Cách để Đối phó với chứng chán ăn tâm thần

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chán ăn tâm thần là một chứng rối loạn ăn uống có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn đang tìm cách đối phó với chứng chán ăn tâm thần chớm phát, hãy tìm sự giúp đỡ của chuyên gia sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như nhà trị liệu tâm lý. Trong lúc tìm kiếm sự hỗ trợ, có một số việc mà bạn có thể làm để xử lý các cảm giác của mình.[1] Trước đây, chỉ những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 17.5 trở xuống mới được chẩn đoán là mắc chứng chán ăn tâm thần. Nếu BMI của bạn cao hơn 17.5, bạn sẽ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn với tên gọi “Các rối loạn ăn uống chuyên biệt khác”.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Cải thiện nhận thức về vóc dáng của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rằng chứng chán ăn thường là hậu quả của các cảm xúc tiêu cực.
    Nỗi khát khao có thân hình mảnh mai có thể dẫn đến lo âu và lối suy nghĩ tai hại. Tình trạng này đôi khi là do di truyền, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng những suy nghĩ như vậy sẽ làm tổn hại đến nhận thức về hình thể và cả cơ thể của bạn.
    • Các cảm xúc tiêu cực mà bạn có thể trải qua bao gồm buồn phiền, tức giận, lo lắng, bất an, và các cảm xúc tương tự.
    • Bạn có thể nhận thấy mình có nỗi sợ hãi khủng khiếp về việc tăng cân và nỗi khao khát giảm cân mãnh liệt. Các cảm giác này là triệu chứng của bệnh chán ăn. Hãy cố gắng nhắc nhở bản thân rằng những ý nghĩ đó bắt nguồn từ căn bệnh này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngừng so sánh vóc dáng của bạn với những người khác.
    Khi nhận thấy mình đang ngưỡng mộ thân hình của ai đó và so sánh với bản thân, bạn hãy cố xua tan ngay ý nghĩ đó. Đây là hành vi bộc phát bị chi phối bởi cảm giác lo lắng và bất an, một sự thôi thúc do bệnh chán ăn gây ra. Hãy nhận ra bản chất của nó – đó là những ý nghĩ và cảm giác xuất phát từ chứng chán ăn.
    • Khi bắt gặp mình đang đánh giá vóc dáng của mọi người hoặc so sánh vẻ ngoài của họ với bản thân bạn, hãy tự ngăn mình lại. Tự nhủ rằng bạn nên chấp nhận những người khác bất kể thân hình của họ như thế nào, và hãy chấp nhận bản thân mình như vốn có.
    • Hãy nghĩ về bạn bè và gia đình của mình. Hẳn là bạn yêu thương và quan tâm đến họ bất kể họ có kích thước và vóc dáng như thế nào. Tình yêu của bạn dành cho những người thân không liên quan đến kích thước của họ, và tình yêu của họ dành cho bạn cũng vậy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh xa các trang web ủng hộ chứng chán ăn và các nội dung không lành mạnh trên internet.
    Internet có thể là nguồn tuyệt vời cung cấp các thông tin chính xác, các nguồn lực và sự hỗ trợ cho những người mắc rối loạn ăn uống, nhưng trên đó cũng có những nội dung không lành mạnh, tác hại và kích động, củng cố những quan niệm lệch lạc về hình thể và dẫn đến những tiêu chuẩn phi thực tế. Bạn hãy tránh xa các trang web này để dễ đối phó với cảm giác của bản thân hơn.[2][3]
    • Ngay cả các mạng truyền thông xã hội cũng có thể góp phần tác động đến cảm xúc của bạn. Có thể bạn cần giảm tiếp xúc hoặc cắt đứt hoàn toàn với mạng xã hội một thời gian.
    • Có lẽ bạn cũng nên tránh các ứng dụng và trang web thể hình, vì những trang web này cũng là yếu tố kích thích với một số người.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận diện những yếu tố khiến bạn muốn trở nên chán ăn.
    Có thể bạn muốn chán ăn hoặc bắt đầu các hành vi dẫn đến chán ăn là do bị cám dỗ bởi những hình ảnh không lành mạnh về cơ thể, thói quen ăn uống và các tình huống cổ xúy cho vóc dáng cực gầy. Bạn cần nhận biết điều gì thôi thúc bạn muốn như vậy để biết các tình huống cần tránh.[4] Sau đây là một số câu hỏi có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn đến ý muốn chán ăn:
    • Bạn có một nhóm bạn luôn bị ám ảnh bởi lượng calo nạp vào? Nếu vậy, có thể là bạn đã bị ảnh hưởng từ những người bạn đó. Hãy cố gắng bớt thời gian ở bên cạnh họ hoặc yêu cầu họ đừng luôn nhắc đến calo như vậy.[5][6]
    • Một người thân trong gia đình bạn thường bình phẩm về cơ thể hoặc cân nặng của bạn? Hoặc thuở nhỏ bạn thường nghe những lời nhận xét như vậy của mọi người về mình? Những lời bình phẩm hoặc hành vi bắt nạt mà bạn phải chịu đựng cần phải được nhận diện và trao đổi với chuyên gia tâm lý. Hãy trao đổi với mọi người về vấn đề này và cảm giác mà nó gây ra cho bạn. Bạn cũng nên tâm sự với một người khác trong gia đình để có người luôn ủng hộ mình.[7]
    • Bạn có sở thích đọc các tạp chí thời trang hoặc xem các buổi trình diễn tôn vinh dáng vóc mình hạc xương mai? Nếu vậy, bạn hãy ngừng theo dõi một thời gian. Hãy nhớ rằng những hình ảnh này đã được chỉnh sửa bằng Photoshop, và thực sự thì các người mẫu đó ngoài đời trông không giống như vậy.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm bạn bè có cái nhìn lành mạnh về hình thể của họ và chế độ ăn.
    Thái độ của bạn bè về thức ăn và vóc dáng của họ có thể ảnh hưởng đến nhận thức và thói quen ăn uống của chính bạn. Hãy cố gắng tìm bạn bè có cái nhìn tích cực về vóc dáng của mình, có thái độ lành mạnh về thức ăn, cân nặng và dành thời gian ở bên cạnh họ nhiều hơn.[9]
    • Những người thân yêu của bạn cũng có thể giúp bạn điều chỉnh quan niệm về thức ăn và vóc dáng của mình. Nếu họ nói rằng bạn quá gầy hoặc trông không khỏe mạnh, bạn nên lắng nghe và suy nghĩ một cách nghiêm túc.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh các tình huống kích thích.
    Cố gắng hạn chế tiếp xúc với các tình huống không lành mạnh và tìm thú tiêu khiển trong thời gian rảnh rỗi. Nếu bạn có một sở thích hoặc rơi vào môi trường khiến các hành vi biếng ăn trầm trọng hơn, vậy thì bây giờ là lúc phải thay đổi.[10] Hãy chọn thứ gì đó tích cực hơn.
    • Cân nhắc ngừng tập thể dục dụng cụ, hoạt động người mẫu hoặc bất cứ sở thích nào chú trọng đến kích thước cơ thể.
    • Đừng cân hoặc săm soi trước gương quá nhiều. Việc liên tục kiểm tra cân nặng và chú ý quá mức đến ngoại hình có thể củng cố kiểu hành vi tiêu cực mà nhiều người có bệnh biếng ăn mắc phải.[11]
    • Hạn chế giao du với những người suốt ngày nói đến cân nặng của mình và so sánh với những người khác.[12]
    • Tránh các trang web, các chương trình truyền hình và các loại hình giải trí khác ca ngợi các hình thể phi thực tế.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thư giãn...
    Thư giãn. Nếu có xu hướng chán ăn, có thể bạn có mức cao cortisol, một hoóc môn gây stress.[13] Khi mắc chứng chán ăn, bạn có thể bị ám ảnh về sự hoàn hảo, khả năng kiểm soát hoặc che giấu cảm giác bất an. Nỗi ám ảnh đó có thể gây ra nhiều căng thẳng. Để đối phó với stress, bạn hãy dành thời gian thư giãn mỗi ngày.
    • Chiều chuộng bản thân. Bạn có thể tặng cho mình một buổi đi làm móng, tận hưởng một suất mát-xa hoặc một buổi tối spa tại nhà.
    • Thử tập yoga hoặc thiền. Cả hai hoạt động này đều đã được chứng minh là có tác dụng giảm stress.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thay đổi cách suy nghĩ

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hiểu rằng "béo" không phải là cảm giác.
    Khi cảm thấy “béo,” có thể là bạn đang đối phó với một cảm xúc khác mà bạn liên hệ đến cảm giác béo. Đó mới chính là cảm xúc mà bạn cần lưu tâm.[14]
    • Lần sau, nếu bạn cảm thấy mình “béo” mà không có lý do xác đáng, hãy dừng lại và suy ngẫm. Bạn đang cảm thấy thế nào? Tình huống nào khiến bạn có cảm giác tiêu cực như vậy? Lúc đó bạn đang ở bên cạnh ai? Hãy thử viết ra câu trả lời cho những câu hỏi đó càng nhiều càng tốt để tìm ra quy luật.
    • Ví dụ, bạn có thể nhận thấy cảm giác này mỗi khi ở bên cạnh một người nào đó hoặc khi bạn có một ngày không may mắn. Hãy dùng thông tin này để thay đổi môi trường xem bạn có cảm thấy hài lòng hơn về bản thân không.[15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhớ rằng không một chế độ ăn kiêng nào có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc.
    Chán ăn không chỉ là ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nó là một nỗ lực chống lại một vấn đề lớn hơn. Khi tuân theo chế độ ăn kiêng như vậy, bạn cảm thấy mình kiểm soát tốt hơn, và điều này có thể đem lại cho bạn cảm giác thành công.[16] Dẫu vậy, bất cứ sự hài lòng nào mà bạn đạt được thông qua việc hạn chế ăn uống chỉ là cách để che giấu một vấn đề sâu xa hơn.
    • Tìm những cách tích cực hơn để lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống. Ví dụ, bạn có thể cắt bớt những hoạt động hoặc các nhiệm vụ căng thẳng, cố gắng quản lý thời gian hiệu quả hơn và tìm sự giúp đỡ khi có điều gì không hiểu.
    • Cố gắng tạo niềm vui. Làm những việc có thể đem cho bạn cảm giác hạnh phúc, chẳng hạn như theo đuổi các sở thích và gặp gỡ vui chơi cùng bạn bè.
    • Mỗi ngày hãy soi gương và tự khen mình. Ví dụ, bạn có thể nhình hình ảnh mình trong gương và nói những câu như “Tóc mình hôm nay đẹp lắm.”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chống lại những...
    Chống lại những ý nghĩ tiêu cực. Tạo thói quen thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng ý nghĩ tích cực. Mỗi lần nhận thấy minh suy nghĩ điều gì đó tiêu cực về bản thân, bạn hãy cố gắng biến ý nghĩ đó thành tích cực. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy mình đang suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình của bản thân, hãy nghĩ về một điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Có thể đó chỉ là những thứ đơn giản như biết ơn vì bạn được sống, bạn có một nơi để gọi là nhà hoặc được bạn bè và gia đình yêu mến.[17]
    • Bạn cũng có thể lên một danh sách những phẩm chất tốt của mình. Nghĩ ra càng nhiều mục càng tốt, chẳng hạn như các năng khiếu, kỹ năng, những thành quả mà bạn đạt được và những sở thích độc đáo của bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Suy nghĩ thực tế về tác động của chứng chán ăn lên cơ thể bạn.
    Một cách khác để xua đi ý muốn trở nên chán ăn là nhìn vào những gì xảy ra với những người mắc chứng chán ăn. Tỷ lệ tử vong ở số người mắc chứng chán ăn là 5%-20%.[18] Nếu quá nhẹ cân, bạn có thể:[19][20]
    • phát triển chứng loãng xương (xương giòn và dễ gãy)
    • có nguy cơ suy tim do chứng biếng ăn gây tổn thương tim
    • có nguy cơ suy thận do mất nước
    • trải qua những cơn ngất xỉu, kiệt sức và yếu sức
    • rụng tóc
    • da và tóc khô
    • mọc thêm lớp lông trên cơ thể (để giữ ấm)
    • xuất hiện những vết bầm tím trên toàn bộ cơ thể
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm sự giúp đỡ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm sự giúp đỡ, bất kể bạn có biểu hiện nào.
    Chứng chán ăn biểu hiện ở mỗi người một khác. Bạn có thể hạn chế calo nạp vào hoặc ăn - ói, hoặc cả hai. Cho dù chứng chán ăn ở bạn thuộc loại gì, bạn cũng cần được giúp đỡ.[21]
    • Ngay cả khi bạn mới chỉ cảm thấy ý tưởng chán ăn cũng có điều gì đó hấp dẫn, hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ. Bác sĩ, chuyên gia tâm lý, thậm chí một người giáo dục viên cũng có thể trò chuyện và giúp bạn vượt qua. Chứng chán ăn không lành mạnh và không hay ho chút nào.
    • Nếu mắc phải chứng chán ăn, bạn nên nhập viện hoặc tìm cách trị liệu. Bạn cần được giúp đỡ chuyên khoa để vượt qua và hồi phục.[22]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trò chuyện với một người mà bạn tin cậy.
    Có lẽ bạn muốn giữ bí mật về ý thích chán ăn hoặc các hành vi chán ăn của mình, nhưng việc thổ lộ với một người bạn thân hoặc người nhà vẫn là cần thiết, tốt nhất là nói chuyện với người lớn tuổi hơn. Hãy tìm đến một người không tự ti về hình thể của bản thân và không ăn kiêng nghiêm ngặt. Đôi khi ý kiến của người bên ngoài có tác động rất lớn.[23]
    • Việc thảo luận những lo ngại của bạn về cân nặng và hình ảnh của mình với người thân có thể giúp bạn điều chỉnh sự mong đợi về một cơ thể và cân nặng lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn bớt cô độc và duy trì quyết tâm chống lại xu hướng chán ăn.[24]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trao đổi với chuyên gia sức khỏe về những lo ngại của bạn.
    Nói chuyện với bác sĩ hoặc điều dưỡng về cân nặng và cách nhìn của bạn về cơ thể. Cho bác sĩ biết rằng bạn đang căng thẳng với ý nghĩ phải hạn chế thức ăn nạp vào và giảm cân để họ đưa ra lời khuyên và giúp đỡ bạn.[25]
    • Chọn một bác sĩ cam kết giúp đỡ bạn ngăn ngừa hoặc chống lại chứng chán ăn. Nếu nỗ lực dầu tiên thất bại, bạn hãy tiếp tục tìm một bác sĩ khác nhiệt tình và có khả năng giúp bạn phát triển kế hoạch điều trị.[26]
    • Trong một số trường hợp, các chuyên gia dinh dưỡng là nguồn hỗ trợ tuyệt vời và có thể dành nhiều thời gian hơn để thảo luận về tiến triển của bạn so với bác sĩ thông thường.
    • Bám sát kế hoạch điều trị, theo dõi tiến triển và trao đổi với bác sĩ về những chệch choac mà bạn có thể gặp phải.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi về các phương pháp trị liệu để tránh các hành vi dẫn đến chứng chán ăn.
    Nếu đã bắt đầu có thói quen ăn uống dẫn đến chứng chán ăn, có thể bạn cần uống thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch. Trao đổi với bác sĩ về về việc trị liệu tâm lý, các nhóm hỗ trợ, các bài tập rèn luyện thân thể, các chiến thuật chống lo âu và chế độ ăn uống phù hợp.[27]
    • Chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng giúp ích trong việc này. Không chỉ trò chuyện để giúp bạn vượt qua trong hiện tại, họ còn có thể giúp bạn chống lại các nguyên nhân thôi thúc bạn từ ban đầu. Chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng có thể kê toa thuốc điều trị bệnh.
    • Trao đổi với bác sĩ về mức cân nặng phù hợp với độ tuổi, giới tính và chiều cao của bạn. Mỗi người là một cá nhân riêng biệt, nhưng bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về mức cân nặng thực tế và lành mạnh phù hợp với các đặc điểm của bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lập một kế...
    Lập một kế hoạch chặt chẽ để phòng tránh chứng chán ăn và xây dựng nhận thức tốt hơn về cơ thể. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp bạn trong việc này. Hãy cân nhắc học các bộ môn nghệ thuật, viết nhật ký, tập yoga, thiền, chụp ảnh thiên nhiên, làm việc tình nguyện hoặc các hoạt động hàng ngày khác để bớt bị ám ảnh bởi thức ăn hoặc giảm cân, đồng thời tập trung hơn vào sức khỏe toàn diện.[28]
    • Thử chọn một câu “thần chú” giúp củng cố nhận thức về hình thể và các kỳ vọng thực tế dựa vào kích thước và dạng hình thể của bạn. Viết câu thần chú này vào nhật ký và đọc lên mỗi sáng thức dậy. Ví dụ, bạn có thể chọn câu “Thức ăn nuôi dưỡng cơ thể và giúp mình khỏe mạnh.”
    • Tuân thủ kế hoạch ăn uống. Hãy tự hứa với bản thân (và bác sĩ) rằng bạn sẽ ăn ba bữa lành mạnh mỗi ngày. Nếu không thực hiện, bạn sẽ khiến bản thân mình và bác sĩ thất vọng. Hãy đặt ra phần thưởng cho mình khi bạn ăn đúng cách.[29] Bạn cũng nên ăn cùng với ai đó và trò chuyện với họ trong bữa ăn để đánh lạc hướng bản thân và giảm lo âu.
    • Theo dõi tiến trình và thường xuyên tìm sự ủng hộ hoặc phản hồi. Ghi lại những thành công mà bạn đạt được khi học những điều mới lạ, trải nghiệm các hoạt động mới, vượt qua cái nhìn tiêu cực về bản thân, đồng thời học cách trân trọng và nhận biết các hình ảnh cơ thể lành mạnh.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Gọi đến đường dây nóng phòng chống rối loạn ăn uống.
    Nếu không thể tiếp cận được với chuyên gia sức khỏe hoặc muốn trò chuyện qua điện thoại trước, bạn có thể liên hệ với đường dây nóng quốc gia. Nếu bạn ở Mỹ, sau đây là vài số điện thoại hữu ích để bạn liên lạc được với người có thể giúp đỡ:
    • KidsHealth for Parents, Children, and Teens: www.kidshealth.org or (+1) (904) 697-4100
    • Mental Health America: www.mentalhealthamerica.net or 1-800-969-6642
    • National Association of Anorexia Nervosa and Associated Disorders: www.anad.org or (+1) (630) 577-1330
    • National Eating Disorders Association: www.nationaleatingdisorders.org or 1-800-931-2237
    • Beat - Beating Eating Disorders: www.b-eat.co.uk or 0845 634 1414
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Học cách đặt ra mong đợi thực tế về kích thước cơ thể và lập kế hoạch ăn uống lành mạnh, cân đối có thể là điều cần thiết để phòng tránh chứng chán ăn và giữ lối sống tích cực.
  • Các hệ quả khác của chứng chán ăn bao gồm: mệt mỏi, rối loạn cảm xúc, trầm cảm và vô sinh. Vô sinh có thể kéo dài trong một năm hoặc vĩnh viễn. Chứng bệnh này còn ngăn cản bạn làm những việc mà bạn yêu thích như chơi thể thao hay đi du lịch. Hãy nói chuyện với người mà bạn tin cậy. Tiếng nói trong đầu bạn đang lừa dối bạn, và bạn cần phải đập tan những lời nói gây tổn thương đó. Đừng quên rằng kích thước cơ thể không quan trọng, và mọi người yêu mến bạn vì bản chất con người bạn chứ không vì ngoại hình của bạn.

Cảnh báo

  • Nếu bạn nhận thấy một người bạn hoặc người thân có các triệu chứng chán ăn hoặc một chứng rối loạn ăn uống khác, hãy động viên họ đến gặp chuyên gia sức khỏe càng sớm càng tốt để được đánh giá.
  • Chứng chán ăn tâm thần có thể dẫn đến chết người. Nếu bạn thường xuyên hạn chế calo nạp vào hoặc tập thể dục quá mức, hoặc nếu bạn đặt ra tiêu chuẩn không hợp lý về kích thước cơ thể của mình, có thể bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia sức khỏe để đối phó với chứng bệnh này.
  1. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/anorexia-nervosa.htm
  2. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/anorexia-nervosa.htm
  3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21427455
  4. http://www.helpguide.org/mental/anorexia_signs_symptoms_causes_treatment.htm
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anorexia/basics/definition/con-20033002
  6. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/anorexia-nervosa.htm
  7. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/anorexia-nervosa.htm
  8. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/eating-disorder-treatment-and-recovery.htm
  9. http://www.webmd.com/mental-health/anorexia-nervosa/features/anorexia-body-neglected
  10. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/anorexia-nervosa.htm
  11. https://www.nationaleatingdisorders.org/health-consequences-eating-disorders
  12. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/eating-disorder-treatment-and-recovery.htm
  13. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/anorexia-nervosa.htm
  14. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/eating-disorder-treatment-and-recovery.htm
  15. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/anorexia-nervosa.htm
  16. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/eating-disorder-treatment-and-recovery.htm
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21714039
  18. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/eating-disorder-treatment-and-recovery.htm
  19. http://www.helpguide.org/articles/eating-disorders/eating-disorder-treatment-and-recovery.htm
  20. http://www.helpguide.org/mental/eating_disorder_treatment.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Amy Chow
Cùng viết bởi:
Chuyên gia dinh dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Amy Chow. Amy Chow là chuyên gia dinh dưỡng và người sáng lập của Chow Down Nutrition, một công ty tư vấn về dinh dưỡng cho gia đình và trẻ em tại British Columbia (BC), Canada. Với hơn chín năm kinh nghiệm, Amy có sự quan tâm đặc biệt đối với dinh dưỡng thiếu nhi, quản lý dị ứng thực phẩm và điều trị rối loạn ăn uống. Amy có bằng cử nhân về khoa học dinh dưỡng của Đại học McGill. Cô trau dồi được kinh nghiệm lâm sàng thông qua các chương trình điều trị rối loạn ăn uống nội trú và ngoại trú, cũng như tại Bệnh viện Nhi British Columbia trước khi khởi nghiệp. Cô đã xuất hiện trên các chương trình Find BC Dietitians, Dietitians of Canada, Food Allergy Canada, Recovery Care Collective, Parentology, Save on Foods, National Eating Disorder Information Centre (NEDIC) và Joytv. Bài viết này đã được xem 1.175 lần.
Trang này đã được đọc 1.175 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo