Cách để Phân biệt sự khác nhau giữa căng cơ và đau phổi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đau hoặc cảm giác khó chịu ở ngực là vấn đề rất đáng bận tâm, vì đây rất có thể là dấu hiệu bệnh phổi (hoặc tim). Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau ở thân trên thường là do các vấn đề ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khó tiêu, trào ngược axit và căng cơ. Việc phân biệt đau do bệnh phổi với do căng cơ thường không khó nếu bạn biết các triệu chứng thường gặp của riêng từng bệnh. Nếu nghi ngờ nguyên nhân đau ngực, đặc biệt khi đau ngày càng nặng hoặc nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như như tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì, hãy đi khám tổng quát ngay.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Hiểu các triệu chứng khác nhau

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét độ dài của cơn đau và kiểu đau.
    Cơn đau cơ thường khởi phát rất khác so với đau phổi. Cơn đau do căng cơ từ mức trung bình đến nặng thường được cảm thấy ngay lập tức, trong khi căng cơ nhẹ phải mất chừng 1 ngày bạn mới cảm nhận cơn đau. Căng cơ thường là do hoạt động quá mức hoặc chấn thương, do đó nguyên nhân gây đau thường rõ ràng. Người bị căng cơ có thể bị đau nhói và như bị điện giật mỗi khi chuyển động. Ngược lại, đau phổi do bệnh thường chuyển biến một cách từ từ và kèm theo triệu chứng như hụt hơi, thở khò khè, sốt hoặc khó chịu (mệt mỏi chung).[1] Hơn nữa, đau phổi thường khó xác định chính xác thời điểm đau và có xu hướng đau liên miên không dứt.
    • Tai nạn xe cộ, trượt ngã, chấn thương do chơi thể thao (bóng đá, bóng bầu dục, khúc côn cầu) và nâng tạ nặng quá mức tại phòng tập thể dục đều là những nguyên nhân gây căng cơ.
    • Ung thư phổi, nhiễm trùng và viêm phổi dần dần sẽ trở nên nặng hơn (trong vài ngày hoặc vài tháng) và dẫn đến nhiều triệu chứng khác. Tràn khí màng phổi là bệnh phổi có thể nặng lên theo từng ngày và đe dọa đến tính mạng.
    • Nếu thấy đau khi hít vào, thở nông, cảm lạnh hoặc có tiền sử bị ho hay viêm phế quản, có thể bạn bị đau phổi. Ngoài ra, viêm sụn sườn cũng có thể khiến bạn bị đau khi ấn vào người và khi chuyển động.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý dấu hiệu ho.
    Nhiều vấn đề về phổi có thể gây đau ngực như ung thư phổi, nhiễm trùng phổi (viêm phổi do vi khuẩn và vi-rút, viêm phế quản), thuyên tắc động mạch phổi (huyết khối), viêm màng phổi (màng phổi bị viêm), phổi thủng và tăng áp động mạch phổi (tăng huyết áp phổi).[2] Hầu như tất cả các bệnh và tình trạng trên đều dẫn đến ho và/hoặc thở khò khè. Ngược lại, căng cơ ở ngực và thân mình có thể gây khó chịu khi hít thở sâu và đụng đến cơ sườn nhưng tuyệt nhiên không gây ho.
    • Ho ra máu là dấu hiệu ung thư phổi, viêm phổi giai đoạn sau và thủng phổi do chấn thương. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy máu lẫn trong đờm khi ho.
    • Các cơ sườn bao gồm cơ giữa xương sườn, liên sườn, bụng và cổ.[3] Các cơ này đều dẫn đến hệ hô hấp, do đó, tình trạng căng do hít thở sâu có thể gây đau nhưng không gây ho.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cố gắng xác định vị trí đau.
    Căng cơ ở ngực hoặc thân trên thường xảy ra khi tập thể dục tại phòng tập hoặc chơi thể thao. Cảm giác khi bị căng cơ thường được mô tả là đau, cứng và nhức. Đau cơ thường xảy ra ở một bên cơ thể và rất dễ xác định vị trí đau. [4] Vì vậy, bạn có thể sờ ngực và cảm nhận vị trí đau. Khi bị tổn thương, cơ có thể co thắt và giống như bị xoắn lại. nếu xác định được vị trí khó chịu thì nghĩa là bạn đang bị căng cơ chứ không phải bệnh phổi. Hầu hết các vấn đề về phổi đều gây đau lan (thường được mô tả là đau nhói) và không thể xác định được vị trí đau bên ngoài ngực.
    • Cẩn thận sờ khu vực sườn vì cơ sườn thường bị căng do gập thân mình hoặc xoắn quá mức một bên mình. Nếu có thể xác định cơn đau dữ dội gần xương ngực (xương ức), bạn rất có thể đã bị tổn thương sụn sườn, không chỉ đơn giản là căng cơ.
    • Căng cơ thường chỉ xảy ra khi bạn di chuyển cơ thể hoặc hít thở sâu. Trong khi đó, bệnh phổi (đặc biệt là ung thư và nhiễm trùng) có thể gây đau liên tục.
    • Cơ ngực (nhóm lớn và nhóm nhỏ) là các cơ liên quan trực tiếp đến phổi. Nhóm cơ này có thể bị căng khi mở rộng hoặc ép sát ngực trong bài tập "Ép ngực" (Pec Deck).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát kỹ các vết bầm tím.
    Cởi áo ra và quan sát ngực hoặc/thân mình có bị bầm tím hoặc tấy đỏ hay không. Đau cơ mức độ từ trung bình đến nặng có thể gây rách sợi cơ và dẫn đến xuất huyết vào các mô xung quanh.[5] Kết quả là bạn sẽ thấy vết bầm tím/tấy đỏ rồi nhạt dần thành vàng theo thời gian. Bạn cũng có thể bị tấy đỏ thân trên nếu gặp chấn thương trong lúc chơi thể thao hoặc bị ngã. Ngược lại, bệnh phổi không gây vết bầm tím rõ rệt, trừ khi bạn bị thủng phổi do gãy xương sườn nặng.
    • Căng cơ nhẹ hiếm khi để lại vết bầm tím hoặc đỏ nhưng có thể gây sưng cục bộ ở một mức độ nào đó.
    • Ngoài bầm tím, chấn thương cơ còn gây co giật hoặc run trong vài tiếng (hoặc thậm chí cả ngày) trong quá trình tự hồi phục. Hiện tượng "rung cơ cục bộ" này càng chứng minh bạn đang bị căng cơ chứ không phải bệnh phổi.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đo thân nhiệt.
    Nhiều nguyên nhân gây đau phổi thường gặp là do các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi-rút, nấm, ký sinh trùng) hoặc chất kích thích từ môi trường (Amiăng, vật sắc nhọn dạng sợi, bụi, chất gây dị ứng). Do đó, ngoài đau ngực và ho, tăng thân nhiệt (sốt) là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các chứng bệnh về phổi. Ngược lại, căng cơ không bao giờ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, trừ khi là quá nặng và gây tăng thông khí (chứng thở quá nhanh). Vì vậy, bạn nên dặt nhiệt kế kỹ thuật số dưới lưỡi để đo thân nhiệt. Nhiệt độ trung bình trong miệng thường vào khoảng 36,8°C.[6]
    • Sốt nhẹ thường có lợi vì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng.
    • Tuy nhiên, sốt cao (trên 39°C ở người trưởng thành) thường gây nguy hiểm tiềm ẩn và cần được giám sát chặt chẽ.
    • Bệnh phổi mãn tính và lâu dài (ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn, lao) cũng có thể gây sốt nhẹ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Chẩn đoán y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bệnh.
    Tình trạng căng cơ luôn cũng tự khỏi sau vài ngày (hoặc vài tuần đối với trường hợp căng cơ nặng). Vì vậy, nếu bị đau ngực/thân trên lâu hơn khoảng thời gian này hoặc ngày càng nặng hơn, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể hỏi tiền sử bệnh, tiến hành thăm khám và nghe phổi khi bạn thở. Tiếng thở lớn (cọt kẹt hoặc khò khè) chứng tỏ khí quản đang bị tắc (do mảnh vỡ hoặc chất lỏng) và thu hẹp (do sưng hoặc viêm).[7]
    • Ngoài ho ra máu và đau ngực khi hít thở sâu, bạn cần chú ý các dấu hiệu ung thư phổi như khàn giọng, chán ăn, sụt cân khá nhanh và nói chung là lờ đờ.[8]
    • Bác sĩ có thể lấy và cấy mẫu đờm (dịch nhầy/nước bọt/máu) để xác định bạn có bị nhiễm khuẩn (viêm phế quản, viêm phổi) hay không. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cần chụp X-quang và khám sức khỏe thêm để chẩn đoán.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chụp X-quang ngực.
    Sau khi loại trừ khả năng căng cơ và nghi ngờ nhiễm trùng phổi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang ngực. Hình chụp X-quang ngực có thể hiện thị rõ xương sườn bị gãy, chất lỏng tích tụ trong phổi (phù phổi), u phổi và bất cứ tổn thương mô phổi nào do hút thuốc lá, các chất kích thích từ môi trường, khí thủng, xơ nang hoặc các cơn lao phổi trước đây.[9]
    • Ung thư phổi giai đoạn muộn hầu như luôn được phát hiện thông qua hình chụp X-quang ngực, nhưng giai đoạn đầu của bệnh đôi khi rất khó phát hiện.
    • X-quang ngực có thể phát hiện các dấu hiệu sung huyết tim.
    • Chụp X-quang ngực không thể phát hiện căng cơ ngực hoặc thân trên. Nếu nghi ngờ bạn bị rách cơ hoặc gân, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán bằng cách siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp CT.
    • Chụp CT cho thấy hình ảnh ngực cắt lát, nhờ đó giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nếu khám sức khoẻ và chụp X-quang phổi không phát hiện được bệnh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xét nghiệm máu.
    Bác sĩ có thể xét nghiệm máu, mặc dù phương pháp này gần như không bao giờ được sử dụng để chấn đoán bệnh phổi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể quyết định bạn có cần phải xét nghiệm máu hay không. Nhiễm trùng phổi cấp tính (viêm phế quản, viêm phổi) sẽ gây tăng mật độ bạch cầu trong hệ miễn dịch để tiêu diệt mầm bệnh như vi khuẩn và vi-rút.[10] Xét nghiệm máu cũng có thể cho biết nồng độ oxy trong máu, nhờ đó giúp giám định gián tiếp chức năng phổi.
    • Ngược lại, xét nghiệm máu không thể khẳng định hoặc loại trừ khả năng căng cơ, thậm chí là căng cơ nặng.
    • Xét nghiệm máu cũng không cho thấy mức độ oxy hóa.
    • Xét nghiệm tốc độ máu lắng có thể giúp xác định tình trạng căng thẳng của cơ thể hoặc bệnh viêm mãn tính.
    • Xét nghiệm máu cũng không thể chẩn đoán ung thư phổi. Chẩn đoán ung thư phổi cần chụp X-quang và xét nghiệm sinh thiết (mẫu) mô.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đau kèm theo ho ra đờm có máu hoặc dịch nhầy đổi màu, ho liên tục và ho dai dẳng có thể chứng minh bạn đang bị bệnh phổi.
  • Kích ứng phổi có thể là do hít phải chất kích thích như khói hoặc bị bệnh gây kích ứng mô xung quanh phổi, chẳng hạn như viêm màng phổi.
  • Các tình trạng liên quan đến hít thở và có thể gây ra đau là hen suyễn, hút thuốc và tăng thông khí (chứng thở nhanh).
  • Đau phổi thường là triệu chứng viêm do phế cầu khuẩn, và có thể sẽ tiếp diễn vài tuần sau khi bạn đã khỏi viêm nhiễm.
  • Tăng thông khí thường xảy ra do lo lắng, hoảng sợ hoặc phản ứng với tình huống khẩn cấp.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 35.445 lần.
Trang này đã được đọc 35.445 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo