Cách để Giảm thân nhiệt một cách tự nhiên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có nhiều cách tự nhiên để giảm thân nhiệt, dù là bạn muốn làm mát cơ thể hay cần hạ sốt. Hãy bắt đầu bằng việc cung cấp đủ nước cho cơ thể và ăn các thực phẩm chứa nhiều nước. Bạn cũng có thể thử áp dụng các liệu pháp tại nhà, chẳng hạn như ngâm chân hoặc tắm nước ấm. Tuy nhiên, một số trường hợp như sốc nhiệt hoặc sốt cao cần được chăm sóc y tế kịp thời. Nếu nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần gọi dịch vụ cấp cứu càng sớm càng tốt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Ứng phó nhanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mặc trang phục rộng rãi, mỏng nhẹ và sáng màu.
    Nếu có thể, bạn hãy cởi bỏ bớt các lớp quần áo. Các chất liệu vải mỏng nhẹ như lụa, chiffon, cotton mỏng và vải lanh là các lựa chọn tốt nhất trong thời tiết nóng bức. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng mặc quần áo máu trắng hoặc màu sáng; các màu này có thể chống nóng nhờ khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngồi trước quạt hoặc máy điều hòa không khí.
    Nếu có thể, bạn hãy tìm nơi có máy điều hòa. Nếu trong nhà không có máy điều hòa, bạn hãy ra ngoài và đến những nơi như cửa hàng thực phẩm, rạp chiếu phim hoặc nhà bạn bè. Ít nhất thì bạn cũng có thể mát hơn khi ngồi trước quạt.[2]
    • Nếu chỉ có quạt để làm mát, bạn hãy thử dùng nước mát làm ẩm da khi ngồi trước quạt. Nước trên da sẽ đem lại cảm giác dễ chịu, và bạn sẽ thấy mát hơn khi nước bay hơi.
  3. 3
    Quạt tay bằng động tác kéo dài và nhẹ nhàng. Nếu không có máy điều hòa hoặc quạt điện, bạn có thể quạt tay để giảm bớt thân nhiệt. Điều quan trọng là dùng quạt (hoặc một vật có thể dùng như quạt) có bề mặt rộng và tránh quạt cật lực.[3]
    • Nếu động tác quạt quá nhanh, máu trong cơ thể sẽ được bơm lên và khiến bạn nóng hơn. Chuyển động nhẹ nhàng có thể giúp cho mồ hôi trên da bay hơi và giảm thân nhiệt.
    • Làm ẩm da với nước mát khi quạt cũng là một cách hữu ích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử dùng phương...
    Thử dùng phương pháp thư giãn. Ngồi thoải mái, hít thở chậm và sâu. Khi hít vào, bạn hãy đếm đến 4, sau đó nín thở trong khi đếm đến 7, sau cùng thở ra trong 8 tiếng đếm. Thực hiện các bài tập thở có kiểm soát tối thiểu trong 10-15 phút để giảm nhịp tim và hạ thân nhiệt.
    • Nếu cảm thấy có ích, bạn có thể nghe nhạc thư giãn hoặc các âm thanh thiên nhiên như tiếng sóng vỗ hoặc các bài hát của cá voi.
    • Thử tập thiền. Bạn có thể tìm các bài tập thiền có hướng dẫn với mục đích thư giãn trên YouTube và các dịch vụ khác.
    • Các phương pháp thư giãn có thể giúp bạn mát hơn nếu bạn đang trải qua cơn bốc hỏa.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngâm chân trong nước lạnh.
    Đổ nước lạnh và đá vào chậu nhỏ, sau đó ngâm hai bàn chân vào chậu. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên ngâm ít nhất 60 phút.
    • Nếu chỉ muốn mát hơn một chút, bạn có thể ngâm bao lâu tùy thích. Nếu muốn hạ thân nhiệt (ví dụ như do sốt), bạn nên ngâm hơn 60 phút. Thời gian ngâm chân ít hơn 60 phút sẽ không giúp giảm thân nhiệt.[5]
    • Cho thêm đá hoặc thay nước lạnh khi nước bắt đầu ấm lên.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tắm nước ấm hoặc lau người bằng miếng bọt biển.
    Nếu bạn muốn hạ sốt thì tắm nước ấm sẽ tốt hơn tắm nước lạnh. Bạn có thể bị run rẩy khi ngâm mình trong nước lạnh, và điều này có thể làm tăng thân nhiệt.[6]
    • Nếu không có bồn tắm, bạn hãy thử lau người bằng miếng bọt biển ẩm, khăn mặt hoặc mảnh vải.[7]
    • Mở quạt khi tắm hoặc lau người cũng là một cách hay.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Giữ mát bằng thức ăn và nước uống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nước mát từng ít một nhiều lần.
    Uống nước cũng là một cách hạ thân nhiệt và bù lại lượng chất lỏng đã mất qua mồ hôi. Bạn nên uống 180 – 240 ml nước cách 15 phút một lần; như vậy sẽ hiệu quả hơn là uống một lần thật nhiều nước.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống nước thể thao.
    Khi tập thể thao trong thời tiết nóng bức, bạn hãy vớ lấy một chai nước thể thao uống cho lại sức. Nước uống thể thao sẽ cung cấp nước cho cơ thể, đồng thời bù lại lượng muối và các khoáng chất thiết yếu đã mất qua mồ hôi.[10]
    • Duy trì đủ nước trong cơ thể là điều cần thiết, vì vậy bạn nên tránh uống soda và các thức uống có chứa đường, chất cồn và caffeine. Khi được nạp vào cơ thể, những loại thức uống này có thể làm tăng thân nhiệt và gây mất nước.[11]
    • Bạn cũng có thể thử uống nước điện giải, chẳng hạn như nước Pedialyte.[12]
    • Đảm bảo chọn loại nước thể thao không phải là nước tăng lực, vì trong nước tăng lực có thể có thành phần caffeine.[13] Loại nước thể thao đồng thời là nước tăng lực có thể làm gia tăng hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể.[14]
    • Bạn cũng nên lưu ý đến lượng đường trong các loại nước uống thể thao. Lượng đường cao cũng có nghĩa là chứa nhiều calo, và lượng calo sẽ được cộng dồn theo lượng nước bạn uống vào.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mút đá viên.
    Ngoài cảm giác dễ chịu mát rượi, bạn còn có thể giảm thân nhiệt khi mút đá viên, từ đó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt.[16]
    • Nhớ rằng bạn vẫn cần cung cấp nước cho cơ thể. Một chút nước đá sẽ không cấp nước đủ cho cơ thể bằng một cốc nước đầy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn các thức ăn chứa nhiều nước.
    Nhìn chung, thức ăn càng chứa nhiều nước thì càng có khả năng giúp bạn giảm thân nhiệt. Dưa hấu, dưa chuột và các loại rau lá xanh là những lựa chọn tuyệt vời.[17]
    • Thực phẩm chứa nhiều nước thường dễ tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa dễ dàng sẽ đốt cháy ít năng lượng hơn và sinh ít nhiệt hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh rượu bia, caffeine và đường.
    Khi cần làm mát cơ thể, bạn sẽ rất dễ bị cám dỗ tìm đến bia lạnh, cà phê đá, trà đường hoặc nước thể thao (một số loại nước thể thao có thể chứa hàm lượng cao caffeine và đường). Tuy nhiên, các thành phần này khi được uống vào sẽ gây mất nước, tăng nhiệt trên da và ngăn cản khả năng kiểm soát nhiệt của cơ thể.[18]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh các thức ăn chứa hàm lượng cao chất béo, protein và carbohydrate.
    Nghe có vẻ ngược đời, nhưng món kem lạnh rốt cuộc sẽ khiến bạn ấm lên, mặc dù tạm thời cũng giúp bạn mát hơn trong thời gian ngắn. Chất béo, protein và carbohydrates đều đòi hỏi nhiều năng lượng hơn trong quá trình tiêu hóa. Năng lượng nhiều hơn cũng có nghĩa là nóng hơn.[19]
    • Các thực phẩm khác nên tránh khi đang nóng bao gồm thịt đỏ, quả hạch và gạo lứt.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xử lý các trường hợp cấp cứu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gọc bác sĩ nếu bạn bị sốt cao hoặc các triệu chứng nghiêm trọng.
    Sốt cao trên 40 độ C là tình trạng đáng lo ngại ở cả người lớn và trẻ em.[20] Đối với trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi, bạn cần gọi cho bác sĩ khi trẻ sốt trên 38 độ C.[21]
    • Các triệu chứng nghiêm trọng khác bao gồm co giật, mất ý thức, lú lẫn, cứng cổ, khó thở và đau dữ dội.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gọi cấp cứu khi thấy một người có các dấu hiệu sốc nhiệt.
    Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng hơn cảm giác nóng hoặc căng thẳng do nhiệt và cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dấu hiệu sốc nhiệt bao gồm thân nhiệt tăng cao trên 40 độ C, lú lẫn hoặc kích động, buồn nôn và nôn, thở nhanh, tim đập nhanh và đổ mồ hôi bất thường.[22]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đưa nạn nhân bị sốc nhiệt vào nơi mát hơn.
    Trong khi gọi cấp cứu, bạn hãy đưa nạn nhân vào bóng râm. Nếu có thể, bạn nên đưa họ vào nhà có máy điều hòa hoặc quạt.[23]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chườm túi đá lên cổ, háng và nách.
    Theo lời khuyên của nhân viên trực tổng đài cấp cứu, bạn cần làm mát cho nạn nhân trong khi chờ xe cứu thương. Chườm túi đá hoặc khăn lạnh là một giải pháp hữu hiệu. Tắm nước lạnh cũng có thể giúp giảm thân nhiệt, nhưng bạn cần đảm bảo nạn nhân không bị run rẩy.[24]
    • Nếu đang ở ngoài trời, lựa chọn tốt nhất của bạn có thể là vòi nước hoặc những nơi có nước như sông hồ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lisa Bryant, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ trị liệu thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lisa Bryant, ND. Tiến sĩ Bryant được cấp bằng Bác sĩ chuyên ngành thiên nhiên liệu pháp và chuyên gia y học tự nhiên tại Portland, Oregon. Cô đã hoàn thành chương trình nội trú tại khoa Y học thiên nhiên liệu pháp cho gia đình tại Đại học Y khoa Quốc gia năm 2014. Bài viết này đã được xem 4.704 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 4.704 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo