Tải về bản PDFTải về bản PDF

Không phải ai cũng có thể cởi mở về cảm xúc của bản thân trước người khác. Tuy nhiên, việc thu mình trước bạn bè hoặc trước người khác cũng như trải nghiệm mới mẻ có thể ngăn cản bạn phát triển bản thân. Hãy học cách mở lòng để có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và đời sống xã hội, và để sống một cuộc sống trọn vẹn, có ý nghĩa hơn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Học cách chia sẻ phù hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận thức rõ cấp độ khác nhau của sự thoải mái.
    Mặc dù giao tiếp một cách chân thành và chia sẻ cảm xúc với người khác là điều tuyệt vời, bạn cũng cần phải xem xét thời điểm và đối tượng mà bạn đang chia sẻ về bản thân. Ví dụ, tuy rằng mở lòng với người bạn thân về cuộc ly hôn đau đớn của mình là hành động hoàn toàn hợp lý và lành mạnh, nhưng chia sẻ điều này với người ngồi cạnh bạn trên xe buýt sẽ không phù hợp. Hãy suy nghĩ xem liệu bạn hiểu rõ người mà bạn dự định mở lòng đến đâu và xem liệu người đó có đáng tin hay không.
    • Khi chia sẻ với người khác, bạn nên xem xét mức độ thân thiết và thoải mái của bản thân đối với người đó. Bắt đầu từ điều nhỏ – chỉ nên chia sẻ về vấn đề nhỏ nhặt với người lạ mặt hoặc người mà bạn chỉ quen biết xã giao. Và nếu cởi mở là hành động khá mới mẻ với bạn, bạn cũng có thể bắt đầu bằng việc chia sẻ điều nhỏ nhặt với bạn bè thân thiết, dần dần bạn sẽ có thể tiến đến bàn luận về cuộc ly hôn của bạn.
    • Cần nhớ rằng chia sẻ thông tin cá nhân sẽ giúp củng cố mối quan hệ nhưng sẽ không giúp bạn thiết lập chúng.[1] Điều này có nghĩa là bạn không thể ép buộc bản thân hình thành sự liên kết thân thiết với một người nào đó mà bạn không biết rõ thông qua hành động chia sẻ một điều thân mật nào đó với họ – thật ra, điều này sẽ gây phản tác dụng, vì chia sẻ thông tin quá sớm có thể gây khó chịu cho đối phương. Bạn nên chờ cho đến khi bạn đã hình thành sự tin tưởng với người đó trước khi quyết định mở lòng với họ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đánh giá mối quan hệ.
    Trong thế giới lý tưởng, con người sẽ cảm thấy an toàn khi cởi mở với gia đình và bạn bè của mình, đồng thời nhận được sự xoa dịu và sự công nhận từ họ. Đáng tiếc thay, quan hệ gia đình và ngay cả bạn bè không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Dù có muốn mở lòng với mẹ hoặc anh chị em của bạn hoặc với người bạn thân thiết nhiều năm, bạn vẫn nên suy nghĩ xem liệu người đó có thể lắng nghe bạn mà không phán xét hay không.
    • Người đó kiên nhẫn hay thờ ơ? Khi bạn chia sẻ vấn đề với người đó, họ có lắng nghe với sự thông cảm, hay là họ nói những câu như "Có gì to tát đâu. Chăng hiểu sao cậu lại lo lắng thế. Thôi đừng than vãn nữa, đối mặt với nó đi nào!"
    • Người đó có cho phép người khác bộc lộ cảm xúc hay thường ngắt lời?[2] Họ có giao tiếp bằng mắt, gật đầu, và đưa ra câu hỏi hay không? Hay là họ chỉ chăm chú vào chiếc điện thoại, cậy móng tay, và bắt đầu nói về bản thân mình?
    • Nếu người đó không tỏ ra là người biết cảm thông, biết lắng nghe một cách chân thành, bạn nên tìm đến những người khác mà bạn biết trong cuộc sống. Nếu bạn thật sự muốn mở lòng với cha của bạn nhưng ông ấy khiến bạn mất hứng, tốt hơn hết là bạn nên tìm đến người bạn thân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cố gắng trò chuyện với bạn bè và gia đình thường xuyên hơn.
    Một cách khác để mở lòng là ép bản thân sắp xếp lịch để có ít nhất một cuộc trò chuyện dài mỗi tuần với bạn bè hoặc người thân mà bạn tin tưởng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ danh sách về mọi điều đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Ví dụ, nếu bạn nói rằng "Hôm qua, tôi đến ngân hàng và phát hiện ra vợ cũ của tôi đã rút hết tiền khỏi tài khoản", bạn bè hoặc người thân của bạn có thể nói "Ồ, tệ thật! Chắc anh bực bội lắm nhỉ". Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với lời nhận xét của họ. "À, dù sao thì tôi cũng nợ tiền cô ấy nên cũng chẳng sao cả", hoặc "Ừ, tôi rất bực, nhưng bây giờ tôi cũng chẳng thể làm được gì". Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng chia sẻ vấn đề đang diễn ra cũng như cảm xúc của bạn.
    • Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm động lực để thực hiện điều này, hãy nhớ rằng việc có được sự ủng hộ từ phía xã hội sẽ giúp giảm thiểu căng thằng và nhìn chung là rất tốt cho bạn.[3]
    • Nếu bạn khó có thể mở lòng với bạn bè thân thiết hoặc gia đình, hãy thử nói chuyện trước gương. Nếu bạn đang có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, chẳng hạn như "Sẽ không ai muốn lắng nghe điều mình muốn nói", bạn có thể thay đổi cách suy nghĩ để loại bỏ khía cạnh tiêu cực bằng nói với mình trước gương rằng "Người khác có thể sẽ muốn nghe về vấn đề của mình, mình sẽ không thể nào biết chắc nếu mình không thử".[4]
    • Nếu bạn gặp vấn đề trong việc cởi mở với bất kỳ người nào mà bạn đang trò chuyện, bạn có thể yêu cầu đối phương chia sẻ về bản thân trước và bắt đầu từ đó. Bạn có thể sẽ cảm thấy dễ mở lòng hơn sau khi đối phương thực hiện điều này trước.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chấp nhận cảm giác dễ bị tổn thương.
    Cởi mở với mọi người, dù là người lạ mặt hoặc người mà bạn quen biết đã lâu có thể khá khó khăn. Có lẽ bạn lo lắng rằng mọi người sẽ phán xét suy nghĩ hoặc cảm xúc của bạn. Có thể bạn lo sợ rằng nếu bạn bộc lộ bản chất thật sự của chính mình, người khác sẽ xa lánh bạn. Đây là suy nghĩ khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận cảm giác dễ bị tổn thương khi mở lòng với người khác, bất kể mọi chuyện có diễn ra như thế nào, bạn sẽ cảm thấy an toàn và hài lòng hơn trong cuộc sống.[5]
    • Một cách để trở nên thoải mái với cảm giác dễ bị tổn thương là tách rời hành động khỏi hậu quả. Bạn có thể kiểm soát điều mà bạn nói và người mà bạn mở lòng, nhưng bạn không thể kiểm soát phản ứng hoặc hành động của họ. Một khi nhận thức được rằng bạn không phải là người chịu trách nhiệm trước cách cư xử hoặc phản ứng của người khác, bạn sẽ dễ dàng cởi mở hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Viết nhật ký.
    Nếu gặp khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc với người khác, bạn có thể bày tỏ cảm xúc thông qua nhật ký trước. Việc cho phép bản thân tự do viết về cảm xúc và suy nghĩ khi chúng tìm đến bạn mà không cần phải sàng lọc sẽ đem lại sự thoải mái và giúp bạn nhận thức được lợi ích của việc bộc lộ cảm xúc.[6] Người khác sẽ không đọc được điều mà bạn viết, vì vậy, bạn có thể tự do viết về bất kỳ điều gì mà bạn suy nghĩ. Luyện tập cách mở lòng trên trang giấy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng cởi mở với người khác và hiểu rõ về điều mà bạn muốn bày tỏ với mọi người.[7]
    • Cố gắng dành khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày để viết nhật ký. Đừng lo lắng về việc phải viết câu văn có ý nghĩa, về chữ viết, hoặc sợ rằng mình viết ra những điều ngớ ngẩn hoặc vụn vặt.[8] Bạn chỉ cần kiên trì viết nhật ký để trình bày cảm xúc của bản thân mỗi ngày.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Trò chuyện với chuyên gia nếu bạn không thể cởi mở.
    Nếu cảm thấy mình chỉ đơn giản là không thể mở lòng với người khác trong bất kỳ trường hợp nào, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ phía bác sĩ trị liệu hoặc chuyên viên tư vấn. Nếu bạn lo lắng rằng mình cũng sẽ không thể mở lòng với bác sĩ trị liệu, hãy thử qua liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), trong liệu pháp này, nhà trị liệu sẽ chủ động đưa ra câu hỏi và là người dẫn dắt cuộc thảo luận.[9] Cho nhà trị liệu biết rằng bạn đến gặp họ là để cố gắng học cách cởi mở và bạn có thể phối hợp để hình thành giải pháp hiệu quả.[10]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Kết nối với mọi người

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gợi chuyện.
    Sự cởi mở yêu cầu bạn phải là người bắt chuyện với người khác trước. Một cách để gợi chuyện là nói về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm và có thể thu hút sự chú ý của đối phương. Ví dụ, nếu bạn đang xếp hàng trong tiệm cà phê và cả hai cùng nhìn vào thực đơn, bạn có thể bắt đầu với câu "Nhiều thứ ngon lành như thế này thì biết chọn thứ gì đây" hoặc bất kỳ điều gì mà bạn thấy hợp lý trong khoảnh khắc đó.
    • Bạn nên nhớ lắng nghe cẩn thận điều mà đối phương nói với bạn, vì nó có thể cung cấp cho bạn gợi ý để có thể tiếp tục cuộc trò chuyện.[11] Ví dụ, nếu người đó nói rằng "Tôi sẽ chọn loại cà phê Americano", bạn có thể nhắc đến một quán cà phê khác mà bạn biết rằng họ chế biến thức uống này rất ngon và hỏi xem người đó có từng đến nơi đó hay chưa.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể cởi mở.
    Dù bạn có thích hay không, ngôn ngữ cơ thể cho biết rất nhiều điều về bạn.[12] Để trông có vẻ cởi mở hơn, bạn không nên khoanh tay hoặc bắt chéo chân trong khi nhìn thẳng người mà bạn đang trò chuyện. Bằng cách sử dụng dáng điệu cởi mở, bạn sẽ có vẻ tích cực và cởi mở hơn chứ không phải là khó gần hoặc ngạo mạn, điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm đối tượng để tương tác.
    • Dáng điệu cởi mở cũng có thể khiến bạn cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn, đồng thời giúp bạn mở lòng hơn trong việc hành động.[13]
    • Một phần của ngôn ngữ cơ thể cởi mở đó chính là mỉm cười. Mỉm cười là cảm xúc mang tính xã hội cao và bạn sẽ trông có vẻ dễ gần hơn khi bạn luôn nở một nụ cười trên môi.[14][15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đưa ra câu hỏi mở.
    Để bắt đầu luyện tập cách để mở lòng, bạn cần phải tham gia vào cuộc trò chuyện chân thành, cởi mở. Thử hỏi những câu như “Mọi việc ở công ty như thế nào?” thay vì “Bạn thế nào rồi?”.[16]
    • Sau đó, bạn hãy lần lượt trả lời từng câu hỏi mở một cách thành thật, thay vì sử dụng câu cũ kỹ như “Tốt” hoặc “Ổn”.
    • Hoặc, bạn có thể hỏi rằng "Gần đây có chuyện tốt lành gì xảy đến với bạn?" hoặc "Bạn nghĩ hoạt động nào trong thành phố đáng để tham gia?".
    • Hỏi về vấn đề cá nhân không phải lúc nào cũng phù hợp; tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người khác sẽ cảm thấy thích thú khi bạn bày tỏ sự quan tâm và lắng nghe họ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm kiếm điểm tương đồng.
    Cố gắng kết nối với người khác thông qua sở thích, thú vui, cuộc sống gia đình, kỳ nghỉ hoặc sách bằng cách hỏi về chúng.[17] Khi một ai đó nhắc về một chủ đề mà bạn biết đến, bạn có thể nói rằng “Ồ, tôi cũng thích nó”. Sau đó, hãy tiếp tục cuộc trò chuyện bằng câu hỏi mà bạn quan tâm và có thể khơi mào cho cuộc trò chuyện trung thực.
    • Nếu bạn không thể tìm được điểm tương đồng bằng kỹ thuật trò chuyện này, hãy thử bàn về điều mà người này có thể quan tâm trong tương lai. Dạng tiếp cận thông qua câu hỏi mở sẽ đem lại sự thú vị cho cuộc trò chuyện.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tỏ thái độ thân thiện.
    Thái độ phán xét có thể biểu hiện rõ trên một người nào đó ngay cả khi họ không nói một lời nào, đây là dấu hiệu của sự khinh thường và là một dạng biểu hiện cảm xúc mà nhiều người có thể nhận biết.[18] Bạn sẽ dễ dàng cởi mở hơn và được người khác đón nhận hơn nếu bạn duy trì suy nghĩ phóng khoáng khi đối phương đang chia sẻ về ý kiến của họ; bạn có thể nhận thấy rằng bạn dễ dàng trò chuyện với người đó hơn.[19]
    • Hãy nhớ rằng bạn cần có thái độ chấp nhận đối với người khác mà bạn cũng muốn được nhận khi bạn mở lòng và thể hiện sự dễ tổn thương.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thử học theo những người có tính cách cởi mở.
    Quan sát người đó trong tình huống xã hội và ghi nhớ cách cư xử của họ. Bạn có thể ghi chú trên điện thoại của mình và người khác sẽ không thể nào biết được bạn đang làm gì. Một khi đã có được một vài ghi chú về cách cư xử mà người đó thực hiện để trở nên cởi mở, bạn có thể sử dụng chúng trong sự kiện xã hội tiếp theo mà bạn tham dự.
    • Không nên sao chép hành động của họ ngay lập tức trong cùng một tình huống xã hội vì điều này sẽ gây phản tác dụng; ví dụ, bạn có thể sẽ khiến người đó cảm thấy khó chịu nếu họ nghĩ rằng bạn đang bắt chước hoặc đang mỉa mai họ.[20]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Cởi mở trước trải nghiệm mới mẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử tập thói quen nói “Có”.
    Mặc dù nói “Không” rất quan trọng trong bất kỳ mọi tình huống đe dọa đến sự an toàn của bạn, nhưng nghiêng về xu hướng nói "có" có thể là phương pháp tuyệt vời để bạn trở nên cởi mở hơn trước trải nghiệm mới mẻ. Bạn nên nhận mọi lời mời và tất cả mọi dự án mà người khác dành cho bạn.
    • Tuy là vậy, bạn nên thực hiện một cách hợp lý; nếu không, nó có thể phản tác dụng và bạn sẽ tiếp tục trở nên xa cách. Nhớ rằng bạn không muốn chấp nhận quá nhiều điều mới mẻ cùng một lúc đến nỗi bạn cảm thấy rối tung.
    • Bước đầu, bạn có thể tăng tốc bằng cách nói "có" đối với một vài điều mà bạn thường từ chối, sau đó nói "có" với nhiều điều hơn nữa khi bạn đã quen với việc trở nên bận rộn.
    • Tránh trả lời câu hỏi bằng câu nói "Tôi không biết" bởi vì nó sẽ khiến bạn trông như không hào hứng với cuộc trò chuyện và không muốn suy nghĩ về nó.[21] Thay vào đó, nếu ai đó đặt ra câu hỏi cho bạn và bạn không thể đáp lại ngay lập tức, bạn có thể nói rằng "Chuyện này hay đấy. Tôi phải suy nghĩ một chút đã, nhưng chắc chắn tôi sẽ trả lời bạn".
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lập danh sách “các mục tiêu mong muốn thực hiện trước khi qua đời.
    Thay vì lựa chọn điều mà bạn muốn làm trước khi từ giã cuộc sống, bạn có thể chọn ra 10 điều mà bạn luôn muốn thực hiện nhưng vẫn chưa thể thực hiện bởi vì sự xa cách của bạn. Thông thường, danh sách mục tiêu sẽ là trải nghiệm mà bạn không bao giờ có thể quên; là những yếu tố khiến bạn hạnh phúc hơn.[22] Viết ra danh sách và đánh dấu kế hoạch của mình trên lịch làm việc để bạn không quên mất chúng. Cho phép bản thân có 3 tháng để hoàn thành danh sách.
    • Nếu không thể nghĩ về bất kỳ điều gì muốn thực hiện, bạn có thể lập danh sách về 10 nơi tuyệt vời nhất để ăn uống hoặc tham quan trong khu vực mà bạn sinh sống. Hoàn thành danh sách này và xem xét cảm xúc của bản thân.
    • Một cách khác để khám phá điều mà bạn sẽ thích thực hiện trong tương lai là suy nghĩ lại về hoạt động mà bạn đã từng thích thú. Hoặc, bạn có thể tìm kiếm điểm tham quan trong thành phố để xem liệu có bất kỳ nơi nào khơi gợi sự hào hứng của bạn hay không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giả vờ rằng bạn là khách du lịch tại quê hương của chính mình.
    Đi đến mọi nơi mà bạn nghĩ rằng nó có thể khiến bạn thích thú. Đăng ký tour du lịch, đi tham quan bằng xe buýt hoặc tham dự sự kiện. Rất ít người mở lòng trước hoạt động trong khu vực mà họ sinh sống.
    • Bạn cũng nên tìm kiếm những điều hấp dẫn bạn trong các tỉnh thành lân cận và lập kế hoạch cho chuyến phiêu lưu nhỏ.
    • Nhiều nơi có cung cấp sách hướng dẫn tham quan mà bạn có thể tìm mua tại cửa hàng hoặc trực tuyến; chúng có thể là nguồn tham khảo khá tốt để bạn có thể lập kế hoạch cho chuyến phiêu lưu hình thành sự cởi mở của bản thân.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đăng ký tham gia một lớp học nào đó.
    Học hỏi sẽ mở ra con đường sáng tạo mới và có thể giúp bạn nhận thức được khả năng mới mẻ trong cuộc sống của mình. Bạn có thể tìm kiếm lớp học chuyên nghiệp hoặc cá nhân tại nhà văn hóa hoặc thư viện ở nơi bạn sống.[23]
    • Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn nên mở lòng với người khác trong lớp học, vì đây có thể là phương pháp tuyệt vời để gặp gỡ bạn bè mới hoặc tìm được người yêu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đi du lịch.
    Nếu đã lâu bạn không dành thời gian để đi đâu đó, bạn có thể sẽ quên mất cảm giác hồ hởi mà trải nghiệm mới mẻ mang đến cho bạn. Hãy xin nghỉ ít nhất là 5 ngày để khám phá khu vực mới.
    • Hòa mình vào thiên nhiên và trải nghiệm cảm giác kinh ngạc trước sự hùng vĩ của nó. Cảm giác kinh ngạc có thể khiến bạn ít suy nghĩ về bản thân, và từ đó, có thể giúp bạn ít e dè hơn và trở nên cởi mở hơn.[24]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thay đổi lịch trình.
    Thoát khỏi các thói quen thông thường và thêm vào một vài tia sáng mới trong cuộc sống. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua từng bước nhỏ nhặt, chẳng hạn như thay đổi ngày tập thể dục, không đến quán cà phê mà bạn thường đến, hoặc thức dậy sớm hay đi làm bằng phương tiện khác.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tìm kiếm những người bạn cũng muốn tham gia vào trải nghiệm mới mẻ.
    Hãy để bạn bè chọn một vài lớp học hoặc trải nghiệm mới mà họ muốn bạn cùng thực hiện với họ.
    • Hoặc bạn có thể nói với người yêu rằng bạn muốn trở nên cởi mở hơn trước trải nghiệm mới và nhờ cô ấy/anh ấy giúp bạn thực hiện điều này. Hãy cùng nhau lên kế hoạch tài chính và tiết kiệm tiền bạc cho một chuyến phiêu lưu. Điều này có thể khiến cuộc sống và mối quan hệ của bạn trở nên thú vị hơn đồng thời giúp bạn cởi mở hơn, chưa kể đến một kỳ nghỉ cũng sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng.[25]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Allison Broennimann, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Allison Broennimann, PhD. Allison Broennimann là nhà tâm lý học lâm sàng có cơ sở hành nghề tư nhân tại Khu vực Vịnh San Francisco, chuyên cung cấp dịch vụ tâm lý trị liệu và tâm lý thần kinh. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, tiến sĩ Broennimann chuyên cung cấp các giải pháp tâm lý trị liệu để điều trị chứng lo âu, trầm cảm, các vấn đề tình cảm, nỗi đau buồn, các vấn đề về hành vi, căng thẳng sang chấn và các giai đoạn chuyển đổi trong cuộc sống. Là một phần trong dịch vụ trị liệu tâm lý thần kinh, cô tích hợp liệu pháp tâm lý chuyên sâu với phục hồi nhận thức cho những người đang hồi phục sau chấn thương sọ não. Tiến sĩ Broennimann có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Santa Cruz và bằng thạc sĩ khoa học và tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Palo Alto. Cô được cấp phép bởi Hội đồng Tâm lý học California và là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 30.515 lần.
Trang này đã được đọc 30.515 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo