Cách để Loại bỏ dằm đâm sâu trong da

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bị dằm đâm vào da là nỗi phiền toái với cả trẻ em và người lớn. Chiếc dằm thường gây đau đớn, khó chịu và đôi khi nhiễm trùng. Các loại dằm phổ biến nhất là gỗ, thủy tinh hoặc kim loại.[1] Một số trường hợp có thể lấy dằm ra tại nhà bằng các dụng cụ đơn giản hoặc kết hợp vài dụng cụ, nhưng các mảnh dằm nằm sâu hơn trong da có thể cần đến kỹ thuật phức tạp hơn hoặc nhờ sự trợ giúp y tế.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Dùng công cụ để loại bỏ dằm nằm sâu trong da

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử dùng nhíp.
    Nếu một phần mảnh dằm nhô lên trên bề mặt da, bạn hãy thử dùng nhíp để lấy nó ra. Chọn loại nhíp có đầu răng cưa bên trong. Kẹp chặt đầu dằm và từ từ kéo ra.
    • Khử trùng nhíp trước khi sử dụng. Dùng cồn hoặc giấm lau nhíp, đun sôi trong nước vài phút hoặc hơ trên lửa khoảng 1 phút.
    • Rửa tay trước khi cố gắng lấy dằm ra.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng bấm móng tay để xử lý dằm lớn.
    Nếu chiếc dằm dày và khó gãy thì bạn có thể thay thế nhíp bằng dụng cụ bấm móng tay khử trùng. Nếu chiếc dằm cắm vào chỗ da dày và ở một góc khó xử lý, bạn hãy bấm một chút lớp da ngoài cùng để quan sát và xử lý dễ dàng hơn – bạn sẽ không thấy đau nếu đó là vùng da dày và không nhạy cảm, chẳng hạn như gót chân.
    • Cắt da theo chiều song song với chiều của chiếc dằm.
    • Không bấm quá sâu để tránh chảy máu. Vết thương sâu sẽ làm tăng rủi ro nhiễm trùng.[2]
    • Khi sử dụng bấm móng tay hoặc nhíp, bạn nên dùng tay thuận nếu có thể (điều này là không thể nếu chiếc dằm nằm ở tay thuận), để dễ điều khiển và xử lý khéo léo hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng kim để khơi cho chiếc dằm long ra.
    Nếu chiếc dằm nằm sâu dưới da, bạn có thể dùng kim hoặc đinh ghim khử trùng để khơi một phần chiếc dằm lên bề mặt da. Châm một lỗ nhỏ vào da bên trên đầu dằm gần bề mặt da nhất. Cố gắng dùng đầu kim nhấc dằm lên để có thể dùng nhíp hoặc dụng cụ bấm móng tay kẹp lại.
    • Đừng cố dùng kim khơi toàn bộ chiếc dằm nằm sâu trong da – bạn có thể làm tổn thương thêm và chiếc dằm có nguy cơ bị gãy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc dùng thuốc mỡ.
    Thuốc mỡ là một chất sát trùng giúp lấy những chiếc dằm nằm sâu trong da bằng cách bôi trơn và để chúng “trôi” ra.[3] Bôi thuốc mỡ lên vết thương, chờ khoảng 1 ngày để chiếc dằm được đẩy ra. Trong thời gian đó bạn nên băng lại. Bạn cần kiên nhẫn trong lúc chờ đợi thuốc mỡ phát huy tác dụng.
    • Một nhãn hiệu thông dụng là Ichthammol (thuốc mỡ đen), có bán tại các hiệu thuốc không cần toa bác sĩ.
    • Thuốc mỡ có cảm giác nhờn và đôi khi có mùi khó chịu.
    • Trong đa số trường hợp, thuốc mỡ chỉ có thể đẩy dằm lên bề mặt da – bạn vẫn phải dùng nhíp nhổ dằm ra.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử dùng muối nở xử lý vết thương.
    Muối nở không những chỉ là chất sát trùng tốt mà còn giúp máu chảy chậm lại và kéo chiếc dằm lên sát bề mặt da.[4] Nếu chiếc dằm là mảnh thủy tinh, kim loại hoặc nhựa, bạn hãy ngâm vết thương đến khoảng 1 tiếng trong chậu nước ấm pha vài thìa cà phê muối nở. Nếu là dằm gỗ, bạn có thể làm hỗn hợp bột nhão muối nở với một chút nước và đắp lên vết thương. Băng lại và để qua đêm.
    • Bạn sẽ cần dùng nhíp hoặc dụng cụ bấm móng tay để lấy chiếc dằm ra khỏi da.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Chăm sóc vết thương sau khi lấy dằm ra

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cầm máu.
    Nếu vết thương chảy máu sau khi lấy dằm ra, bạn hãy dùng bông gòn ép lên vết thương. Giữ yên vài phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sát trùng vết thương.
    Sau khi loại bỏ chiếc dằm, bạn cần chú ý làm vệ sinh các vết đâm nhỏ. Rửa bằng nước ấm và xà phòng, sau đó dùng khăn sạch thấm khô và lau bằng bông tẩm cồn. Cồn là chất sát trùng rất tốt, nhưng giấm trắng, i-ốt và ô xy già cũng có hiệu quả.[5]
    • Nếu không có bông tẩm cồn, bạn có thể dùng tăm bông sạch và nhúng vào cồn để lau vết thương.
    • Bạn sẽ thấy xót khi thoa cồn, nhưng cảm giác xót chỉ kéo dài trong chốc lát.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thoa thuốc mỡ kháng sinh.
    Thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin có tác dụng chống nhiễm trùng. Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ lên vết thương đã sát trùng. Bạn có thể mua kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh ở bất cứ hiệu thuốc nào gần nhà.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Băng vết thương.
    Sau khi rửa và sát trùng, bạn nên để vết thương khô hẳn. Dùng băng cá nhân băng lại để tránh bị kích ứng và bụi đất. Bạn có thể tháo băng ra sau một hoặc hai ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Thận trọng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh bóp nặn dằm.
    Có lẽ hành động này là bản năng đầu tiên của bạn, nhưng đừng bóp nặn xung quanh mép vết thương để cố đẩy dằm ra. Việc này rất ít khi có tác dụng, hơn nữa bạn còn có thể làm gãy chiếc dằm và gây thêm tổn thương.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ cho dằm gỗ khô ráo.
    Nếu là dằm gỗ, bạn cần giữ cho chiếc dằm không bị ướt. Dằm gỗ có thể bị mủn khi bạn kéo nó ra và để lại nhiều mảnh nhỏ hơn nằm sâu trong da.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa tay sạch khi lấy dằm ra.
    Đừng để vết thương nhỏ bị nhiễm trùng. Tương tự như các dụng cụ phải sát trùng, bạn cũng cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào vết thương. Xoa xà phòng diệt khuẩn ít nhất 30 giây và rửa thật sạch.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lấy chiếc dằm ra nguyên vẹn.
    Đảm bảo không làm gãy hoặc để lại bất cứ mảnh vụn nào trong da, vì điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.[7] Nhớ kéo chiếc dắm ra theo đúng góc độ khi nó đâm vào để giảm rủi ro làm gãy. Hiếm khi nào chiếc dằm đâm vào da ở góc 90°.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng.
    Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra với bất cứ loại dằm nào, bất cứ vùng da nào và ở bất cứ độ sâu nào, do đó bạn nên theo dõi trong vài ngày sau khi lấy dằm ra. Các dấu hiệu nhiễm trùng thông thường bao gồm sưng, đỏ, đau, mưng mủ, cảm giác tê và nhói lâm râm xung quanh vết thương.[8]
    • Các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn biểu hiện trên toàn cơ thể, bao gồm sốt, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, đau nhức mình, đau đầu và mê sảng. Trường hợp này cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Biết khi nào cần tìm sự trợ giúp y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm sự chăm sóc y tế nếu các liệu pháp tại nhà đều không thành công.
    Nếu không thể lấy dằm ra dù đã cố gắng dùng các phương pháp tại nhà, bạn cần đến bác sĩ trong vòng vài ngày để được giúp lấy dằm ra. Đừng để chiếc dằm nằm lại trong da.[9]
    • Nếu chiếc dằm bị gãy hoặc vỡ, bạn cần đến bác sĩ để được gắp các mảnh vụn ra.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm sự trợ giúp y tế đối với các vết thương sâu hoặc chảy nhiều máu.
    Bạn cần phải đến bác sĩ nếu chiếc dằm khiến vết thương vẫn chảy máu không ngừng sau khi đã ép được 5 phút. Trường hợp này có thể cần phải lấy dằm ra bằng dụng cụ chuyên dụng.[10]
    • Nếu cần phải dùng dao mổ để lấy chiếc dằm ra khỏi da, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê tại chỗ để làm tê vùng da trước khi thực hiện.
    • Các vết thương lớn có thể phải khâu để khép miệng sau khi chiếc dằm đã được lấy ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp bác sĩ để xử lý dằm dưới móng.
    Nếu dằm đâm sâu dưới móng tay hay móng chân thì có thể bạn sẽ không thể tự lấy ra được. Bạn có thể sẽ gây tổn thương thêm nếu cố làm việc này. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần móng của bạn một cách an toàn và rút chiếc dằm ra.[11]
    • Móng tay sau đó sẽ mọc ra bình thường.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gọi cấp cứu nếu dằm đâm vào mắt hoặc gần mắt.
    Nếu có bất cứ thứ gì lọt vào mắt, bạn cần che mắt bị thương lại và gọi cấp cứu ngay lập tức. Không cố lấy dị vật ra – bạn có thể gây tổn thương cho mắt và làm tổn hại thị lực. Cố gắng nhắm cả hai mắt cho đến khi có sự giúp đỡ để cho mắt bị thương càng ít cử động càng tốt.[12]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Dằm gỗ, gai và các bộ phận khác của cây cối gây kích ứng và viêm nhiều hơn dằm thủy tinh, kim loại hoặc nhựa.[13]
  • Sử dụng kính lúp nếu chiếc dằm quá nhỏ và khó nhìn thấy. Nhờ ai đó cầm hộ kính lúp nếu bạn thấy khó khăn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Anthony Stark, EMR
Cùng viết bởi:
Phản ứng viên khẩn cấp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Anthony Stark, EMR. Anthony Stark là nhân viên cấp cứu y tế được chứng nhận tại British Columbia. Ông hiện đang làm việc cho Dịch vụ xe cứu thương British Columbia. Bài viết này đã được xem 85.878 lần.
Trang này đã được đọc 85.878 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo