Cách để Nhận biết nấm bị hỏng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tuy rất ngon, bổ dưỡng, dễ chế biến và có thể đem lại hương vị đậm đà cho hầu như mọi món ăn, nhưng nấm lại không phải là nguyên liệu dễ bảo quản. Chỉ trong vòng vài ngày, nấm sẽ bắt đầu nhăn nheo, nghĩa là sắp bị hỏng. Các dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết nấm đã hết tươi là hiện tượng đổi màu sắc, nhớt và có mùi chua. Để tăng thời hạn bảo quản, bạn nên chọn mua nấm thật tươi và căng mọng tại cửa hàng thực phẩm, sau đó bảo quản trong bao bì thoáng khí đặt trong tủ lạnh.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Phát hiện các dấu hiệu nấm hỏng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra các mảng nhăn nheo, khô quắt trên cây nấm.
    Các mảng nhăn nheo và khô là dấu hiệu đầu tiên cho biết nấm sắp bị hỏng. Hãy sử dụng nấm ngay nếu bạn thấy nấm chỉ mới bắt đầu khô nhưng chưa đổi màu, không nhớt hoặc có mùi.[1]
    • Những cây nấm quắt lại trên đỉnh mũ là nấm đã sắp hỏng. Khi nấm đã bắt đầu teo lại thì chẳng bao lâu sẽ không ăn được nữa.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát các vết thâm và đốm nâu.
    Hãy cẩn thận với các cây nấm có đốm đen. Khi nói đến an toàn thực phẩm thì hiện tượng đổi màu không bao giờ là dấu hiệu tốt. Các vết thâm và đốm nâu hoặc đen là một trong các dấu hiệu đầu tiên cho biết là nấm sắp hỏng.[2]
    • Đối với những cây nấm bị thâm nhưng không có các dấu hiệu hư hỏng khác, bạn có thể cân nhắc cắt bỏ những phần bị thâm và sử dụng những phần còn lại. Nếu cây nấm đầy những đốm đen thì bạn không còn cách nào khác là phải vứt đi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vứt bỏ các cây nấm bị nhớt.
    Nhớt xuất hiện bên ngoài cây nấm là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nấm không còn ăn được. Tệ hơn nữa, các đốm mốc nhìn thấy được nói lên rằng cây nấm bây giờ chỉ xứng đáng ở trong thùng rác. Bạn hãy vứt bỏ chỗ nấm đó thay vì mạo hiểm với các bệnh lây qua đường ăn uống.[3]
    • Đến giai đoạn này, nấm đã mất hết hương vị và giá trị dinh dưỡng, vì vậy ăn những cây nấm này sẽ chẳng có lợi gì.

    Biện pháp an toàn: Bạn có thể bị bệnh khi ăn nấm bị hỏng, do đó tốt nhất là nên thận trọng. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy vứt bỏ các thức ăn mà bạn nghĩ là đã hỏng.[4]

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Loại bỏ những cây nấm có mùi chua hoặc tanh.
    Mùi khó chịu là một dấu hiệu chắc chắn khác cho thấy nấm đã không còn tươi. Nấm tươi phải hơi ngọt và có mùi đất nhưng không gắt. Nếu bạn ngửi cây nấm mà thấy có mùi tanh hoặc hăng thì đã đến lúc phải vứt bỏ.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Theo dõi thời hạn bảo quản nấm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bảo quản nguyên cây nấm trong vòng 7-10 ngày.
    Theo nguyên tắc chung, các loại nấm thông thường như nấm trắng, nấm mỡ và nấm bàn có thể bảo quản được trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, thời gian bảo quản an toàn còn tùy thuộc vào thời gian nấm được bày bán ở cửa hàng. Những cây nấm đã ở trong cửa hàng vài ngày có thể bắt đầu hỏng trong vòng 1-2 ngày.[7]
    • Để có chất lượng tốt nhất, bạn cần chọn mua nấm tươi nhất có thể và sử dụng trong vòng 3-4 ngày. Khi đến cửa hàng mua nấm, bạn hãy tìm những cây nấm căng mọng, chắc và không có các dấu hiệu hư hỏng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bảo quản nấm đã cắt lát trong vòng 5-7 ngày.
    Tuy có tiện lợi, nhưng nấm tươi đã cắt sẵn sẽ mau hỏng gấp đôi nấm còn đê nguyên cây. Nếu muốn trữ nấm lâu hơn, bạn nên mua nấm nguyên cây thay vì nấm đã cắt sẵn.[8]

    Lời khuyên: Khi mua nấm, bạn nên chọn những cây có phẩn mũ và thân lành lặn. Những cây nấm bị sứt sẹo hoặc có vết thâm sẽ có thời hạn bảo quản ngắn hơn những cây còn nguyên vẹn.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vứt bỏ số nấm đã nấu chín còn thừa sau 3-4 ngày.
    Đa phần thức ăn chín, bao gồm nấm, thịt, hải sản và rau củ, có thể bảo quản được trong tủ lạnh tối đa 4 ngày. Sau thời gian này, bạn cần phải bỏ đi hoặc đem đông lạnh. Nấm đông lạnh có thể bảo quản trong vòng 8-12 tháng.[9]
    • Nhớ cất nấm còn thừa vào tủ lạnh trong vòng 2 tiếng để ngăn ngừa mốc và vi khuẩn phát triển. Bạn có thể hâm nấm đã nấu chín còn thừa ở nhiệt độ 74 độ C để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường ăn uống.[10]
    • Nhớ rằng thời gian 3-4 ngày chỉ bảo đảm an toàn thực phẩm chứ không bảo đảm chất lượng. Ví dụ như bông cải xanh và măng tây nấu chín có thể bị ướt và héo trong vòng 1-2 ngày. Nấm xào có thể để được trong 3-4 ngày, nhưng sau đó sẽ mềm nhũn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng các loại nấm cao cấp ngay trong ngày bạn mua về.
    Nhiều loại nấm cao cấp như nấm mào gà và nấm sò chỉ bảo quản được trong 12-24 tiếng. Vì các loại nấm này đắt tiền hơn nhiều so với nấm mỡ, bạn cần phải dùng ngay để thưởng thức cho xứng đáng với đồng tiền.[11]
    • Một số loại nấm cao cấp như nấm bụng dê (morel) và nấm hương có thể bảo quản trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, để có chất lượng tốt nhất, bạn vẫn nên sử dụng càng sớm càng tốt.[12]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Bảo quản nấm an toàn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đảm bảo nhiệt độ trong tủ lạnh phải dưới 4 dộ C.
    Nấm và các thực phẩm dễ hỏng khác cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 độ C. Bạn có thể để nấm trên một ngăn kệ trong tủ lạnh, không cần cất trong ngăn rau.[13]
    • Luôn luôn bảo quản nấm trong tủ lạnh, không bao giờ để nấm trong nhiệt độ phòng.
    • Nếu thức ăn trong tủ lạnh của bạn có vẻ như không để được lâu như thường lệ, bạn nên xem lại nút chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh. Kiểm tra nhiệt độ và điều chỉnh tủ lạnh cho phù hợp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bảo quản nấm đóng gói sẵn trong bao bì của nó.
    Nếu chỉ cần dùng vài cây nấm, bạn có thể cắt một lỗ nhỏ ở đầu bao bì để lấy số nấm cần dùng ra, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại.[14]
    • Bao bì của nấm khi mua về và màng bọc thực phẩm cho phép nấm được “thở” và giảm nước đọng bên trong.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bảo quản nấm rời trong túi ni lông mở hé.
    Nếu chọn mua nấm rời, bạn có thể bảo quản nấm trong túi ni lông mở hé để không khí lưu thông. Độ ẩm đọng trong túi kín sẽ khiến nấm rỉ nước và hỏng nhanh hơn.[15]

    Lưu ý: Các mẹo bảo quản nấm phổ biến cho rằng nên cất nấm trong túi giấy hoặc bọc trong khăn giấy ẩm. Tuy nhiên những mẹo này không phải là các phương pháp tốt nhất. Nấm được bảo quản trong túi giấy nhanh chóng bị teo quắt và ướt, còn khăn giấy ẩm khiến cho nấm mau hỏng hơn.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Không để nấm chung với thịt sống, trứng và hải sản.
    Luôn tách riêng nấm với các thực phẩm tươi sống khi để trong xe đẩy ở siêu thị cũng như khi cất trong tủ lạnh. Trong khi chế biến, bạn cần dùng một bộ dao thớt để thái thịt sống và một bộ để thái đồ chín.[16]
    • Việc tách riêng nấm với thịt sống và hải sản là đặc biệt quan trọng nếu bạn định ăn nấm không nấu chín.
    • Ngoài ra, nấm cũng có tính hút mùi, do đó bạn cũng nên để nấm cách xa các thực phẩm nặng mùi.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhớ rằng thực phẩm tươi càng ăn sớm càng tốt. Cố gắng ăn nấm trong vòng 3-4 ngày.[17]
  • Nấm tươi không đông lạnh được, nhưng bạn có thể hấp hoặc xào nấm, để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó cho vào tủ đông và bảo quản trong 8-12 tháng.[18]
  • Nấm là nguyên liệu cực kỳ đa dụng, vì vậy bạn sẽ không khó tìm được cách chế biến Ví dụ, bạn có thể làm món trứng rán với nấm, xào nấm với thảo mộc và dầu ô liu, hoặc cho vào sốt mì. Bạn cũng có thể đặt vài lát nấm tươi lên trên mặt bánh pizza đông lạnh, sau đó nướng như hướng dẫn.

Cảnh báo

  • Đối với nấm hoang dã, tốt nhất là bạn nên cẩn thận khi kiểm tra chất lượng nấm. Đừng cố gắng tự mình xác định loại nào là nấm ăn được, loại nào là nấm độc. Đừng ăn nấm hoang dã, trừ khi có chuyên gia về nấm xác định là ăn được.[19]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ollie George Cigliano
Cùng viết bởi:
Đầu bếp riêng & Chuyên gia giáo dục về thực phẩm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ollie George Cigliano. Ollie George Cigliano là đầu bếp riêng, chuyên gia giáo dục về thực phẩm và chủ sở hữu của Ollie George Cooks tại Long Beach, California. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, cô chuyên sử dụng các nguyên liệu tươi sống và kết hợp các kỹ thuật nấu nướng truyền thống với hiện đại. Ollie George có bằng cử nhân về văn học so sánh của Đại học California, Berkeley và chứng chỉ về dinh dưỡng và sống lành mạnh của Đại học eCornell. Bài viết này đã được xem 30.594 lần.
Trang này đã được đọc 30.594 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo