Cách để Đọc ngày hết hạn trên sản phẩm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hàng năm, rất nhiều mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm bị vứt bỏ chỉ vì hiểu sai ngày hết hạn. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa mã hạn dùng (thời gian tốt nhất để sản phẩm được tiêu thụ) và mã ngày sản xuất (thời gian mà sản phẩm được đóng gói). Khi biết cách đọc những mã này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thời gian mà thực phẩm còn tươi mới, thuốc có tác dụng trong bao lâu và khi nào thì mỹ phẩm hết hiệu quả. Hiểu biết này sẽ giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông thái và tiết kiệm được tiền vì không có gì bị lãng phí.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Đọc ngày hết hạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm ngày đi...
    Tìm ngày đi kèm với từ “use by” (sử dụng trước), “sell by” (bán trước), “best by” (sử dụng tốt nhất trước). Kiểm tra dưới đáy sản phẩm, bên hông hộp đựng, trên nắp hoặc cổ chai. Số ngày sẽ được đóng dấu và đôi khi hơi khó tìm hoặc đọc tùy vào vị trí.[1]
    • Nhiều sản phẩm làm đẹp không đi kèm với ngày hết hạn, nhưng một số khác thì có. Lưu ý: hầu hết các sản phẩm làm đẹp đều có thời hạn sử dụng là 30 tháng. Sau khi đã mở nắp, bạn nên sử dụng trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, nếu sau khi hết hạn mà sản phẩm không phát sinh mùi lạ hay thay đổi về kết cấu, bạn có thể tự đánh giá xem nên tiếp tục sử dụng hay không.
    • Những loại ngày đi kèm với nhãn này là thời hạn tiêu thụ mà công ty sản xuất hoặc thực phẩm hướng đến người tiêu dùng hoặc người trưng bày trong cửa hàng. Bên cạnh đó còn có mã ngày đóng gói, nhưng thời gian này dành cho nhà sản xuất thay vì người tiêu dùng.

    Bạn Có Biết? Hạn sử dụng của thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm không được quản lý chặt chẽ bởi Cục Quản lý thị trường. Thời gian này hoàn toàn do nhà sản xuất sản phẩm quyết định. Đây là một phần lý do vì sao những mã này đôi khi khó đọc và khó hiểu.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng ngày...
    Sử dụng ngày “best by” để xác định mốc thời gian tối đa mà sản phẩm giữ được độ tươi ngon hoặc hiệu quả nhất. Đây là thông tin dành cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mặt hàng thực phẩm, thuốc hay sản phẩm làm đẹp sẽ bắt đầu biến chất sau ngày đó. Chỉ đơn thuần là sản phẩm đạt độ tươi ngon hoặc hiệu quả nhất khi được sử dụng trước ngày này.[2]
    • Nếu thực phẩm có mùi hôi, bị mốc hoặc đổi màu, hãy đem bỏ ngay lập tức. Nếu như mùi hương và màu sắc vẫn ổn, đồng thời sản phẩm được bảo quản đúng cách, bạn vẫn có thể ăn được.
    • Nếu mỹ phẩm bắt đầu có mùi lạ hay thay đổi về kết cấu, nhiều khả năng là không còn tốt để sử dụng. Chẳng hạn, kem dưỡng da có thể trở nên vón cục hoặc kem nền dạng lỏng bị tách giữa nước và phấn.
    • Rất khó để xác định dược phẩm còn tác dụng hay không. Hầu hết thuốc không kê đơn có hiệu quả lên đến 10 năm kể từ ngày hết hạn. Tốt nhất, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu bạn có cần thuốc phát huy hoàn toàn 100% tác dụng hay không. Nếu có, bạn nên thay thế những thuốc đã quá hạn sử dụng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lấy sản phẩm khỏi kệ trưng bày sau ngày “sell by” nếu bạn là nhà bán lẻ.
    Tuy bạn vẫn có thể tiêu thụ sản phẩm sau ít nhất 7-10 ngày kể từ hạn bán, nhưng hầu hết các nhà bán lẻ đều sẵn sàng lấy những mặt hàng này ra khỏi kệ để nhường chỗ cho hàng mới nhập. Thuốc và mỹ phẩm thường không có hạn bán, trừ khi trong đó có chứa thành phần tươi.
    • Nếu đang đi mua sắm và nhận thấy sản phẩm nào đó đã vượt quá hạn bán, bạn vẫn có thể mua. Chỉ cần lưu ý rằng sản phẩm nên được sử dụng trong vòng 1 tuần.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem ngày “use by” để biết khi nào thì sản phẩm bắt đầu thay đổi.
    Mốc thời gian này không có nghĩa là thực phẩm, mỹ phẩm hay thuốc không còn an toàn hay đã biến chất. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng hơn đối với thực phẩm vì có thể sản phẩm đã bắt đầu ôi thiu. Với những mặt hàng khác thì khi quá hạn sử dụng, có khả năng sản phẩm sẽ không còn hiệu quả như ban đầu.[3]
    • Hạn dùng liên quan đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn so với sự an toàn. Hãy nhớ rằng những ngày này được chọn bởi nhà sản xuất chứ không phải Cục Quản lý thị trường.
    • Một số mặt hàng thực phẩm còn có ngày “freeze by” (đông lạnh trước), qua đó người tiêu dùng có thể biết khi nào thì nên chuyển thực phẩm từ tủ lạnh sang tủ đông để bảo quản được tốt nhất.
    • Lưu ý đến mùi lạ hoặc sự thay đổi về kết cấu của thực phẩm và mỹ phẩm. Những dấu hiệu này cho thấy sản phẩm có thể không còn tốt để sử dụng hay tiêu thụ nữa.
    • Bạn có thể an tâm rằng thuốc vẫn còn tác dụng nếu được mua trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, bạn có thể mua lại nếu lo lắng rằng dược phẩm không đạt hiệu quả tối đa, chẳng hạn như thuốc giảm đau hoặc thuốc dị ứng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Đọc mã ngày sản xuất

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm mã ngày sản xuất hay cụm từ “made/manufactured on”.
    Trên các sản phẩm làm đẹp và đồ hộp, bạn có thể tìm thấy mã dưới dạng chữ và số hoặc chỉ có số. Nếu mã này không đi kèm với những từ như “use by”, “sell by” hoặc “best by”, đây là ngày sản xuất của sản phẩm. Mã ngày sản xuất có một số mẫu khác nhau.[4]

    Mẹo: Bạn cần lưu ý rằng mã ngày sản xuất không thể hiện hạn sử dụng của sản phẩm. Thay vào đó, thông tin này được sử dụng cho mục đích kiểm kê và theo dõi từ phía nhà sản xuất.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý đến các chữ cái cho biết tháng sản xuất của sản phẩm.
    Nếu mã mà bạn đang đọc bao gồm chữ cái, hãy sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh từ A đến L để xác định tháng, chẳng hạn như tháng Một là chữ A, tháng Hai là chữ B, tháng Ba là chữ C, vân vân. Các số phía sau chữ cái sẽ tượng trưng cho ngày của tháng đó và năm sản xuất.[5]
    • Ví dụ: mã “D1519” nghĩa là ngày 15 tháng 4 năm 2019.
    • Nhiều sản phẩm liệt kê cả mã ngày sản xuất và mã hạn sử dụng. Nếu mã mà bạn đang đọc không đi kèm với bất kỳ từ nào (như “use by” hoặc “best by”), đó là mã ngày sản xuất và không nói lên chất lượng sản phẩm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đọc mã chỉ gồm số theo thứ tự “tháng, ngày, năm”.
    Nếu mã mà bạn đang đọc bao gồm 6 chữ số, nhiều khả năng đây là định dạng MMDDYY (tháng - ngày - năm), trong đó “MM” đại diện cho tháng, “DD” là ngày và “YY” tượng trưng cho năm. Đây là một trong những mã phổ biến mà bạn có thể thấy trên mặt hàng thực phẩm.[6]
    • Ví dụ: “121518” nghĩa là ngày 15 tháng 12 năm 2018.
    • Một số nhãn hàng sử dụng thứ tự năm - tháng - ngày. Với ví dụ về ngày 15 tháng 12 năm 2018, mã ngày sản xuất có thể được ký hiệu là “181215”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đọc mã gồm 3 ký tự số chỉ ngày trong năm mà sản phẩm được sản xuất.
    Đây là mã lịch Julian (lịch của người La Mã), thường được sử dụng trên các sản phẩm nhập khẩu. Mã này rất thường thấy ở mặt hàng trứng, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trên đồ hộp. Mỗi ngày trong 365 ngày của năm được gán cho một giá trị số, chẳng hạn như “001” là ngày 1 tháng 1 và “365” là ngày 31 tháng 12.[7]
    • Ví dụ: nếu trên lon dầu ô liu có mã gồm 3 ký tự là 213, nghĩa là mặt hàng này được sản xuất vào ngày 1 tháng 8.

    Mẹo: Đối với trứng, chúng tôi khuyên bạn nên mua sản phẩm còn trong vòng 30 ngày kể từ ngày sản xuất để tiêu thụ một cách an toàn. Bạn cũng có thể kiểm tra độ tươi của trứng bằng cách cho quả trứng vào bát nước lạnh. Nếu trứng chìm xuống nghĩa là vẫn còn mới. Nếu quả trứng nổi lên thì bạn không nên ăn.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Sữa bột dành cho trẻ em là sản phẩm duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (gọi tắt là FDA) quản lý nghiêm ngặt hạn sử dụng. Nếu sản phẩm đã vượt quá hạn dùng, hãy bỏ ngay.[8]

Cảnh báo

  • Mặc dù trên lý thuyết thì sản phẩm vẫn còn tốt khi chưa quá hạn sử dụng nhưng trên thực tế, bạn vẫn luôn phải dùng giác quan để kiểm tra. Nếu sản phẩm có mùi hôi hoặc trông khác lạ, tốt hơn bạn nên vứt đi thay vì sử dụng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Marrow Private Chefs
Cùng viết bởi:
Nhóm đầu bếp riêng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Marrow Private Chefs. Nhóm đầu bếp riêng Marrow hoạt động tại Santa Rosa Beach, Florida. Đây là tập hợp nhóm nhiều đầu bếp và chuyên gia ẩm thực. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách và hương vị miền biển, miền nam truyền thống, cajun và creole, các đầu bếp tại Marrow am hiểu nhiều loại ẩm thực với hơn tổng cộng 75 năm kinh nghiệm chế biến món ăn. Bài viết này đã được xem 3.391 lần.
Chuyên mục: Kỹ thuật nấu ăn
Trang này đã được đọc 3.391 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo