Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cúm là một căn bệnh nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong và rất dễ lây.[1] Đây là căn bệnh nhiễm một loại virus tấn công vào hệ hô hấp của con người.[2] Bệnh cúm có thể tự khỏi, nhưng một số người – chẳng hạn như trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi – thường có nguy cơ bị biến chứng. Tuy nhiên, bằng cách tiêm phòng cúm hàng năm và chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa cúm, bạn sẽ có khả năng tránh được căn bệnh này hoặc các biến chứng nghiêm trọng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chuẩn bị tiêm phòng vắc-xin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh loại bơm tiêm nạp sẵn vắc-xin.
    Thuật ngữ “bơm tiêm nạp sẵn vắc-xin” ở đây không nói đến loại bơm tiêm phòng cúm được sản xuất đặc biệt với từng liều riêng lẻ, mà là các bơm tiêm được nạp sẵn vắc xin từ một lọ đơn liều hoặc đa liều trước khi bệnh nhân đến cơ sở y tế. Nếu là người quản lý một cơ sở y tế, bạn nên tránh sử dụng bơm tiêm nạp sẵn vắc-xin. Điều này sẽ giúp tránh sơ xuất trong việc tiêm phòng.[3]
    • Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người thực hiện tiêm phòng cho bệnh nhân phải là người rút vắc-xin từ lọ ra.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
    Trước khi tiến hành tiêm vắc-xin, bạn cần phải thực hiện các biện pháp an toàn, trong đó bao gồm cả việc chắc chắn rằng bệnh nhân chưa tiêm phòng cúm trong năm. Điều này giúp đảm bảo bệnh nhân không bị tiêm vắc-xin quá liều hoặc có tiền sử phản ứng với vắc-xin. Nếu bệnh nhân không rõ, bạn cần xem hồ sơ y tế của họ. Luôn luôn thực hiện hai bước nhận dạng là hỏi tên và ngày sinh của bệnh nhân để đảm bảo tiêm phòng đúng người.[5]
    • Lấy bản sao bệnh sử của bệnh nhân. Điều này sẽ ngăn chặn các sai sót trong y khoa.[6]
    • Hỏi bệnh nhân xem họ có phản ứng xấu với mũi tiêm phòng cúm không. Sốt, chóng mặt hoặc đau cơ có thể là các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm phòng cúm và dần dần sẽ khỏi. Các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm: khó thở, nổi mề đay, khò khè, kiệt sức, chóng mặt hoặc tim đập nhanh. Đó là những triệu chứng nghiêm trọng và cần được nhanh chóng đánh giá.[7]
    • Vắc-xin tiêm phòng cúm Flublok có thể là một lựa chọn tốt đối với những người từng có phản ứng dị ứng trước đây. Loại vắc-xin này không được bào chế từ trứng, một yếu tố có thể gây phản ứng dị ứng. Nó cũng không sử dụng virus cúm thực sự để bào chế vắc-xin.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cấp giấy xác nhận thông tin tiêm chủng cho bệnh nhân.
    Mỗi người đến tiêm phòng cúm phải được nhận giấy xác nhận này. Trong giấy xác nhận có ghi thông tin về loại vắc-xin bệnh nhân đã tiêm và tác dụng của nó trong việc đảm bảo an toàn và phòng chống dịch cúm.[9]
    • Ghi lại ngày cấp giấy xác nhận cho bệnh nhân. Ghi lại chi tiết này trong biểu đồ của bệnh nhân hoặc hồ sơ tiêm chủng khác nếu có. Hỏi bệnh nhân xem họ có thắc mắc gì không trước khi tiếp tục tiêm vắc-xin. Điều quan trọng là cần ghi ngày hết hạn của vắc-xin và số lô sản xuất vắc-xin vào hồ sơ y tế để phòng trường hợp sau này cần xem lại thông tin.
    • Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cung cấp giấy xác nhận thông tin tiêm chủng trên trang web của họ vì mục đích thông tin.[10]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa tay.
    Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi tiêm. Điều này có thể giúp ngăn ngừa lây lan virus cúm hoặc bất cứ loại vi khuẩn nào khác mà bạn hoặc bệnh nhận có thể có.[11]
    • Bạn không cần dùng loại xà phòng đặc biệt để rửa tay; bất cứ loại xà phòng nào cũng có hiệu quả. Tuy nhiên có khuyến nghị rằng nên dùng xà phòng kháng khuẩn nếu có thể. Hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.[12]
    • Nếu thích, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay khô sau khi đã rửa tay để tiêu diệt mọi loại vi khuẩn khác có thể còn sót lại.[13]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tiêm vắc-xin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sát trùng vùng da sắp tiêm.
    Hầu hết các loại vắc-xin cúm được tiêm vào cơ cánh tay (cơ delta) ở tay phải. Dùng miếng bông tẩm cồn mới, nhẹ nhàng lau sạch vùng cơ delta của phần trên cánh tay. Điều này sẽ đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập được vào chỗ tiêm.[14]
    • Đảm bảo dùng miếng bông tẩm cồn đơn liều.[15]
    • Nếu cánh tay bệnh nhân to hoặc nhiều lông, có thể bạn phải dùng 2 miếng bông tẩm cồn để đảm bảo lau sạch phần cơ delta.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn kim sạch loại dùng một lần.
    Chọn cỡ kim tiêm phù hợp với bệnh nhân. Đảm bảo kim tiêm là loại dùng một lần và còn niêm phong trước khi hút vắc-xin. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan mầm bệnh.[16]
    • Sử dụng kim cỡ 2,5 đến 3,8 cm chiều dài cho người lớn có cân nặng 60 kg trở lên. Đây là cỡ kim tiêu chuẩn 22 – 25 gauge.[17]
    • Sử dụng kim cỡ 1,58 cm chiều dài cho trẻ em và người lớn có cân nặng dưới 60 kg. Bạn cần kéo căng da khi sử dụng cỡ kim nhỏ.[18]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gắn kim vào bơm tiêm mới.
    Khi đã chọn đúng cỡ kim tiêm cho bệnh nhân, bạn hãy gắn kim vào đầu bơm tiêm để sau đó hút vắc-xin vào. Đảm bảo chọn bơm tiêm mới, đơn liều để hạn chế tối đa rủi ro nhiễm vi khuẩn hoặc các bệnh khác cho bệnh nhân.[19]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hút vắc-xin cúm vào bơm tiêm.
    Sử dụng lọ vắc-xin cúm hút vào bơm tiêm với liều thích hợp cho bệnh nhân. Tuổi của bệnh nhân là yếu tố quyết định liều vắc-xin thích hợp.[20]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tiêm vào cơ delta của bệnh nhân.
    Dùng các ngón tay giữ căng vùng da trên cơ delta của bệnh nhân. Hỏi bệnh nhân thuận tay nào và tiêm vắc-xin vào cánh tay bên kia để giảm đau.[25] Nếu đây là lần đầu thực hiện công việc này, bạn cần được giám sát bởi một y tá nhiều kinh nghiệm.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiêm cho đến khi hết vắc-xin trong bơm tiêm.
    Đảm bảo tiêm hết lượng vắc-xin trong bơm tiêm. Bệnh nhân cần được tiêm đủ liều để có hiệu quả tối đa.[29]
    • Nếu bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, bạn hãy xoa dịu hoặc đánh lạc hướng họ bằng cách nói chuyện.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Rút kim ra.
    Khi đã tiêm hết liều vắc-xin, bạn hãy rút kim tiêm ra. Dùng băng gạc ấn vào vết tiêm để giảm đau nếu cần.[30]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Ghi lại thông tin về vắc-xin trong hồ sơ y tế của bệnh nhân hoặc hồ sơ tiêm chủng.
    Nhớ ghi cả ngày và nơi tiêm. Bệnh nhân sẽ cần đến hồ sơ này trong tương lai, và có thể cả bạn cũng cần nếu lúc đó bạn vẫn là người chăm sóc sức khỏe ban đầu cho họ. Thông tin này có thể giúp đảm bảo rằng bệnh nhân không tiêm quá liều vắc-xin.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Thông báo với cha mẹ của trẻ nhỏ rằng trẻ cần phải tiêm nhắc lại.
    Trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi có thể phải tiêm thêm một liều thứ hai sau khi tiêm mũi đầu tiên 4 tuần.[34] Nếu đứa trẻ chưa tiêm phòng lần nào hoặc không có hồ sơ tiêm phòng, hay chưa được tiêm ít nhất 2 liều vắc-xin trước ngày mùng 1 tháng 7 năm 2015, trẻ đó phải được tiêm mũi thứ hai.[35]
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Hướng dẫn bệnh nhân báo lại về các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin.
    Nhắc bệnh nhân lưu ý về bất cứ tác dụng phụ nào của vắc-xin như sốt hoặc đau nhức. Mặc dù hầu hết các biểu hiện này đều tự khỏi, nhưng bạn cần hướng dẫn bệnh nhân liên hệ lại với bạn nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.[36]
    • Đảm bảo phải có sẵn phác đồ điều trị cấp cứu nếu xảy ra trường hợp xấu nhất. Ngoài ra, bạn phải lấy thông tin liên lạc khẩn cấp của bệnh nhân.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Phòng ngừa bệnh cúm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa tay thường xuyên.
    Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng chống cúm là rửa tay kỹ và thường xuyên.[37] Việc rửa tay giúp giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn và virus cúm từ các bề mặt nhiều người chạm vào.[38]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Che miệng và mũi mỗi khi ho hoặc hắt xì.
    Nếu bạn bị cúm và theo phép lịch sự, bạn cần che cả mũi và miệng khi ho hoặc hắt xì. Nếu có thể, bạn nên ho hoặc hắt xì vào khăn giấy hay khuỷu tay để tránh lây nhiễm ra bàn tay.[41]
    • Việc che mũi và miệng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh cúm cho những người xung quanh.
    • Nhớ rửa tay thật sạch sau khi hắt xì, ho hoặc xì mũi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh xa những nơi đông người.
    Bệnh cúm rất dễ lây, và thường lây lan nhiều nhất là ở những nơi tụ tập đông người. Việc tránh những nơi đông đúc có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.[42]
    • Đảm bảo rửa tay sau khi chạm vào bất cứ thứ gì ở nơi có nhiều người qua lại, chẳng hạn như tay vịn trên các phương tiện giao thông công cộng.
    • Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà ít nhất 24 tiếng để giúp giảm thiểu rủi ro lây bệnh cúm cho người khác.[43]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thường xuyên khử trùng các bề mặt và không gian chung.
    Các mầm bệnh rất dễ lây lan ở những nơi như nhà tắm và các bề mặt bếp. Việc làm vệ sinh và khử trùng những nơi này thường xuyên có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của virus.[44]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu có bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch cần vắc-xin phòng cúm, họ phải được tiêm vắc-xin được bào chế từ virus đã chết – không dùng loại vắc-xin xịt vào mũi – và phải được sự chấp thuận của bác sĩ.
  • Nhân viên y tế có rủi ro cao bị lây nhiễm và lan truyền virus nếu không được tiêm phòng cúm. Bạn hãy làm gương và nhớ tiêm phòng mỗi mùa.
  • Nếu đang chăm sóc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bạn cần đảm bảo tiêm phòng để bảo vệ cho họ. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể không đủ sức khỏe để tiêm phòng cúm, do đó tất cả mọi người xung quanh phải được tiêm phòng để bảo vệ bệnh nhân đó.

Cảnh báo

  • Không tiêm phòng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thay vì vậy, bạn hãy khuyến khích cha mẹ và người chăm sóc trẻ đi tiêm phòng.

Những thứ bạn cần

  • Giấy xác nhận thông tin tiêm chủng
  • Bông tẩm cồn
  • Găng tay
  • Kim
  • Bơm tiêm
  • Vắc-xin phòng cúm (TIV-IM)
  • Bồn rửa, xà phòng và nước và/hoặc dung dịch rửa tay khô
  1. http://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/flu.html
  2. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/hand-washing/art-20046253
  3. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/hand-washing/art-20046253
  4. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/hand-washing/art-20046253
  5. http://www.immunize.org/catg.d/p3084.pdf
  6. http://www.immunize.org/catg.d/p3084.pdf
  7. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  8. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  9. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  10. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  11. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  12. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  13. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  14. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  15. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  16. http://www.immunize.org/catg.d/p3084.pdf
  17. http://www.immunize.org/catg.d/p3084.pdf
  18. http://www.immunize.org/catg.d/p3084.pdf
  19. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  20. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  21. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  22. http://www.immunize.org/catg.d/p2024.pdf
  23. http://www.immunize.org/catg.d/p2024.pdf
  24. http://www.immunize.org/catg.d/p2024.pdf
  25. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  26. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/vaxadmin.htm
  27. http://www.cdc.gov/flu/protect/keyfacts.htm
  28. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/prevention/con-20035101
  29. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/prevention/con-20035101
  30. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/prevention/con-20035101
  31. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/prevention/con-20035101
  32. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/prevention/con-20035101
  33. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/prevention/con-20035101
  34. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/prevention/con-20035101
  35. http://www.cdc.gov/flu/pdf/freeresources/updated/everyday_preventive.pdf

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Shari Forschen, NP, MA
Cùng viết bởi:
Bác sĩ y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Shari Forschen, NP, MA. Shari Forschen là y tá của Sanford Health tại Bắc Dakota. Cô đã nhận được bằng thạc sĩ y tá gia đình từ Đại học North Dakota và là y tá từ năm 2003. Bài viết này đã được xem 2.595 lần.
Trang này đã được đọc 2.595 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo