Cách để Điều trị ngón chân bị vấp

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mặc dù thường gây khó chịu và đau đớn, nhưng hầu hết các trường hợp chấn thương ngón chân do bị vấp đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, chấn thương ban đầu có vẻ bình thường lại trở thành trầm trọng hơn, ví dụ như gãy ngón chân hoặc giãn dây chằng. Các vấn đề này có nguy cơ gây biến chứng như thoái hóa khớp, do đó việc biết cách nhận biết (và điều trị) ngón chân bị vấp (nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng) có thể là một kỹ năng sơ cứu hữu ích. [1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Phương pháp cơ bản điều trị ngón chân bị vấp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra tình trạng ngón chân ngay lập tức sau chấn thương.
    Bước đầu tiên khi điều trị ngón chân bị vấp là kiểm tra mức độ thương tổn. Cẩn nhận và nhẹ nhàng cởi giày, tất ở bàn chân bị thương. Kiểm tra ngón chân bị thương và cẩn thận không khiến ngón chân bị thương thêm do xử lý mạnh tay (có thể nhờ một người bạn giúp). Quan sát các dấu hiệu sau:
    • Ngón chân "cong" hoặc "lệch"
    • Xuất huyết
    • Móng chân vỡ hoặc bật móng
    • Bầm tím
    • Sưng to và/hoặc thay đổi màu sắc
    • Tùy vào việc ngón chân có dấu hiệu nào (nếu có) mà phương pháp điều trị có thể khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu các khuyến nghị cụ thể dưới đây:
    • Nếu bạn cảm thấy quá đau khi cởi giày và tất thì có thể là do gãy xương hoặc bong gân ngón chân và/hoặc bàn chân. Tình trạng này không nguy hiểm, nhưng bạn vẫn cần đến bác sĩ khám để được điều trị.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm vệ sinh và khử trùng vết trầy xước hoặc rách da.
    Nếu thấy có dấu hiệu rách da ngón chân, bạn cần làm vệ sinh nhanh chóng để tránh nhiễm trùng. Dấu hiệu này bao gồm các vết rách, trầy xước và nứt móng chân. Cẩn thận rửa sạch ngón chân bằng xà phòng và nước ấm. Dùng khăn sạch hoặc khăn giấy nhẹ nhàng thấm khô ngón chân. Sau đó, thoa một ít kem kháng khuẩn lên mọi vết rách trên da. Dùng băng gạc sạch để bảo vệ ngón chân.
    • Thay băng gạc mỗi ngày trong khi ngón chân lành lại.[2]
    • Đọc bài viết Cách để làm vệ sinh vết thương để biết thêm thông tin cụ thể từng bước một.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chườm đá viên để giảm sưng.
    Hầu hết các trường hợp chấn thương do vấp ngón chân ít nhất cũng bị sưng đau một chút. Tình trạng này gây bất tiện, khó cử động và thậm chí dễ bị đau hơn. Rất may mắn là bạn có thể dễ dàng giảm sưng bằng cách chườm lạnh. Có nhiều cách chườm lạnh, ví dụ như dùng túi đá dạng gel, túi đá viên hay thậm chí là túi rau củ đông lạnh chưa mở.
    • Dù dùng thứ gì để chườm lạnh thì bạn cũng nên quấn trong khăn hoặc giẻ trước khi chườm lên da. TUYỆT ĐỐI KHÔNG đặt túi đá viên trực tiếp lên da. Sự tiếp xúc giữa đá viên với da trực tiếp và kéo dài có thể gây thương tổn thêm cho da, khiến chấn thương trở nên nặng hơn.[3]
    • Trong 24 tiếng đầu tiên sau khi ngón chân bị vấp, bạn nên chườm đá khoảng 20 phút mỗi tiếng khi thức. Sau đó, bạn chỉ cần chườm đá 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
    • Đọc bài viết về cách chườm lạnh để biết thêm thông tin chi tiết.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh dồn áp lực lên ngón chân.
    Ngay cả các hoạt động bình thường hàng ngày cũng có thể gây đau đớn nếu bạn đi lại trên ngón chân bị vấp. Để giảm đau và sưng thêm, bạn cần dồn một phần trọng lượng lên gót chân trong khi đứng và đi lại. Tuy nhiên cách này khiến bạn khó giữ thăng bằng, và việc dồn toàn bộ trọng lượng lên gót chân có thể khiến việc đi lại trở nên khó khăn và dần dần gây đau gót chân. Bạn nên cố gắng chỉ giảm áp lực vừa đủ lên ngón chân để tránh đau khi đi lại.
    • Khi dấu hiệu sưng ở ngón chân bị vấp đã giảm, bạn có thể dùng miếng đệm mỏng (ví dụ như đế lót giày dạng gel) để giảm đau khi đi lại.
    • Nếu cơn đau ở ngón chân không giảm sau 1-2 tiếng, bạn nên ngừng các hoạt động thể chất như chơi thể thao trong vài ngày cho đến khi không còn thấy đau.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đảm bảo giày có đủ không gian cho ngón chân.
    Giày ôm chật có thể khiến ngón chân sưng đau bị kích ứng hơn. Nếu có thể, bạn nên chọn đôi giày rộng và thoải mái sau khi bị chấn thương để bảo vệ ngón chân khỏi áp lực. Nếu không có giày để thay, bạn có thể thử nới lỏng dây giày.
    • Giày hở ngón như xăng-đan và dép xỏ ngón là lựa chọn tốt nhất vì chúng không những không dồn áp lực lên đầu ngón chân, hai bên ngón chân mà còn tạo điều kiện cho bạn dễ dàng chườm lạnh, thay băng gạc,…
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Điều trị cơn đau dai dẳng bằng thuốc không kê đơn.
    Nếu cơn đau do ngón chân bị vấp không tự giảm, việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thể là giải pháp tạm thời hiệu quả. Bạn có nhiều lựa chọn. Acetaminophen (Paracetamol) và các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve, Naprosyn) đều được bán đầy đủ ở hầu hết các hiệu thuốc. [4]
    • Đảm bảo tuân thủ toàn bộ hướng dẫn về liều dùng trên bao bì của thuốc. Thuốc không kê đơn cũng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu uống với liều lớn.
    • Không cho trẻ nhỏ uống aspirin.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Hỗ trợ ngón chân bằng cách quấn băng.
    Quấn băng quanh ngón chân bị vấp và ngón chân bên cạnh để tạo ra “người bạn” hỗ trợ cho ngón chân vấp. Bạn có thể đặt miếng bông gòn giữa hai ngón chân để chống ẩm ướt ở vị trí này.
    • Thay bông gòn hàng ngày.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đặc biệt nâng cao ngón chân đau.
    Một cách tuyệt vời khác giúp giảm sưng là nâng ngón chân bị vấp cao hơn thân người khi ngồi hoặc nghỉ ngơi. Ví dụ, bạn có thể dùng vài chiếc gối để nâng cao ngón chân trong khi nằm. Nâng ngón chân sưng cao hơn cơ thể để tim khó bơm máu đến ngón chân. Điều này khiến máu từ từ chảy khỏi khu vực bị sưng và giúp giảm sưng. Mặc dù về cơ bản thì không thể nâng cao ngón chân bị thương khi đứng hoặc đi lại nhưng bạn có thể tận dụng thời gian để làm như vậy bất kỳ khi nào ngồi hoặc nằm trong thời gian dài.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Nhận biết các vấn đề nghiêm trọng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cảnh giác với tình trạng đau và viêm dai dẳng.
    Như đã nêu trong phần giới thiệu, hầu hết các trường hợp ngón chân bị vấp đều không nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn là ngón chân có vẻ không khỏi ngay. Hiện tượng cơn đau không thuyên giảm trong khoảng thời gian đủ để các vết bầm thông thường biến mất có thể là dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn cần được điều trị đặc biệt. Cụ thể, bạn nên theo dõi các dấu hiệu sau: [5]
    • Cơn đau không giảm trong vòng 1-2 tiếng.
    • Cơn đau tái phát mỗi khi dồn áp lực lên ngón chân.
    • Sưng và/hoặc viêm khiến bạn khó đi lại hoặc mang giày trong vài ngày.
    • Thay đổi màu sắc giống như bị bầm nhưng không thuyên giảm trong vòng vài ngày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Theo dõi dấu hiệu gãy ngón chân.
    Ngón chân bị vấp đặc biệt nghiêm trọng thường dẫn đến gãy nứt (gãy xương ngón chân). Trong trường hợp đó, bạn thường cần được chụp X-quang, bó bột hoặc đeo nẹp quấn bàn chân. Dấu hiệu gãy nứt bao gồm:[6]
    • Tiếng "răng rắc" hoặc tiếng "tách" tại thời điểm chấn thương
    • Ngón chân trông có vẻ "cong", "vẹo" hoặc "bị gập"
    • Không thể cử động ngón chân bị thương
    • Đau, viêm và bầm tím kéo dài
    • Lưu ý rằng nhiều trường hợp ngón chân bị gãy không cản trở người bệnh đi lại. Việc có khả năng đi lại không phải là dấu hiệu cho thấy ngón chân không bị gãy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Theo dõi các dấu hiệu tụ huyết dưới da (tụ máu bên dưới móng).
    Một thương tổn khác thường xuất hiện do ngón chân bị vấp là máu dồn tụ dưới móng chân. Áp lực giữa máu tích tụ và móng chân có thể dẫn đến viêm và sưng kéo dài, khiến ngón chân lâu phục hồi và gây khó chịu trong quá trình hồi phục. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể khoan một lỗ nhỏ trên ngón chân để dẫn lưu máu và giảm áp lực. Quy trình này được gọi là phẫu thuật khoan xương.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra dấu hiệu nứt vỡ móng.
    Chấn thương ngón chân khiến một phần hoặc toàn bộ móng bật khỏi giường móng có thể gây đau đớn dữ dội. Mặc dù bạn có thể điều trị tại nhà trong một số trường hợp nhưng việc đi khám sẽ giúp bạn được điều trị nhằm giảm đau, bảo vệ vết thương và chống nhiễm trùng (các phương pháp điều trị có thể không có sẵn tại nhà).
    • Bên cạnh đó, chấn thương nghiêm trọng đến mức gây vỡ móng cũng có thể gây gãy ngón chân hoặc một vấn đề khác cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng.
    Thông thường, bạn có thể chữa lành ngón chân bị vấp tại nhà nhưng vẫn nên luôn theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu thấy dấu hiệu đau, đỏ, sưng tăng dần, tê, nhói ngón chân hoặc sốt, bạn nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nếu chấn thương ngón chân có vẻ nghiêm trọng, bạn nên đi khám.
    Tất cả các vấn đề nêu trên, bao gồm gãy ngón chân, tụ huyết dưới da và nứt móng, đều là lý do mà bạn nên đi khám. Chuyên gia y tế có thể dùng máy chụp X-quang và các thiết bị khác để chẩn đoán vấn đề một cách chính xác. Bên cạnh đó, các bác sĩ và y tá đều được đào tạo để hướng dẫn bạn cách bảo vệ ngón chân trong khi chữa lành. Mặt khác, bạn nên nhớ rằng hầu hết các trường hợp ngón chân bị vấp đều không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, nếu có lý do khiến bạn cho rằng trường hợp của mình là nghiêm trọng thì đừng ngần ngại đi khám.
    • Luôn tuân thủ lời khuyên của bác sĩ thay vì nghe theo lời khuyên trên mạng. Nếu điều bác sĩ nói ngược với điều bạn đọc được trong bài viết này, bạn nên nghe theo lời bác sĩ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tạm ngưng việc đang làm sau khi bị vấp ngón chân, ngay cả khi không có lý do nào cho thấy chấn thương là nghiêm trọng. Tình trạng sưng do ngón chân bị vấp nhẹ có thể khiến ngón chân đó dễ bị vấp một lần nữa.
  • Nguyên nhân khiến bạn khó xác định ngón chân bị vấp có nghiêm trọng hay không là do bàn chân có các mút thần kinh nhạy cảm. Nói cách khác, thậm chí chấn thương nhẹ ở ngón chân có thể đau giống như chấn thương nghiêm trọng.[8] Vì vậy, bạn đặc biệt cần theo dõi các dấu hiệu chấn thương nghiêm trọng sau khi vấp ngón chân.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 133.654 lần.
Trang này đã được đọc 133.654 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo