Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trầm cảm là bệnh lâm sàng không khác gì bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Để tìm hiểu một người đang bị trầm cảm hay chỉ cảm thấy buồn bã, bạn cần xác định mức độ trầm trọng và tần suất diễn ra cảm xúc hoặc triệu chứng. Mỗi người có một cách điều trị trầm cảm riêng, nhưng hiện nay có một số phương pháp tiếp cận mang lại hiệu quả tốt hơn. Chỉ cần điều trị đúng cách, bạn có thể giảm thiểu triệu chứng trầm cảm và hạn chế ảnh hưởng của trầm cảm lên chất lượng cuộc sống.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 9:

Chẩn đoán trầm cảm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo dõi cảm xúc hằng ngày trong vòng 2 tuần.
    Nếu xuất hiện tâm trạng chán nản, chẳng hạn như cảm giác buồn bã, và không còn hứng thú hay niềm vui với những thứ quen thuộc, có thể bạn đã bị trầm cảm. Các triệu chứng này xuất hiện kéo dài cả ngày và gần như là hằng ngày trong vòng ít nhất 2 tuần.[1]
    • Các triệu chứng này có thể kéo dài 2 tuần hoặc hơn rồi biến mất, sau đó xuất hiện trở lại. Đây gọi là “triệu chứng tái phát.” Trong trường hợp này, triệu chứng có thể nặng hơn so với trước vì tâm trạng thay đổi tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội cũng như công việc của một người. Bạn sẽ nghỉ học hoặc nghỉ làm. Tương tự như vậy, những cảm xúc này có thể khiến bạn mất đi hứng thú với sở thích cá nhận hoặc một số hoạt động, chẳng hạn như chơi thể thao, làm thủ công, hoặc đi thăm bạn bè.
    • Nếu bạn vừa mới trải qua biến cố trong cuộc sống, chẳng hạn như người thân qua đời, nhiều triệu chứng trầm cảm có thể nảy sinh và không phải trầm cảm lâm sàng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để xác định xem bạn có gặp phải những triệu chứng trầm cảm khác thường trong giai đoạn đau buồn thông thường.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý triệu chứng trầm cảm khác.
    Ngoài cảm giác buồn bã và mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh, một người bị trầm cảm cũng sẽ biểu hiện các triệu chứng khác trong suốt cả ngày, gần như là hằng ngày, và kéo dài ít nhất 2 tuần. Xem danh sách cảm xúc của bạn trong 2 tuần qua, kiểm tra xem liệu bản thân có xuất hiện từ 3 triệu chứng điển hình trở lên hay không.[3] Các triệu chứng bao gồm:
    • Chán ăn hoặc sút cân
    • Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều)
    • Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng
    • Hiếu động thái quá hoặc thờ ơ hoàn toàn
    • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi cực độ
    • Khó tập trung hoặc lưỡng lự
    • Suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc tự tử, cố gắng hoặc lên kế hoạch tự sát
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu có ý định tự tử.
    Nếu bạn hoặc người quen có ý nghĩ tự sát, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức bằng cách gọi 113 hoặc đến phòng khám gần nhất. Bạn không nên cố gắng loại bỏ suy nghĩ tiêu cực mà không có chuyên gia trợ giúp.
  4. Step 4 Phân biệt giữa trầm cảm và "buồn bã".
    Buồn bã là một loạt cảm xúc do căng thẳng, biến cố lớn trong cuộc sống (tích cực và tiêu cực), và thậm chí là do thời tiết gây nên. Để phân biệt giữa trầm cảm và buồn bã, bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng và tần suất diễn ra cảm xúc hoặc triệu chứng. Nếu có triệu chứng trầm cảm gần như mỗi ngày trong vòng 2 tuần trở lên, có thể bạn đã bị trầm cảm.[4]
    • Biến cố lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như người thân yêu qua đời, có thể gây nên triệu chứng tương tự như trầm cảm. Sự khác biệt đáng kể đó là trong giai đoạn đau buồn thương tiếc, những ký ức đẹp đẽ với người đã khuất có thể hiện về và người còn sống vẫn có được niềm vui khi thực hiện một số hoạt động nhất định.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Viết ra hoạt động mà bạn đã thực hiện trong vài tuần trước.
    Ghi lại danh sách toàn bộ hoạt động, từ đi làm, đi học, cho đến ăn uống, tắm rửa. Quan sát xem liệu có xuất hiện khuôn mẫu trong các hoạt động này hay không. Bạn cũng nên lưu ý hiện tượng giảm tần suất hoạt động nhất định mà bạn vẫn thường làm một cách tự nguyện và vui vẻ.
    • Sử dụng danh sách này để theo dõi liệu bạn có hành vi rủi ro hay không. Những người trầm cảm thường hay làm những điều mạo hiểm vì họ không còn quan tâm đến cuộc sống của mình, và cần sự chăm sóc của người khác.[6]
    • Nếu bạn bị trầm cảm, thì đây là nhiệm vụ khó mà hoàn thành được. Dành khoảng thời gian nhất định, hoặc nhờ người thân hay bạn bè mà bạn tin tưởng để hỗ trợ viết danh sách.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hỏi người khác xem họ có nhận thấy sự khác biệt trong tâm trạng của bạn.
    Trao đổi với người thân hoặc bạn bè thân cận để xem liệu họ có phát hiện ra hành động của bạn có sự thay đổi. Trải nghiệm bản thân đóng vai trò quan trọng nhất, nhưng ý kiến của người xung quanh cũng quan trọng không kém.
    • Những người gần gũi với bạn có thể nhận thấy bạn rất hay khóc hoặc không thể làm nổi một việc đơn giản như là đi tắm.[7]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tham khảo ý kiến bác sĩ liệu tình trạng thể chất có gây nên trầm cảm hay không.
    Một số bệnh tật dẫn đến triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là những bệnh liên quan đến tuyến giáp hoặc nội tiết tố của cơ thể.[8] Trao đổi với bác sĩ để xác định xem liệu bệnh tật trên cơ thể có gây nên trầm cảm hay không.
    • Một số bệnh ở giai đoạn cuối hoặc mãn tính thường có nguy cơ gây nên triệu chứng trầm cảm. Trong những trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân xuất hiện triệu chứng và tìm cách khắc phục.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 9:

Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lựa chọn chuyên gia sức khỏe tâm thần.
    Có rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, mỗi người có phương pháp điều trị khác nhau: bác sĩ tâm thần tư vấn, nhà tâm lý học lâm sàng và bác sĩ tâm thần. Bạn có thể gặp một hoặc kết hợp nhiều chuyên gia.
    • Bác sĩ tâm thần tư vấn: Tâm lý học tư vấn thực hành trị liệu giúp bệnh nhân vượt qua thời kỳ khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp trị liệu này có thể ngắn hạn hoặc kéo dài và thường tập trung giải quyết vấn đề cụ thể.[10] Chuyên gia tư vấn thường có xu hướng đặt câu hỏi, và sau đó lắng nghe câu trả lời của bạn. Họ sẽ là người quan sát khách quan giúp bạn xác định ý tưởng và cụm từ quan trọng. Họ sẽ thảo luận ý tưởng chi tiết hơn để giúp bạn giải quyết vấn đề cảm xúc lẫn môi trường gây nên chứng trầm cảm.
    • Bác sĩ tâm thần lâm sàng: Nhóm chuyên gia này được đào tạo để tiến hành thử nghiệm nhằm đưa ra chẩn đoán và vì thế họ thường tập trung vào bệnh học tâm lý, hoặc nghiên cứu rối loạn hành vi hoặc tinh thần.[11]
    • Bác sĩ tâm thần: Những chuyên gia này áp dụng tâm lý liệu pháp và thang đánh giá hoặc bài kiểm tra, nhưng thường khuyên bệnh nhân về phương pháp điều trị bằng thuốc. Ở hầu hết các tỉnh thành, chỉ có bác sĩ tâm thần mới được kê toa, mặc dù một số tỉnh thành hiện nay đã cho phép bác sĩ tâm thần kê đơn thuốc.[12]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm kiếm chuyên gia.
    Để thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo bạn bè hoặc người thân, quản lý cộng đồng tín ngưỡng, trung tâm sức khỏe cộng đồng, Chương trình Hỗ trợ Nhân viên (nếu công ty có áp dụng), hoặc bác sĩ của bạn.[13]
    • Một số hiệp hội chuyên gia như là Hội Khoa học Tâm lý Việt Nam có dịch vụ tìm kiếm thành viên hội trong khu vực của bạn.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kiếm bác sĩ chuyên khoa.
    Bạn nên tìm người giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Việc tiếp xúc với chuyên gia tư vấn không phù hợp có thể làm bạn từ bỏ ý tưởng này trong thời gian dài, khiến bạn mất đi cơ hội điều trị hiệu quả. Bạn cần nhớ rằng không phải chuyên gia sức khỏe tâm thần nào cũng như nhau; bạn nên tìm người phù hợp và sử dụng dịch vụ của họ.
    • Bác sĩ tâm thần có xu hướng đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời của bạn. Lúc ban đầu bạn sẽ khó mở lời với họ, nhưng hầu hết mọi người đều sẽ muốn nói chuyện với bác sĩ sau vài phút.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bảo đảm rằng bạn lựa chọn bác sĩ được cấp phép.
    Chuyên gia sức khỏe tâm thần phải có giấy phép hành nghề ở tỉnh thành của bạn. Trang web của Hội Khoa học Tâm lý [15] cung cấp thông tin cơ bản về cách thức lựa chọn bác sĩ chuyên khoa, yêu cầu bằng cấp ở tỉnh thành, và phương pháp kiểm tra một người có trình độ hay không.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm tra bảo hiểm y tế.
    Mặc dù bảo hiểm thường áp dụng cho cả bệnh tâm thần, nhưng mức độ phát triển của bệnh sẽ quy định thời gian và loại tâm lý trị liệu. Trước khi bắt đầu điều trị, bạn nên trao đổi vấn đề này với công ty bảo hiểm nhằm đảm bảo rằng bạn đi khám bác sĩ có áp dụng bảo hiểm.[16]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hỏi chuyên gia về loại hình trị liệu.
    Có ba phương pháp điều trị chủ yếu được chứng minh là có tác dụng đối với bệnh nhân: liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp cá nhân, và tâm lý liệu pháp hành vi.[17] Ngoài ra còn có vô số phương pháp tiếp cận khác. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định biện pháp điều trị phù hợp với bạn.
    • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Mục đích của CBT là nhằm thử thách và thay đổi niềm tin, thái độ, và định kiến tồn tại trong các triệu chứng trầm cảm và thay đổi hành vi không phù hợp.
    • Liệu pháp cá nhân (IPT): IPT tập trung vào thay đổi trong cuộc sống, cô lập khỏi xã hội, thiếu kỹ năng xã hội và các vấn đề cá nhân khác góp phần gây nên triệu chứng trầm cảm. IPT đặc biệt phát huy tác dụng trong trường hợp một sự kiện đặc biệt (chẳng hạn như cái chết) gây nên chứng trầm cảm gần đây.
    • Tâm lý liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi nhằm mục đích sắp xếp các hoạt động vui chơi giải trí đồng thời giảm thiểu những trải nghiệm không vui thông qua một số kỹ thuật, chẳng hạn như lên lịch hoạt động, liệu pháp tự kiểm soát, đào tạo kỹ năng xã hội, và giải quyết vấn đề.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Kiên nhẫn.
    Lời khuyên thường có hiệu quả từ từ. Bạn nên tham gia tư vấn thường xuyên ít nhất vài tháng trước khi nhận thấy cải tiến. Đừng đánh mất hy vọng khi chưa dành ra thời gian giải quyết vấn đề.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 9:

Trao đổi với bác sĩ tâm thần về thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hỏi ý kiến bác sĩ tâm thần về thuốc chống trầm cảm.
    Loại thuốc này ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền thần kinh của não ức chế cảm xúc tiêu cực. Thuốc chống trầm cảm được phân loại dựa trên chất dẫn truyền thần kinh mà chúng tác động.[18]
    • Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến bao gồm SSRI, SNRI, MAOI, và ba vòng. Bạn có thể tìm trên mạng tên các loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng rộng rãi.[19] Bác sĩ tâm thần sẽ kê đơn phù hợp với tình trạng của bạn.
    • Bác sĩ tâm thần có thể yêu cầu bạn dùng nhiều loại thuốc khác nhau cho đến khi tìm được loại phù hợp. Một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng tiêu cực đối với bệnh nhân, vì thế bạn nên duy trì mối quan hệ chặt chẽ với bác sĩ và lưu ý kịp thời mọi sự thay đổi tâm trạng tiêu cực hoặc không mong muốn. Đôi lúc bạn có thể chuyển sang dùng thuốc khác để giải quyết vấn đề.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham khảo ý kiến bác sĩ tâm thần về thuốc an thần.
    Nếu thuốc chống trầm cảm không phát huy tác dụng, bác sĩ tâm thần có thể khuyến cáo dùng một trong ba loại thuốc an thần (aripiprazole, quetiapine, risperidone). Ngoài ra bạn có thể áp dụng liệu pháp kết hợp thuốc chống trầm cảm/thuốc an thần (fluoxetine/onanzapine), được phép sử dụng kèm theo thuốc chống trầm cảm tiêu chuẩn. Các loại thuốc này có thể trị trầm cảm nếu thuốc chống trầm cảm không mang lại hiệu quả.[20]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kết hợp dùng thuốc với tâm lý liệu pháp.
    Để tối ưu hiệu quả của thuốc, bạn nên tiếp tục thường xuyên đi khám bác sĩ tâm thần trong khi dùng thuốc.[21]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc đều đặn.
    Thuốc chống trầm cảm cần có thời gian để phát huy tác dụng, vì chúng điều chỉnh cân bằng hóa học bộ não với tốc độ chậm và từ tốn. Nói chung, bạn nên dùng thuốc ít nhất ba tháng để có được tác dụng mong muốn.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 9:

Viết nhật ký

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Viết ra khuôn mẫu tâm trạng của bạn.
    Dùng sổ nhật ký để theo dõi khuôn mẫu ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, sức khỏe, và giấc ngủ. Viết nhật ký cũng giúp bạn xử lý cảm xúc và nhận thức được nguyên nhân gây nên cảm giác hiện tại.[22]
    • Bạn có thể học hỏi từ những người dạy cách viết nhật ký, sách hướng dẫn viết nhật ký và trang web ghi nhật ký trực tuyến nếu bạn cần sử dụng nhiều cấu trúc hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập ghi chép mỗi ngày.
    Bạn nên hình thành thói quen viết lách mỗi ngày, ngay cả khi chỉ dành ra vài phút một ngày. Có những ngày bạn sẽ muốn viết nhiều, trong khi những ngày khác thì lại không có hứng thú để ghi chép. Viết lách sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn tập ghi chép thường xuyên, do đó bạn nên kiên trì và chờ đợi kết quả xảy ra.[23]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Luôn mang theo giấy bút bên mình.
    Bạn sẽ dễ dàng ghi chép nội dung hơn nếu có sẵn bút và sổ bên cạnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng phần mềm ghi chú đơn giản trên điện thoại, máy tính bảng hoặc thiết bị khác hay mang bên người.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ghi chép bất kỳ nội dung nào mà bạn muốn.
    Chỉ cần thả trôi dòng ngôn ngữ và không cần quá lo lắng về ý nghĩa của chúng. Bạn không cần phải quá chăm chút chính tả, ngữ pháp, hoặc văn phong; và không cần quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chia sẻ những thông tin cần thiết.
    Bạn có thể giấu riêng sổ nhật ký nếu muốn. Ngoài ra bạn cũng có thể tiết lộ một số nội dung với gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu cảm thấy hữu ích. Bạn cũng có thể viết blog công khai. Mọi thứ tùy thuộc vào bạn và mức độ thoải mái khi viết nhật ký.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 9:

Thay đổi chế độ ăn uống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ thực phẩm góp phần gây nên trầm cảm.
    Các loại thức ăn chế biến sẵn, chẳng hạn như thịt chế biến sẵn, sô cô la, đồ tráng miệng ngọt, thức ăn chiên, ngũ cốc đã qua xử lý, và sản phẩm sữa có hàm lượng béo cao được biết đến như là yếu tố dẫn đến nhiều triệu chứng trầm cảm hơn.[24]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn nhiều loại thực phẩm có tác dụng ức chế trầm cảm.
    Các nhóm thực phẩm ít gây nên trầm cảm bao gồm trái cây, rau quả, và cá.[25] Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm này để cung cấp dưỡng chất và vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Áp dụng chế độ ăn uống của người Địa Trung Hải.
    Đây là vùng đất được biết đến với kiểu ăn uống chủ yếu là trái cây, rau quả, cá, đậu, rau đậu và dầu ô liu.[26]
    • Chế độ này cũng loại trừ rượu bia gây nên trầm cảm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tăng cường hấp thụ axit béo omega-3 và axit folic.
    Chưa có bằng chứng nào cho rằng việc tăng cường hấp thụ axit béo omega-3 và axit folic có đủ hiệu quả để chữa trị trầm cảm[27], axit béo omega-3 và axit folic có một vài tác dụng cải thiện chứng trầm cảm khi kết hợp với loại hình trị liệu khác.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Theo dõi cách thức ăn uống ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào.
    Bạn nên lưu ý tâm trạng của mình sau vài giờ ăn một số loại thực phẩm cụ thể. Nếu nhận thấy tâm trạng tốt hoặc xấu, bạn nên nhớ lại đã ăn thức ăn gì. Bạn có nhận ra khuôn mẫu đi kèm với một số loại thực phẩm nhất định?
    • Bạn không cần phải ghi chép chi tiết từng loại dưỡng chất nạp vào cơ thể, mà nên tập trung vào loại thực phẩm đã hấp thụ và chúng giúp bạn không rơi vào tình trạng trầm cảm như thế nào.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 9:

Rèn luyện thể chất

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ hoặc huấn luyện viên cá nhân.
    Trước khi rèn luyện thể chất, bạn nên lựa chọn bài tập phù hợp với sở thích, kích cỡ/thể lực, và tiền sử chấn thương (nếu có). Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc huấn luyện viên cá nhân để đánh giá mức độ rèn luyện của bản thân.
    • Chuyên gia cũng giúp bạn xác định bài thể dục nào là an toàn và mang lại niềm vui, và bài nào tạo động lực bắt đầu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bắt đầu chế độ rèn luyện.
    Tập thể dục có tác dụng tăng cường cảm xúc và ngăn ngừa tái phát. Trong một vài thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên, tập thể dục được chứng minh có tác dụng tương tự như thuốc. Các chuyên gia cho rằng việc rèn luyện làm cho cơ thể tăng cường tiết ra chất dẫn truyền thần kinh và nội tiết tố, cũng như điều chỉnh giấc ngủ ổn định.[28]
    • Ưu điểm của việc áp dụng rèn luyện như một hình thức chữa bệnh trầm cảm đó là các hoạt động thể chất chẳng hạn như chạy bộ lại không hề tốn một xu nào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng hệ thống SMART để đặt ra mục tiêu.
    Bạn nên xây dựng mục tiêu theo tiêu chí SMART, là viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Vừa phải), Attainable (Khả thi), Realistic (Thực tế), và Timely (Kịp thời). Làm theo hướng dẫn này và bạn sẽ cảm nhận được hương vị chiến thắng mục tiêu rèn luyện.
    • Bắt đầu với tiêu chí “A” trong SMART để đặt mục tiêu. Bạn nên hình thành mục tiêu khả thi đầu tiên, vì nếu đạt được bạn sẽ trở nên thành công sớm hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tự tin khi đặt cho mình mục tiêu tiếp theo. Nếu không thể thúc đẩy bản thân làm nhiều hơn (chẳng hạn như đi bộ 10 phút), bạn có thể khuyến khích bản thân thực hiện thường xuyên hơn (chẳng hạn như đi bộ 10 phút mỗi ngày trong một tuần, sau đó là một tháng, và cuối cùng là trong suốt cả năm). Khi đó bạn sẽ biết được mình có thể duy trì rèn luyện trong bao lâu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem mỗi buổi tập như là một bước về phía trước.
    Bạn nên cân nhắc mỗi lần tập luyện để cải thiện tâm trạng và suy nghĩ tích cực sẵn sàng thay đổi.[29] Ngay cả hoạt động đi bộ năm phút với tốc độ trung bình cũng tốt hơn là không tập luyện. Bạn nên tự hào về thành tích đạt được, cho dù là lớn hay nhỏ, vì nó sẽ thúc đẩy bạn tiến lên phía trước trên con đường phục hồi cảm xúc.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rèn luyện tim mạch.
    Một số hoạt động như là bơi lội, chạy bộ, hoặc đạp xe là những bài tập hiệu quả trong việc khắc phục chứng trầm cảm. Bạn có thể chọn bài tập rèn luyện tim mạch phù hợp với khớp xương, chẳng hạn như bơi vòng quanh hoặc đạp xe nếu có thể.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tập luyện với bạn bè.
    Trao đổi với bạn bè hoặc người thân về việc tham gia rèn luyện thể chất với bạn. Họ sẽ là tác nhân thúc đẩy bạn tập thể dục ngoài trời hoặc đến phòng tập. Bạn nên giải thích rằng việc thúc đẩy bản thân không phải là điều dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn trân trọng bất kỳ sự hỗ trợ nào.
    Quảng cáo
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 9:

Áp dụng phương pháp điều trị khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
    Một số nghiên cứu cho rằng phơi nắng có tác động tích cực đến cảm xúc. Lý do là vì ảnh hưởng của vitamin D có từ nhiều nguồn khác nhau (không chỉ ánh nắng mặt trời).[30] Bạn không cần phải hoạt động thể chất khi ở ngoài trời; chỉ cần ngồi trên ghế và tận hưởng ánh nắng cũng đủ mang lại hiệu quả.
    • Một số chuyên gia tư vấn kê đơn sử dụng đèn mặt trời cho bệnh nhân trầm cảm sinh sống ở khu vực có ít ánh sáng mặt trời trong mùa đông: loại đèn này có tác dụng tương tự như khi ra ngoài phơi nắng.
    • Nếu chuẩn bị ra ngoài lâu, bạn nên thoa kem chống nắng và mang kính râm để bảo vệ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dành nhiều thời gian ở ngoài trời.
    Bạn có thể làm vườn, đi dạo, và thực hiện một số hoạt động ngoài trời khác để tận hưởng lợi ích. Một vài hoạt động có bao gồm rèn luyện thể chất, nhưng không nhất thiết phải có mục đích tập thể dục.[31] Tận hưởng không khí trong lành và tự nhiên sẽ giúp thả lỏng tâm trí và thư giãn cơ thể.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kiếm hoạt động sáng tạo.
    Người ta tin rằng sự sáng tạo vào trầm cảm có liên quan đến nhau, chẳng hạn như bệnh nhạy cảm ở người sáng tạo. Tuy nhiên, trầm cảm thường xảy ra khi một người không thể nhận ra tiềm năng sáng tạo của họ. Vì thế, bạn nên thường xuyên viết lách, hội họa, nhảy múa hoặc thực hiện một số hoạt động sáng tạo khác.[32]
    Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 9:

Áp dụng phương pháp điều trị thay thế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống Chi Ban.
    Đây là thảo dược thay thế có tác dụng ức chế trầm cảm ở mức độ nhẹ.[33] Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh bất kỳ ảnh hưởng của dịch nha Chi Ban để cải thiện trạng thái tinh thần của con người. Thuốc này có bán tại cửa hàng thực phẩm chức năng tự nhiên.
    • Bạn cần làm theo hướng dẫn liều lượng và tần suât dùng thuốc trên bao bì .
    • Mua chất bổ sung thảo dược từ nhà cung cấp uy tín. Cơ quan quản lý không phải lúc nào cũng kiểm soát chặt chẽ các loại chất bổ sung, do đó mức độ tinh khiết và chất lượng của từng nhà sản xuất sẽ khác nhau.
    • Không dùng Chi Ban với các loại thuốc chống trầm cảm như SSRI. Sự kết hợp này có thể tăng nồng độ serotonin trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
    • Chi Ban có thể giảm tác dụng của thuốc khác nếu uống cùng lúc. Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bao gồm thuốc tránh thai, thuốc kháng vi-rút (chẳng hạn như thuốc điều trị HIV), thuốc chống đông máu (ví dụ như Warfarin), liệu pháp thay thế nội tiết tố, và thuốc ức chế miễn dịch. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu đang dùng thuốc khác.
    • Do thiếu bằng chứng về hiệu quả của dịch nha Chi Ban, một số quốc gia không khuyến cáo sử dụng loại này.
    • Các tổ chức y tế khuyến cáo thận trọng khi dùng thuốc vi lượng đồng căn và khuyến khích nên thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để phối hợp tốt và đảm bảo an toàn khi điều trị.[34]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng chất bổ sung SAMe.
    Một chất bổ sung thay thế khác đó là S-adenosyl methionine (SAMe).[35] Đây là phân tử xuất hiện tự nhiên, và việc thiếu hụt SAMe có thể dẫn đến trầm cảm. Chất bổ sung này có thể sử dụng bằng đường uống, tiêm vào tĩnh mạch, hoặc cơ bắp để tăng nồng độ SAMe.
    • Việc sản xuất SAMe không được tổ chức y tế kiểm soát và hiệu quả cũng như thành phần của mỗi nhà sản xuất là không giống nhau.
    • Tuân theo hướng dẫn liều lượng và tần suất sử dụng trên bao bì.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Châm cứu.
    Đây là phương pháp điều trị cổ truyền y học Trung Hoa sử dụng kim châm vào một số vị trí đặc biệt trên cơ thể để giải phóng năng lượng hoặc điều chỉnh cân bằng trong nội tạng.[36] Bạn có thể lên mạng tìm bác sĩ trị liệu châm cứu hoặc đề nghị bác sĩ giới thiệu.
    • Trao đổi với công ty bảo hiểm y tế nhằm xác định bảo hiểm của bạn có bao gồm phương pháp châm cứu.
    • Bằng chứng về hiệu quả của châm cứu là không giống nhau.[37] Một nghiên cứu cho thấy châm cứu và bình thường hóa protein bảo vệ thần kinh có hiệu quả tương tự Prozac.[38] Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh hiệu quả so với tâm lý liệu pháp.[39] Những nghiên cứu này đã làm tăng độ tin cậy của châm cứu trong việc điều trị trầm cảm, nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm.[40]
    Quảng cáo
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 9:

Điều trị bằng thiết bị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đề nghị bác sĩ chuyên khoa áp dụng phương pháp điều trị bằng xung điện (ECT).
    Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp trầm cảm nặng, người có ý định tự sát mạnh mẽ, ở trong trạng thái rối loạn tâm thần hoặc rối loạn tâm lý ngoài bệnh trầm cảm, hoặc trong trường hợp bệnh nhân không phản ứng với phương pháp điều trị khác .[41] Quá trình điều trị bắt đầu bằng việc gây tê nhẹ, sau đó là gây sốc điện truyền đến bộ não.
    • ECT có tỷ lệ phản ứng cao so với bất kỳ liệu pháp điều trị trầm cảm (70%-90% bệnh nhân phản ứng).[42]
    • Hạn chế của ECT bao gồm dấu hiệu bệnh đi kèm, cũng như tác dụng phụ có thể, chẳng hạn như ảnh hưởng đến tim mạch và nhận thức (ví dụ như mất trí nhớ tạm thời).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng biện pháp kích thích điện từ xuyên sọ (TMS).
    Phương pháp này dùng nam châm từ để kích thích bộ não. Thiết bị này được phép sử dụng cho bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm chính không phản ứng với thuốc.[43], [44]
    • Loại điều trị này cần được thực hiện hằng ngày, khiến cho những người bình thường khó có thể vượt qua.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Áp dụng kích thích dây thần kinh phế vị (VNS).
    Đây là kỹ thuật điều trị tương đối mới, trong đó bao gồm cấy ghép thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị thuộc hệ thần kinh tự chủ. Phương pháp này được cấp phép sử dụng cho bệnh nhân không tương tác thuốc.[45], [46]
    • Dữ liệu liên quan đến hiệu quả của VNS còn hạn chế và có thể xuất hiện tác dụng phụ khi cấy thiết bị y tế vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến thiết bị y tế khác.[47], [48]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng kích thích não sâu (DBS).
    Đây là phương pháp thử nghiệm và chưa được cơ quan y tế chấp thuận. Kỹ thuật này bao gồm cấy ghép thiết bị y tế kích thích phần não có tên gọi “Khu vực 25.”[49]
    • Hiệu quả của DBS còn khá hạn chế.[50] Là phương pháp điều trị thử nghiệm, DBS chỉ được sử dụng trong trường hợp các biện pháp khác đều không phát huy hiệu quả hoặc không phù hợp.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Áp dụng phản hồi thần kinh.
    Mục tiêu của phương pháp điều trị này là “dạy lại” bộ não khi bệnh nhân trầm cảm tạo ra làn sóng hoạt động não.[51] Hình thức mới của phản hồi thần kinh đang được phát triển với sự hỗ trợ của kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI).
    • Phản hồi thần kinh là phương pháp chữa trị tốn kém và cần nhiều thời gian thực hiện. Công ty bảo hiểm có thể không thanh toán gói điều trị này.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một kỹ thuật điều trị có thể không thành công. Khi tiến hành cùng với chuyên gia sức khỏe y tế, bạn không nên chán nản nếu phương pháp đầu tiên hoặc thứ hai không hiệu quả; điều này chỉ đơn giản là bạn nên thử liệu pháp khác.
  • Không dùng thuốc cấm!

Cảnh báo

  • Nếu bạn hoặc người quen có ý định tự tử, bạn cần tìm sự trợ giúp ngay lập tức thông qua số 113 hoặc đến phòng khám gần nhất. Không nên cố gắng thoát suy nghĩ mà không có sự trợ giúp của chuyên gia.

Tham khảo

  1. http://www.nami.org/Content/NavigationMenu/Intranet/Homefront/Criteria_Major_D_Episode.pdf
  2. Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ. Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê, Ẩn bản thứ 5 (DSM-5).
  3. http://www.nami.org/Content/NavigationMenu/Intranet/Homefront/Criteria_Major_D_Episode.pdf
  4. Solomon, Andrew. Quỷ dữ Ban trưa.
  5. Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ. Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê, Ẩn bản thứ 5 (DSM-5).
  6. http://andrewsolomon.com/books/the-noonday-demon/
  7. Solomon, Andrew. Quỷ dữ Ban trưa
  8. Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ. Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê, Ẩn bản thứ 5 (DSM-5).
  9. http://www.dsm5.org/Pages/Default.aspx
  1. http://www.div17.org/about-the-field-of-counseling-psychology/what-is-counseling-psychology/
  2. http://www.div17.org/about-the-field-of-counseling-psychology/counseling-vs-clinical/
  3. http://www.apa.org/news/press/releases/2014/06/prescribe-medications.aspx
  4. http://www.apa.org/helpcenter/choose-therapist.aspx
  5. http://locator.apa.org/
  6. http://www.asppb.net/?page=geninfopublic
  7. http://www.nami.org/Template.cfm?Section=Health_Care_Reform
  8. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/antidepressants/art-20046273
  10. http://abcnews.go.com/Health/MindMoodNews/story?id=6761204&page=1
  11. http://www.plosmedicine.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pmed.1001403
  12. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  13. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4552
  14. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4552
  15. http://bjp.rcpsych.org/content/195/5/408.long
  16. http://bjp.rcpsych.org/content/195/5/408.long
  17. http://dadun.unav.edu/bitstream/10171/4928/1/SUN%2028.pdf
  18. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  19. http://www.apa.org/monitor/2011/12/exercise.aspx
  20. https://www.unm.edu/~lkravitz/Article%20folder/ExerciseMot.pdf
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2908269/
  22. http://www.nydailynews.com/life-style/health/nature-good-medicine-stress-depression-report-article-1.1496476
  23. http://psychcentral.com/library/depression_creativity.htm
  24. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  25. http://www.nimh.nih.gov/health/topics/brain-stimulation-therapies/brain-stimulation-therapies.shtml
  26. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  27. http://www.scientificamerican.com/article/can-acupuncture-treat-depression/
  28. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  29. http://www.scientificamerican.com/article/can-acupuncture-treat-depression/
  30. http://www.reuters.com/article/2013/09/24/us-acupuncture-depression-idUSBRE98N17420130924
  31. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  32. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/electroconvulsive-therapy/basics/definition/prc-20014161
  33. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  34. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  35. http://www.nimh.nih.gov/health/topics/brain-stimulation-therapies/brain-stimulation-therapies.shtml
  36. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  37. http://www.nimh.nih.gov/health/topics/brain-stimulation-therapies/brain-stimulation-therapies.shtml
  38. http://psychiatryonline.org/pb/assets/raw/sitewide/practice_guidelines/guidelines/mdd.pdf
  39. http://www.nimh.nih.gov/health/topics/brain-stimulation-therapies/brain-stimulation-therapies.shtml
  40. http://www.nimh.nih.gov/health/topics/brain-stimulation-therapies/brain-stimulation-therapies.shtml
  41. http://www.nimh.nih.gov/health/topics/brain-stimulation-therapies/brain-stimulation-therapies.shtml
  42. http://www.isnr.net/neurofeedback-info/depression.cfm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 9.749 lần.
Trang này đã được đọc 9.749 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo