Cách để Xác định Một người Bị Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Sociopath – còn được gọi là hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội – là một dạng bệnh khiến người mắc không thể hiểu và tiếp thu những chuẩn mực đạo đức và hành vi trong xã hội.[1] Những cá thể mắc bệnh có thể rất nguy hiểm, có hành vi phạm tội, tổ chức những hội nhóm hoặc giáo phái nguy hiểm và tự gây hại cho bản thân và mọi người. Có một số dấu hiệu cho thấy một người đang bị mắc bệnh sociopath, trong đó bao gồm: không thương xót, không tôn trọng pháp luật và thường xuyên nói dối.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết Đặc điểm của Người bệnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét tính cách và hành vi của người đó.
    Người mắc chứng rối loạn nhân cách này thường cực kỳ quyến rũ và có tài ăn nói. Tính cách của họ thường được miêu tả là có sức hút, do đó, họ thường được chú ý và khen ngợi. Họ thường có khả năng tình dục mạnh, có sở thích tình dục kì quặc hoặc cuồng dâm.[2]
    • Đôi khi, họ cảm thấy mình có quyền sở hữu tối cao đối với một vị trí, một người hoặc đồ vật nào đó. Họ tin rằng ý kiến và niềm tin của mình là đúng nhất và không quan tâm tới ý kiến của người khác.[3]
    • Hiếm khi họ cảm thấy xấu hổ, bất an hoặc chịu nín lặng. Họ không thể kiềm chế những cảm xúc như giận dữ, mất kiên nhẫn hoặc khó chịu. Họ thường to tiếng với người khác và có những phản ứng nóng vội với những cảm xúc như vậy.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xem xét những hành vi trong quá khứ và hiện tại của người đó.
    Một người bị sociopath thường có những hành vi tự phát bất thường và nguy hiểm.[4] Họ thường hành xử trái với quy chuẩn xã hội và có thể làm những việc nguy hiểm, bạo lực hoặc quá đáng mà không cân nhắc hậu quả.
    • Họ có thể là những tội pham. Vì luôn có xu hướng coi thường pháp luật và các quy tắc xã hội, họ có thể là những người có tiền án tiền sự. Họ có thể là kẻ lừa đảo, ăn cắp vặt bệnh lý hoặc thậm chí là giết người.[5]
    • Họ là những kẻ nói dối chuyên nghiệp. Họ thêu dệt nên những câu chuyện, đưa ra những nhận định kì lạ hoặc sai sự thật, nhưng họ có khả năng khiến chúng trở nên thuyết phục nhờ sự tự tin và chủ động của mình.[6]
    • Họ không chịu được sự nhàm chán. Họ rất dễ chán và cần được gây hứng thú thường xuyên.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét mối quan hệ của người đó với mọi người.
    Cách họ cư xử với người khác cũng có thể cho biết người đó có bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay không. Sociopath rất giỏi việc thuyết phục người khác làm những gì họ muốn, hoặc là bằng sự quyến rũ hoặc bằng những cách thô bạo hơn. Kết quả là bạn bè và đồng nghiệp của họ thường sẽ làm mọi thứ mà người kia muốn.[8]
    • Họ không cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ về hành động của mình. Người mắc chứng bệnh này không cảm thấy thương xót khi làm tổn thương người khác. Họ có thể luôn thờ ơ hoặc tìm cách hợp lý hóa hành động của mình.[9]
    • Sociopath thường thao túng người khác. Họ có thể tìm cách gây ảnh hưởng và điều khiển mọi người xung quanh để giành được quyền lãnh đạo.[10]
    • Họ không có lòng cảm thông và không thể cảm nhận được yêu thương. Một số người mắc bệnh có thể có một người hoặc một nhóm nhỏ những người mà họ có quan tâm, tuy nhiên, hầu như họ không thể cảm nhận được tình cảm và có thể trong quá khứ, họ chưa từng được trải qua một chuyện tình cảm nào lành mạnh.[11][12]
    • Họ gặp khó khăn khi phải đối mặt với sự chỉ trích. Họ thường mong muốn được người khác công nhận và bị phụ thuộc vào điều đó.[13]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Đối phó với Người bị Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói chuyện với ai đó về những gì bạn đang trải qua.
    Nếu bạn đang có mối quan hệ với một người bạo hành bạn, hoặc có một đồng nghiệp cư xử quá đáng với bạn, hãy kể chuyện cho một ai đó. Nếu mối quan hệ đã trở nên bạo lực hoặc bạn cảm thấy lo ngại cho sự an toàn cả mình, bạn phải nhờ người khác giúp đỡ để tránh xa người bị bệnh. Đừng cố gắng tự giải quyết một mình. Hãy nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ.
    • Nếu bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình, hãy gọi tới Đường Dây Khẩn Cấp của Chương Trình Quốc Gia Chống Bạo Hành Gia Đình tại số 1-800-799-7233 ở Mỹ. [14] Ở Việt Nam, hãy gọi số 1800 1567 (dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em-Bộ Lao động thương binh xã hội cung cấp với sự hỗ trợ của tổ chức Plan tại Việt Nam), hoặc (84-4) 37.280.936 (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ khoảng cách với người đó.
    Nếu người bệnh mà bạn đang cần đối phó không phải là thành viên trong gia đình hoặc một người thân yêu nào đó, hãy tránh xa họ. Tiếp tục giành thời gian bên họ sẽ ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của bạn.
    • Ngừng liên lạc với người đó, nếu có thể, tránh các tình huống hoặc địa điểm mà bạn có thể gặp họ.
    • Nói cho họ biết rằng bạn cần không gian riêng và đề nghị anh ta/cô ta ngừng liên lạc với bạn.
    • Nếu người đó không hợp tác và từ chối việc để bạn yên, bạn có thể thay đổi số điện thoại và những thông tin liên lạc khác. Nếu người đó tiếp tục đeo bám, hãy đề nghị tòa án ban lệnh cấm chỉ.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cẩn trọng khi đối diện với họ.
    Nếu đó là người mà bạn không thể hoặc không muốn tránh xa, hãy luôn cẩn thận khi chất vấn hành động của họ. Trước khi làm điều đó, bạn phải nhớ rằng sociopath vốn có bản tính chống đối, khó chịu và có khả năng là người bạo lực. Hãy nhờ bạn bè hoặc người thân để cùng lên kế hoạch phòng ngừa những hành vi gây hấn tiềm tàng.
    • Tránh buộc tội hoặc chỉ ra những sai lầm cụ thể của người bệnh. Thay vào đó, hãy tập trung vào toàn cảnh sự việc và để cho họ thấy sự quan tâm của bạn tới sức khỏe của họ. Bắt đầu bằng việc nói những câu như: “Tôi thấy lo cho bạn và tôi muốn giúp đỡ bạn”.
    • Tránh nói về cảm xúc hoặc sự tổn thương mà họ gây ra cho bạn. Người bị rối loạn nhân cách dạng này sẽ không có phản ứng với những điều đó.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Hiểu về Bệnh Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rằng Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội không giống với chứng Thái Nhân cách (psychopath).
    Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội và Thái Nhân cách chưa được hiểu đầy đủ, nhưng theo một số nhà khoa học và học giả, chúng là hai dạng rối loạn khác nhau. Trong chẩn đoán và thống kê hướng dẫn sử dụng của rối loạn tâm thần (DSM-5) – một loại sổ tay hướng dẫn được dùng bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, đã có những mô tả về chứng Rối loạn nhân cách chống xã hội (Antisocial Personality Disorder - ASPD) tương đối giống với sociopath và psychopath.[16] Sociopath và Psycopath không phải là hội chứng dễ chẩn đoán như ASPD, nhưng có vài nghiên cứu cho thấy: hai hội chứng trên là hai dạng ASPD riêng biệt và có vài đặc điểm chung. Những đặc điểm chung đó bao gồm:
    • Coi thường luật pháp và quy tắc xã hội
    • Không nhận thức được quyền lợi của người khác
    • Không cảm thấy thương cảm hoặc tội lỗi
    • Có xu hướng sử dụng bạo lực[17]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xem xét những đặc điểm khác của chứng sociopath.
    Ngoài những đặc điểm chống đối xã hội kể trên, một người mắc sociopath sẽ thể hiện một vài đặc điểm khác nữa. Những đặc điểm đó hầu như đều liên quan tới sự khiếm khuyết trong lương tâm của người bệnh. Trong khi đó, một người mắc chứng Thái nhân cách thường được mô tả là người không có lương tâm.[18] Các đặc điểm của sociopath có thể bao gồm:
    • Lo âu
    • Nóng tính
    • Vô giáo dục
    • Cô độc
    • Không thể giữ được công việc hoặc ở yên một chỗ quá lâu
    • Có tính chiếm hữu rất cao hoặc “yêu” để che giấu nỗi sợ hãi bị bỏ rơi
    • Nếu phạm tội, họ sẽ phạm tội một cách tự phát và thiếu tính toán[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Luôn nhớ rằng:
    nguyên nhân gây ra chứng Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng: đó là do di truyền, còn một số nghiên cứu khác lại cho rằng: đó là do một tuổi thơ bị lạm dụng hoặc ngược đãi. Một nghiên cứu cho biết: 50% những người mắc sociopath là do di truyền thông qua cấu trúc gien. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường và những điều kiện khác cũng góp phần gây bệnh cho 50% số bệnh nhân còn lại trong phạm vi công trình nghiên cứu. Do sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu, nguyên nhân gây ra chứng sociopath hiện vẫn chưa rõ ràng.[20]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luôn nhớ rằng: người mắc chứng Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội không hẳn đã là tội phạm hoặc người xấu.

Cảnh báo

  • Đừng tự chẩn đoán bệnh hoặc kể với người khác rằng bạn đang nghi ngờ ai đó mắc bệnh để nhờ bác sĩ can thiệp. Nếu bạn nghi ngờ người thân bị mắc chứng bệnh này, hãy tìm cách để đối phó với họ và tìm tới sự giúp đỡ nếu bạn cảm thấy nguy hiểm.
  • Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân hoặc đang gặp nguy hiểm, hoặc bị người khác làm hại, hãy gọi cảnh sát. Đừng cố gắng tự giải quyết một mình nếu điều đó khiến bạn gặp nguy hiểm.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 5.098 lần.
Trang này đã được đọc 5.098 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo