Cách để Giúp Tóc Mọc trở lại: Các phương thuốc tự nhiên có lợi không?

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Rụng tóc là tình trạng rất phổ biến, nhưng hẳn là bạn sẽ rất phiền não khi bị rụng tóc, và dĩ nhiên là muốn xử lý vấn đề này càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm thấy trên internet nhiều liệu pháp tại nhà hứa hẹn giúp tóc mọc lại, nhưng phần lớn đều không có nhiều nghiên cứu chứng minh cho những khẳng định này. Tuy nhiên, cũng có một số liệu pháp có hiệu quả mà bạn có thể thử áp dụng. Đáng tiếc, nếu tình trạng rụng tóc là do gien di truyền thì các liệu pháp tại nhà sẽ không giúp được gì nhiều. Rất may là có thuốc men và các thủ thuật nhỏ có thể giúp tóc mọc lại. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu các liệu pháp tại nhà không có tác dụng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Các liệu pháp điều trị tại chỗ và điều chỉnh lối sống

Tải về bản PDF

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, một vài liệu pháp tại nhà có thể kích thích mọc tóc. Cũng như việc thay đổi chế độ ăn, liệu pháp điều trị tại chỗ hoặc điều chỉnh lối sống cho thấy kết quả không rõ ràng và có thể không hiệu quả nếu tình trạng rụng tóc ở bạn là do gien di truyền. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thử thay đổi và theo dõi xem có tác dụng không vì điều này cũng không có hại gì.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mát xa da đầu hàng ngày.
    Điều này có thể kích thích các nang tóc mọc nhiều tóc hơn. Một nghiên cứu đã cho thấy việc mát xa 4 phút mỗi ngày giúp cho tóc dày hơn. Bạn hãy thử dùng các đầu ngón tay xoa khắp da đầu vài phút mỗi ngày xem cách này có giúp ích không.[1]
    • Liệu pháp này cần nhiều thời gian mới có tác dụng. Kết quả được đánh giá sau 24 tuần hoặc gần 6 tháng.
    • Bạn cũng có thể dùng dụng cụ mát-xa da đầu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng dầu oải hương khi mát xa da đầu.
    Dầu oải hương cho thấy kết quả ở mức hạn chế trong việc kích thích mọc tóc, đặc biệt là ở những người mắc bệnh rụng tóc. Khi mát-xa da đầu, bạn hãy thử dùng dầu oải hương. Xoa dầu vào nang tóc thử xem có hiệu quả không.[2]
    • Khi thoa dầu oải hương thoa lên da, bạn nhớ pha loãng với nồng độ 2-3% để ngăn ngừa kích ứng da. Nếu dùng dầu chưa pha loãng, bạn cần trộn với một loại dầu dẫn, chẳng hạn như dầu jojoba. Pha 3 giọt dầu oải hương với mỗi thìa cà phê (5ml) dầu dẫn để tạo thành hỗn hợp dầu có nồng độ 3%.[3]
    • Ngưng dùng dầu ngay nếu có dấu hiệu ngứa hoặc kích ứng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm căng thẳng để tránh rụng tóc.
    Stress có tác động rõ rệt đến tình trạng rụng tóc. Nếu bạn đang cực kỳ căng thẳng và nhận thấy tóc rụng dần, hãy kiểm soát stress càng sớm càng tốt. Một số thay đổi tích cực có thể giúp giảm rụng tóc.[4]
    • Thử dành thời gian mỗi ngày để thực hành các bài tập thư giãn như thiền, hít thở sâu hoặc yoga.
    • Làm những việc mà bạn yêu thích cũng là biện pháp tốt để giải toả căng thẳng, vì vậy bạn cũng nên sắp xếp thời gian hàng ngày cho các sở thích của mình.
    • Nếu bạn gặp khó khăn, việc trị liệu với chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần sẽ rất hữu ích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cai thuốc lá hoặc không hút thuốc ngay từ đầu.
    Hút thuốc có thể cản trở máu lưu thông đến da đầu, khiến cho tình trạng rụng tóc càng trở nên tồi tệ. Nếu bạn có hút thuốc, hãy ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt để tránh gặp phải các vấn đề về sức khoẻ. Nếu bạn không thút thuốc, tốt nhất là đừng tập hút.[5]
    • Hút thuốc thụ động cũng có thể gây tổn hại sức khoẻ, vì vậy bạn đừng cho phép bất cứ ai hút thuốc trong nhà.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Chăm sóc tóc đúng cách

Tải về bản PDF

Chăm sóc tốt cho tóc là một phần quan trọng trong việc điều trị rụng tóc. Tuy không giúp cho tóc mọc lại, nhưng chế độ chăm sóc tóc có thể ngăn tình trạng rụng tóc trở nên trầm trọng hơn. Bạn hãy làm theo các bước dưới đây để tóc khỏi rụng thêm và giúp da đầu khoẻ mạnh.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gội đầu bằng dầu gội nhẹ dịu và dầu xả dưỡng ẩm.
    Giữ cho tóc sạch là điều quan trọng, nhưng một số sản phẩm có thể lấy đi các dưỡng chất và dầu trên tóc. Bạn nên dùng dầu gội nhẹ dịu không chứa cồn để giữ lại các dưỡng chất của tóc, sau đó dùng dầu xả đưỡng ẩm sau mỗi lần gội đầu để giữ ẩm cho tóc.[6]
    • Sử dụng các sản phẩm không chứa cồn và hương liệu. Các sản phẩm được đánh dấu “hypoallergenic” (ít gây dị ứng) có công thức dành cho da nhạy cảm thường là tốt nhất.
    • Dầu xả khô cũng có thể bảo vệ tóc trong cả ngày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chải tóc nhẹ nhàng.
    Chải tóc liên tục cũng là một yếu tố gây hại cho tóc và da đầu. Bạn chỉ nên chải tóc vừa đủ để tạo kiểu, đừng chải quá nhiều.[7]
    • Nếu bạn có thói quen bứt tóc suốt ngày, hãy cố gắng bỏ tật xấu này. Bất cứ áp lực nào cũng đều gây rụng tóc nhiều hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngừng nhuộm tóc, hấp dầu hoặc duỗi tóc bằng hoá chất.
    Các phương pháp xử lý tóc này đều dùng hoá chất mạnh vốn có thể lấy đi dưỡng chất trên tóc. Tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng các phương pháp này, đặc biệt là khi bạn bắt đầu bị rụng tóc.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao.
    Sức nóng từ máy sấy tóc hoặc máy uốn tóc có thể làm tóc hư tổn nếu bạn sử dụng thường xuyên. Bạn nên hết sức hạn chế dùng các sản phẩm này để tránh gây hư tổn và rụng tóc.[9]
    • Để tóc khô tự nhiên mỗi khi có thể. Nếu có dùng máy sấy tóc, bạn nên để chế độ nhiệt thấp.
    • Thỉnh thoảng dùng máy uốn tóc hoặc duỗi tóc cũng không sao, miễn là bạn không dùng mỗi ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Tải về bản PDF

Cơ thể chúng ta cần có đủ các chất dinh dưỡng để sản sinh tóc, do đó chế độ ăn uống và nạp dưỡng chất là rất quan trọng trong việc hỗ trợ mọc tóc. Tuy nhiên, sẽ không có một thay đổi nào về chế độ ăn và chất dinh dưỡng có thể giúp tóc mọc lại. Những thay đổi này thường chỉ có tác dụng đối với các trường hợp thiếu dưỡng chất. Nếu bạn đang có sức khoẻ tốt, có lẽ tình trạng rụng tóc của bạn là do di truyền. Nếu bạn cần bổ sung dưỡng chất, các thay đổi dưới đây có thể sẽ hữu ích.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi xét nghiệm chẩn đoán thiếu hụt dưỡng chất trước khi bắt đầu điều chỉnh.
    Mặc dù dưỡng chất đóng vai trò lớn đối với khả năng mọc tóc, nhưng việc điều chỉnh dinh dưỡng thường chỉ có hiệu quả nếu bạn đang thiếu chất. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định bạn có bị thiếu chất hay không. Nếu bạn bị rụng tóc không rõ nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn có cần thay đổi hay không.[10]
    • Không may là các thay đổi trong chế độ ăn không giúp ích nhiều nếu bạn không bị thiếu hụt dưỡng chất. Tuy vậy, vẫn có một số phương pháp điều trị tại chỗ hoặc thuốc có thể giúp ích.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nạp lượng calo phù hợp mỗi ngày.
    Tóc có thể rụng nếu bạn nạp quá ít calo, chẳng hạn như khi đang ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc áp dụng chế độ ăn giảm cân cấp tốc. Điều này sẽ khiến cơ thể suy dinh dưỡng và không đủ khả năng mọc tóc. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ để xác định lượng calo mỗi ngày cần nạp vào để duy trì cơ thể khoẻ mạnh và dựa vào đó để lập chế độ ăn thường ngày.[11]
    • Nói chung, nữ giới có thể ăn đến mức tối thiểu là 1.200 calo/ngày, và nam giới là 1.500 calo/ngày mà không gặp vấn đề gì. Lượng calo nạp vào ít hơn mức này có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.[12]
    • Hết sức thận trọng nếu bạn đang ăn kiêng. Hãy theo dõi lượng calo nạp vào để tránh bị suy dinh dưỡng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung sắt trong chế độ ăn.
    Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dưỡng chất phổ biến và chắc chắn sẽ dẫn đến rụng tóc. Nếu bạn bị thiếu sắt, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn hoặc uống thực phẩm bổ sung để nạp đủ lượng sắt được khuyến nghị.[13]
    • Nhìn chung, nam giới cần 8 mg và nữ giới cần 18 mg sắt mỗi ngày.[14]
    • Các nguồn cung cấp sắt bao gồm thịt nạc, cá, đậu, quả hạch và rau lá xanh. Bạn cũng có thể uống viên bổ sung sắt nếu bác sĩ xác định là an toàn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thêm kẽm vào chế độ ăn.
    Kẽm giúp cơ thể sản xuất các enzyme có vai trò hỗ trợ mọc tóc, mà sự thiếu hụt các enzyme này có liên quan đến chứng hói đầu. Nếu bị thiếu kẽm, bạn cần bổ sung kẽm trong chế độ ăn hoặc qua thực phẩm bổ sung.[15]
    • Người trưởng thành cần 8-11 mg kẽm mỗi ngày.[16]
    • Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm hàu và các loại sò khác, thịt đỏ và thịt gia cầm, các loại đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
    • Thiếu kẽm là tình trạng thường gặp nếu bạn mắc một số chứng rối loạn tiêu hoá như bệnh viêm ruột. Tình trạng này cũng có thể xảy ra đối với người ăn chay.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn thực phẩm giàu omega-3 và omega-6.
    Các axit béo này có thể giúp duy trì nang tóc khoẻ mạnh và kích thích tóc mọc.[17] Các nguồn cung cấp bao gồm cá và sò, các loại hạt và dầu thực vật, quả hạch, các loại đậu và đậu nành.[18]
    • Bạn cũng có thể nạp các axit béo này từ thực phẩm bổ sung dầu cá, nhưng tác dụng của chúng đối với khả năng mọc tóc còn chưa rõ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bổ sung biotin.
    Biotin là một loại vitamin B hỗ trợ mọc tóc. Nếu bạn không có đủ dưỡng chất này, tóc của bạn sẽ bắt đầu thưa dần. Bạn cần nạp đủ biotin qua chế độ ăn hàng ngày.[19]
    • Bạn chỉ cần một lượng nhỏ biotin mỗi ngày, khoảng 25-30 mcg. Các nguồn dồi dào biotin nhất là nội tạng động vật, cá, trứng, các loại hạt, quả hạch và thịt đỏ.[20]
    • Trường hợp thiếu hụt biotin khá hiếm xảy ra, do đó ít có khả năng đây là nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nạp selenium từ thức ăn thay vì dùng thực phẩm bổ sung.
    Selenium là một loại protein có vai trò đáng kể trong việc mọc tóc. Đó là lý do vì sao selenium hiện diện trong nhiều sản phẩm kích thích mọc tóc. Tuy nhiên, việc nạp vào quá nhiều selenium có thể gây ngộ độc selenium, vốn cũng có nguy cơ làm rụng tóc. Tốt nhất là bạn nên nạp selenium từ chế độ ăn thông thường thay vì uống thực phẩm bổ sung để tránh vượt quá liều lượng.[21]
    • Người trưởng thành cần khoảng 55 mcg selenium mỗi ngày. Bạn có thể nạp selenium từ thịt, trứng và ngũ cốc nguyên hạt.[22]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Không nạp quá nhiều vitamin A hoặc E.
    Lượng vitamin A và E quá nhiều trong cơ thể thực sự có thể khiến tóc bị rụng. Hãy duy trì hai loại vitamin này ở mức trung bình để tránh các vấn đề có thể xảy ra.[23]
    • Thường thì bạn sẽ không sợ nạp quá nhiều vitamin qua chế độ ăn. Nguyên nhân thừa viatmin thường là do lạm dụng thực phẩm bổ sung, do đó bạn cần đảm bảo sử dụng đúng theo hướng dẫn.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Các phương pháp điều trị chuyên khoa

Tải về bản PDF

Các liệu pháp tại nhà để kích thích mọc lại tóc cho kết quả không rõ ràng, do đó phương pháp điều trị chuyên khoa đáng tin cậy hơn nhiều. Có một số thuốc hoặc thủ thuật mà bạn có thể áp dụng để kích thích mọc tóc mới, ngay cả đối với bệnh rụng tóc do di truyền. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu để xác định các phương pháp phù hợp nhất với bạn.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thoa thuốc mọc tóc lên da đầu.
    Thuốc mọc tóc có thương hiệu thông dụng nhất là Rogaine. Thuốc có dạng bọt hoặc dầu gội, dùng trên da đầu 1-2 lần mỗi ngày, tuỳ vào hướng dẫn. Có thể mất đến 6 tháng mới thấy kết quả, nhưng loại thuốc này rất công hiệu trong điều trị rụng tóc.[24]
    • Rogaine được bán không cần toa.
    • Cẩn thận đừng để thuốc dính vào những vùng da mà bạn không muốn mọc lông tóc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiêm corticosteroid vào da đầu để kích thích các nang tóc.
    Đây là phương pháp điều trị phổ biến đối với những người bị hói từng mảng nhỏ. Thuốc tiêm steroid có thể giảm viêm nang tóc và giúp mọc thêm tóc. Bác sĩ da liễu có thể tiêm thuốc cho bạn cách 4-8 tuần một lần, do đó bạn cần duy trì trị liệu đều đặn để có kết quả tốt nhất.[25]
    • Phương pháp này có thể cho thấy kết quả trong vòng 12 tuần nếu bạn trị liệu đều đặn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng phương pháp điều trị rụng tóc bằng laser.
    Phương pháp điều trị laser có thể kích thích các nang tóc mọc thêm tóc. Các buổi trị liệu được thực hiện ở phòng khám của bác sĩ da liễu, vì vậy bạn hãy thảo luận với bác sĩ da liễu nếu muốn thử áp dụng liệu pháp này.[26]
    • Phương pháp này đòi hỏi bạn phải kiên trì. Có thể bạn phải đi trị liệu vài buổi mỗi tuần trong vài tháng mới thấy kết quả.[27]
    • Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị laser đồng thời với các liệu pháp kích thích mọc tóc khác, chẳng hạn như dùng thuốc.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử cấy tóc nếu trên đầu bạn vẫn còn một số tóc.
    Phương pháp cấy tóc là lấy các nang tóc khoẻ mạnh từ một khu vực khác trên da đầu để cấy vào những phần bị hói. Bạn sẽ được bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ da liễu gây tê da đầu và tiến hành cấy tóc. Bạn có thể về nhà ngay sau khi hoàn tất thủ thuật.[28]
    • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc sau phẫu thuật để có kết quả tốt nhất.
    • Có thể bạn cần các lần phẫu thuật tiếp theo để cấy nốt những phần bị hói.
    Quảng cáo

⧼Thông tin y khoa⧽

Một số liệu pháp tại nhà có thể giúp ích nếu bạn bắt đầu bị rụng tóc. Tuy nhiên, các liệu pháp này hầu như chỉ có tác dụng nếu bạn bị thiếu dưỡng chất. Nếu bạn bị rụng tóc do di truyền thì các liệu pháp tại nhà có lẽ không hiệu quả. May mắn là bạn vẫn có các lựa chọn khác. Nếu không gặp may với các liệu pháp tại nhà, bạn hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các loại thuốc hoặc thủ thuật cấy tóc để khôi phục lại mái tóc.

Cảnh báo

  • Hiện tượng rụng tóc đột ngột có thể là do một vấn đề tiềm ẩn về sức khoẻ, vì vậy bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
  • Niacin là sản phẩm trị rụng tóc được ưa chuộng, nhưng hiện chưa có bằng chứng về tính hiệu quả của nó. Bạn không nên dùng sản phẩm này.[29]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Courtney Foster
Cùng viết bởi:
Chuyên gia mỹ dung học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Courtney Foster. Courtney Foster là chuyên gia mỹ dung học, chuyên gia điều trị chứng rụng tóc và là nhà giáo dục về mỹ dung học sống ngoài thành phố New York. Courtney điều hành công ty Courtney Foster Beauty và công việc của cô đã được đăng trên các chương trình The Wendy Williams Show, Good Morning America, The Today Show, The Late Show với David Letterman và trên tạp chí East/West Magazine. Cô được tiểu bang New York cấp giấy phép hành nghề thẩm mỹ sau khi được đào tạo tại Trường Thẩm mỹ Empire - Manhattan. Bài viết này đã được xem 17.782 lần.
Chuyên mục: Móng và Tóc

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 17.782 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo