Cách để Lấy dằm dưới móng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dằm là các “dị vật” bằng cách nào đó đâm vào da và nằm lại dưới da. Đa số các trường hợp là dằm gỗ, nhưng đôi khi cũng có dằm kim loại, thủy tinh và một số loại nhựa. Thông thường bạn có thể tự lấy được dằm ra khỏi da, nhưng nếu dằm nằm sâu trong da, đặc biệt là ở những chỗ khó xoay xở, có thể bạn cần nhờ bác sĩ giúp lấy ra.[1] Dằm nằm bên dưới móng tay hoặc móng chân có thể rất đau và khó xử lý, nhưng có vài phương pháp mà bạn có thể cân nhắc thực hiện tại nhà.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Lầy dằm bằng nhíp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định xem bạn có cần đến bác sĩ không.
    Trường hợp dằm nằm sâu dưới móng hoặc đã bắt đầu bị nhiễm trùng, có thể bạn cần đến bác sĩ để lấy dằm ra. Bạn sẽ biết rằng chỗ dằm đâm vào bị nhiễm trùng nếu vẫn đau sau vài ngày, và vùng da xung quanh bị sưng hoặc đỏ.[2]
    • Nếu chiếc dằm gây chảy máu nhiều, bạn cần đến phòng cấp cứu để xử lý.
    • Nếu dằm nằm sâu dưới móng đến mức không thể tự lấy ra được, hoặc nếu vùng da xung quanh chiếc dằm bị nhiễm trùng, bạn hãy hẹn với bác sĩ để đến khám. Bác sĩ có thể giúp bạn lấy dằm ra và kê toa thuốc kháng sinh.
    • Đa phần các trường hợp, bác sĩ sẽ gây tê để giảm đau khi lấy dằm ra.
    • Hiểu rằng bác sĩ có thể cắt một phần hoặc toàn bộ móng để loại bỏ hoàn toàn chiếc dằm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tự lấy dằm ra.
    Nếu định tự lấy dằm ra tại nhà, bạn sẽ cần một chiếc nhíp (vì chiếc dằm có lẽ sẽ quá nhỏ nên không thể dùng ngón tay kẹp vào lấy ra được). Nếu chiếc dằm nằm sâu bên dưới móng và không có đoạn nào nhô ra khỏi da, có thể bạn cũng cần dùng kim để khều ra.[3]
    • Khử trùng tất cả các dụng cụ bạn định dùng để loại bỏ dằm. Bạn có thể khử trùng nhíp và kim bằng cồn tẩy rửa hoặc nước sôi.
    • Rửa tay trước khi chạm vào bất cứ dụng cụ nào đã được khử trùng.
    • Rửa da và móng bị dằm đâm vào trước khi xử lý để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu thấy khó rửa bằng nước và xà phòng, bạn cũng có thể dùng cồn tẩy rửa.
    • Nếu móng dài, có thể bạn cần cắt bớt móng bị dằm đâm vào trước khi thử lấy ra. Như vậy bạn cũng sẽ nhìn thấy rõ hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng nhíp để kéo chiếc dằm ra.
    Tìm nơi có đủ ánh sáng để nhìn rõ chỗ bị dằm đâm vào. Dùng nhíp kẹp đầu chiếc dằm nhô ra ngoài. Khi đã kẹp chặt chiếc dằm, bạn sẽ kéo ra khỏi da theo đúng hướng đâm vào của chiếc dằm.[4]
    • Dằm nằm dưới da có thể bao gồm nhiều mảnh gỗ, thủy tinh, v.v.., hoặc có thể gãy khi bạn cố gắng lấy ra khỏi da. Nếu không tự lấy được hết dằm, có thể bạn cần đến bác sĩ để loại bỏ tất cả các mảnh vụn còn sót.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng kim xử lý những chiếc dằm nằm chìm hoàn toàn dưới móng.
    Một số trường hợp dằm nằm sâu dưới móng và không có phần nào nhô ra khỏi bề mặt da. Kiểu dằm như thế này khá khó xử lý, nhưng bạn có thể thử dùng kim khều ra một phần chiếc dằm để dùng nhíp kẹp vào.[5]
    • Bất cứ loại kim khâu cỡ nhỏ nào cũng có thể dùng được. Bạn nhớ khử trùng kim trước khi sử dụng.
    • Ấn kim vào dưới móng, về phía đầu chiếc dằm và khều đầu chiếc dằm ra.
    • Nếu có thể khều ra được một phần chiếc dằm, bạn hãy dùng nhíp kẹp vào và kéo chiếc dằm theo đúng hướng mà nó đâm vào.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa kỹ chỗ bị dằm đâm vào.
    Sau khi lấy ra được một phần hoặc toàn bộ chiếc dằm, bạn hãy rửa vùng da thật sạch bằng xà phòng và nước. Sau khi rửa xong, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh (chẳng hạn như Polysporin) để ngăn ngừa nhiễm trùng.[6]
    • Bạn cũng nên băng vết thương bị chảy máu hoặc ở vị trí dễ bị nhiễm trùng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Áp dụng các phương pháp khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngâm chỗ bị dằm đâm vào trong nước ấm và muối nở.
    Bạn có thể “trục xuất” những chiếc dằm nằm sâu dưới móng hoặc quá nhỏ để dùng nhíp kẹp bằng cách dùng nước ấm và muối nở.[7]
    • Ngâm ngón tay trong nước ấm pha với một thìa canh muối nở. Có thể bạn cần thực hiện cách này mỗi ngày hai lần để đạt được hiệu quả.
    • Liệu pháp này có thể phải áp dụng vài ngày mới có thể đẩy được chiếc dằm lên bề mặt da đủ để dùng nhíp kẹp hoặc để chiếc dằm tự rơi ra.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng băng dính để loại bỏ dằm.
    Một lựa chọn khác mà bạn có thể cân nhắc là dùng băng dính. Phương pháp này khá đơn giản: dán băng dính lên phần nhô ra ngoài của chiếc dằm và nhanh tay lột băng dính lên.[8]
    • Bạn có thể dùng loại băng dính nào cũng được, nhưng băng dính trong sẽ cho phép bạn nhìn rõ chiếc dằm hơn.
    • Có thể bạn cần cắt ngắn móng để dễ tiếp cận chiếc dằm hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng sáp tẩy lông.
    Những chiếc dằm quá nhỏ có thể rất khó lấy ra bằng nhíp. Một lựa chọn khác để loại bỏ những chiếc dằm kiểu này nằm dưới móng là dùng sáp tẩy lông. Sáp có kết cấu dẻo và dính nên dễ bao bọc quanh phần chiếc dằm nhô ra ngoài.[9]
    • Có lẽ bạn phải cắt ngắn móng để dễ tiếp cận chiếc dằm hơn.
    • Phết sáp nóng vào vùng xung quanh chiếc dằm. Nhớ phủ hoàn toàn đầu dằm nhô ra ngoài.
    • Đắp một miếng vải lên trên lớp sáp trước khi sáp khô.
    • Cầm chặt đầu miếng vải và kéo lên thật nhanh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử dùng “thuốc mỡ đen” để loại bỏ dằm.
    Còn gọi là ‘"thuốc mỡ ichthammol," thuốc mỡ đen có thể được dùng để loại bỏ dằm dưới móng. Bạn có thể mua loại thuốc này ở hiệu thuốc (hoặc mua trên mạng). Thuốc mỡ có tác dụng làm mềm da xung quanh chiếc dằm, từ đó giúp đẩy chiếc dằm ra ngoài một cách tự nhiên.
    • Có thể bạn cần cắt bớt một phần hoặc toàn bộ móng bị dằm đâm vào để tiếp cận chiếc dằm dễ dàng hơn.
    • Phương pháp này cũng hiệu quả khi áp dụng cho trẻ em nhờ ít gây đau và ít khó chịu.
    • Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ lên chỗ dằm đâm vào.
    • Dùng băng quấn hoặc phủ lên vết thương trong 24 tiếng. Thuốc mỡ đen có thể làm bẩn vải (quần áo và ga trải giường), vì vậy bạn nên che kín vùng bôi thuốc để thuốc khỏi ngấm ra ngoài.
    • Tháo băng sau 24 tiếng để quan sát chiếc dằm.
    • Mục đích của việc bôi thuốc mỡ là đẩy chiếc dằm ra một cách tự nhiên. Nếu chiếc dằm vẫn không ra được sau 24 tiếng nhưng đã dễ tiếp cận hơn, bạn có thể dùng nhíp để lấy dằm ra.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm hỗn hợp bột nhão bằng muối nở.
    Tự làm hỗn hợp muối nở là một lựa chọn khác để thay thế cho thuốc mỡ đen. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn chỉ nên áp dụng cách này nếu tất cả các cách trên đều không công hiệu, vì hỗn hợp muối nở cũng có thể gây sưng và khiến khó lấy dằm ra hơn.
    • Có thể bạn cần cắt một phần hoặc toàn bộ móng bị dằm đâm vào để có thể dễ tiếp cận chiếc dằm hơn.
    • Trộn ¼ thìa cà phê muối nở với nước cho đến khi tạo thành bột nhão.
    • Phết bột lên chỗ có dằm, sau đó đắp hoặc quấn băng xung quanh.
    • 24 tiếng sau, bạn có thể tháo băng và kiểm tra chiếc dằm.
    • Có lẽ hỗn hợp này là đủ để đẩy chiếc dằm lên một cách tự nhiên. Nếu sau 24 tiếng mà chưa thể xử lý chiếc dằm, bạn hãy đắp lớp bột khác và chờ 24 tiếng nữa.
    • Nếu chiếc dằm nhô ra ngoài đủ để kẹp nhíp, lúc này bạn có thể dùng nhíp để lấy chiếc dằm ra.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Có một tình trạng gọi là “xuất huyết mảnh vụn” xảy ra dưới móng tay và móng chân, không do dằm gây ra và cũng không liên quan đến dằm. Tình trạng này được gọi là “xuất huyết mảnh vụn” vì móng tay nhìn như có hình một chiếc dằm trong đó.[10] Hiện tượng này thường xảy ra do bệnh viêm van tim hoặc bị chấn thương ở phần thịt dưới móng.
  • Nói chung, dằm có chất liệu hữu cơ (như gỗ, gai, v.v…) thường gây nhiễm trùng nếu không được lấy ra khỏi da. Trong khi đó, dằm có chất liệu vô cơ (như thủy tinh hoặc kim loại) không gây nhiễm trùng khi nằm dưới da.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 36.918 lần.
Trang này đã được đọc 36.918 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo