Cách để Loại bỏ móng chân chết

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Móng chân chết có thể gây nhiều bất tiện và đau đớn, khiến bạn không muốn đi dép xăng-đan hay để lộ ngón chân. Móng chân chết có thể do nhiều nguyên nhân, trong số đó bao gồm chấn thương (ví dụ như chân bị chèn liên tục vào phía trước giày chạy bộ) và nấm móng chân.[1] Ngay cả khi móng chân đã chết và ngừng phát triển hoàn toàn, bạn vẫn có thể loại bỏ móng chân và điều trị tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn.[2] Việc loại bỏ móng chân sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp móng chân lành lại sau chấn thương.[3] Khi được chăm sóc đúng cách, móng chân sẽ trở lại bình thường sau 6-12 tháng.[4] Để đảm bảo chắc chắn về tình trạng của móng chân, bạn nên đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn trước khi loại bỏ móng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chăm sóc vết phồng rộp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý sự hiện diện của vết phồng rộp.
    Móng chân chết thường hình thành khi vết phồng rộp (rộp máu) phát triển dưới móng. Vết phồng rộp có thể khiến da dưới móng chết đi và móng bong khỏi ngón chân.[5]
    • Nếu móng chân chết vì lý do khác, bao gồm nhiễm nấm, thường sẽ không có vết phồng rộp để dẫn lưu dịch. Bạn có thể bỏ qua bước này để đọc tiếp phần "Loại bỏ móng chân" và tiến hành quy trình loại bỏ, chăm sóc sau khi loại bỏ móng. Trong trường hợp nhiễm nấm, bạn cần đi khám để được kê đơn kem kháng nấm phù hợp.
    • Không cố dẫn lưu vết phồng rộp dưới móng nếu bị tiểu đường, bệnh động mạch ngoại biên hoặc có vấn đề với hệ miễn dịch.[6] Những vấn đề này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng mất nhiều thời gian để điều trị và vết thương không lành lại đúng cách do hệ miễn dịch suy yếu và thiếu tuần hoàn máu cần thiết cho quá trình chữa lành. Trong trường hợp đó, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm vệ sinh ngón chân.
    Bạn cần rửa sạch móng chân và ngón chân bằng nước và xà phòng. Rửa cả bàn tay với xà phòng và nước. Bước khử trùng ngón chân và bàn tay là rất quan trọng trước khi tiến hành chọc vết phồng rộp hoặc loại bỏ móng chân. Sự hiện diện của vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khử trùng và đốt nóng đầu ghim hoặc kẹp giấy đã được bẻ thẳng.
    Dùng cồn Isopropyl để lau và khử trùng ghim nhọn và sạch hoặc đầu kẹp giấy. Đốt nóng đầu nhọn của ghim hoặc kẹp giấy trên ngọn lửa đến khi nóng đỏ.[9]
    • Để tránh nhiễm trùng một cách tốt nhất, bạn nên tiến hành khử trùng dưới sự giám sát của chuyên viên y tế. Thực hiện quy trình điều trị y tế tại nhà, ngay cả quy trình đơn giản nhất, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc xảy ra sơ xuất gây đau đớn hoặc nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám để được loại bỏ móng chân thay vì tự thực hiện tại nhà.
    • Lưu ý có thể dùng kẹp giấy kim loại đầu cùn thay cho ghim nếu bạn cảm thấy không an tâm khi xuyên qua vết phồng rộp bằng ghim đầu nhọn. Nếu chưa từng thử dẫn lưu dịch từ vết phồng rộp, bạn nên dùng kẹp giấy cho an toàn. Lưu ý chuẩn bị sẵn ghim khử trùng đề phòng trường hợp cần xuyên qua vết phồng rộp.
    • Chỉ đốt nóng đầu ghim. Phần còn lại của cây ghim sẽ ấm và chỉ phần đầu ghim mới phải nóng đỏ. Cẩn thận tránh làm bỏng tay trong khi xử lý.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đâm xuyên đầu ghim qua móng.
    Đặt đầu ghim đã đốt nóng lên móng, ngay phía trên vết phồng rộp. Giữ chắc và để nhiệt độ cao làm nóng chảy một lỗ xuyên qua móng.[10]
    • Nếu có thể tiếp cận vết phồng rộp bằng cách đưa ghim vào dưới đầu móng, bạn sẽ không cần phải đốt nóng chảy một lỗ xuyên qua móng. Sau đó, chỉ việc lưu dẫn dịch từ vết phồng rộp bằng cách xuyên đầu ghim nóng qua.
    • Vì trong móng không có dây thần kinh nên việc đâm ghim nóng qua móng sẽ không gây đau. Tuy nhiên, tránh ấn mạnh khi đâm ghim qua móng để không làm bỏng da bên dưới.[11]
    • Tuy vào độ dày của móng mà bạn có thể cần hơ nóng lại đầu ghim nhiều lần và lặp lại bước xuyên ghim qua móng tại cùng một vị trí trên móng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xuyên qua vết phồng rộp.
    Sau khi tạo lỗ trên móng, bạn có thể dùng đầu ghim đâm vào vết phồng rộp và để dịch thoát ra ngoài.
    • Để giảm cảm giác khó chịu hoặc đau, bạn nên để ghim nguội bớt đến mức nhiệt mà bạn có thể chịu được trước khi xuyên ghim qua vết phồng rộp.
    • Nếu có thể, bạn nên xuyên ghim ở vị trí quanh mép ngoài của vết phồng rộp. Cố gắng đừng chạm đến vùng da bên dưới. Tuyệt đối không chạm tay vào vùng da dưới móng để tránh nhiễm trùng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chăm sóc vết thương.
    Ngay sau khi dẫn lưu vết phồng rộp, bạn nên ngâm móng chân vào nước xà phòng loãng và ấm khoảng 10 phút. Tiếp tục ngâm móng chân trong nước xà phòng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút, đến khi vết phồng rộp lành hẳn. Sau khi ngâm nước, bạn nên thoa thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc mỡ thoa vết phồng rộp ngón chân rồi dùng băng gạc sạch quấn lại.[12] Bước này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
    • Tùy kích thước và mức độ nghiêm trọng của vết phồng rộp mà bạn có thể cần dẫn lưu dịch nhiều lần đến khi hết hoàn toàn. Cố gắng dẫn lưu dịch còn sót lại trong vết phồng rộp từ cùng một lỗ mà bạn đã tạo ra trên móng chân từ lần trước.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Loại bỏ móng chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa vùng da quanh ngón chân.
    Trước khi loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng chân, bạn cần rửa ngón chân với nước xà phòng ấm. Lau khô trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Làm sạch cả bàn chân, ngón chân và móng trước khi loại bỏ móng chân sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cần rửa tay sạch để giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tỉa phần trên của móng càng nhiều càng tốt.
    Cắt phần móng nằm trên da chết để ngăn bụi bẩn và vi khuẩn mắc kẹt dưới móng chân chết.[13] Loại bỏ móng cũng giúp da dưới móng lành nhanh hơn.
    • Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần khử trùng dụng cụ bấm móng bằng cồn Isopropyl trước khi dùng. Dùng bấm móng sắc sẽ tốt hơn bấm cùn vì bấm cùn có thể làm nứt móng trong quá trình loại bỏ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra móng trước khi tỉa.
    Nếu móng đã bắt đầu chết, bạn sẽ có thể kéo phần móng chết ra khỏi da dễ dàng. Phần móng có thể kéo khỏi da mà không gây đau đớn là phần bạn cần cắt bỏ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quấn móng chân.
    Sau khi loại bỏ phần trên của móng, bạn hãy dùng băng gạc không dính để quấn cố định quanh móng. Phần da mới lộ ra sẽ như thịt sống và mềm nên việc quấn móng chân sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, bạn nên thoa thuốc mỡ kháng khuẩn để hỗ trợ chữa lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chờ trước khi loại bỏ phần móng còn lại.
    Mặc dù mỗi trường hợp một khác, nhưng thường thì bạn cần chờ vài ngày (tốt nhất là 2-5 ngày) trước khi loại bỏ phần móng còn lại.[14] Móng chân sẽ chết dần và ít đau hơn nhiều nếu bạn chờ vài ngày rồi mới loại bỏ.
    • Trong khi chờ phần đáy móng chết để loại bỏ, bạn cần giữ cho móng chân sạch hết mức có thể. Điều này nghĩa là bạn cần nhẹ nhàng rửa sạch móng bằng xà phòng và nước sạch, thoa thuốc mỡ kháng sinh và quấn lỏng băng gạc xung quanh.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Loại bỏ phần móng còn lại.
    Khi phần móng còn lại chết hẳn, bạn có thể cầm và kéo móng ra theo chuyển động từ trái qua phải.[15] Trong khi kéo, bạn sẽ cảm nhận được móng đã sẵn sàng để được kéo bỏ chưa. Ngừng kéo móng nếu thấy đau.
    • Bạn có thể thấy máu chảy ra nếu móng còn dính với góc của lớp biểu bì, nhưng cơn đau khi chảy máu không được dữ dội.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Chăm sóc sau khi loại bỏ móng chân chết

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ sạch và quấn băng cho ngón chân.
    Sau khi loại bỏ hoàn toàn móng và để lộ phần da thịt sống, bạn cần làm vệ sinh ngón chân sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Bên cạnh đó, bạn nên thoa thuốc mỡ kháng khuẩn và quấn băng gạc lỏng quanh ngón chân.[16] Nên nhớ đây là vết thương, vì vậy bạn cần xử lý nhẹ tay đến khi lớp da mới phát triển.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho da thời gian “thở”.
    Mặc dù việc giữ sạch và bảo vệ ngón chân là quan trọng. nhưng bạn cũng cần cho da mới tiếp xúc với không khí để có thời gian lành lại. Trong khi nằm gác chân xem tivi, bạn có thể tháo băng gạc ra cho móng chân tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, khi đang đi bộ ngoài đường, đặc biệt là khi mang giày hở ngón, bạn phải băng ngón chân lại.
    • Thay băng quấn mỗi khi rửa vết thương. Ngoài ra, bạn cần thay băng gạc mỗi khi băng bẩn hoặc ướt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều trị vùng da hở.
    Thoa kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương ít nhất một lần mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng và tiếp tục đến khi da non hình thành. Kem không kê đơn là đủ trong hầu hết các trường hợp, nhưng bạn có thể cần dùng kem do bác sĩ kê đơn nếu bị nhiễm trùng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Để chân nghỉ ngơi.
    Để chân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong những ngày đầu sau khi loại bỏ móng, nhất là vì lúc này chân sẽ khá đau. Sau khi chân bớt đau và bớt sưng, bạn có thể dần trở lại với hoạt động bình thường, bao gồm tập thể dục. Tuy nhiên, bạn đừng ép mình làm những việc gây đau chân.
    • Nếu có thể, bạn nên nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm. Nâng chân lên cao hơn tim giúp giảm sưng và đau.[17]
    • Trong khi móng mọc lại, bạn nên tránh mang giày chật hoặc ôm sát khiến móng bị chèn ép.[18] Nên mang giày bít ngón để bảo vệ giường móng trong quá trình phục hồi, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận biết thời điểm nên đi khám.
    Triệu chứng đau dữ dội có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sưng, ấm quanh móng, chảy mủ từ móng, vệt đỏ tỏa ra từ vết thương, sốt.[19] Đừng chờ đến khi nhiễm trùng nghiêm trọng; bạn phải đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất ổn.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Không cố gắng loại bỏ móng chân chưa chết. Nếu cần loại bỏ móng vì lý do nào đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nhờ chuyên gia y tế loại bỏ móng bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.
  • Không dẫn lưu dịch từ vết phồng rộp hoặc loại bỏ móng chân khi bị tiểu đường, mắc bệnh động mạch ngoại biên hoặc các bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch.

Những thứ bạn cần

  • Nước ấm
  • Xà phòng
  • Khăn sạch
  • Ghim đầu nhọn và/hoặc kẹp giấy cùn
  • Miếng bông tẩy trang
  • Cồn Isopropyl
  • Bật lựa (quẹt ga) hoặc nguồn lửa tương tự
  • Băng gạc không dính
  • Dụng cụ bấm móng
  • Thuốc mỡ kháng sinh

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Shari Forschen, NP, MA
Cùng viết bởi:
Bác sĩ y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Shari Forschen, NP, MA. Shari Forschen là y tá của Sanford Health tại Bắc Dakota. Cô đã nhận được bằng thạc sĩ y tá gia đình từ Đại học North Dakota và là y tá từ năm 2003. Bài viết này đã được xem 59.086 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 59.086 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo