Cách để Lấy lại vị giác

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khả năng nếm được các hương vị tuyệt vời là một trong các khoái lạc của cuộc đời. Đôi khi, do bệnh lý hoặc tuổi tác, bạn có thể bị mất vị giác và ăn mất ngon. Nhưng đừng lo lắng quá, bởi vì nhiều trường hợp mất vị giác chỉ là tạm thời và có thể khắc phục được. Với một vài liệu pháp đơn giản, chẳng bao lâu nữa bạn lại thưởng thức được những bữa ăn ngon lành!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Áp dụng các liệu pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xoa dầu thầu dầu để giảm viêm xoang.
    Để giảm viêm xoang và phục hồi khứu giác và vị giác, bạn hãy dùng nửa thìa cà phê (2,5 ml) hỗn hợp gồm dầu thầu dầu và vài giọt tinh dầu như dầu khuynh diệp xoa lên mặt với lực ấn vừa phải. Bắt đầu ở giữa hai mắt, mát-xa khắp chân mày về phía tai, sau đó xoa hai bên mũi.
    • Dầu thầu dầu xoa ngoài da có thể tăng cường lưu thông máu và giúp dẫn lưu các xoang.[1]
    • Vị giác và khứu giác có liên quan mật thiết, và giác quan này mất đi sẽ ảnh hưởng đến giác quan kia. Điều này giải thích vì sao bạn thường mất vị giác khi bị cảm lạnh, cúm hoặc nghẹt mũi do dị ứng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống trà nóng khi bị bệnh.
    Đun sôi nước trong nồi hoặc ấm nước và rót vào ấm pha trà. Cho lá trà rời hoặc trà túi lọc thảo mộc mà bạn thích vào ấm và ủ theo thời gian phù hợp với từng loại trà, thường là khoảng 3-5 phút. Uống trà khi còn nóng.
    • Bạn có thể uống trà thảo mộc tùy thích trong cả ngày, nhưng cố gắng uống mỗi ngày ít nhất 1 tách trà khi bạn đang chống chọi với bệnh tật.
    • Uống trà thảo mộc nóng khi bị cảm lạnh là cách để làm loãng chất nhầy trong mũi. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại vị giác và khứu giác. Thức uống nóng có hương vị dễ chịu cũng sẽ kích thích các nụ vị giác.
    • Bạn có thể thử nhiều loại trà thảo mộc. Cúc La Mã có tính kháng viêm; bạc hà cay có tính kháng khuẩn và tốt cho đường tiêu hoá. Cả hai đều rất hiệu quả trong việc trị bệnh và giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Pha tỏi với nước để chống cảm lạnh.
    Tỏi là chất kháng sinh tự nhiên giúp chống cảm lạnh. Cách sử dụng tỏi hiệu quả nhất là thả 1-2 tép tỏi giã nhuyễn vào cốc nước nhỏ và uống ngay.
    • Phụ nữ đang mang thai không nên uống quá một tép tỏi mỗi ngày.[3]
    • Bạn cũng có thể cho tỏi vào các món ăn để kích thích các nụ vị giác bằng hương vị nồng của nó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hít hơi nước để thông mũi.
    Đun sôi 1-2 cốc (240-480 ml) nước trong nồi và nhấc ra khỏi bếp. Đậy vung trong 5 phút, sau đó mở vung và hơ mặt bên trên nồi nước với một chiếc khăn trùm qua đầu để giữ nhiệt và để cho hơi nước xông lên mặt. Hít hơi nước càng lâu càng tốt, cố gắng xông đến 15 phút.
    • Nếu thích, bạn có thể thêm cỏ xạ hương, kinh giới cay và hương thảo vào nước, mỗi thứ 2 thìa cà phê (10 ml).
    • Bạn cũng có thể thử cho nửa cốc (120 ml) giấm vào nước để giúp chống lại bệnh tật.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Súc miệng bằng dầu để duy trì sức khỏe miệng.
    Súc miệng với 1-2 thìa cà phê (5-10 ml) dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu vừng trong 20 phút. Khi súc trong miệng, dầu sẽ đặc lại và trông như kem trắng khi bạn nhổ ra. Khi súc miệng với dầu, bạn hãy nhổ vào thùng rác thay vì vào bồn rửa để tránh làm tắc nghẽn ống thoát nước.
    • Súc miệng bằng nước ấm và đánh răng.
    • Liệu pháp súc miệng bằng dầu có thể chống vi khuẩn gây hại trong miệng vốn ảnh hưởng đến vị giác và làm sạch các vị khó chịu. Bạn nên súc miệng bằng dầu một lần vào mỗi buổi sáng trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.[5]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng quế hàng ngày để cải thiện sức khoẻ của miệng.
    Bạn có thể cho quế vào nhiều món ăn và thức uống. Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy pha nửa thìa cà phê quế (2,5 ml) vào một tách trà với một giọt mật ong để tạo vị ngọt và uống khi còn nóng.
    • Quế đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, bao gồm tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Nó có thể giúp giảm sưng do cảm lạnh và cúm khiến bạn ăn mất ngon, đồng thời ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu vốn cũng ảnh hưởng đến vị giác.
    • Cũng như bất cứ loại thực phẩm nào, một số lượng lớn quế ăn vào có thể gây hại cho sức khoẻ. Bạn nên giới hạn lượng quế ở mức 1-2 thìa cà phê mỗi ngày. Mức này là an toàn nếu bạn không có bệnh lý tiềm ẩn. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc chắn.[6]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn thực phẩm giàu kẽm.
    Tình trạng mất vị giác và khứu giác đôi khi là do thiếu hụt kẽm. Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng bình thường của cơ thể nhưng không được tích trữ trong thời gian dài. Do đó, bạn cần có nguồn cung cấp kẽm liên tục trong chế độ ăn.
    • Các thực phẩm như hàu, thịt bò, hạt bí đỏ, bơ vừng, sô cô la đen, cua, tôm hùm, thịt lợn và đậu đều có hàm lượng kẽm cao.
    • Đôi khi viên uống bổ sung kẽm cũng cần thiết, nhưng bạn không nên uống khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Lượng kẽm nạp vào vượt quá 100mg – 200mg mỗi ngày có thể dẫn đến giảm lượng sắt và đồng, gây nôn và các vấn đề về dạ dày-ruột.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống khoảng 8 cốc nước (mỗi cốc 240 ml) mỗi ngày.
    Miệng bị khô có thể khiến bạn mất vị giác và khứu giác. Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe nói chung và có thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh làm suy giảm vị giác.
    • Lượng nước bạn nạp vào thường là đủ nếu bạn ít khi thấy khát, đồng thời nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt.
    • Một số người có thể cần uống nhiều hơn 8 cốc nước mỗi ngày mới đủ. Trung bình, nữ giới cần khoảng 11,5 cốc (2,7 lít), nam giới cần khoảng 15,5 cốc (3,7 lít).[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh răng...
    Đánh răngxỉa răng bằng chỉ nha khoa thường xuyên. Giữ vệ sinh răng miệng tốt là một bước quan trọng để ngăn ngừa viêm nướu, giai đoạn đầu của bệnh nướu do mảng bám tích tụ. Các mảng bám trên nướu và các bệnh về răng đều có thể dẫn đến hỏng vị giác, vì vậy bạn hãy giữ gìn sức khoẻ răng miệng bằng cách dùng chỉ nha khoa và đánh răng bằng kem đánh răng có fluor trong ít nhất 2 phút, mỗi ngày 2 lần.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bỏ thuốc lá nếu bạn là người hút thuốc.
    Hãy thử dùng nhiều chiến thuật khác nhau cho đến khi bạn tìm ra cách hiệu quả nhất, chẳng hạn như cai đột ngột, sử dụng liệu pháp thay thế nicotine như kẹo cao su hoặc miếng dán để giảm dần lượng nicotine, hay dùng thuốc do bác sĩ kê toa như Chantix hoặc Zyban, loại thuốc có tác dụng giảm các cơn thèm và các triệu chứng cai thuốc bằng cách thay đổi hoá chất trong não.[10]
    • Thói quen hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khoẻ tổng thể mà còn làm giảm khả năng nếm thức ăn. Khi cai thuốc lá, bạn sẽ có thể lấy lại vị giác chỉ trong 2 ngày.[11]
    • Tất nhiên là sẽ rất khó khăn, nhưng bạn đừng bỏ cuộc, vì có nhiều phương pháp cai thuốc lá, và một trong số đó sẽ có hiệu quả với bạn. Một số người cai thuốc lá thành công nhờ thôi miên, châm cứu và thuốc men để phá vỡ các thói quen về thể chất và tinh thần liên quan đến việc hút thuốc lá.[12]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng thêm gia vị và hương vị trong các bữa ăn khi bạn có tuổi.
    Vị giác thường giảm sút một cách tự nhiên khi chúng ta già đi.[13]Để bù vào các nụ vị giác đã mất, bạn có thể rắc thêm gia vị và rau thơm lên trên thức ăn, chẳng hạn như húng quế, kinh giới cay, rau mùi, và tiêu đen.
    • Nếu chế độ ăn của bạn cho phép, hãy cho thêm phô mai, thịt lợn muối xông khói, bơ, dầu ô liu và các loại hạt rang vào rau để tăng thêm hương vị cho thức ăn.
    • Tránh cho thêm quá nhiều muối và đường, những gia vị có thể gây hại cho sức khoẻ.
    • Tránh các món ăn như thịt hầm vốn kết hợp quá nhiều nguyên liệu làm át mất hương vị riêng của từng nguyên liệu.[14]
    • Nhớ đừng sử dụng gia vị đã quá cũ, vì chúng sẽ mất đi hương vị theo thời gian.[15]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm các phương pháp điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống thuốc trị nghẹt mũi và thuốc kháng histamine để làm thông mũi.
    Nếu bị mất vị giác do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng theo mùa, bạn có thể thử dùng thuốc không kê toa để làm thông mũi bị nghẹt. Điều này sẽ giúp cho khứu giác và vị giác quay trở lại nhanh hơn.[16]
    • Thuốc trị nghẹt mũi có dạng viên, dạng lỏng và dạng xịt. Một số thuốc trị nghẹt mũi không kê toa có chứa pseudoephedrine có bán không cần toa nhưng phải có sự tư vấn của dược sĩ.[17]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa nếu bạn bị nhiễm khuẩn.
    Một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm xoang nhiễm khuẩn hoặc tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng và tuyến nước bọt, có thể dẫn đến suy giảm vị giác. Sau khi được chẩn đoán, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh này và lấy lại vị giác.[18]
    • Có sự tranh cãi trong giới y khoa về việc liệu bệnh nhân cần uống hết liệu trình kháng sinh hay ngừng uống khi các triệu chứng thuyên giảm. Vì chưa có sự thống nhất, bạn nên hỏi bác sĩ về thời gian uống thuốc, và liệu bạn có nên tiếp tục uống sau khi các triệu chứng đã khỏi hay không.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khám chuyên khoa tai mũi họng nếu bạn bị mất vị giác kéo dài.
    Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng là chuyên gia trong các vấn đề liên quan đến tai, mũi, họng, miệng và thanh quản. Nếu bị mất vị giác mà không do cảm lạnh hay do tuổi già, bạn nên nhờ bác sĩ gia đình giới thiệu đến bác sĩ tai mũi họng. Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có thể chẩn đoán tình trạng mất vị giác lâu ngày và giúp bạn điều trị bệnh lý tiềm ẩn.
    • Bác sĩ tai mũi họng sẽ khám tai, mũi, họng và miệng của bạn, sau đó tiến hành bài test để xác định nồng độ thấp nhất của vị mà bạn có thể nhận ra. Bạn có thể được yêu cầu so sánh vị của nhiều nồng độ hoá chất khác nhau bằng cách nhấp các chất đó và nhổ ra, hoặc các hoá chất sẽ được cho trực tiếp lên lưỡi.[20]
    • Một số bệnh lý, bao gồm bệnh Parkinson, Alzheimer, đa xơ cứng và liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, có thể khiến vị giác giảm sút, vì vậy điều quan trọng là bạn cần đi khám nếu bạn bị mất vị giác lâu ngày.[21]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đổi thuốc khác nếu có lời khuyên của bác sĩ.
    Đôi khi tình trạng mất vị giác là do bạn uống thuốc trị các bệnh lý khác. Ví dụ, phương pháp hoá trị liệu để chữa ung thư có thể làm suy giảm hoặc thay đổi vị giác.[22] Bạn hãy hỏi bác sĩ xem có thể đổi thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng không.[23]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Điều trị polyp mũi.
    Mất vị giác đôi khi xảy ra do polyp, tức là các khối u mềm, không đau, không gây ung thư, nằm trong xoang hoặc mũi.[24] Polyp mũi có thể được chữa khỏi bằng thuốc, và được phẫu thuật trong các trường hợp nặng.
    • Bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid để thu nhỏ polyp và giảm viêm.
    • Nếu thuốc không có tác dụng loại bỏ hoặc giảm polyp mũi, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn một ống gắn camera vào mũi và dùng một thiết bị rất nhỏ để loại bỏ polyp và có thể nong rộng các lỗ thông từ xoang đến mũi. Loại phẫu thuật này thường là thủ thuật ngoại trú, và thời gian hồi phục mất khoảng 2 tuần.[25]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 19.100 lần.
Trang này đã được đọc 19.100 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo