Cách để Loại bỏ lượng kali thừa trong cơ thể: Các phương thuốc tự nhiên có lợi không?

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mặc dù kali cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và các cơ bắp trong cơ thể, nhưng mức kali quá cao lại là một chỉ dấu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh thận mãn tính. Mức kali bình thường cần phải trong khoảng 3.5 đến 5.0 mEq/L (mili đương lượng trong một lít). Mức kali trong máu cao hơn khoảng này là một dấu hiệu của sự mất cân bằng điện giải, gọi là tăng kali huyết (hyperkalemia), một tình trạng gây ra nhiều tác động nghiêm trọng. Bạn có thể loại bỏ lượng kali thừa trong cơ thể một cách tự nhiên bằng cách uống thêm nước, bớt uống sữa và nước quả ép, áp dụng chế độ ăn có hàm lượng kali thấp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các trường hợp nặng có thể cần đến sự can thiệp y khoa.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Điều chỉnh các chất lỏng nạp vào cơ thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều nước.
    Tình trạng mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây tăng kali huyết. 10-12 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì mức kali ổn định.
    • Nếu bạn không thích uống nước lọc thì cắt một lát hoa quả bỏ vào nước để tăng hương vị. Một lựa chọn khác là uống nhiều trà hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hạn chế tiêu thụ sữa, vì hầu hết các sản phẩm từ sữa đều có hàm lượng kali cao.
    Bạn cần giới hạn lượng sữa uống vào ở mức 2 khẩu phần (không quá 1 cốc). Nói chung, sữa gạo là thức uống thay thế chấp nhận được.

    Lời khuyên: Bạn vẫn có thể uống trà và cà phê, nhưng nên cân nhắc chuyển sang dùng loại kem không chứa sữa.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh uống nước quả.
    Có nhiều loại nước quả và rau củ – đặc biệt là nước cam và nước cà rốt – có hàm lượng kali cao. Một số loại nước quả pha trộn nhiều loại hoa quả, do đó mặc dù một số loại hoa quả như nho và nam việt quất thích hợp cho chế độ ăn ít kali, bạn vẫn nên đảm bảo trong nước quả không chứa các loại hoa quả có hàm lượng kali cao.
    • Cẩn thận với món sinh tố; nhiều loại sinh tố có nhiều chuối, một loại quả có hàm lượng kali rất cao.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Áp dụng chế độ ăn ít kali

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ các loại thực phẩm có hàm lượng kali cao.
    Một số thức ăn bạn nên tránh gồm chuối, sốt cà chua, rau củ dền, mận, quả bơ, cam, trai sò, bông cải xanh và rau bina nấu chín.

    Lời khuyên: Ngâm hoa quả tươi trong nước vài tiếng trước khi ăn để giảm lượng kali trong quả.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Áp dụng chế độ ăn gồm các thực phẩm có hàm lượng kali thấp.
    Tránh ăn gạo lứt, mì và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác (chẳng hạn như cám). Thay vào đó, bạn hãy ăn gạo trắng và bánh mì trắng, vì hàm lượng kali trong các thực phẩm này chỉ ở mức thấp. Bạn cũng có thể kết hợp các loại hoa quả như quả mọng và nho; về phần rau củ, bạn có thể ăn cải xoăn, súp lơ và ngô.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn protein nạc.
    Protein nạc thích hợp với chế độ ăn ít kali, miễn là bạn ăn với các khẩu phần nhỏ hơn. Khi chế biến thịt gà, gà tây và thịt lợn, bạn cần giới hạn khẩu phần ăn ở mức bằng khoảng một nắm tay.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh các thức ăn đóng gói sẵn.
    Nhiều loại thức ăn đóng gói dùng kali clorua như gia vị thay cho muối. Đây là một nguyên liệu đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đang cố gắng giảm mức kali nạp vào cơ thể. Khi mua thức ăn đông lạnh hoặc sốt cà chua đóng hộp, bạn cần nhớ kiểm tra thành phần thực phẩm trên bao bì để đảm bảo không có kali clorua.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lọc bớt kali trong thức ăn.
    Đây không phải là cách hiệu quả để loại bỏ hoàn toàn kali trong các thực phẩm có hàm lượng kali cao và chỉ nên sử dụng hạn chế. Nhưng nếu quá thèm loại thức ăn nào đó có hàm lượng kali đặc biệt cao, bạn có thể dùng cách này để giảm lượng kali nạp vào cơ thể. Phương pháp này có thể áp dụng cho các thực phẩm như khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ dền và bí mùa đông.[1]
    • Gọt vỏ và ngâm rau củ trong nước lạnh để khỏi bị thâm.
    • Thái rau củ thành lát dày khoảng 0,3 cm.
    • Rửa lại bằng nước ấm trong vài giây.
    • Ngâm rau củ trong nước ấm ít nhất 2 tiếng. Lượng nước ngâm rau phải gấp 10 lần lượng rau củ. Nếu ngâm lâu hơn, bạn cần thay nước sau mỗi 4 tiếng.
    • Rửa rau củ lần nữa dưới vòi nước ấm trong vài giây.
    • Nấu rau củ với lượng nước gấp 5 lần lượng rau.[2]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Thời điểm cần đi khám

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ nếu bạn không biết nguyên nhân gây ra tình trạng thừa kali của mình.
    Mức kali cao thường là do bạn có bệnh tiềm ẩn. Điều này có nghĩa là bác sĩ sẽ phải điều trị bệnh đó để bạn có thể phục hồi hoàn toàn.[3] Dù đôi khi tình trạng thiếu nước hoặc một số loại thuốc cũng gây ra trạng thái đó, nhưng thừa kali có thể là hậu quả của một chứng bệnh nghiêm trọng như bệnh thận. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:[4]
    • Mất nước
    • Các loại thuốc như thuốc ức chế beta
    • Dùng thực phẩm chức năng chứa kali quá liều
    • Suy thận cấp
    • Bệnh thận mãn tính
    • Bệnh Addison
    • Tiểu đường tuýp 1
    • Phá hủy hồng cầu
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng thừa kali.
    Bạn có thể không có triệu chứng gì nếu mức kali mới chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, khi mức kali tăng, bạn có thể sẽ nhận thấy một số triệu chứng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế. Hãy đi khám ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng sau xuất hiện:
    • Yếu cơ
    • Yếu sức
    • Tê liệt
    • Nhịp tim bất thường (Rối loạn nhịp tim)
    • Buồn nôn
  3. 3
    Đi khám ngay nếu việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. Thường thì thay đổi thực phẩm và đồ uống sẽ có hiệu quả, nhưng bạn vẫn có thể thấy mình bị thừa kali. Nếu đã thử mọi cách nhưng vẫn không thấy hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ. Họ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn nhất.[5]
    • Ngoài ra, bác sĩ có thể quyết định điều trị căn bệnh tiềm ẩn của bạn theo một cách khác.

    Mẹo: Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế bữa ăn ít kali mà vẫn hợp khẩu vị của bạn.

  4. 4
    Hỏi bác sĩ về các loại thuốc kết dính kali nếu các phương pháp khác đều thất bại. Đây là loại thuốc kết dính vào lượng kali thừa trong cơ thể bạn và đào thải nó. Đây là có thể là lựa chọn cho bạn nếu việc thay đổi chế độ ăn không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp với thuốc này, vì thế, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ.[6]
    • Với vài người, thuốc kết dính kali có thể gây ra khó chịu ở bụng, vì thế, bác sĩ chỉ kê chúng nếu lợi ích mà chúng đem lại cho bạn nhiều hơn tác hại.[7]
  5. 5
    Xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm soát mức kali. Bác sĩ sẽ thực hiện CBC để kiểm tra lượng kali của bạn. Khi lượng kali đã nằm trong mức kiểm soát được, tốt nhất là vẫn nên xét nghiệm thường xuyên. Việc này sẽ giúp bác sĩ xác định xem bệnh tình của bạn đã tiến triển tốt hay chưa.[8]
    • Dù bạn có thể thấy hơi khó chịu, nhưng việc lấy máu thường không đau. Hơn nữa, thường thì bác sĩ cũng sẽ lấy máu tại phòng khám luôn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trao đổi với bác sĩ về mọi loại thuốc bạn đang sử dụng. Các loại thuốc sau đây có thể làm tăng mức kali: thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitor), thuốc chẹn beta (beta-blocker), thuốc chống đông đường tiêm (heparin), thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép (cyclosporine), các thuốc kháng sinh trimethoprim và sulfamethoxazole.
  • Mức kali quá thấp cũng nguy hiểm. Nếu bạn đang chủ động hạ mức kali trong cơ thể, điều quan trọng là cần đến bác sĩ kiểm tra định kỳ để theo dõi mức kali.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 15.049 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 15.049 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo