Cách để Giúp đỡ người đang lên cơn hoảng loạn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Quả là đáng sợ khi chứng kiến một người bạn lên cơn hoảng loạn. Bạn cảm thấy như bất lực trước một tình huống có vẻ đơn giản (nhưng thường thì không phải như vậy). Để giúp người đó chấm dứt cơn hoảng loạn càng nhanh càng tốt, bạn hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết tình huống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu những gì mà họ đang trải qua.
    Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường có những cơn hoảng loạn đột ngột và lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều phút đến một tiếng nhưng hiếm khi vượt quá thời gian này, đơn giản là vì cơ thể không đủ năng lượng để cung cấp cho cơn hoảng loạn lâu đến vậy. Đặc điểm của các cơn hoảng loạn là biểu hiện sợ hãi về một thảm họa hoặc mất kiểm soát, mặc dù không có mối nguy hiểm thực sự nào.[1] Cơn hoảng loạn có thể xảy ra không báo trước và không có lý do rõ ràng nào. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể đi kèm cảm giác sợ chết khủng khiếp. Mặc dù có biểu hiện rất đáng lo ngại và có thể kéo dài từ 5 phút đến hơn 1 tiếng, nhưng các cơn hoảng loạn không nguy hiểm đến tính mạng.
    • Các cơn hoảng loạn kích thích cơ thể lên mức cực điểm khiến người bệnh có cảm giác không thể kiểm soát bản thân. Đầu óc của họ đang chuẩn bị cho cơ chế “chiến đấu hay bỏ chạy” không có thật, buộc cơ thể phải hành động để giúp họ đương đầu hoặc trốn chạy mối nguy hiểm mà họ cảm thấy, dù có thật hay không.
    • Các hoóc môn cortisol và adrenaline tiết ra từ tuyến thượng thận đi vào máu, và quá trình bắt đầu – hiện tượng này là trung tâm của cơn hoảng loạn. Bộ não không thể phân biệt sự khác nhau giữa mối nguy thực sự với mối nguy mà bạn tưởng tượng. Nếu bạn tin là thật, điều đó sẽ hiện lên như thật trong trí óc. Người bệnh có thể hành động như mạng sống của họ đang bị đe dọa, và họ có cảm giác như thật. Bạn hãy cố gắng xem xét dưới góc độ đó; kiểu như bạn đang bị một kẻ gí dao vào cổ và nói “Tao sẽ cắt cổ mày, nhưng mày hãy đoán xem bao giờ thì tao quyết định làm việc đó. Có thể là ngay bây giờ đấy”.
    • Chưa có ghi nhận nào về các trường hợp tử vong vì cơn hoảng loạn.[2] Nạn nhân chỉ có thể tử vong nếu có sẵn các bệnh lý như hen suyễn hoặc nếu xảy ra các hành vi cực đoan sau đó (như nhảy ra ngoài cửa sổ).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Theo dõi các triệu chứng.
    Nếu người đó chưa từng trải qua cơn hoảng loạn bao giờ, cơn hoảng loạn sẽ ở hai mức độ khác nhau – mức độ thứ hai là do không biết chuyện gì đang xảy ra. Nếu bạn có thể xác định họ đang trải qua cơn hoảng loạn thì điều đó đã giúp giảm nhẹ được một nửa. Các triệu chứng bao gồm:[3]
    • Đánh trống ngực hoặc đau ngực
    • Nhịp tim tăng cao
    • Thở nhanh
    • Run rẩy
    • Chóng mặt/choáng váng/cảm giác như sắp ngất (thường là do thở quá nhanh)
    • Cảm giác châm chích/tê ngón tay hoặc ngón chân
    • Ù tai hoặc mất thính giác tạm thời
    • Toát mồ hôi
    • Buồn nôn
    • Co thắt bụng
    • Nóng bừng hoặc ớn lạnh
    • Khô miệng
    • Khó nuốt
    • Giải thể nhân cách (cảm giác bị tách rời khỏi cơ thể)
    • Đau đầu
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nếu đây là lần đầu tiên bệnh nhân lên cơn hoảng loạn, bạn hãy gọi cấp cứu ngay.
    Khi có nghi ngờ, tốt nhất là bạn nên gọi cấp cứu. Việc này càng quan trọng nếu họ có sẵn bệnh tiểu đường, hen suyễn hoặc các bệnh lý khác. Lưu ý rằng các dấu hiệu và triệu chứng của cơn hoảng loạn có thể tương tự như các triệu chứng của cơn đau tim. Bạn cần ghi nhớ điều này khi đánh giá tình huống.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm nguyên nhân dẫn đến cơn hoảng loạn.
    Nói chuyện với người đó và xác định rằng họ đang lên cơn hoảng loạn mà không phải tình trạng cấp cứu nào khác (chẳng hạn như cơn đau tim hoặc hen suyễn) đòi hỏi phải cấp cứu kịp thời. Nếu người đó đã từng trải qua cơn hoảng loạn trước đây, họ có thể cho bạn biết điều gì đang xảy ra.
    • Nhiều cơn hoảng loạn xảy ra không có nguyên nhân, hoặc ít nhất thì người bệnh không ý thức được nguyên nhân là gì, vì vậy việc xác định nguyên nhân có thể không khả thi. Nếu nạn nhân không biết vì sao, bạn hãy tin họ và đừng hỏi nữa. Không phải điều gì cũng có nguyên do rõ ràng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Trấn an bệnh nhân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ nguyên nhân và đưa bệnh nhân ra nơi yên tĩnh.
    Người đang lên cơn hoảng loạn có lẽ rất muốn rời khỏi nơi họ đang ở. (Tuy nhiên bạn không nên làm điều này nếu họ không yêu cầu. Việc bạn đưa họ đến một nơi khác sẽ khiến họ càng thêm hoảng loạn, vì khi đó họ có cảm giác không an toàn và không ý thức được mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nếu định đưa nạn nhân đi đâu đó, bạn hãy hỏi họ trước và cho họ biết bạn sẽ đưa họ đi đâu). Để giữ an toàn, bạn hãy đưa họ đến một nơi khác – tốt nhất là nơi có không gian mở và yên tĩnh. Không bao giờ nên chạm vào người đang lên cơn hoảng loạn mà chưa hỏi và được họ đồng ý. Trong một số trường hợp, hành động chạm vào người đang lên cơn hoảng loạn có thể khiến nạn nhân hoảng loạn hơn.
    • Đôi khi người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có các phương pháp và thuốc men để vượt qua cơn hoảng loạn, vì vậy bạn hãy hỏi xem bạn có thể làm gì để giúp họ. Có thể họ muốn được ở một nơi nào đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói chuyện với họ với thái độ dịu dàng nhưng cương quyết.
    Chuẩn bị tinh thần rằng có thể bệnh nhân sẽ cố chạy trốn. Cho dù đang ở trong trận chiến cam go, điều tối quan trọng là bản thân bạn phải bình tĩnh. Bạn hảy bảo người đó giữ yên, nhưng đừng bao giờ túm hoặc giữ họ, ngay cả kiềm chế họ một cách nhẹ nhàng cũng không nên; nếu người đó muốn vận động, bạn hãy đề nghị họ giãn cơ, nhảy bật tại chỗ hoặc đi bộ nhanh cùng với bạn.
    • Nếu người bệnh đang ở nhà, bạn hãy đề nghị họ sắp xếp lại tủ quần áo hoặc dọn dẹp nhà cửa. Cơ thể của họ đang sẵn sàng cho phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy, vì vậy việc hướng năng lượng sang các sự vật khác hoặc một nhiệm vụ cụ thể mang tính xây dựng có thể giúp họ đối phó với các hiệu ứng sinh lý. Thành quả đạt được trong thực tế có thể thay đổi tâm trạng của người bệnh, và việc tập trung vào một hoạt động khác có thể xua tan sự hồi hộp.
    • Nếu người đó không ở nhà, bạn hãy đề nghị một hoạt động khác để giúp họ tập trung. Hoạt động này có thể chỉ đơn giản như đưa cánh tay lên xuống. Khi họ bắt đầu mệt (hoặc chán vì sự đơn điệu), đầu óc họ sẽ bớt tập trung vào cơn hoảng loạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không bác bỏ hoặc xem thường
    nỗi sợ của họ. Những câu như "có gì đáng sợ đâu," hoặc "những chuyện đó chỉ ở trong đầu bạn thôi”, hoặc “bạn đang phản ứng thái quá đấy” sẽ khiến tình hình càng xấu đi. Nỗi sợ đối với họ khi đó là rất thực tế, và điều tốt nhất bạn có thể làm lúc này là giúp họ đối phó – việc bác bỏ hoặc đánh giá thấp nỗi sợ của họ có thể khiến cơn hoảng loạn thêm trầm trọng. Bạn chỉ nên nói “không sao” hoặc “bạn sẽ ổn thôi” và tiếp tục hít thở.
    • Nỗi sợ hãi cảm xúc cũng thật như mối đe dọa sống còn đối với cơ thể. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải xem nỗi sợ của họ là nghiêm túc. Nếu nỗi sợ của họ không dựa trên thực tế và họ đang phản ứng với quá khứ, bạn có thể giúp họ bằng cách nhắc đến một số sự việc cụ thể trong thực tế. "Đây là Sơn mà chúng ta đang nhắc đến, anh ấy không bao giờ nói vỗ mặt người khác khi họ phạm sai lầm như anh Quân trước đây. Anh ấy chỉ phản ứng như bình thường vẫn luôn như vậy và có lẽ sẽ giúp được bạn. Việc này sẽ nhanh chóng qua thôi, và anh ấy không cho là nghiêm trọng đâu."
    • Việc đặt những câu hỏi như “Cô đang phản ứng với sự việc đang diễn ra hay với điều gì đó trong quá khứ?” với giọng điềm tĩnh có thể giúp nạn nhân sắp xếp lại ý nghĩ để phân biệt cảnh hồi tưởng với dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hiện tại. Hãy lắng nghe và chấp nhận câu trả lời của họ - đôi khi những người từng bị ngược đãi có phản ứng rất mạnh với các dấu hiệu cảnh báo trong thực tế. Cách tốt nhất để hỗ trợ họ trong trường hợp này là đặt câu hỏi và để cho họ phân loại những sự việc đó.
  4. Step 4 Đừng nói, "Bình tĩnh đi," hoặc "Không có gì phải hoảng loạn như thế.
    _Thái độ kẻ cả có thể khiến họ càng hoảng sợ hơn. Hơn nữa, việc bạn nói rằng chẳng có gì phải sợ có thể sẽ chỉ nhắc họ rằng họ đang xa rời hiện thực như thế nào, khiến họ càng thêm hoảng loạn. Thay vì thế, bạn hãy thử nói những câu như, "Tôi hiểu là anh đang bối rối. Không sao. Tôi ở đây là để giúp anh.", hoặc "Sẽ qua nhanh thôi. Tôi biết cô đang sợ, nhưng đã có tôi ở đây, cô sẽ không sao đâu."[4]
    • Điều quan trọng là bạn cần nhìn chuyện này như một vấn đề nghiêm túc như trường hợp họ bị thương ở chân và chảy máu ồ ạt. Mặc dù bạn không thể nhìn thấy những gì đang thực sự diễn ra, nhưng có điều gì đó rất đáng sợ đối với họ. Tình huống đó là thật trong suy nghĩ của họ. Cách duy nhất mà bạn có thể giúp họ là nhìn vấn đề dưới góc độ đó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Không gây áp lực với họ.
    Đây không phải là lúc để buộc bệnh nhân nghĩ ra câu trả lời hoặc làm những điều có thể làm tăng mức độ sợ hãi ở họ. Bạn hãy giảm mức căng thẳng bằng cách tạo môi trường yên tĩnh và dẫn họ vào trạng thái thư giãn. Đừng khăng khăng bắt họ phải nghĩ xem nguyên cớ gì khiến họ hoảng sợ như vậy, vì điều đó sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.
    • Lắng nghe với thái độ ủng hộ nếu họ tự mình cố gắng phân loại những gì họ đang phản ứng. Đừng phán xét mà chỉ nên lắng nghe và để cho họ nói.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Khuyến khích họ cố gắng kiểm soát hơi thở.
    Việc lấy lại khả năng kiểm soát hơi thở sẽ giảm các triệu chứng và giúp họ bình tĩnh lại. Nhiều người khi lên cơn hoảng sợ thường thở ngắn và nhanh, một số người còn nín thở. Tình trạng này làm giảm lượng ô-xy nạp vào và khiến tim đập nhanh. Hãy dùng một trong những phương pháp sau đây để giúp họ thở lại bình thường:
    • Đếm hơi thở. Một cách để giúp đỡ nạn nhân thực hiện việc này là bảo họ hít vào và thở ra theo nhịp đếm của bạn. Bắt đầu bằng cách đếm to, khuyến khích họ hít vào trong 2 nhịp đếm, thở ra trong 2 nhịp, dần dần tăng lên 4 nhịp, rồi 6 nhịp nếu có thể, cho đến khi họ thở chậm lại và đều đặn.
    • Yêu cầu bệnh nhân hít thở trong túi giấy. Nếu họ tiếp thu được, bạn hãy đưa cho họ một chiếc túi giấy. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng chính chiếc túi giấy có thể là tác nhân gây sợ hãi đối với một số người, đặc biệt nếu họ từng có trải nghiệm tiêu cực khi bị ấn vào túi giấy trong những cơn hoảng loạn trước đó.
      • Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa chứng thở nhanh nên có thể không cần thiết nếu bạn đang giúp đỡ người đang nín thở hoạc thở chậm trong cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, nếu cần, phương pháp này được thực hiện bằng cách lần lượt hít thở bên trong và bên ngoài túi giấy 10 lần, tiếp đó là 15 giây hít thở binh thường không cần túi giấy. Quan trọng là không hít thở quá nhiều trong túi giấy, đề phòng trường hợp carbon dioxide tăng quá cao và mức ô-xy hạ xuống quá thấp, gây ra các vấn đề trầm trọng khác về sức khỏe.
    • Khuyến khích họ hít vào qua mũi và thở ra qua miệng sao cho lúc thở ra giống như thổi bong bóng. Bạn hãy cùng thực hiện với họ.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Giữ mát cho nạn nhân.
    Nhiều cơn hoảng loạn có thể đi kèm với cảm giác nóng bừng, đặc biệt là quanh cổ và mặt. Một vật lạnh như chiếc khăn ướt thường có thể giảm triệu chứng này và giúp giảm độ trầm trọng của cơn hoảng loạn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Không để bệnh nhân ở một mình.
    Bạn cần ở bên cạnh người đó cho đến khi họ qua được cơn hoảng loạn. Đừng bao giờ rời khỏi một người đang bị khó thở. Người đang lên cơn hoảng loạn có thể tỏ ra không thân thiện hoặc thô lỗ, nhưng bạn hãy hiểu những gì mà họ đang trải qua và chờ cho họ trở lại bình thường. Hỏi xem điều gì có thể giúp được họ trong những lần hoảng loạn trước đây, họ có cần uống thuốc không và uống vào lúc nào.
    • Cho dù bạn không cảm thấy những điều trên có thể giúp ích, nhưng hãy hiểu rằng bạn cần làm cho họ phân tâm. Nếu bị bỏ lại một mình, nạn nhân sẽ chỉ còn lại bản thân họ với những ý nghĩ của họ. Chỉ riêng sự có mặt của bạn cũng đã giúp họ kết nối với thế giới hiện thực. Cô đơn một mình trong cờn hoảng loại là một điều khủng khiếp. Tuy nhiên, khi ở nơi công cộng, bạn nên đảm bảo mọi người giữ khoảng cách với bệnh nhân. Mọi người có thể có ý tốt, nhưng điều này sẽ chỉ khiến tình hình xấu thêm.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Chờ cơn hoảng loạn của họ qua đi.
    Dù rằng thời gian này như kéo dài vô tận (ngay cả đối với bạn – nhất là với bệnh nhân), nhưng cơn hoảng loạn cuối cùng cũng sẽ qua. Những cơn hoảng loạn nói chung thường lên đỉnh điểm trong khoảng 10 phút, sau đó sẽ giảm dần đều.[5]
    • Các cơn hoảng loạn nhẹ hơn thường diễn ra lâu hơn, nhưng người bị hoảng loạn cũng sẽ chống chọi tốt hơn, vì vậy thời gian không phải là vấn đề quan trọng lắm.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xử lý cơn hoảng loạn dữ dội

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm sự trợ giúp y tế.
    Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng vài tiếng, bạn nên cân nhắc tìm lời khuyên y tế khẩn cấp. Tuy đây không phải là trường hợp đe dọa tính mạng, bạn vẫn nên gọi điện, dù chỉ để xin lời khuyên. Bác sĩ phòng cấp cứu thường sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc Valium hoặc Xanax, và có thể là thuốc chẹn Beta như Atenolol để làm dịu nhịp tim và giảm mức adrenaline trong cơ thể.
    • Nếu đây là lần đầu tiên lên cơn hoảng sợ, có thể bệnh nhân muốn tìm sự chăm sóc y tế vì lo sợ. Tuy nhiên, nếu trước đây đã từng trải qua cơn hoảng loạn, có lẽ họ sẽ biết việc cấp cứu có thể khiến tình trạng xấu hơn. Bạn hãy hỏi ý họ. Quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào trải nghiệm của bệnh nhân và sự tương tác của bạn với họ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giúp người bị hoảng loạn tìm trị liệu tâm lý.
    Cơn hoảng loạn là một dạng rối loạn lo âu và cần được điều trị chuyên khoa. Một chuyên gia trị liệu giỏi sẽ xác định được tác nhân gây hoảng loạn, hoặc ít nhất cũng giúp bệnh nhân nắm rõ hơn về khía cạnh sinh lý học của tình huống. Nếu bệnh nhân bắt đầu trị liệu, bạn hãy để cho họ xử lý theo nhịp độ của riêng họ.
    • Cho họ biết rằng trị liệu tâm lý không phải dành cho người mất trí. Đây là một phương pháp trị liệu chính thống đang giúp đỡ hàng triệu người. Hơn nữa, chuyên gia trị liệu có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh. Thuốc men có thể không chấm dứt hoàn toàn cơn hoảng loạn, nhưng chắc chắn giúp giảm tần suất và cường độ của các cơn hoảng loạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chăm sóc bản thân.
    Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì chính mình cũng hoảng hốt trong khi bạn của bạn đang lên cơn hoảng loạn, tuy nhiên điều đó là bình thường. Hãy hiểu rằng lo lắng hoặc sợ hãi là phản ứng tự nhiên khi chứng kiến một người lên cơn hoảng loạn. Nếu cảm thấy có ích, bạn hãy hỏi người đó xem liệu bạn có thể trao đổi với họ để sau này bạn có thể xử lý tốt hơn không.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu người đó mắc hội chứng ám ảnh sợ và điều này gây ra cơn hoảng loạn, bạn hãy giúp họ tránh xa tác nhân đó.
  • Đưa bệnh nhân ra ngoài nếu cơn hoảng loạn khởi phát giữa đám đông hoặc ở nơi ồn ào. Bệnh nhân cần được thư giãn và ra nơi thoáng.
  • Nghiên cứu cho thấy vuốt ve một chú chó sẽ giúp giảm huyết áp, nếu họ có thú cưng ở gần đó.
  • Nếu người ở gần bạn mắc chứng rối loạn hoảng sợ và thường xuyên lên cơn hoảng loạn, điều này có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ của bạn. Cách đối phó với ảnh hưởng của chứng rối loạn hoảng sợ trong mối quan hệ nằm ngoài phạm vi của bài viết này, nhưng nói chung bạn nên nhờ sự hỗ trợ chuyên khoa.
  • Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:
    • Có những ý nghĩ rối loạn hoặc tiêu cực
    • Suy nghĩ dồn dập
    • Có cảm giác phi thực tế
    • Cảm giác như tận thế
    • Cảm giác như sắp chết
    • Mẩn ngứa
  • Nếu người đó muốn được ở một mình, bạn hãy lùi lại một bước, nhưng đừng rời đi.
  • Bảo họ tưởng tượng ra một quang cảnh xinh đẹp như bãi biển hoặc đồng cỏ xanh để làm dịu tâm trí.
  • Nếu không có sẵn túi giấy, bạn hãy thử bảo họ khum hai tay lại và thở qua lỗ nhỏ giữa hai ngón tay cái.
  • Đừng ngần ngại gọi cấp cứu để được giúp đỡ, đó là công việc của họ!
  • Đề nghị bệnh nhân tập trung trí não vào các màu sắc, hoa văn và đếm số. Bộ não không thể cùng một lúc tập trung vào những điều đó và cơn hoảng loạn. Ngoài ra, nếu đây là đợt tái phát, bạn hãy trấn an rằng họ sẽ không sao. Bảo họ lặp lại câu “Tôi sẽ không sao”.
  • Khuyến khích họ đi vệ sinh để chất độc được thải ra khỏi cơ thể và giúp họ tập trung vào việc khác.
  • Tư thế “đứa trẻ” (một tư thế yoga) có thể giúp người ta bình tĩnh lại.

Cảnh báo

  • Cơn hoảng loạn, đặc biệt đối với người chưa từng trải qua, thường có biểu hiện như cơn đau tim. Tuy nhiên, cơn đau tim có thể nguy hiểm đến tính mạng, và nếu bạn không phân biệt được hai hiện tượng này thì tốt nhất là nên gọi cấp cứu.
  • Nếu dùng phương pháp thở trong túi giấy, bạn nên trùm túi giấy kín xung quanh mũi và miệng để đảm bảo hơi thở ra sẽ được hít lại. Không trùm túi lên đầu và không bao giờ được dùng túi ni lông.
  • Lưu ý rằng nhiều người có bệnh hen suyễn cũng có các cơn hoảng loạn. Điều then chốt là những người này phải kiểm soát lại được hơi thở. Nếu người bệnh không thể khôi phục khả năng hô hấp bình thường và không được cấp cứu kịp thời, hậu quả của cơn hen suyễn có thể rất nghiêm trọng, trong vài trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
  • Kiểm tra để chắc rằng nguyên nhân gây khó thở không phải là hen suyễn, vì hen suyễn là một bệnh lý hoàn toàn khác và đòi hỏi cách điều trị khác.
  • Trong cơn hoảng loạn, người có bệnh hen suyễn có thể muốn dùng ống hít vì họ cảm thấy ngực bị bóp nghẹt và hụt hơi. Bạn cần đảm bảo họ đang lên cơn hoảng loạn, không phải cơn hen suyễn, vì việc dùng ống hít khi không cần thiết có thể khiến cơn hoảng loạn thêm trầm trọng do thuốc trong ống hít có tác dụng làm tăng nhịp tim.
  • Hít thở trong túi giấy cũng đồng nghĩa là hít khí carbon dioxide, và điều này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm toan hô hấp. Nhiễm toan hô hấp là một tình trạng nguy hiểm ngăn cản ô-xy liên kết với hemoglobin (máu). Mọi nỗ lực kiểm soát cơn hoảng loạn bằng phương pháp thở trong túi giấy cần phải được theo dõi sát sao, hoặc hoàn toàn không sử dụng phương pháp này.
  • Mặc dù hầu hết các cơn hoảng loạn không gây chết người, nhưng nếu cơn hoảng loạn là do một nguyên nhân tiềm ẩn như tim đập nhanh hoặc loạn nhịp tim, hen suyễn, và/hoặc các quá trình sinh lý của hệ thần kinh đối giao cảm không đồng bộ, bệnh nhân có thể sẽ chết. Chứng tim đập nhanh có thể dẫn đến tử vong.

Những thứ bạn cần

  • Túi giấy (tùy chọn)
  • Khăn ướt

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lauren Urban, LCSW
Cùng viết bởi:
Nhà trị liệu tâm lý
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lauren Urban, LCSW. Lauren Urban là nhà trị liệu tâm lý ở Brooklyn, New York với hơn 13 năm kinh nghiệm trị liệu cho trẻ em, gia đình, vợ chồng và cá nhân. Cô đã nhận bằng thạc sĩ về công tác xã hội từ Hunter College năm 2006 và làm việc với khách hàng để giúp họ thay đổi hoàn cảnh và cuộc sống. Bài viết này đã được xem 2.285 lần.
Trang này đã được đọc 2.285 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo