Cách để Điều trị móng chân bị thâm đen

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Móng chân bị thâm đen một phần hoặc toàn bộ có thể là dấu hiệu đáng ngại. May mắn là nguyên nhân làm đen móng chân thường không nghiêm trọng và dễ chữa trị. Cách điều trị tốt nhất sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đen móng. Hai nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương giường móng và nhiễm nấm. Các nguyên nhân thường gặp khác bao gồm các bệnh toàn thân, sử dụng thuốc hoặc các bệnh viêm nhiễm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các đốm hoặc vệt đen dưới móng có thể là do ung thư tế bào hắc tố (một dạng ung thư da) phát triển trên giường móng. Nếu bạn không biết chắc nguyên nhân gây đen móng, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và trao đổi về các phương án điều trị.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chữa móng chân thâm đen do chấn thương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm các dấu hiệu chấn thương móng chân.
    Nhớ xem gần đây bạn có bị thương ở ngón chân không. Tổn thương giường móng có thể khiến máu tụ lại dưới móng và chuyển thành màu đen hoặc nâu đậm. Tình trạng này gọi là tụ máu dưới móng. Triệu chứng đi kèm có thể là cảm giác đau hoặc căng tức bên dưới móng.[2]
    • Trong một số trường hợp, bạn có thể dễ dàng biết móng chân bị thâm đen là do chấn thương – ví dụ như bạn làm rơi thứ gì đó xuống bàn chân hoặc bị vấp ngón chân.
    • Các móng chân cũng có thể dần dần bị đen do chịu tác động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như áp lực quá mức do đi giày chật hoặc chấn thương ngón chân do thường xuyên chạy, đi bộ đường dài hoặc chơi thể thao.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Áp dụng quy tắc RICE để chữa trị móng chân tại nhà.
    Thường thì bạn có thể điều trị tại nhà nếu tình trạng tụ máu dưới móng là nhẹ và không gây đau nhiều. Áp dụng quy tắc RICE - các chữ cái đầu tiên của các từ trong tiếng Anh – Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (nâng cao) ngay sau chấn thương để hạn chế sưng và đau, đồng thời giúp móng chân mau lành:[3]
    • Nghỉ ngơi: Cho móng chân nghỉ ngơi bằng cách hết sức hạn chế sử dụng bàn chân bị thương. Ví dụ, bạn nên tránh chạy hoặc đi bộ đường dài trong vài tuần sau chấn thương.
    • Chườm đá: Bọc túi đá trong mảnh vải hoặc màng bọc thực phẩm và chườm lên ngón chân bị thương để làm tê và giảm sưng. Bạn có thể dùng túi đá mỗi tiếng đồng hồ một lần, mỗi lần 20-30 phút.[4]
    • Băng ép: tạo áp lực nhẹ bằng cách quấn băng xung quanh ngón chân bị thương. Liệu pháp này có thể giúp hạn chế lượng máu tụ dưới móng.
    • Nâng cao: Giảm sưng bằng cách nâng bàn chân càng cao hơn mức tim càng tốt. Ví dụ, bạn có thể nằm trên ghế xô pha và gác chân lên tay vịn, hoặc nằm trên giường và kê chân lên chồng gối.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc giảm đau không kê toa.
    Nếu ngón chân thâm đen bị đau, bạn hãy thử uống thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen (Motrin), naproxen (Aleve), hoặc acetaminophen (Tylenol). Thuốc sẽ giúp giảm đau và giảm sưng viêm.[5]
    • Hỏi bác sĩ trước khi uống aspirin hoặc các thuốc có chứa aspirin, vì các thuốc này có thể khiến tình trạng chảy máu dưới móng thêm trầm trọng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng.
    Trong một số trường hợp, các liệu pháp điều trị tụ máu dưới móng tại nhà có thể chưa đủ. Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đau dữ dội, vết thương chảy máu không thể kiểm soát, vết cắt sâu ở ngón chân hoặc móng, tổn thương giường móng.[6]
    • Bác sĩ có thể dùng tia laser hoặc kim đâm vào móng chân để dẫn lưu máu hoặc dịch từ dưới móng. Nếu vết thương ở móng là nghiêm trọng hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng, họ có thể phải tháo móng chân.
    • Bạn cần đưa ngay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có móng chân bị thương đến bác sĩ thay vì điều trị cho trẻ tại nhà.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng.
    Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng như mủ hoặc các chất dịch khác rỉ ra dưới móng, tăng mức độ đau hoặc sưng đỏ xung quanh móng bị thương, các vệt đỏ xuất hiện trên da xung quanh móng, sốt. Vùng da xung quanh móng cũng có thể nóng khi sờ vào. Nếu phát hiện ra bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.[7]
    • Móng chân sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn nếu móng bắt đầu long ra, hiện tượng thường xảy trong trường hợp tụ máu dưới móng nghiêm trọng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bảo vệ móng khỏi bị thương thêm trong thời gian hồi phục.
    Sau khi bị thương, móng chân của bạn cần có thời gian và sự chăm sóc để hồi phục hoàn toàn. Bạn nên đi giày bít ngón có phần mũi giày rộng rãi để chống vấp hoặc chèn ép ngón chân. Bạn cũng có thể giữ cho móng chân an toàn và khoẻ mạnh bằng cách:[8]
    • Giữ móng sạch sẽ, cắt móng, và không sơn móng trong khi chờ móng hồi phục. Sơn móng hoặc móng không được chăm sóc đúng có thể làm chậm quá trình phục hồi và khiến cho việc phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương khó khăn hơn.
    • Đi giày thoải mái, vừa vặn, đặc biệt là khi chạy bộ. Khi chạy, bạn nên dùng giày lớn hơn giày thường đi khoảng nửa số, và nhớ buộc chặt dây giày để giày khỏi xê dịch xung quanh bàn chân.
    • Dùng tất dày và dễ thoát hơi ẩm để giữ êm và khô ráo cho bàn chân.
    • Dùng mũ bảo vệ ngón chân hoặc dán băng dính vào ngón chân bị thương khi chạy bộ hoặc đi bộ đường dài.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chờ vài tháng để vết thương hồi phục hoàn toàn.
    Màu đen trên móng chân sẽ chỉ biến mất khi móng cũ mọc ra hết. Đối với hầu hết mọi người, quá trình này mất khoảng 6-9 tháng.[9]
    • Ngay cả khi bác sĩ không phẫu thuật tháo bỏ móng, móng chân cũng có thể tự bong ra. Thường thì móng mới sẽ mọc lại sau vài tháng.
    • Nếu giường móng bị tổn thương nặng, có khả năng móng sẽ không mọc trở lại hoặc mọc không bình thường.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều trị nấm móng chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra các triệu chứng nhiễm nấm móng.
    Nếu móng chân bị nhiễm nấm, các mẩu vụn có thể tích tụ dưới móng khiến móng chân chuyển màu đen. Bạn hãy tìm các dấu hiệu khác của bệnh nấm móng, chẳng hạn như:[10]
    • Móng dày hoặc vênh
    • Móng chuyển màu trắng hoặc nâu vàng
    • Móng giòn và bở
    • Có mùi khó chịu
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
    Bệnh nấm móng chân có các triệu chứng tương tự như nhiều bệnh khác, do đó điều quan trọng là bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Hãy hẹn ngày đến khám để bác sĩ kiểm tra móng và làm một số xét nghiệm để xác nhận hoặc loại trừ bệnh nấm móng.[11]
    • Bác sĩ có thể lấy vài mẩu móng chân hoặc cạo các mẩu vụn dưới móng của bạn để xét nghiệm.
    • Kể với bác sĩ về các triệu chứng và các loại thuốc bạn đang sử dụng hoặc các vấn đề khác về sức khỏe nếu có.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử dùng thuốc trị nấm không kê toa.
    Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị mạnh hơn, bác sĩ có thể cho dùng thuốc không kê toa để trị nấm móng. Bạn có thể mua kem hoặc thuốc mỡ trị nấm như Dr. Scholl’s Fungal Nail Treatment hoặc Lotrimin AF và bôi theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.[12]
    • Thuốc có thể phát huy hiệu quả hơn nếu bạn mài móng và làm mềm móng trước khi bôi thuốc. Cắt ngắn móng và giũa nhẹ những chỗ dày, cẩn thận đừng giũa thủng móng.
    • Bạn cũng có thể giúp cho thuốc thẩm thấu sâu hơn bằng cách bôi kem urê lên móng trước khi bôi thuốc, chẳng hạn như Urea 40+ hoặc Urea Care.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi bác sĩ về thuốc bôi chống nấm kê toa.
    Nếu tình trạng của bạn không đáp ứng với thuốc không kê toa, bác sĩ có thể kê toa kem, thuốc mỡ hoặc sơn móng trị nấm. Các thuốc này cũng có thể dùng song song với thuốc trị nấm đường uống cho các trường hợp khó chữa. Bạn hãy cẩn thận tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.[13]
    • Các thuốc bôi kê toa phổ biến gồm có amorolfine, ciclopirox, Efinaconazole, và Tavaborole.
    • Một số thuốc mỡ trị nấm có thể phải bôi hàng ngày, số khác chỉ cần bôi mỗi tuần một lần. Thuốc có thể phải mất nhiều tuần trị liệu mới có tác dụng.
    • Một số thuốc trị nấm có dạng sơn móng chứa thuốc (Penlac) được sơn hàng ngày lên móng nhiễm nấm.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị nấm đường uống.
    Nếu không thấy sự cải thiện sau khi dùng thuốc bôi trị nấm không kê toa hoặc kê toa, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống trị nấm mạnh hơn. Các lựa chọn phổ biến bao gồm Lamisil và Sporanox. Các thuốc này có tác dụng diệt nấm và cho phép móng mới khỏe mạnh mọc lại thay cho móng bị nhiễm nấm.[15]
    • Có thể bạn cần uống các loại thuốc này 6-12 tuần mới loại bỏ được nấm, và cần thêm vài tháng nữa thì móng bị tổn thương mới mọc hết, vì vậy bạn đừng nản lòng nếu không thấy có sự cải thiện rõ rệt ngay lập tức.
    • Thuốc trị nấm dùng đường uống có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn hãy thường xuyên liên lạc với bác sĩ để đảm bảo là bạn đang dung nạp thuốc tốt. Báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng và các lo ngại của bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Trao đổi về việc loại bỏ móng nhiễm nấm khó điều trị.
    Nếu thuốc men không có tác dụng trong trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ móng để có thể điều trị trực tiếp giường móng. Bạn có thể được bôi hoá chất làm bong móng hoặc phẫu thuật loại bỏ móng.[16]
    • Trong hầu hết các trường hợp, móng sẽ mọc lại sau khi được điều trị. Thời gian này có thể mất nhiều tháng đến một năm.
    • Nếu tình trạng nhiễm nấm liên tục tái phát và không đáp ứng với thuốc, bác sĩ da liễu có thể cần phải làm phẫu thuật loại bỏ móng vĩnh viễn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị ung thư tế bào hắc tố trong móng chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét các triệu chứng của bệnh ung thư tế bào hắc tố.
    Ung thư tế bào hắc tố (còn gọi là u hắc tố dưới móng) có thể giống như vết bầm đen xảy ra khi móng bị chấn thương. Nếu bạn thấy một đốm đen dưới móng mà không bị chấn thương, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh u hắc tố dưới móng bao gồm:[17]
    • Các sọc nâu hoặc đen dưới móng có thể phát triển theo thời gian – đặc biệt là các vệt sọc từ đầu móng đến cuối giường móng
    • Vết bầm hoặc đốm thâm dưới móng không di chuyển lên trên hoặc không biến mất khi móng mọc ra
    • Móng tách khỏi giường móng
    • Da xung quanh móng sẫm màu hơn
    • Móng nứt, mỏng hoặc vênh
    • Chảy máu dưới móng
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán.
    Nếu bạn nghi ngờ mình bị u hắc tố dưới móng thì đừng chần chừ - hãy đi khám ngay lập tức. U hắc tố sẽ dễ điều trị hơn nhiều nếu được phát hiện sớm.[18]
    • Bác sĩ thường sẽ yêu cầu sinh thiết, tức là lấy một lượng mô nhỏ từ giường móng để tìm các tế bào ung thư.
    • Nếu xét nghiệm mô cho kết quả dương tính với ung thư tế bào hắc tố và có nghi ngờ rằng ung thư bắt đầu lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết hạch bạch huyết gần đó.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phẫu thuật loại bỏ u hắc tố.
    Phương pháp điều trị u hắc tố tốt nhất là loại bỏ mô ung thư. Tùy vào độ dày và độ lan rộng của u hắc tố, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng bị bệnh.[20]
    • Nếu u hắc tố đã lan ra các mô xung quanh hoặc hạch bạch huyết, có thể bạn cần được hoá trị hoặc xạ trị cùng với phẫu thuật.
    • Ngay cả khi u hắc tố tương đối ít lan rộng, bác sĩ vẫn có thể chỉ định các phương pháp trị liệu để ngăn ngừa u hắc tố tái phát hoặc tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư còn sót.
    • Tái khám định kỳ sau khi điều trị và thực hiện quy trình tự kiểm tra để đề phòng u hắc tố tái phát.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tình trạng biến màu của móng chân có thể do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như sự thay đổi sắc tố tự nhiên của da. Nó cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim hoặc thiếu máu.[21] Hãy phối hợp với bác sĩ để xác định bệnh lý tiềm ẩn nào có thể khiến móng chân thâm đen.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 28.803 lần.
Trang này đã được đọc 28.803 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo