Cách để Xử lý khi Bị từ chối

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bất cứ hình thức từ chối nào, cho dù trong tình yêu, sự nghiệp, bạn bè, đề xuất cho một cuốn sách hay bất cứ điều gì khác, đều không nên để ảnh hưởng tới hạnh phúc của bạn. Chẳng có gì vui vẻ khi bị từ chối và đôi khi có cảm giác thật chới với nhưng bạn không nên cho phép nó lấy đi hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Thực tế từ chối là một phần của cuộc sống - sẽ có những lúc hồ sơ xin việc, đề nghị hẹn hò hay ý tưởng thay đổi của bạn sẽ bị từ chối bởi ai đó, ở đâu đó. Thái độ lành mạnh là chấp nhận từ chối chính là một phần cuộc sống cũng như công nhận rằng quan trọng là tìm cách vươn lên và cố gắng lần nữa.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Xử lý với Hậu quả Tức thì

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Có một thời gian buồn bã hợp lý.
    Bạn sắp cảm thấy bực bội vì bị từ chối, cho dù đó là kịch bản bị bác bỏ, ý tưởng bị từ chối ở nơi làm việc, hay người yêu cự tuyệt. Bạn được phép bực bội vì những chuyện đó, và trong thực tế, việc dành một chút thời gian để xử lý và buồn bã là lành mạnh.
    • Đảm bảo là bạn đừng đi quá đà và dành cả ngày ngồi ở nhà chìm đắm trong sự bất hạnh. Điều này sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn về lâu về dài.

    Mẹo: Dành chút thời gian trong cuộc sống để xử lý sự từ chối. Ví dụ: nếu bạn có thể nghỉ làm ngày hôm ấy, hãy làm nó. Hay nếu bạn đang lên kế hoạch đi chơi tối đó, hãy ở nhà và thay vào đó là xem một bộ phim. Hãy đi dạo sau khi nhận được lá thư từ chối gây buồn bực, hay cho phép bản thân ngấu nghiến miếng bánh sô cô la.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói chuyện với một người bạn tin cậy.
    Việc này không phải để nói rằng bạn hoàn toàn tự do để "hét toáng" nỗi đau bị từ chối của mình từ trên mái nhà. Điều này sẽ chỉ cho mọi người (nhà xuất bản tiềm năng, cô gái bạn thích, ông chủ của bạn) thấy là bạn đang than thở và lên gân cũng như không thể xử lý cuộc sống. Do vậy hãy tìm một hai người bạn tin cậy/thành viên gia đình và nói chuyện thấu đáo với họ.[1]
    • Một người bạn đáng tin cậy sẽ là người muốn nói chuyện thẳng thắn với bạn. Họ có thể giúp bạn giải quyết những sai lầm (nếu có); đôi lúc bạn không thể thay đổi sự việc và bạn nên cứ để nó như vậy. Họ cũng có thể đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng trong giai đoạn buồn bã để không bắt đầu chìm đắm trong nó.
    • Tránh tìm tới các mạng xã hội để giãi bày nỗi đau buồn của mình. Không bao giờ dễ dàng xóa đi một thứ khi đã đăng lên Internet, và khi bạn đang cố kiếm một công việc mới tuyệt vời, ông chủ của bạn có thể kiểm tra internet và thấy rằng bạn không xử lý tốt khi bị từ chối. Cho dù có bực bội hay tức tối thế nào, cũng đừng nên làm vậy.
    • Đừng than thở quá nhiều. Một lần nữa, bạn không muốn đắm chìm trong sự từ chối, nếu không bạn sẽ khiến mình rơi vào trạng thái sốt sắng (hay trầm cảm). Đừng bắt đầu nói về việc bị từ chối mỗi lần nói chuyện với bạn bè. Nếu bạn nghĩ bạn đã đi quá đà, hãy hỏi họ rằng "Có phải mình đang chìm đắm trong sự từ chối này quá sâu không?" Nếu họ nói "đúng", hãy điều chỉnh theo đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sớm chấp nhận sự từ chối.
    Bạn càng sớm chấp nhận sự từ chối và nỗ lực để đi tiếp bao nhiêu, bạn sẽ càng cảm thấy dễ dàng hơn sau đó. Nó cũng đồng nghĩa với việc bạn không cho phép sự từ chối đánh bại bản thân trong tương lai.
    • Ví dụ: nếu bạn không có được công việc mà bạn mong muốn, hãy cho phép một khoảng thời gian hợp lý để buồn bực và sau đó để nó qua đi. Đã đến lúc phải tìm kiếm một thứ gì khác, hay xem xét bạn có thể thay đổi điều gì trong tương lai. Sẽ tốt hơn nếu ghi nhớ trong đầu khi một sự việc không thành công, thường thì một việc khác sẽ thực hiện được và theo cách mà bạn không ngờ tới.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng nhìn nhận sự từ chối theo chiều hướng cá nhân.
    Hãy nhớ rằng từ chối chẳng nói lên điều gì về cả con người bạn. Bị từ chối là một phần của cuộc sống và đó không phải là tấn công cá nhân. Cho dù lý do là gì đi nữa thì nhà xuất bản, cô gái đó, hay ông chủ của bạn đã không hứng thú với một điều cụ thể.
    • Bị từ chối không phải lỗi của bạn. Đối phương (hay mọi người) từ chối một điều cụ thể không khả thi với "họ". Họ từ chối yêu cầu, "'không phải từ chối bạn"'.
    • Hãy nhớ rằng, họ không thể từ chối cả con người bạn bởi vì họ không biết bạn. Thậm chí nếu bạn đã hẹn hò vài buổi với ai đó không có nghĩa rằng họ biết tất cả về bạn và do đó từ chối bạn. Họ từ chối một tình huống không khả thi với bản thân họ. Hãy tôn trọng điều đó.
    • Ví dụ: bạn rủ cô gái mà bạn vô cùng thích đi chơi, và cô ấy nói "không". Điều này có nghĩa là bạn vô giá trị? Điều này có nghĩa là sẽ không một ai muốn hò hẹn với bạn nữa? Không, tất nhiên là không. Cô ấy đơn giản chỉ không hứng thú với lời đề nghị (dù lý do có là gì đi chăng nữa; cô ấy có thể đang trong một mối quan hệ và không hứng thú với việc hẹn hò…).
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm một điều gì khác.
    Bạn cần phải gỡ bỏ sự từ chối khỏi trí óc mình sau một khoảng thời gian đau buồn hợp lý. Đừng ngay lập tức trở lại với việc khiến bạn bị từ chối ngay, bởi vì bạn vẫn sẽ nghĩ ngợi về sự từ chối. Bạn cần một chút không gian và thời gian giãn cách khỏi nó.
    • Ví dụ: bạn gửi bản thảo một cuốn tiểu thuyết tới nhà xuất bản và bị từ chối. Sau khi đau buồn một hồi, hãy tiếp tục với một câu chuyện khác, hay dành thời gian thử viết lách theo phong cách khác (như thơ hay truyện ngắn).
    • Làm gì đó vui vẻ có thể là một cách tuyệt vời để trí óc khỏi bận tâm về sự từ chối và còn giúp bạn tập trung. Hãy ra ngoài khiêu vũ, mua quyển sách mới mà bạn thực sự thích, dành cuối tuần đi biển với bạn bè.
    • Bạn không thể để sự từ chối làm khựng lại cuộc sống của mình, bởi vì bạn sẽ có vô số những trường hợp từ chối trong cuộc sống (như tất cả mọi người). Bằng việc tiếp tục sống và làm những việc khác, bạn không để cho sự từ chối quyết định cuộc sống của mình.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Xử lý Từ chối trong Dài hạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Diễn giải lại sự từ chối.
    Nhớ rằng sự từ chối không phải là về cả con người bạn, đã tới lúc diễn giải lại việc bị từ chối theo một cách khác. Những người nói về "bị từ chối" có xu hướng nhìn nhận sự từ chối kém hơn những người diễn giải lại sự từ chối thành việc tập trung vào tình hình, chứ không phải vào chính họ.[2]
    • Ví dụ: Nếu bạn mời một người đi hẹn hò và họ nói không, thay vì nói rằng "họ từ chối mình," hãy nói "Họ nói không." Bằng cách này bạn không diễn giải sự từ chối là một điều gì đó dở tệ ở mình (cuối cùng thì họ không từ chối bạn, mà họ nói không với đề xuất của bạn).
    • Một số ví dụ nữa về các cách diễn giải sự từ chối là "tình bạn xa dần" (thay vì nghĩ một người bạn từ chối bạn), "Mình không nhận được công việc đó" (thay vì nghĩ "họ từ chối đơn xin việc của mình"), "chúng ta có những ưu tiên khác nhau" (thay vì nghĩ "họ từ chối mình").

    Mẹo: Một trong những cách diễn giải tốt nhất là "nó không đi đến đâu" bởi vì nó không đổ lỗi lên họ cũng như lên bạn.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết khi nào nên từ bỏ.
    Khi một việc không đi đến đâu, không phải bao giờ nó cũng có nghĩa là bạn nên từ bỏ, nhưng nhận ra khi nào cần từ bỏ và tiếp tục là quan trọng. Thông thường thì không từ bỏ thực chất nghĩa là bỏ qua trường hợp cụ thể đó mà chuyển qua việc khác, nhưng nỗ lực theo một cách chung hơn.[3]
    • Ví dụ, nếu bạn mời ai đó đi chơi và họ nói không, không từ bỏ có nghĩa là không từ bỏ ý tưởng tìm kiếm tình yêu. Hãy bỏ qua họ (đừng kỳ kèo để họ cho bạn một cơ hội), nhưng đừng từ bỏ việc mời những người khác đi chơi.
    • Một ví dụ khác: nếu kịch bản của bạn bị một nhà xuất bản từ chối, ngừng lại và suy nghĩ xem điều gì khiến họ từ chối là tốt, nhưng bạn nên tiếp tục nỗ lực với những nhà xuất bản và bên đại diện khác.
    • Hãy luôn nhớ, bạn không có quyền đương nhiên với câu trả lời "đồng ý". Do nó không phủ định sự hiện diện của bạn, đừng xoay ngược lại và đổ lỗi cho ai đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng cho phép sự từ chối kiểm soát tương lai của bạn.
    Từ chối, như đã nói, là một phần cuộc sống. Cố gắng tránh nó, hay chìm đắm trong nó sẽ khiến bạn bất hạnh. Bạn cần phải có khả năng chấp nhận những sự việc không phải lúc nào cũng thành công như mong đợi và điều đó cũng không sao! Chỉ vì một việc không thành công không có nghĩa là bạn thất bại, hay sẽ chẳng có gì thành công.
    • Mỗi trường hợp là độc nhất vô nhị. Thậm chí nếu một chàng trai nói không với buổi hẹn hò, nó không có nghĩa là tất cả những chàng trai bạn thích sẽ nói không. Bây giờ, nếu bạn bắt đầu tin rằng bạn sẽ luôn bị từ chối, thì bạn sẽ luôn bị từ chối. Bạn sẽ đặt mình vào thế thất bại mỗi lần như vậy.
    • Hãy tiếp tục tiến lên. Chìm đắm trong sự từ chối sẽ khiến bạn bị sa lầy trong quá khứ và không để bạn tận hưởng hiện tại. Ví dụ: nếu bạn tiếp tục nghĩ về số lần bị từ chối việc làm, bạn sẽ có một thời gian khó khăn gửi hồ sơ và theo đuổi những ngả đường khác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tận dụng từ chối để tiến bộ.
    Thỉnh thoảng sự từ chối có thể là một tiếng chuông thức tỉnh và giúp bạn cải thiện cuộc sống. Nhà xuất bản có thể từ chối bản thảo của bạn bởi vì bạn vẫn cần nỗ lực với việc viết lách của mình (nó có thể chưa xuất bản được, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ được xuất bản!).[4]
    • Nếu có thể, hãy yêu cầu người từ chối bạn đưa ra một số phản hồi tại sao họ lại không hứng thú. Ví dụ: có thể hồ sơ của bạn chưa đạt chuẩn và thay vì tức tối rời đi nói rằng sẽ không ai tuyển dụng bạn, bạn hãy hỏi công việc tiềm năng bạn có thể làm là gì để cải thiện. Họ có thể không liên hệ lại với bạn, nhưng nếu có họ có thể cung cấp cho bạn đánh giá thấu đáo quý báu cho lần nỗ lực tiếp theo.
    • Đối với một mối quan hệ bạn có thể hỏi tại sao họ không hứng thú hẹn hò với bạn, nhưng nó có thể chỉ đơn giản là "Em không nghĩ về anh theo cách ấy." Bạn không thể làm gì để thay đổi suy nghĩ của họ, do vậy bài học ở đây là làm cách nào để đối mặt với sự hờ hững đó một cách hợp lý và làm sao để tiếp tục lạc quan về tiềm năng của mối quan hệ trong cuộc sống của mình (thậm chí không phải với người đó!).
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngừng việc đắm chìm trong nó.
    Đã đến lúc bỏ qua sự từ chối. Bạn đã cho bản thân thời gian để đau buồn, bạn đã nói chuyện thấu đáo với bạn bè tin cậy, bạn đã học được bài học từ nó, và giờ hãy đặt nó vào quá khứ. Bạn càng đắm chìm trong nó, nó sẽ càng lớn lên và bạn sẽ càng cảm thấy bạn không thể thành công.

    Lưu ý: Nếu bạn thấy bản thân thực sự không thể bỏ lại sự từ chối, bạn sẽ cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Đôi khi những mô hình suy nghĩ ("Mình không đủ tốt,"…) ăn sâu vào tâm lý bạn và mỗi sự từ chối lại khiến chúng càng ăn sâu hơn. Một chuyên gia giỏi có thể giúp bạn vượt qua điều này.

    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Cách Từ chối một Đề nghị

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hãy nhớ rằng bạn được phép nói "không."
    Điều này có thể khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, nhưng bạn không có nghĩa vụ phải nói "đồng ý" với một điều bạn không muốn làm. Đương nhiên cũng cần thận trọng; khi tiếp viên hàng không nói "ngồi xuống" thì bạn nên làm theo.
    • Nếu ai đó mời bạn hẹn hò và bạn không muốn đi với họ, bạn có thể nói thẳng với họ rằng đơn giản là bạn không hứng thú.
    • Nếu bạn bè rất muốn đi du lịch mà bạn không muốn/không thể, nếu bạn nói không thì cũng không thể khiến thế giới của họ sụp đổ!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy thẳng thắn.
    Một trong những cách tốt nhất để từ chối đề nghị là hãy thẳng thắn hết mức có thể. Đừng che đậy hay vòng vo. Thẳng thắn không có nghĩa là xấu tính, mặc dù một số người nhìn nhận theo hướng đó. Không có bất cứ cách nào khác để từ chối đề nghị của một người (về bất cứ thứ gì: một buổi hò hẹn, kịch bản, công việc) mà không gây ra một chút đau đớn.
    • Ví dụ: ai đó mời bạn đi chơi và bạn không hứng thú. Hãy nói "Em thực sự thấy cảm kích, nhưng em không cảm nhận về anh theo cách ấy." Nếu họ không hiểu được ẩn ý, hãy giận dữ hơn và nói trắng ra "Em không và sẽ không hứng thú và thực tế là anh không để em yên khiến em lại càng ít quan tâm hơn."
    • Từ ví dụ thứ hai ở trên, khi bạn bè đề xuất một cuộc đi chơi, hãy nói "Cám ơn vì đã nghĩ tới mình! Mình không thể xin nghỉ được, thậm chí vào cuối tuần. Có lẽ để lần sau." Bằng cách này bạn không cắt đứt khả năng vui vẻ trong tương lai, nhưng lại thẳng thắn với bạn bè rằng bạn không muốn đi mà không nói "có lẽ" và những điều tương tự.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đưa ra những lý do cụ thể.
    Trong khi bạn không nợ ai một lời giải thích, nói rõ tại sao bạn không hứng thú có thể giúp ích cho người đưa ra đề xuất mà bạn từ chối. Nếu có những điểm để cải thiện (đặc biệt những thứ như kịch bản hay hồ sơ) bạn có thể đề cập đến chúng để nỗ lực hơn.
    • Đối với mối quan hệ, hãy đơn giản nói với họ rằng bạn không hứng thú và không cảm nhận theo hướng đó về họ. Nếu họ đòi nhiều lý do hơn, hãy nói với họ rằng sự hấp dẫn và tình yêu không phải những điều bạn có thể kiểm soát được và họ cần phải chấp nhận là bạn không hứng thú.
    • Nếu bạn đang từ chối đăng bài thơ của ai đó trên tạp chí của mình (và bạn có thời gian), hãy giải thích điều gì ở bài thơ không ổn đối với bạn (cấu trúc thơ, công thức sáo mòn…). Bạn không phải nói rằng nó dở tệ, nhưng bạn có thể nói có một số việc cần làm trước khi nó có thể xuất bản được.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thực hiện nhanh chóng.
    Bằng việc từ chối càng nhanh càng tốt bạn không để cho cảm xúc tích lũy và trở nên tệ hơn. Nó giống như việc gỡ băng gạc (nói một cách hình ảnh). Hãy giải thích với họ rằng đề xuất (du ngoạn với bạn bè, buổi hẹn với ai đó, kịch bản của một người…) không khả thi với bạn càng nhanh càng tốt.

    Mẹo: Bạn làm việc này càng nhanh thì họ vượt qua nó càng nhanh và dùng trải nghiệm này để tiến bộ.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tìm cách thả lỏng sau khi bị từ chối. Một số người tìm đến tín ngưỡng, số khác tìm đến tắm nóng và thiền định. Hãy tìm cách thư giãn đầu óc, vượt qua những cảm giác tồi tệ và khôi phục lại sự cân bằng.
  • Nếu ai đó từ chối không yêu bạn, không có nghĩa là bạn nên cảm thấy bản thân kém cỏi hay thấy tồi tệ. Nó chỉ có nghĩa là họ không cảm nhận được sự hấp dẫn. Và bạn không thể thay đổi điều đó.
  • Chỉ vì ai đó nói không với mọi thứ bạn cố thuyết phục họ đồng ý không có nghĩa là họ không thấy điểm tốt ở bạn, do đó thay vì tập trung vào câu trả lời không hãy rũ bỏ nó và tập trung vào những mặt tốt của bản thân.
  • Đa phần thành công và sự chấp nhận đến từ sự chăm chỉ. Đôi khi chúng ta không sẵn lòng thừa nhận với bản thân rằng chúng ta vẫn có nhiều việc cần làm trước khi chúng ta hoàn thiện như cần phải vậy. Hãy nhiệt tình với những cơ hội nhưng cũng thực tế rằng vẫn cần học hỏi và trải nghiệm thêm. Hãy lao vào giải quyết hơn là âu sầu về sự từ chối.
  • Tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn tiếp tục cảm thấy trầm cảm sau khi bị từ chối. Đừng tìm tới rượu bia hay ma túy, thậm chí nếu chúng có vẻ có tác dụng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, chúng có khả năng hủy hoại rất lớn.
  • Đừng ngần ngại nói không, không gì tệ bằng ai đó làm bạn nhầm tưởng và lãng phí thời gian cũng như tình cảm.
  • Tin vào bản thân mình.

Cảnh báo

  • Nếu bạn tiếp tục nhìn nhận sự từ chối theo chiều hướng cá nhân một cách cực đoan, hãy cân nhắc nói chuyện với nhà tư vấn hay trị liệu viên. Nếu bạn đang phải chịu chứng trầm cảm, lo lắng hay những vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn có thể không có sự dẻo dai cần thiết để đối phó với những áp lực đang tới của cuộc sống và cần hỗ trợ thêm. Không có gì phải xấu hổ hay ngại ngần, ai cũng cần sự hướng dẫn cảm thông lúc này hay lúc khác trong cuộc sống.
  • Mọi người không phải lúc nào cũng sẽ quay trở lại với bạn khi bạn yêu cầu phản hồi về việc từ chối. Đó là cuộc sống, đôi khi họ quá bận, lúc khác họ không biết phải giải thích thế nào để tránh mang tính quá phê phán hay cá nhân. Và đôi khi, họ thực sự không quan tâm. Một lần nữa, đừng nhìn nhận nó theo chiều hướng cá nhân, hãy xem liệu bạn có thể tìm thấy ai khác mà bạn tin tưởng và có thời gian nhìn lại những việc đã xảy ra với bạn, để cố gắng tìm cách cải thiện trong tương lai.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 82.621 lần.
Trang này đã được đọc 82.621 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo