Cách để Thoát khỏi Bệnh trĩ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bệnh trĩ mà dân gian thường gọi là "lòi dom" có thể xảy ra do mang thai, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, rặn quá mức trong khi đi vệ sinh hoặc do các đợt táo bón lặp đi lặp lại.[1] Bệnh trĩ về cơ bản là tình trạng giãn tĩnh mạch trong trực tràng hoặc hậu môn do áp lực ép lên bộ phận này. Các búi trĩ thường sưng to, chảy máu và ngứa, gây khó chịu và khiến bạn khó xoay xở. Nói chung, trĩ không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng những người đang sử dụng thuốc chống đông máu và bệnh nhân xơ gan có thể bị chảy máu nhiều và kéo dài.[2] May mắn là có nhiều phương pháp để chữa trị và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều trị bệnh trĩ tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tắm ngồi.
    Tắm ngồi là liệu pháp ngâm vùng hông và mông trong nước ấm. Nhiệt ẩm của liệu pháp tắm ngồi giúp làm dịu búi trĩ và giảm nhẹ phần nào cảm giác đau/ngứa.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng khăn giấy ướt.
    Khi bạn đang bị trĩ, các tĩnh mạch vốn đã sưng viêm có thể bị trầy xước hoặc rách nếu bạn dùng giấy vệ sinh khô. Thay vì dùng giấy vệ sinh, bạn nên dùng khăn giấy ướt không mùi dành cho em bé hoặc loại khăn giấy ướt có thể tiêu được trong bồn cầu.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thuốc bôi tại chỗ.
    Một số thuốc bôi ngoài da không kê toa có công dụng điều trị trĩ bao gồm kem, thuốc mỡ, khăn lau trị trĩ và thuốc nhét hậu môn.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc giảm đau không kê toa.
    Nhiều người mắc bệnh trĩ thường bị đau, nhất là khi đi vệ sinh. Nếu bị đau do trĩ, bạn có thể thử uống thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen kết hợp với thuốc bôi tại chỗ.[12]
    • Tránh dùng thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen) và aspirin nếu búi trĩ bị chảy máu hoặc xuất huyết tiêu hoá, vì các thuốc này có thể cản trở chức năng đông máu. Ngoài ra, bạn cũng đừng cho trẻ em và trẻ vị thành niên uống aspirin. Aspirin có liên quan đến một chứng bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm gọi là hội chứng Reye. Đây là hội chứng gây sưng phù ở gan và não, có thể dẫn đến tử vong.[13]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chườm lạnh.
    Bệnh trĩ do các tĩnh mạch sưng viêm gây ra, do đó liệu pháp chườm túi đá hoặc gạc lạnh có thể giúp giảm viêm nhờ tác dụng làm chậm lưu thông máu tới búi trĩ.[14] Bạn hãy bọc túi đá hoặc gạc lạnh trong túi nhựa và chườm lên hậu môn để nhanh chóng làm dịu cơn đau.[15]
    • Không chườm túi đá hoặc gạc lạnh lâu hơn 20 phút mỗi đợt. Ngừng ít nhất 10 phút trước khi tiếp tục chườm nếu cần thiết.[16]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giữ vệ sinh tốt.
    Một trong các biện pháp điều trị trĩ tốt nhất mà bạn có thể làm là giữ sạch vùng hậu môn. Tắm hàng ngày và rửa sạch da bên trong và xung quanh hậu môn bằng dòng nước ấm nhẹ nhàng. Bạn có thể dùng xà phòng hoặc không, nhưng xà phòng có thể kích ứng búi trĩ.[17]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Ngăn ngừa trĩ tái phát

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh rặn khi đi tiêu.
    Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh trĩ là rặn quá mức khi đi vệ sinh. Điều này có thể do táo bón hoặc do chứng tiêu chảy mãn tính liên quan đến các bệnh rối loạn tiêu hoá, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn.[18] Nguyên nhân cũng có thể chỉ đơn giản là do người ta ngồi quá lâu trên bồn cầu vì bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như đọc sách hoặc chơi game trên điện thoại.[19]
    • Không ngồi quá lâu trên bồn cầu.[20]
    • Thử kê cao chân lên một chút khi ngồi trên bồn cầu. Tư thế này sẽ giúp bạn ít phải rặn hơn.[21]
    • Táo bón là một tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kê toa và không kê toa, do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang uống và hỏi xem liệu có thể đổi sang thứ thuốc khác ít gây táo bón hơn không.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi tiêu ngay khi có nhu cầu.
    Nếu bạn dễ bị trĩ, điều quan trọng là cần phải đi vệ sinh ngay khi cảm thấy buồn đi. Nhịn đi vệ sinh hoặc chờ lúc “thuận tiện hơn” có thể gây táo bón và đau khi đi tiêu, có thể dẫn đến bệnh trĩ hoặc khiến bệnh trĩ sẵn có nặng thêm.[22]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều chỉnh chế độ ăn.
    Việc điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa trĩ tái phát nếu bạn thường bị trĩ. Ăn uống hợp lý và tránh các thức ăn/đồ uống có hại là một biện pháp giúp điều hoà đại tiện và giảm nguy cơ táo bón.
    • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn. Các nguồn cung cấp nhiều chất xơ bao gồm hoa quả, rau củ, mì và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên cám, các loại hạt, quả hạch và yến mạch.[23]
    • Thử dùng thực phẩm bổ sung chất xơ. Các nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ bao gồm chiết xuất vỏ hạt mã đề, lúa mì dextrin và methylcellulose. Bạn có thể nạp được 20g-30g chất xơ mỗi ngày khi uống các thực phẩm bổ sung này hàng ngày.[24]
    • Cung cấp nước cho cơ thể. Việc uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn và bớt táo bón.[25] Hãy cố gắng uống 6-8 cốc nước mỗi ngày.
    • Tránh caffeine và rượu, vì những thứ này có thể ảnh hưởng đến việc đại tiện.[26]
    • Thử dùng thuốc làm mềm phân. Bạn có thể tự pha chế thuốc làm mềm phân đơn giản bằng cách trộn 1 thìa canh (15 ml) dầu khoáng với thức ăn mềm như sốt táo hoặc sữa chua. Mỗi ngày bạn nên ăn hỗn hợp này cùng với một bữa ăn, nhưng đừng sử dụng trong thời gian dài.[27]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập thể dục và giảm cân.
    Tình trạng thừa cân có thể là yếu tố chính gây bệnh trĩ, nguyên nhân là do trọng lượng nặng tạo thêm áp lực lên tĩnh mạch. Bản thân sự vận động cũng đã giúp giảm nguy cơ táo bón.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử dùng liệu pháp thay thế.
    Mặc dù các phương pháp điều trị y tế thường hiệu quả nhất, nhưng một số thảo dược hoặc vitamin cũng có thể giúp bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng hoặc liệu pháp thay thế nào mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ – các sản phẩm này có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang uống nếu có. Các liệu pháp thay thế phổ biến gồm có:
    • Lô hội
    • Vitamin E[28]
    • Dương kỳ thảo (Yarrow)[29]
    • Thanh mai (Bayberry)[30]
    • Mao lương hoa vàng (Goldenseal)[31]
    • Một dược (Myrrh)[32]
    • Sồi trắng (White oak)[33]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm sự trợ giúp y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết khi nào cần đến gặp bác sĩ.
    Bệnh trĩ thường dễ chữa trị và nói chung không nguy hiểm, nhưng một số người có thể gặp các biến chứng. Nếu bạn thấy xuất hiện các biến chứng liên quan đến trĩ hoặc nếu bệnh trĩ không thuyên giảm sau một tuần điều trị bằng thuốc không kê toa, hãy nhanh chóng đi khám bệnh.[34]
    • Máu trong phân có thể là biểu hiện của bệnh trĩ, nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Nếu bạn thấy có máu trong phân, hãy gọi cho bác sĩ hẹn ngày đến khám càng sớm càng tốt.
    • Tình trạng mất máu mãn tính và kéo dài do trĩ có thể dẫn tới thiếu máu ở một số người. Thiếu máu là hậu quả của sự sụt giảm số lượng hồng cầu, làm hạn chế khả năng vận chuyển ô xy đến các tế bào. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm yếu sức và mệt mỏi kinh niên.[35]
    • Nếu dòng máu lưu thông đến búi trĩ đột ngột bị cắt đứt, tình trạng trĩ nghẹt sẽ xảy ra. Trĩ nghẹt khiến người bệnh đau dữ dội và có thể dẫn đến hoại tử (các mô bị chết) và hoại thư.[36]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử áp dụng các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật.
    Bác sĩ có thể đưa ra một số phương án điều trị không cần phẫu thuật. Các phương án này nói chung là an toàn và hiệu quả, xâm lấn ở mức tối thiểu và thường được điều trị ngoại trú.[37]
    • Thắt trĩ bằng vòng cao su —thủ thuật xâm lấn tối thiểu này sử dụng các vòng cao su nhỏ để ngăn chặn máu lưu thông đến búi trĩ. Bác sĩ sẽ thắt các vòng cao su quanh cuống búi trĩ. Trong vòng một tuần, búi trĩ sẽ teo lại và rụng.[38]
    • Tiêm xơ — đây là thủ thuật tiêm hoá chất vào các mô bị viêm, giúp búi trĩ teo nhỏ, giảm đau và viêm. Phương pháp này tương đối ít đau nhưng có thể không hiệu quả như phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su.[39]
    • Quang đông — kỹ thuật này sử dụng tia laser, tia hồng ngoại hoặc nhiệt (lưỡng cực) để làm teo và đông cứng các búi trĩ bị viêm. Phương pháp này ít gây tác dụng phụ nhưng tỷ lệ tái phát cao hơn so với phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su.[40]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều trị bằng phẫu thuật.
    Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật không đem lại hiệu quả. Nếu các phương pháp khác không thành công hoặc các búi trĩ to bất thường, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.[41] Có một vài phương pháp phẫu thuật khác nhau, có thể điều trị ngoại trú hoặc nội trú, tùy vào phương pháp phẫu thuật và độ nghiêm trọng của bệnh. Phẫu thuật có rủi ro chảy máu kéo dài, nhiễm trùng và rò rỉ phân, nhưng các tác động tiêu cực lâu dài rất hiếm xảy ra.[42]
    • Phẫu thuật cắt trĩ — đây là thủ thuật cắt bỏ búi trĩ và mô xung quanh búi trĩ. Phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp hiệu quả nhất để xử lý các trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.[43]
    • Cắt trĩ bằng kẹp — đây là phẫu thuật dùng kẹp để cắt đứt dòng máu dẫn đến búi trĩ. Phương pháp này được xem là ít đau hơn phẫu thuật cắt trĩ thông thường nhưng dễ tái phát và có thể dẫn đến sa trực tràng.[44]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tránh quan hệ tình dục qua hậu môn nếu bạn đang bị trĩ. Không chỉ kích ứng búi trĩ, hành vi này còn có thể làm chảy máu búi trĩ và dễ lây lan các bệnh lây truyền qua đường máu.
  • Bệnh trĩ xảy ra khá phổ biến trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Bạn nên tránh dùng thuốc mà không hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc đối với phụ nữ mang thai.
  • Các thuốc giảm đau nhóm opioid như hydrocodone [vicodin], codeine, oxycodone [oxycontin], v.v… có thể gây táo bón và dẫn đến trĩ. Bạn nên uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng như Miralax khi uống thuốc giảm đau nhóm opioid.

Cảnh báo

  • Hãy đi khám bệnh nếu bạn thấy có máu trong phân. Hiện tượng này có thể là do trĩ, nhưng phân có máu cũng là một triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng hơn nhiều, chẳng hạn như ung thư ruột kết.
  • Một số người mẫn cảm với chất làm se và giảm đau có trong kem bôi trị trĩ. Bạn cần cẩn thận khi dùng các sản phẩm này.
  • Nếu các búi trĩ đau tới mức không đi tiêu được, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn sẽ cần được điều trị bằng thuốc bôi kê toa hoặc chích búi trĩ nếu có huyết khối (hình thành cục máu dông).
  • Nhớ trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có chứng dị ứng, đang có bệnh hoặc đang uống thuốc hay sử dụng thảo dược. Tất cả các tác nhân trên đều có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Những thứ bạn cần

  • Thuốc làm mềm phân
  • Khăn giấy ướt tiêu được trong bồn cầu
  • Chậu tắm ngồi
  • Miếng lót chứa chiết xuất cây phỉ
  • Thuốc mỡ làm co mạch
  • Kem trị ngứa có chứa lidocaine và hydrocortisone
  • Acetaminophen hoặc ibuprofen
  • Thực ăn giàu chất xơ hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ
  • Nước
  • Vitamin E
  • Chiết xuất vỏ hạt mã đề
  • Dầu hạt dẻ hoặc dầu lô hội
  • Gel hoặc dung dịch lô hội
  1. http://www.aafp.org/afp/2011/0715/p204.html
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029852
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029852
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/reyes-syndrome/basics/definition/con-20020083
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029852
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029852
  7. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4483
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029852
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/causes/con-20029852
  10. http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_hemorrhoids
  11. http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_hemorrhoids
  12. http://www.health.harvard.edu/blog/6-self-help-tips-for-hemorrhoid-flare-ups-201307196496
  13. http://www.health.harvard.edu/blog/6-self-help-tips-for-hemorrhoid-flare-ups-201307196496
  14. http://www.nhs.uk/conditions/haemorrhoids/Pages/What-is-it-page.aspx
  15. http://www.health.harvard.edu/blog/6-self-help-tips-for-hemorrhoid-flare-ups-201307196496
  16. http://www.nhs.uk/conditions/haemorrhoids/Pages/What-is-it-page.aspx
  17. http://www.nhs.uk/conditions/haemorrhoids/Pages/What-is-it-page.aspx
  18. http://www.health.harvard.edu/blog/6-self-help-tips-for-hemorrhoid-flare-ups-201307196496
  19. http://www.disabled-world.com/medical/alternative/homeremedies/hemorrhoid-remedy.php
  20. http://www.disabled-world.com/medical/alternative/homeremedies/hemorrhoid-remedy.php
  21. http://www.disabled-world.com/medical/alternative/homeremedies/hemorrhoid-remedy.php
  22. http://www.disabled-world.com/medical/alternative/homeremedies/hemorrhoid-remedy.php
  23. http://www.disabled-world.com/medical/alternative/homeremedies/hemorrhoid-remedy.php
  24. http://www.disabled-world.com/medical/alternative/homeremedies/hemorrhoid-remedy.php
  25. http://www.nhs.uk/conditions/haemorrhoids/Pages/What-is-it-page.aspx
  26. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/complications/con-20029852
  27. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/complications/con-20029852
  28. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852
  29. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852
  30. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852
  31. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852
  32. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852
  33. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002939.htm
  34. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852
  35. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Stephen Chow, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Stephen Chow, MD. Bác sĩ Chow là bác sĩ nội khoa tại Mississippi. Ông đã nhận bằng MD từ Đại học Y khoa Châu Mỹ 2014. Bài viết này đã được xem 4.504 lần.
Trang này đã được đọc 4.504 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo