị có thường lo lắng về tính bảo mật khi lưu các tập tin của mình lên đám mây không ạ?”
3

Giới thiệu tên của người thuyết trình tiếp theo.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bước này nhằm để khán giả biết chính xác người sắp lên nói là ai.
    Mở đầu bằng “Và đây là…” hoặc “Tiếp theo là…”, sau đó gọi tên đầy đủ của người đó. Phần này khá đơn giản![3]
    • Ví dụ: “Tiếp theo là anh Phan Hoàng Việt…”
    • Hoặc: “Và đây là chị Phạm Lan Chi…”
    Quảng cáo
4

Giới thiệu chức danh hoặc chuyên môn của người thuyết trình tiếp theo.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Phần này sẽ cho khán giả biết thêm về người sắp thuyết trình.
    Ngay sau khi xướng tên của người thuyết trình tiếp theo, bạn hãy giới thiệu chức danh nghề nghiệp, vai trò hoặc nơi làm việc của họ nếu có. Nếu họ không có chức danh nghề nghiệp, bạn có thể nói về tổ chức giáo dục mà họ đã hoặc đang tham gia, họ đến từ đâu hoặc một vài thông tin khác về quá trình đào tạo của họ.[4]
    • Ví dụ: “Tiếp theo sẽ là ông Nguyễn Duy Khoa, giám đốc marketing.”
    • Hoặc: “Giáo sư Lê Hoàng Dương, cựu giảng viên khoa triết học của trường đại học quốc gia.”
5

Giới thiệu cho khán giả biết người thuyết trình tiếp theo sẽ nói về vấn đề gì.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Phần này tạo sự hứng thú để thu hút sự chú ý của khán giả.
    Bạn cần khơi gợi sự hứng thú của khán giả với chủ đề mà người thuyết trình tiếp theo sẽ nói. Giữ giọng điệu hào hứng và tích cực nói cho khán giả biết người thuyết trình tiếp theo sẽ trình bày vấn đề gì.[5]
    • Ví dụ, sau khi giới thiệu tên và trình độ chuyên môn của người đó, bạn có thể nói: “Anh sẽ trình bày về 5 phương pháp quản lý thời gian hiệu quả để dẫn đến thành công mà các bạn có thể áp dụng ngay từ hôm nay!”
    • Hoặc: “Hoài Phương sẽ kể về một khám phá thú vị mà chị đã tìm ra trong khi nghiên cứu các hành vi của loài bạch tuộc vào năm ngoái.”
    Quảng cáo
6

Khen ngợi người thuyết trình tiếp theo trong lời giới thiệu.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Điều này sẽ cho khán giả thấy cá nhân bạn ủng hộ người đó.
    Bảy tỏ sự chân thành khi nói điều gì đó tốt đẹp về phẩm chất của người cùng thuyết trình với bạn. Dùng mối liên hệ mà bạn đã có với khán giả để chuyển sự tập trung chú ý sang người tiếp theo.[6]
    • Ví dụ: “Chị Liên là một trong những nhà khoa học tài năng nhất mà tôi đã gặp trong ngành vật lý, và tôi rất mong chờ được nghe những ý kiến của chị.”
    • Hoặc: “Chị Kim Ánh là đồng nghiệp thân thiết với tôi trong gần 6 năm qua, và chị cũng là một người giỏi diễn thuyết, thế nên tôi biết là các bạn sẽ thích.”
    • Nếu không biết phải giới thiệu với tư cách cá nhân như thế nào, bạn có thể tìm hiểu thêm về những thành tích của họ để nêu ra, ví dụ như “Ông Hoàng Giang đã viết những cuốn sách được thế giới công nhận và là một tác giả hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế.”
7

Thêm một chút thông tin thú vị hoặc một câu đùa.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một sự kiện thú vị hoặc một câu đùa có thể giúp thu hút sự chú ý của khán giả.
    Cung cấp cho khán giả một mẩu tin lý thú cuối cùng để mọi người làm quen với người thuyết trình tiếp theo. Bạn cũng có thể nói một câu đùa vui để tạo tiếng cười trong đám đông khán giả. Đảm bảo rằng giọng điệu và nội dung câu đùa của bạn phải phù hợp với khán giả và chủ đề của buổi thuyết trình.[7]
    • Ví dụ: Không chỉ là một chuyên gia hàng đầu về ngành sinh vật biển, chị Hoài Phương còn thành thạo 5 thứ tiếng. Nhưng các bạn đừng lo, hôm nay chị chỉ thuyết trình bằng một thứ tiếng thôi!”
    Quảng cáo
8

Giới thiệu ngắn gọn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Khán giả muốn nghe những điều diễn giả nói.
    Hãy cố gắng nói phần giới thiệu trong vòng không quá 5 câu. Mọi thông tin cần nói về người thuyết trình tiếp theo có thể gói gọn trong vài câu thay vì một bài giới thiệu dài dòng khiến khán giả chán và mất tập trung.[8]
    • Ví dụ, câu đầu tiên sẽ là tóm tắt những gì bạn vừa nói, câu thứ hai là một câu hỏi để chuyển sang chủ đề tiếp theo, sau đó bạn có thể giới thiệu tên, chức danh của người tiếp theo và chủ đề họ sẽ nói trong 1-2 câu nữa. Cuối cùng, bạn có thể kết thúc bằng một sự kiện thú vị về người trình bày tiếp theo trong câu thứ năm.”
9

Báo hiệu cho người đó rằng đã đến giờ lên thuyết trình.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đây là phần kết thúc lời giới thiệu và đưa người thuyết trình tiếp theo lên sân khấu.
    Giao tiếp bằng mắt với người đó và đưa bàn tay về phía họ. Dùng những cụm từ như “chào đón” hoặc “xin mời lên sân khấu” để mời người thuyết trình lên trước khán giả.[9]
    • Bạn có thể nói: “Xin mời anh Duy Hùng lên sân khấu!”
    • Hoặc: “Xin chào đón bạn Đăng Huy.”
    Quảng cáo
10

Tập dượt toàn bộ phần trình bày của bạn tối thiểu hai lần.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bước này giúp bạn có phần giới thiệu tốt.
    Tập nói toàn bộ phần trình bày của bạn với nhóm ít nhất 2 lần. Tập nói tất cả những gì bạn muốn nêu trong phần giới thiệu người thuyết trình tiếp theo vào cuối phần trình bày của bạn để đảm bảo đáp ứng được thời gian và nội dung.[10]
    • Nếu không thể tập dượt với người mà bạn sẽ phải giới thiệu, bạn vẫn có thể thực hành toàn bộ phần thuyết trình của bạn cho đến cuối lời giới thiệu chuyển tiếp. Chỉ cần bạn tưởng tượng người nói sau bạn đang ngồi ở đâu đó bên cạnh sân khấu.
    • Bạn có thể tự quay cảnh bạn tập thuyết trình trước gương và sau đó xem lại hoặc tập nói trước bạn bè.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Patrick Muñoz
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên Giọng nói & Lời nói
Bài viết này đã được cùng viết bởi Patrick Muñoz. Patrick là huấn luyện viên giọng nói & lời nói được quốc tế công nhận, tập trung về kỹ thuật nói trước công chúng, sức mạnh thanh âm, chất giọng và bản ngữ, lồng tiếng, diễn xuất và ngữ âm trị liệu. Ông đã làm việc với các khách hàng như Penelope Cruz, Eva Longoria và Roselyn Sanchez. Ông được BACKSTAGE bầu là Huấn luyện viên Giọng nói và Bản ngữ yêu thích của Los Angeles, là huấn luyện viên giọng nói và lời nói cho các bộ phim kinh điển của Disney và Turner và là thành viên của Hiệp hội Huấn luyện viên Giọng nói & Lời nói. Bài viết này đã được xem 6.597 lần.
Chuyên mục: Diễn thuyết
Trang này đã được đọc 6.597 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo