Cách để Kích thích Gây Nôn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn đừng bao giờ kích thích gây nôn, trừ khi có sự chỉ dẫn của chuyên viên y tế, chẳng hạn như người trực đường dây nóng chống độc. Nếu người bị ngộ độc không thở, lơ mơ, kích động hoặc co giật, bạn cần gọi ngay số 115 hoặc dịch vụ cấp cứu ở địa phương.[1] Nếu ở Mỹ, bạn cũng có thể gọi U.S. Poison Help Hotline (đường dây nóng chống độc) số 1-800-222-1222 và tuân theo chính xác các hướng dẫn. Lưu ý rằng bạn không bao giờ nên kích thích gây nôn với các lý do không thuộc trường hợp cấp cứu y tế, chẳng hạn như để kiểm soát cân nặng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tìm sự chăm sóc y tế cho trường hợp ngộ độc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhanh chóng liên hệ với trung tâm chống độc.
    Không có lý do gì để bạn kích thích gây nôn tại nhà. Nếu bạn hoặc một người nào đó bên cạnh bạn nghi ngờ bị ngộ độc, bạn cần gọi đường dây nóng chống độc số 1-800-222-1222 (ở Mỹ). Số điện thoại này sẽ kết nối đến trung tâm kiểm soát chất độc, nơi có các chuyên viên sẽ cho bạn lời khuyên miễn phí và được bảo mật.[2]
    • Gọi số điện thoại này bất cứ lúc nào để hỏi bất cứ điều gì về ngộ độc và phòng chống độc.
    • Ở các quốc gia khác, bạn hãy tìm số điện thoại của đường dây nóng chống độc của quốc gia đó và gọi ngay lập tức. Ví dụ, số điện thoại cần gọi ở Australia là 13 11 26. Ở Việt Nam, bạn có thể gọi số cấp cứu 115 hoặc 114 để được hướng dẫn cách xử lí.
    • Người ta có thể bị ngộ độc vì hóa chất, uống thuốc quá liều, thậm chí ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó. Nếu nghi ngờ mình hoặc ai đó có thể đã bị ngộ độc, bạn đừng chần chừ mà hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tuân theo chính xác các hướng dẫn của trung tâm chống độc.
    Nhân viên ở đó sẽ hỏi bạn về những thứ đã nuốt phải cũng như các triệu chứng. Nếu họ hướng dẫn bạn đến phòng cấp cứu, bạn cần làm theo ngay lập tức.[3]
    • Xin nhắc lại, không kích thích gây nôn nếu không được chỉ định làm như vậy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đem theo vật đựng chất nghi ngờ gây ngộ độc.
    Nếu bạn nghi ngờ một chất nào đó có thể là nguyên nhân gây ngộ độc, chẳng hạn như một chai thuốc, hãy đem theo khi đi cấp cứu. Điều này sẽ cung cấp cho các nhân viên y tế các thông tin quý giá để cứu chữa cho nạn nhân.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tránh các phương pháp tiềm ẩn nguy hiểm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh dùng thuốc gây nôn trừ khi có chỉ định.
    Các loại thuốc gây nôn không kê toa hoặc các thuốc có thể gây nôn đều nên tránh, trừ khi có chuyên viên y tế chỉ định uống như một giải pháp cuối cùng. Ví dụ như thuốc xi-rô Ipecac từng được dùng phổ biến để gây nôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các loại thuốc như vậy có thể gây biến chứng trong việc điều trị ngộ độc. Thuốc ipecac hiện không còn được sản xuất để bán như thuốc không kê toa nữa.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không uống nước muối.
    Nước muối là một liệu pháp gây nôn tại nhà đã có từ xưa, tuy nhiên phương pháp này thực sự có thể gây nguy hại cho nạn nhân bị ngộ độc. Đó là vì nước muối có thể đẩy các chất độc vào đường tiêu hóa sâu hơn và đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất độc trong quá trình tiêu hóa.[6]
    • Hơn nữa, việc uống một lượng lớn nước muối có thể gây các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thận trọng khi dùng các liệu pháp tại nhà.
    Các phương pháp gây nôn tại nhà bao gồm uống mù tạt hoặc trứng sống, hoặc ăn một lượng lớn thức ăn. Tính an toàn và hiệu quả của các phương pháp này chưa được kiểm chứng. Ví dụ như, cách ăn thật nhiều để gây nôn thực ra có thể đẩy nhanh quá trình hấp thu chất độc.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh sử dụng các chất tiềm ẩn nguy cơ gây hại.
    Có một số chất có thể gây nôn nhưng không được khuyến khích sử dụng. Các chất này bao gồm than hoạt tính, atropine, biperiden, diphenhydramine, doxylamine, scopolamine, đồng sulphate, cỏ rễ máu, cồn thuốc lobelia, và nước ô xy già.[8]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Những việc cần làm tiếp theo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Súc miệng sau khi nôn.
    Trong miệng bạn sẽ có vị khó chịu sau khi nôn. Để loại bỏ dư vị này, bạn hãy súc miệng với lượng nước cần thiết.[9]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không đánh răng.
    Việc đánh răng ngay sau khi nôn có thể làm hại men răng. Đó là vì chất a-xít dạ dày có tính ăn mòn có thể trào lên miệng khi nôn.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiếp tục làm theo hướng dẫn của trung tâm chống độc, tuân theo mọi chỉ dẫn của họ.
    Có lẽ họ sẽ bảo bạn uống nước nhưng có thể khuyên bạn khoan ăn hoặc uống trong một thời gian. Nếu họ chỉ dẫn bạn đến bệnh viện, hãy làm theo lời khuyên, cho dù bạn nghĩ rằng mình đã nôn ra gần hết những thứ gây khó chịu trong dạ dày.[11]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Các chuyên viên y tế có thể khuyên bạn nên kích thích gây nôn nếu bạn nuốt phải: thực vật độc, methanol, hóa chất chống đông, một số loại thuốc trừ sâu hoặc thủy ngân.
  • Họ cũng có thể khuyên bạn gây nôn sau khi uống quá liều một số loại thuốc nhất định, ví dụ như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine hoặc thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện.
  • Cuối cùng, họ có thể chỉ định gây nôn trong trường hợp dị ứng thức ăn.

Cảnh báo

  • Nếu bạn thường xuyên kích thích nôn như một cách để giảm cân hoặc ăn uống vô độ và sau đó gây nôn để tống thức ăn ra ngoài cơ thể, có khả năng là bạn mắc chứng rối loạn ăn uống gọi là chứng ăn – ói. Tình trạng nôn dài ngày có thể gây mất nước, làm hư hại men răng hoặc tổn thương thực quản vĩnh viễn. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng rối loạn ăn uống như chứng ăn – ói, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ ngay lập tức.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Daniel Wozniczka, MD, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Daniel Wozniczka, MD, MPH. Tiến sĩ Wozniczka là bác sĩ nội khoa tại Chicago, với kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại vùng Hạ Sahara Châu Phi, Đông Âu và Đông Nam Á. Ông đã hoàn thành bằng thạc sĩ tại Đại học Jagiellonia năm 2014, đồng thời có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Thạc sĩ về Sức khỏe Cộng đồng của Đại học Illinois tại Chicago. Bài viết này đã được xem 78.574 lần.
Trang này đã được đọc 78.574 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo