Cách để Hết nhút nhát và trở nên tự tin

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn có phải là người rụt rè và luôn ước có thể mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình? Bạn thường cảm thấy mình không được chú ý nhiều trong nhóm và muốn suy nghĩ của mình được đón nhận? Có phải bạn không được đánh giá cao trong việc đóng góp ý kiến xây dựng bài học trên lớp vì sự nhút nhát của mình? Đây hoàn toàn không phải là lỗi của bạn khi bạn được sinh ra có phần nhút nhát hơn người khác, nhưng bạn vẫn có thể vượt qua khó khăn đó bằng nỗ lực của chính mình. Chỉ cần thay đổi suy nghĩ và hành động là bạn có thể trở nên tự tinquyết đoán khi giao tiếp với người khác.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Thay đổi suy nghĩ của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rõ hơn về bản thân.
    Có lẽ bạn luôn cảm thấy không đủ tự tin hoặc trở nên hồi hộp và ít nói khi phải gặp gỡ nhiều người. Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến bạn trở nên thận trọng và sợ hãi. Việc tìm ra nguyên nhân khiến bạn rụt rè sẽ giúp bạn vượt qua điều đó nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn nên biết rằng sự nhút nhát không phải là một tính cách mà là một chướng ngại vật trong cuộc sống.[1]
    • Đừng chỉ tập trung vào những gì bạn cần cải thiện mà quên đi điểm mạnh của mình. Có thể bạn thụ động nhưng lại rất giỏi trong việc quan sát và thấu hiểu người khác.
    • Bạn cũng cần xác định yếu tố nào khiến mình trở nên rụt rè. Ví dụ, bạn thường thu mình trong các sự kiện thông thường hay trang trọng? Có phải tuổi tác và địa vị của người mà bạn trò chuyện khiến bạn trở nên nhút nhát?
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Phát huy điểm mạnh của bạn.
    Khi bạn biết bản thân xuất sắc trong lĩnh vực nào, hãy ưu tiên phát huy những kỹ năng đó. Điều này sẽ làm tăng lòng tự trọng của bạn và giúp bạn tự tin hơn.[2]
    • Ví dụ, nếu biết mình giỏi quan sát và thấu hiểu người khác, bạn nên tập trung phát triển kỹ năng này. Hãy thể hiện sự đồng cảm với người khác. Đây là cách giúp bạn bắt chuyện với người mới gặp một cách dễ dàng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng mong đợi sự hoàn hảo.
    Bạn nên nhớ rằng không ai hoàn hảo cả. Đừng để sự thất vọng ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn. Sự thất vọng sẽ khiến bạn cảm thấy bất an và phiền muộn. Thay vì tập trung vào những mặt cần cải thiện, hãy công nhận và đánh giá cao mặt tốt của bạn.[3]
    • Hãy nhớ rằng thất bại và nhận thức về bản thân là một phần của quá trình học hỏi, nên bạn thường cảm thấy tồi tệ trước khi có thể khá hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cải thiện hình ảnh của bản thân.
    Bạn thường rất dễ tự nhận mình là nhút nhát và né tránh việc giao tiếp. Đừng tự cho rằng nhút nhát là khác biệt, kỳ lạ hoặc bất thường. Thay vào đó, hãy chấp nhận điểm độc đáo của bạn. Bạn không cần phải hòa tan vào đám đông hoặc cư xử giống những người khác. Hãy hài lòng với chính bạn.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng mạng xã hội.
    Nếu bạn vốn là người nhút nhát, hãy thử thể hiện bản thân trên mạng xã hội. Dùng mạng xã hội để tìm hiểu rõ hơn về ai đó. Bạn không nhất thiết phải dùng mạng xã hội thay thế cho giao tiếp thông thường. Mạng xã hội có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với người mà bạn muốn làm quen.[5]
    • Cố gắng tìm điểm tương đồng bằng cách chia sẻ thông tin về bản thân. Bạn sẽ bất ngờ khi biết một vài người có những điều thích và không thích giống hệt bạn.
    • Tránh xa các diễn đàn mạng xã hội tập trung vào sự nhút nhát. Đây thường là nơi mà nhiều người phàn nàn về sự nhút nhát của họ thay vì tìm cách vượt qua.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Làm việc mà bạn thích trước khi gặp ai đó.
    Nếu cảm thấy lo lắng khi đến một buổi tiệc hoặc cuộc họp, bạn nên làm việc gì đó mà mình thích trước khi sự kiện đó diễn ra. Đọc một quyển sách hay, nghe nhạc, uống cà phê hoặc làm bất kỳ việc gì bạn thích. Việc này sẽ giúp bạn trở nên hiếu kỳ và thoải mái hơn.[6]
    • Thực hiện một vài động tác aerobic trước khi tham gia sự kiện xã giao sẽ giúp bạn giữ tình tĩnh do cơ thể đốt cháy adrenaline.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Suy nghĩ tích cực.
    Nếu bạn thấy bản thân đang suy nghĩ tiêu cực, hãy chuyển sang suy nghĩ tích cực. Như vậy, bạn sẽ không còn chê trách bản thân và dễ dàng chấp nhận người khác.
    • Ví dụ, nếu bạn bắt đầu cảm thấy rụt rè hoặc hồi hộp khi ở cạnh người mới gặp, hãy xem đó là một dấu hiệu tích cực của việc gặp gỡ người lạ.[7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Hành động tự tin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lên kế hoạch.
    Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Bạn có thể đặt mục tiêu nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp. Ngoài ra, hãy thử làm những việc mà bạn chưa từng làm trước đó, chẳng hạn như đổi kiểu tóc. Việc này sẽ giúp bạn dần trở nên mạnh dạn hơn, mặc dù ban đầu bạn sẽ không quen và cảm thấy sợ hãi.[8]
    • Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc bắt chuyện với người khác, hãy thử bắt đầu với một lời khen hoặc một câu hỏi. Việc này sẽ nhanh chóng khiến người khác trò chuyện với bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham gia một lớp học hoặc nhóm.
    Hãy đăng ký học một kỹ năng mới hoặc tham gia nhóm có cùng sở thích. Đây là cơ hội tốt để tiếp xúc với nhiều người lạ và kết bạn với họ.[9]
    • Chắc hẳn lúc đầu bạn sẽ thấy rất ngại, nhưng hãy cứ tiếp tục. Tập trò chuyện với những người trong nhóm đều đặn mỗi tuần. Dần dần mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
    • Các tổ chức Toastmaster là nơi thích hợp giúp bạn vượt qua sự rụt rè và trở nên tự tin như người thường nói trước công chúng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng ngại nói về bản thân.
    Nếu không biết phải nói về chủ đề gì, bạn cứ chia sẻ về cuộc sống của mình. Hãy cho phép bản thân trở thành một người thú vị theo cách của bạn và không ngại cho người khác biết những chuyện đã xảy ra trong cuộc sống của bạn.[10]
    • Việc chỉ ra sở thích chung giữa bạn và người đối diện sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn. Sau vài lần, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện một cách tự nhiên.
    • Cho phép bản thân được bộc lộ cảm xúc trong cuộc trò chuyện ban đầu có thể rất khó, nhưng đây là cách giúp bạn gắn kết với người khác và là một phần tự nhiên của cuộc trò chuyện.[11]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thực hành một số phương pháp thư giãn.
    Hãy học phương pháp thở hoặc bài tập giải tỏa căng thẳng. Nhắm mắt và hít thở sâu để thư giãn đầu óc. Ngoài ra, hãy học hỏi thêm một số bí quyết giao tiếp hiệu quả.[12]
    • Ví dụ, bạn có thể học phương pháp mường tượng. Nhắm mắt và tưởng tượng ra khung cảnh bạn đang vui vẻ và tự tin. Việc này thật sự sẽ làm bạn tự tin hơn hoặc ít nhất là giảm bớt nỗi sợ hãi.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ.
    Đừng chờ đến thời điểm hoàn hảo để xuất hiện. Nếu muốn chuyển từ nhút nhát sang tự tin, trước tiên bạn cần ra ngoài để gặp nhiều người. Hãy đưa bản thân vào tình huống giao tiếp và tập trò chuyện.[13]
    • Chấp nhận cảm giác ngại ngùng. Nên nhớ rằng bạn cần tập luyện để trở nên tự tin. Đừng bỏ cuộc sau một lần cố gắng trở nên mạnh dạn hơn. Việc thường xuyên nỗ lực sẽ giúp bạn giao tiếp với người khác một cách dễ dàng.[14]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Làm việc gì đó cho người khác.
    Thay vì tập trung hoàn toàn vào sự rụt rè và cảm giác lo âu, bạn nên chuyển sang quan tâm đến người khác.[15] Hãy dành thời gian giúp đỡ ai đó đang gặp khó khăn. Bạn không nhất thiết phải làm những việc to tát.
    • Chỉ cần dành thời gian cho người thân đang sống một mình hoặc ăn tối cùng người bạn đang gặp khó khăn, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và người khác cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Bạn cũng có thể quan tâm đến người khác và đặt những câu hỏi mở để loại bỏ áp lực giao tiếp của bạn trong suốt cuộc trò chuyện. Con người thường thích nói về bản thân, nên đây sẽ là chiến lược giao tiếp hiệu quả và giúp người khác cảm thấy tốt hơn về bản thân.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tập tạo tư thế mạnh mẽ.
    Giao tiếp bằng mắt, ngẩng cao đầu và thẳng lưng. Đứng hoặc ngồi ở tư thế mạnh mẽ trong 2 phút sẽ giảm khoảng 25% căng thẳng.[16]
    • Ví dụ, ngồi trên ghế và đặt hai tay sau đầu với các ngón tay đan vào nhau. Hoặc đứng với chân hơi dang rộng và đặt hai tay trên eo. Đó là một vài tư thế giúp bạn trở nên mạnh mẽ.[17]
  8. 8
    Tập nói chậm rãi. Việc nói chậm rãi có thể giúp bạn bình tĩnh khi cảm thấy hồi hộp. Hãy tập luyện bằng cách đọc to nội dung gì đó một cách chậm rãi và áp dụng vào cuộc trò chuyện với người khác hoặc các buổi thuyết trình. Nếu nhận thấy bản thân đang nói nhanh, bạn nên dừng lại và hít thở sâu trước khi tiếp tục.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Luôn là chính...
    Luôn là chính bạn. Hãy thể hiện con người thật của bạn. Đừng cảm thấy như bạn phải trở thành người cởi mở, phóng khoáng nhất trong phòng. Bạn luôn có quyền thể hiện bản thân, kể cả khi bạn điềm đạm và trầm tĩnh. Dừng ngay việc lo lắng về suy nghĩ của người khác. Lòng tự trọng của bạn chính là điều quan trọng nhất giúp bạn trở nên tự tin.
    • Đừng ép bản thân phải thoải mái và tự tin trong mọi tình huống. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể thoải mái trong một số tình huống giao tiếp nhưng có lúc thì không. Chẳng hạn như bạn sẽ thích tương tác trong nhóm nhỏ nhưng cực kì không thích nhóm đông người hoặc những bữa tiệc.[18]
  10. 10
    Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý khi sự nhút nhát gây trở ngại cho cuộc sống. Nhút nhát là một vấn đề bình thường với nhiều người, nhưng trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày của bạn. Nếu chuyện này xảy ra, bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.
    • Ví dụ, nếu bạn tránh các sự kiện xã giao vì sự rụt rè của mình, không thể học tập hay làm việc hiệu quả hoặc luôn trong trạng thái lo âu do sự nhút nhát gây ra, hãy tìm sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Annie Lin, MBA
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Annie Lin, MBA. Annie Lin là người sáng lập New York Life Coaching, một công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện cuộc sống và nghề nghiệp tại New York. Annie có hơn 10.000 giờ huấn luyện cho khách hàng và công việc của cô đã được đăng trên Tạp chí Elle, NBC News, Tạp chí New York và BBC World News. Cô cung cấp dịch vụ cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, tập trung vào nghề nghiệp, mối quan hệ, đời sống tình cảm và phát triển cá nhân. Cố có bằng MBA của Đại học Oxford Brooks. Annie cũng là người sáng lập Học viện New York Life Coaching, nơi cung cấp chứng chỉ khai vấn toàn diện. Thông tin: https://newyorklifecoaching.com Bài viết này đã được xem 81.406 lần.
Trang này đã được đọc 81.406 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo